Tiểu luận Ngôn ngữ học và thi học Roman Jakobson

4. Có những thông điệp về căn bản chỉ dùng để xác lập, kéo dài hay cắt ngang quá trình giao tiếp, để kiểm tra xem đường dây thông tin có hoạt động tốt không ( “Allo, anh nghe tôi nói có rõ không? “ ), để làm cho người tiếp chuyện chú ý thêm hay để biết chắc rằng sự chú ý của họ không bị buông lơi. Sự tập trung vào sự tiếp xúc - tức chức năng tiếp xúc có thể đưa đến một sự trao đổi rất phong phú những công thức nghi thức hóa, them chí đến cả những thiên đối thoại mà mục đích duy nhất là kéo dài cuộc đối thoại. Sự cố gắng nhằm xác lập hay duy trì quá trình giao tiếp là một hiện tượng điển hình trong ngôn ngữ của các loài chim biết nói. Cũng chính đây là chức năng đầu tiên mà trẻ con hấp thụ được: ở trẻ con xu hướng muốn giao tiếp có trước cái khả năng phát hay nhận những thông điệp có mang thông báo.

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2663 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ngôn ngữ học và thi học Roman Jakobson, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngôn ngữ học và thi học Roman Jakobson Roman Jakobson (1896-1982) là nhà ngôn ngữ học gốc Nga, định cư ở Mỹ. Từ 1915, Ông đã tích cực đóng góp vào trường phái hình thức Nga, và là một trong ba lãnh tụ Câu Lạc Bộ Ngôn Ngữ học Praha. Năm 1960 tại hội nghị liên ngành về Phong cách họp tại trường đại học Indiana, trong bài diễn văn bế mạc Roman Jakobson đã phác họa những mối quan hệ giữa lí luận thi ca và ngôn ngữ học. Ý kiến đặc sắc của Roman Jakobson đã được nhiều công trình nghiên cứu lí luận thi ca và ngôn ngữ học trích dẫn. Bài diễn văn đã được in trong tập kỷ yếu Style in Language do T.A Sebeok biên tập (New York 1960). Dưới đây là bản tóm tắt nội dung chủ yếu ý kiến của Roman Jakobson: Ngôn ngữ phải được nghiên cứu trong tất cả các chức năng khác nhau của nó. Trước khi bắt tay vào chức năng thi ca, ta phải xác định xem vị trí của nó giữa các chức năng khác của ngôn ngữ như thế nào. Để có được một khái niệm về các chức năng đó, cần trình bày sơ lược những nhân tố cấu thành của mọi sự kiện ngôn ngữ, của mọi hành động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Người gửi gửi một thông điệp cho người nhận, để đạt hiệu quả, cần: Thông điệp phải có một bối cảnh được nó bàn đến - gọi la chu cảnh- bối cảnh này có thể được người nhận lĩnh hội, nó có tính chất ngôn ngữ hoặc có thể ngôn ngữ hóa. Thông điệp đòi hỏi một cái mã chung cho cả người gửi và người nhận (cho người lập mã và người giải mã thông điệp), có thể là chung toàn bộ hay ít nhất cũng chung một phần Thông điệp đòi hỏi một sự tiếp xúc, một đường kênh thể chất và một sự tiếp cận tâm lý giữa người gửi và người nhận. Sự tiếp xúc này cho phép họ xác lập và duy trì sự giao tiếp. Những nhân tố hữu cơ khác nhau này của việc giao tiếp ngôn ngữ có thể trình bày bằng một lược đồ như sau: Chu cảnh Người gửi ……... Thông điệp ……….. Người nhận Tiếp xúc Mã Sau đây chúng ta sẽ xem xét từng chức năng cụ thể tương ứng với từng nhân tố trên: trong sáu nhân tố này, mỗi nhân tố đều đẻ ra một chức năng ngôn ngữ khác nhau. Sự khác nhau giữa các thông điệp không phải là cái địa vị độc quyền của chức năng này hay chức năng khác, mà chính là ở những sự khác nhau về tôn ti thứ bậc giữa các chức năng. Cấu trúc ngôn ngữ của một thông điệp lệ thuộc trước tiên vào cái chức năng chiếm ưu thế. Nhưng dù cho việc biểu thị đối tượng, việc hướng về chu cảnh – hay là cái chức năng được gọi là chức năng “biểu thị “, “ nhận thức “- là nhiệm vụ chủ yếu của nhiều loại thông điệp, thì sự tham gia thứ yếu của các chức năng khác trong những thông điệp như vậy vẫn phải được nhà ngôn ngữ học coi trọng. Chức năng “ bày tỏ “ hay “ biểu cảm “ vốn tập trung vào người gửi, nhằm trực tiếp biểu đạt thái độ của người nói với cái đang được nói đến. Nó nhằm bày tỏ một cảm xúc nào đấy, có thể là thật hay giả vờ. Cái tầng lớp thuần túy biểu cảm trong ngôn ngữ được đại diện bằng các thán từ. Một thán không phải là một yếu tố của câu, mà là một đơn vị tương đương với một câu trọn vẹn. Một tiếng “ Chậc! “ có ý nghĩa tương đương với cả một câu tán thán dài. Chức năng biểu cảm, được thể hiện trọn vẹn trong các thán từ, ít nhiều cũng they nhuốm vào tất cả những lời nói của chúng ta, ở các bình diện ngữ âm, ngữ pháp và từ vị. Nếu ta phân tích ngôn ngữ về phương diện thông báo mà nó chuyển đạt, ta không có quyền bó hẹp khái niệm trong mặt nhận thức của ngôn ngữ. Một người nói, trong khi sử dụng những yếu tố biểu cảm để tỏ ý mỉa mai hay tức giận, rõ ràng là có chuyển đạt một thông báo nào đấy. Nếu ta đồng ý với Saporta mà cho rằng sự khác nhau về biểu cảm là những yếu tố phi ngôn ngữ học “ thuộc về cách thực hiện thông điệp chứ không thuộc về bản thân thông điệp “ thì là ta đã lược qui một cách võ đoán dung lượng thông báo của các thông điệp. Ví dụ: Một cựu diễn viên của nhà hát Stanislavski ở Mạc Tư Khoa có kể lại rằng khi ông qua kỳ sát hạch, nhà đạo diễn nổi tiếng đã yêu cầu ông rút ra 40 thông điệp khác nhau từ 2 chữ “ segodnja vecherom “ (tối nay) bằng cách thay đổi các sắc thái biểu cảm. Ông bèn dựng lên danh sách khoảng 40 tình huống cảm xúc khác nhau và đọc 2 chữ trên phù hợp với từng tình huống cụ thể. Trong khuôn khổ những cuộc nghiên cứu của mình, chúng tôi đã yêu cầu người diễn viên này lặp lại cuộc sát hạch này. Ông liền ghi ra giấy khoảng 50 tình huống có thể nói được 2 chữ này. Phần lớn các thông điệp đều được người nghe nhận diện đúng đắn và chi tiết. Hơn nữa, có thể đem phân tích ngôn ngữ học tất cả các biện pháp biểu cảm thuộc loại này. 3. Việc hướng về người nhận, tức chức năng kêu gọi, có được cách diễn đạt ngữ pháp thuần khiết nhất của nó là hô cách và thức mệnh lệnh. Những câu mệnh lệnh có những điểm khác biệt về căn bản so với các câu khẳng định: các câu khẳng định có thể đem kiểm nghiệm tính chân xác, còn các câu mệnh lệnh thì không. Ví dụ: Trong vở kịch Dòng suối của O’Neil, khi nhân vật Nanô nói ( với giọng sai khiến dữ dội) “ Uống đi “, thức mệnh lệnh không thể gợi cho người nghe câu hỏi “ điều đó có đúng không? “, trong khi câu hỏi này hoàn toàn có thể đặt ra sau những câu như: ta uống, ta sẽ uống, ta không uống. Hơn nữa, các câu khẳng định có thể chuyển thành những câu nghi vấn như: Người ta có uống không? Liệu người ta sẽ uống hay không? Ngoài 3 chức năng vừa kể trên tương ứng với ngôi thứ nhất - người gửi, ngôi thứ 2 - người nhận, ngôi thứ 3 – người, vật được nói đến. Còn có thể nêu một số chức năng ngôn ngữ phụ trợ như chức năng ma thuật hay phù chú : có thể quan niệm như là cách chuyển một “ ngôi thứ 3 “ vắng mặt hay vô tri vô giác thành người nhận một bức thông điệp có tính chất kêu gọi. Ngoài ra, có 3 nhân tố cấu thành khác của sự giao tiếp ngôn ngữ, tương ứng với 3 nhân tố này lại có 3 chức năng ngôn ngữ: Có những thông điệp về căn bản chỉ dùng để xác lập, kéo dài hay cắt ngang quá trình giao tiếp, để kiểm tra xem đường dây thông tin có hoạt động tốt không ( “Allo, anh nghe tôi nói có rõ không? “ ), để làm cho người tiếp chuyện chú ý thêm hay để biết chắc rằng sự chú ý của họ không bị buông lơi. Sự tập trung vào sự tiếp xúc - tức chức năng tiếp xúc có thể đưa đến một sự trao đổi rất phong phú những công thức nghi thức hóa, them chí đến cả những thiên đối thoại mà mục đích duy nhất là kéo dài cuộc đối thoại. Sự cố gắng nhằm xác lập hay duy trì quá trình giao tiếp là một hiện tượng điển hình trong ngôn ngữ của các loài chim biết nói. Cũng chính đây là chức năng đầu tiên mà trẻ con hấp thụ được: ở trẻ con xu hướng muốn giao tiếp có trước cái khả năng phát hay nhận những thông điệp có mang thông báo. Trong logic học hiện đại người ta có phân biệt giữa 2 cấp độ của ngôn ngữ, đó là “ ngôn ngữ - đối tượng “ nói về những sự vật, và “ siêu ngôn ngữ “ nói về bản thân ngôn ngữ. Siêu ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động ngôn ngữ hàng ngày. Mỗi khi người gửi hay người nhận thấy cần kiểm tra xem 2 người có đang sử dụng cùng một tín mã hay không, thì câu nói hướng vào tín mã : nó đóng vai trò siêu ngôn ngữ. “ Ông nói gì- tôi chưa hiểu lắm “, người nghe hỏi như vậy. Hay “ Nói như vậy cần phải được hiểu như thế nào? “. Mọi quá trình học tiếng, đặc biệt là quá trình đứa trẻ hấp thu tiếng mẹ đẻ, đều sử dụng rất nhiều những thủ thuật siêu ngôn ngữ. Và bệnh thất ngữ được xem như là bệnh mất khả năng hoạt động siêu ngôn ngữ. Việc nhằm vào bản thân thông điệp, việc nhấn mạnh vào bản thân thông điệp vì bản thân nó - chính là đặc điểm của chức năng thi ca của ngôn ngữ. Mọi việc lược qui phạm vi của chức năng vào thi ca, hay bó hẹp lĩnh vực của thơ vào thi ca đều chỉ đưa đến một sự đơn giản hóa quá mức và sai lầm. Chức năng thi ca không phải là chức năng duy nhất của nghệ thuật ngôn ngữ, nó chỉ là chức năng chủ đạo của nghệ thuật này, chức năng có tác dụng quy định. Trong khi đó thì trong những hoạt động ngôn ngữ khác nó chỉ đóng một vai trò phụ trợ. Chức năng này vốn làm nổi bật mặt hữu hình cụ tượng của các ký hiệu, cũng chính do đó mà đào sâu sự lưỡng phân cơ bản giữa các ký hiệu với các đối tượng. Cho nên bàn đến chức năng thi ca, ngôn ngữ học không thể tự bó hẹp trong lĩnh vực của thơ. Ví dụ: “ Tại sao bao giờ anh cũng nói Jeanne và Marguerite chứ không bao giờ nói Marguerite và Jeanne? Có phải vì anh thích Jeanne hơn người chị em sinh đôi của cô ta không? “. “ Không phải đâu, nhưng nói như thế dễ nghe hơn. “. Nếu có 2 từ liên hệ đẳng lập nối tiếp theo nhau, thì trong chừng mực không có một vấn đề tôn ti nào can thiệp vào, người nói thường đặt từ ngắn hơn lên trước, vì họ cho rằng đó là cách trình bày hay nhất, mặc dầu họ không hiểu tại sao. Ví dụ: Có một người con gái bao giờ cũng nói “ L’affreux Alfred “. “ Tại sao lại affreux? “.“ Nhưng tại sao lại không nói terrible, horrible, insupportable? “. “ Tôi cũng không biết tại sao, nhưng chữ affreux có vẻ thích hợp hơn “. Người con gái này không biết rằng mình đang sử dụng biện pháp thi ca là biện pháp đối âm. Những đặc điểm của các thể loại khác nhau bao hàm sự tham gia, bên cạnh chức năng thi ca là chức năng chủ đạo của những chức năng ngôn ngữ khác, trong trật tự tôn ti có thể thay đổi tùy từng trường hợp. Như: thơ sử thi vốn tập trung vào ngôi thứ 3, sử dụng rất nhiều đến chức năng thể hiện, thơ trữ tình vốn tập trung vào ngôi thứ nhất - gắn bó với chức năng biểu cảm. Thơ hiệu triệu vốn tập trung vào ngôi thứ 2 gắn với chức năng tác động: nó có thể mang tính chất van xin hay động viên tùy ở chỗ ngôi thứ nhất hay ngôi thứ 2 có cương vị cao hơn. Sau khi đã miêu tả qua 6 chức năng cơ bản của sự giao tiếp ngôn ngữ, ta có thể bổ sung cho lược đồ các nhân tố cơ bản trên kia bằng một lược đồ tương ứng gồm 6 chức năng cơ bản: c.n thể hiện c.n biểu cảm c.n thi ca c.n tác động c.n tiếp xúc c.n siêu ngôn ngữ Căn cứ trên tiêu chuẩn thực tế nào ta có thể nhận ra được chức năng thi ca? Để trả lời điều này, ta xem lại 2 kiểu sắp xếp cơ bản trong cách sử dụng ngôn ngữ: sự tuyển chọn (trục đối vị) và sự kết hợp ( trục tiép nối). Việc lựa chọn được thực hiện trên cơ sở của sự tương đồng hay sự khác nhau, tính đồng nghĩa hay trái nghĩa. Còn việc kết hợp , tức việc xây dựng xây dựng nên chuỗi lời, là căn cứ vào quan hệ kế cận ( nối tiếp ). Chức năng thi ca đem nguyên lý tương đương của trục tuyển lựa chiếu lên trục kết hợp. Trong thơ, mỗi âm tiết đều được xác lập một quan hệ tương đương với tất cả các âm tiết khác trong chuỗi: mọi trọng âm đều được coi như bình đẳng với mọi trọng âm từ khác. Cũng như vậy : không có trọng âm ngang với không có trọng âm, dài (về phương diện điệu tính) thì ngang với dài, ngắn ngang với ngắn,…Các âm tiết được biến thành những đơn vị đo lường, và đối với các mora và các trọng âm cũng như vậy. Có thể nhận xét rằng tính siêu ngôn ngữ cũng sử dụng những đơn vị tương đương thành chuỗi như vậy, bằng cách kết hợp các từ đồng nghĩa thành một câu có tính chất phuơng trình: A=A (con bê là con của bò). Tuy nhiên, giữa thơ và siêu ngôn ngữ có một sự đối lập căn bản: trong siêu ngôn ngữ, chuỗi từ ngữ được sử dụng để xây dựng một phương trình, còn trong thơ thì chính phương trình được sử dụng để xây dựng chuỗi từ ngữ. Trong thơ ca, những chuỗi được phân định bằng những biên giới từ trở nên có kích thước đo lường được, người ta they có một mối quan hệ giữa các chuỗi đó, có thể là quan hệ về tính chất đăng thời hay về cấp độ. Trong “ Jeanne và Marguerite “ ta thấy vận dụng nguyên lý thi ca về cấp độ âm tiết. Chính sự cân xứng giữa 3 động từ song âm tiết cùng có một phụ âm đầu và một nguyên âm cuối như nhau khiến cho bức thông điệp ngắn gọn báo tin thắng trận của Cêsar có được cái đẹp hùng tráng của nó: “ Veni, vidi, vici “ (“ Ta đã đến, đã đến, đã thắng “ ). Tính chất đều đặn của các chuỗi âm thanh là một biện pháp mà ngoài chức năng thi ca không thể ứng dụng trong ngôn ngữ. Chỉ có trong thi ca, do sự lặp đI lặp lại đều đặn những đơn vị tương đương, nhân tố thời gian trong chuỗi ngữ âm mới có được hiệu quả tương tự như thời gian âm nhạc, nếu muốn so sánh với một hệ thống ký hiệu khác. Gerard Manley Hopkins, vốn là một người tiên phong vĩ đại trong khoa học về ngôn ngữ thi ca, đã định nghĩa câu thơ là “ một câu nói láy lại hoàn toàn hay cục bộ một hình tượng âm thanh “. Cái vấn đề mà Hopkins đặt ra sau đó: “ Nhưng có phải tất cả những gì đã là văn vần thì cũng là thi ca không? “. Có thể có được một lời giải đáp dứt khoát kể từ khi nào chức năng thi ca không bị bó hẹp một cách võ đoán trong lĩnh vực thơ. Tất cả những bản bằng văn vần đều sử dụng chức năng thi ca, song không gán cho chức năng này vai trò quy định, bó buộc nó đóng trong thơ ca. Cho nên trong thực tế, văn vần vượt ra ngoài phạm vi của thơ ca, nhưng đồng thời văn vần bao giờ cũng bao hàm chức năng thi ca. Không có một nền văn hóa nào không biết đến văn vần. Việc sử dụng những phương tiện thi ca để phục vụ một ý định xa lạ đối với thi ca không thể che lấp cái bản chất nguyên sơ của nó, cũng như những yếu tố ngôn ngữ biểu cảm được sử dụng trong thi ca không hề mất sắc thái biểu cảm của nó. Nói tóm lại, việc phân tích câu thơ hoàn toàn thuộc lĩnh vực thi học, và thi học có thẻ được định nghĩa là cái bộ phận của ngôn ngữ học nghiên cứu chức năng thi ca trong mối quan hệ của nó với các chức năng khác của ngôn ngữ.Thi học hiểu theo nghĩa rộng quan tâm đến chức năng thi ca không phải chỉ trong thơ ca là nơi mà chức năng này chiếm ưu thế so với các chức năng khác của ngôn ngữ, mà cả bên ngoài thi ca, là nơimà một chức năng này hay chức năng khác chiếm ưu thế so với chức năng thi ca.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNNH (73).doc
Tài liệu liên quan