Tiểu luận Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ thừa kế theo qui định của pháp luật hiện hành

MỤC LỤC

 

A. ĐẶT VẤN ĐÊ . 1

B. GIẢI QUYẾT VẤ ĐỀ . 2

I - Cơ sở lý luận . 2

II - Thừa kế theo qui định pháp luật ở Việt Nam . 4

1)Qui định chung . 4

2)Thừa kế theo di chúc . 6

3)Thừa kế theo pháp luật . 7

III-Diện và hàng thừa kế . .

1)Diện và hàng thừa kế theo qui đinh của pháp luật Việt Nam . 9

9

a)Diện thừa kế .

b)Hàng thừa kế

2)Diện và hàng thừa kế theo qui đinh của pháp luật một số nước trên thế giới .

a)Nhật Bản .

b)Cộng hoà Pháp .

c)Nga

3)Nhận xét 9

C)KÊT THÚC VẤN ĐỀ 17

 

 

 

 

 

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2879 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ thừa kế theo qui định của pháp luật hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dân sự năm 2005 quy định: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Do đó, nếu cá nhân lập di chúc thì di chúc chỉ có hiện lực khi người lập di chúc qua đời. khi lập di chúc, quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về người lập di chúc, người hưởng thừa kế chỉ có quyền đối với tài sản do người lập di chúc để lại là sau khi ngưòi lập di chúc chết. Về thời hiệu khởi kiện về thừa kế, Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. II-Thừa kế theo qui định pháp luật ở Việt Nam: 1)Qui định chung: Quyền thừa kế của cá nhân (theo điều 631 BLDS 2005) : "Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật." Như vậy thừa kế theo quan hệ pháp luật dân sự chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức, có quyền hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản theo di chúc hay theo pháp luật (riêng đối với đất đai là thừa kế quyền sử dụng). Sự chuyển dịch di sản của người chết sang người sống sẽ được thực hiện theo hai căn cứ: Nếu căn cứ theo ý chí,nguyện vọng của người chết thì được gọi là thừa kế theo di chúc; Nếu căn cứ theo các qui định của pháp luật thì được coi là thừa kế theo pháp luật. Các nguyên tắc cơ bản của thừa kế: - Nguyên tắc tôn trọng ý chí của người có quyền thừa kế: Pháp luật thừa kế luôn tôn trọng ý chí của những người tham gia trong quan hệ thừa kế.Nếu như người để lại di sản mà có để lại di chúc thì việc phân chia di sản theo di chúc bao giờ cũng được ưu tiên giải quyết trước, phần tài sản chia cho những người thừa kế cũng tùy thuộc vào di chúc mà người chết để lại. Đó chính là sự tôn trọng ý trí của người để lại di sản.Và ngược lại, những người thừa kế có quyền đồng ý nhận toàn bộ di sản được thừa hưởng hoặc chỉ nhận một phần hoặc khước từ việc thừa hưởng di sản từ người chết đó là sự tôn trọng ý chí của người thừa kế. - Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân về quyền thừa kế: Theo điều 632 BLDS-2005: " Mọi cá nhân đều có quyền bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật ". Theo điều luật này thì mọi cá nhân đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và mọi cá nhân đều có quyền bình đẳng trong việc thừa hưởng tài sản theo di chúc tức là bất kì cá nhân nào dũng được phép nhận tài sản theo ý chí của người chết.Còn sự bình đẳng trong việc hưởng di sản là tất cá những người thừa kế theo qui định của pháp luật đều có quyền hưởng phần tài sản bằng nhau. - Nguyên tắc cá nhân người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế: Điều 635-BLDS 2005 đã qui định " Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế..." Với đặc trưng cơ bản của sự thừa kế là sự tiếp nối về sở hữu tài sản giữa người sống với người chết nên người thừa hưởng di sản đương nhiên phải là người còn sống.Việc dịch chuyển di sản từ người chết này sang người chết khác là không thực hiện được.Tiếp đó là việc người còn sống đó phải còn sống ở thời điểm mở thừa kế.Có thể người thừa kế đã chết nhưng khi mở thừa kế thì ông ta còn sống hoặc đã chết hay mất tích nhưng chưa bị tuyên bố là đã chết hoặc ngày tuyên bố nguời đó chết là sau ngày mở thừa kế, khi đó ông ta việc chuyển giao di sản cho ông ta vẫn được thực hiện và nó sẽ được tính vào tài sản của người đó. Trong trường hợp người thừa kế bị tuyên bố là đã mất tích hoặc chết nhưng sau đó người đó còn sống trở về thì người đó vẫn được coi là còn sống và được quyền hưởng di sản sau khi tòa án hủy bỏ tuyên bố mất tích hoặc đã chết. - Người thừa kế có quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại: Quyền luôn luôn đi kèm với nghĩa vụ. Do đó những người thừa kế có quyền thừa hưởng di sản để lại từ người chết theo di chúc hoặc theo pháp luật, phần di sản họ được hưởng có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau tùy theo ý chí của người chết. Đồng thời họ có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo điều 637-BLDS 2005, nghĩa vụ tài sản họ phải thực hiện sẽ tùy theo phần mà họ được hưởng. Nếu người thừa kế khước từ hoặc không được nhận phần di sản để lại của người chết thì họ có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết. 2)Thừa kế theo di chúc: Theo Điều 646 BLDS: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhầm chuyển dịch tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.Theo qui định này thì di chúc phải đảm bảo các yếu tố sau: - Đó là sự thể ý chí của cá nhân người lập di chúc mà không phải là của bất cứ chủ thể nào khác. - Mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản là di sản của mình cho người khác. - Di chúc chỉ có hiệu lực khi người đó chết. Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, do đó di chức phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng.Vì vậy, muốn định đoạt tài sản của mình bằng di chúc cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc. Nội dung của bản thừa kế theo di chúc là ý nguyện của người chết khi còn sống để lại tài sản của mình là di sản cho những người còn sống, là chỉ định người thừa kế (cá nhân, tổ chức) và phân định tài sản, quyền tài sản cho họ, giao cho họ nghĩa vụ tài sản.. Người lập di chúc là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi, có các quyền sau đây: + Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế: - Người lập di chúc có quyền để lại di sản cho bất kì một cá nhân hoặc tổ chúc nào.Người nhân di sản có thể là cá nhân trong hay ngoài diện thừa kế theo qui định của pháp luật hoặc có thể là Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội…Quyền định đoạt của người lập di chúc còn thể hiện qua việc họ truất quyền hưởng di sản của những người thừa kế theo pháp luật mà không nhất thiết phải nêu lí do.Đặc quyền của người lập di chúc định đoạt tài sản của mình là rất lớn, tất cả đều dựa trên nguyên tắc tự do về quyền tài sản được pháp luật bảo về, quyền lập di chúc bình đẳng cho tất cả mọi cá nhân thuộc Điều 647 BLDS. - Người lập di chúc còn có các đặc quyền khác như: giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản; chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản; quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy di chúc.Một bản di chúc hợp pháp phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục, trình tự được qui định trong các Điều 650, 651, 652, 653 BLDS.Và nhất thiết để bản di chúc hợp pháp là người lập di chúc phải tự nguyện. Quyền của người nhận di sản thừa kế (người được chỉ định trong di chúc) là những người có quyền nhận di sản do người chết để lại theo sự định đoạt trong di chúc.Người thừa kế theo di chúc cũng cần phải có những điều kiện qui định ở điều 635 BLDS, khi đã đủ điều kiện nhận di sản, người thừa kế theo di chúc co quyền nhận hoặc từ chối nhân di sản.Nếu nhận di sản thì phải thực hiện nghĩa vụ ứng với phần di sản theo di chúc mình đã nhân theo điều 637 BLDS.Trong trường hợp là Nhà nước, cơ quan, tổ chức, hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân. Pháp luật quy định người để lại di sản có toàn quyền trong việc truất quyền hưởng di sản của những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.Nhưng để đảm bảo lợi ích của một số người trong diện thừa kế theo pháp luật, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, pháp luật đã hạn chế quyền lập di chúc được thể hiện ở Điều 669 BLDS.Những người này thuộc diện người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, họ sẽ được hưởng 2/3 một suất thừa kế khi chia theo pháp luật. 3)Thừa kế theo pháp luật: Ta có thể hiểu một cách đơn giản thừa kế theo pháp luật là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho những người thừa kế theo qui định của pháp luật thừa kế.Theo điều 674 Bộ luật dân sự 2005: " thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật qui định ". Theo qui định của thừa kế theo pháp luật thì sau khi người để lại tài sản qua đời, tài sản sẽ được chia đều cho những người thừa kế của người đó.Những người thừa kế này được xác định thông qua ba mối quan hệ chính là: -Quan hệ hôn nhân -Quan hệ huyết thống -Quan hệ nuôi dưỡng Những người thừa kế theo qui định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi, dù cho người đó có bị hạn chế năng lực hành vi hay thậm chí bị mất năng lực hành vi thì người đó vẫn có quyền thừa kế.Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng của công dân về quyền thừa kế nên mọi người đều có quyền bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế từ người chết và bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại trong phạm vi di sản mình nhận được. Vì phạm vi những người thừa kế rộng nên pháp luật chia những người thừa kế thành nhiều hàng thừa kế.Trong đó những người thuộc hàng thứ nhất là những người có quan hệ hôn nhận, huyết thống gần gũi nhất so với các hàng khác.Các hàng thứ hai, thứ ba là các hàng dự bị, chỉ được hưởng di sản nếu như không còn ai ở hàng thứ nhất hoặc hoặc có nhưng họ đều không nhận hoặc không được quyền nhận.Vấn đề diện và hàng thừa kế này sẽ được nói kĩ hơn ở phần sau. Các trường hợp thừa kế theo qui định của pháp luật: Ở nước ta từ xưa đến nay đã có rất nhiều văn bản pháp luật liệt kê các trường hợp thừa kế theo pháp luật.Và cùng với sự tiến bộ của hệ thống pháp luật thì các văn bản này các ngày càng hoàn thiện hơn, cho đến nay thì các trường hợp được nêu ra trong BLDS 2005 được coi là chi tiết và đầy đủ nhất.Theo điều 675 BLDS 2005 thì các trường hợp thừa kế theo pháp luật được chia ra 2 nhóm sau đây: + Nhóm thứ nhất: Nhóm di sản thừa kế hoàn toàn được chia theo pháp luật (nhóm di sản được thừa kế tuyệt đối) bao gồm các trường hợp: -Không có di chúc. -Di chúc không hợp pháp toàn bộ. -Di chúc hợp pháp nhưng toàn bộ di chúc không có hiệu lực thi hành do tất cả người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc hoặc đều không có quyền hưởng di sản hoặc đều từ chối quyền hưởng di sản; cơ quan tổ chức được hưởng thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. + Nhóm thứ hai: Di sản vừa được chia theo di chúc vừa được chia theo qui định của pháp luật (Nhóm di sản thừa kế tương đối) bao gồm các trường hợp: -Có phần di sản không được định đoạt trong di chúc. -Có một phần di chúc không có hiệu lực pháp luật. -Có một hoặc một số người trong những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; một hoặc một số cơ quan, tổ chức trong số các cơ quan, tổ chức được thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế hoặc có một hoặc một số người trong những người thừa kế không được quyền hưởng di sản hay từ chối quyền hưởng di sản theo di chúc. Cuối cùng là một điểm đặc trưng của thừa kế theo pháp luật đó là qui định về trường hợp thừa kế thế vị: Theo điều 677 BLDS-2005: " Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản của cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu cón sống ". Như vậy theo qui định trên ta có thể hiểu thừa kế thế vị là việc con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để nhận phần di sản do ông hoặc bà để lại khi mà cha hoặc mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông hoặc bà.Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản bằng với những người cùng hàng với người được thế vị.Nếu người thế vị là cháu thì cháu phải sống vào thời điểm ông, bà chết; Người thế vị là chắt thì chắt phải sống vào thời điểm cụ nội, cụ ngoại chết. III-Diện và hàng thừa kế: 1)Diện và hàng thừa kế theo qui đinh của pháp luật Việt Nam: a)Diện thừa kế: Diện những người thừa kế là phạm vi những người hưởng di sản thừa kế của người chết theo qui định của pháp luật. Như đã nói ở trên, diện những người thừa kế được pháp luật dựa trên ba mối quan hệ chính với người để lại di sản: - Quan hệ hôn nhân: Xuất phát từ việc kết hôn giữa vợ và chồng. - Quan hệ huyết thống: Quan hệ giữa những người cùng dòng máu (Cụ với ông, bà; Ông, bà với cha mẹ; Cha mẹ với các con; Anh chị em ruột...) -Quan hệ nuôi dưỡng: Xuất phát từ sự quan tâm, chăm sóc., nuôi dưỡng lẫn nhau giữa những người không cùng huyết thống hay không có quan hệ hôn nhân (Cha mẹ nhận nuôi con nuôi). Diện những người thừa kế được xếp thành ba hàng thừa kế. Thừa kế được phân chia theo nguyên tắc sau: Di sản thừa kế chỉ được chia cho một hàng thừa kế theo thứ tự ưu tiên: hàng 1, 2, 3.Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau; những người hàng thừa kế sau chỉ được thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. b)Hàng thừa kế: Theo pháp luật, di sản của người chết được chia cho những người thân thích, gần gũi đối với người chết.Tuy nhiên mức độ gần gũi, thân thiết của những người thân thích đó với người chết là khác nhau khiến cho việc phân chia di sản thừa kế trở nên khó khăn, phức tạp.Vấn đề này xảy ra ở rất nhiều nước trên thế giới chứ không phải chỉ ở riêng Việt Nam.Và phần lớn các nước đặt ra qui định về hàng thừa kế để giải quyết vấn đề này. Hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người có cùng mức độ gần gũi với người chết và theo đó họ cùng hưởng ngang nhau đối với di sản thừa kế mà người chết để lại. Theo khoản 1 điều 678 BLDS 2005, pháp luật Việt Nam chia những người trong diện thừa kế ra làm ba hàng: - Hàng thứ nhất bao gồm: Vợ (chồng), cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Ở hàng thừa kế này có hai mối quan hệ giữa những người có quyền hưởng di sản của nhau: + Quan hệ thừa kế của vợ chồng: Căn cứ để xác định quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là quan hệ hôn nhân.Theo điều 8 luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000 thì " hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn".Vì thế vào thời điểm mở thừa kế nếu quan hệ hôn nhân giữa họ về mặt pháp lý vẫn còn tồn tại thì họ được quyền hưởng thừa kế của nhau. + Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ và con, quan hệ này được xác lập theo hai căn cứ: Thứ nhất là mối quan hệ huyết thống giữa những người cùng dòng máu trực hệ trong phạm vi hai đời liền kề nhau.Trong đó cha mẹ đẻ là người đã sinh ra người đó nên được pháp luật qui định ở hang thừa kế thứ nhất. Thứ hai là mối quan hệ nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con. Mối quan hệ nuôi dưỡng ở đây có thể là của bố mẹ đẻ với con đẻ cũng có thể là của bố mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại.Do đó việc pháp luật qui định bố mẹ nuôi và con nuôi vào hàng thừa kế thứ nhất là hoàn toàn hợp lý.Sau đây là một số trường hợp cần lưu ý trong việc xác định quyền thừa kế trong mối quan hệ này: Trường hợp một người vừa có con nuôi vừa có con đẻ thì người này được hưởng thừa kế ở hàng nhất đối với cả hai người và ngược lại. Tiếp đến là mối quan hệ giữa cha mẹ và các con dâu con rể.Theo qui định của pháp luật thì con dâu, con rể không nằm trong diện thừa kế.Nhưng trong trường hợp con dâu, con rể tham gia lao động chung trong gia đình, xây dựng khối tài sản trong gia đình cha, mẹ thì khi cha mẹ chết đi họ vẫn được hưởng một phần tài sản xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra nhưng không phải với tư cách người thừa kế mà là người đồng sở hữu tài sản.Việc chia tài sản cho con dâu, con rể sẽ được chia ngay từ lúc xác định tài sản của người chết trong khối tài sản chung, rút phần của người chết ra để chia cho những người thừa kế, phần của con dâu, con rể và những người khác (nếu có) nằm trong khối tài sản chung chưa bị chia kia. Đối với mối quan hệ của “con riêng với bố dượng, mẹ kế”, điều 679 -BLDS 2005 đã qui định:"con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo qui định tại điều 676 và 677 của bộ luật này". Như vậy là trong trường hợp pháp luật xác định được chắc chắn mối quan hệ nuôi dưỡng của con riêng với bố dượng, mẹ kế là mối quan hệ nuôi dưỡng như cha con hoặc mẹ con thì họ mới được hưởng thừa kế của nhau và còn được hưởng thừa kế ở hàng thứ nhất hoặc thừa kế thế vị. - Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. + Mối quan hệ thừa kế giữa ông bà và cháu: Theo pháp luật Việt Nam qui định thì mối quan hệ giữa ông bà và cháu là mối quan hệ huyết thống.Do đó việc thừa kế của ông bà khi cháu chết và cháu nhận thừa kế khi ông bà qua đời là đương nhiên theo luật.Nhưng một người có thể có nhiều ông bà hoặc nhiều cháu nên điểm b khoản 1 điều 676 BLDS-2005 đã qui định rất rõ là ông bà phải là ông bà nội hoặc ngoại.Còn cháu phải là cháu ruột của người đó.Đối với trường hợp cháu nuôi thì pháp luật Việt Nam không thừa nhận quyền thừa kế của họ. Tức là đối với cha đẻ, mẹ đẻ của một người với con nuôi người đó thì không có quyền thừa kế. + Quan hệ thừa kế giữa anh, chị, em ruột: Căn cứ để phát sinh quyền thừa kế giữa những người này cũng là mối quan hệ huyết thống. Anh ruột, chị ruột, em ruột là những người cùng cha cùng mẹ hoặc cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ, con trong giá thú hay con ngoài giá thú miễn là họ có chung dòng máu của người sinh ra mình thì đương nhiên theo pháp luật họ được quyền hưởng thừa kế ở hàng thứ hai của nhau.Ngoài ra pháp luật còn qui định rõ con riêng của vợ hoặc chồng không phải là anh em ruột của nhau; Con nuôi không phải là anh chị em ruột đối với con đẻ của bố hoặc mẹ nuôi nên không được nhận thừa kế từ những anh chị em đó nhưng vẫn được nhận thừa kế từ anh chị em ruột của chính mình và ngược lại. - Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là ông bà nội ngoại, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. + Quan hệ thừa kế giữa bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột : Quan hệ thừa kế giữa những người này với nhau cũng là dựa trên mối quan hệ huyết thống. Bác ruột là anh hoặc chị của cha hoặc mẹ người chết, chú ruột là em trai của cha người chêt, cô ruột là em gái của cha người chết, cậu ruột là em trai của mẹ người chết, dì ruột là em gái của mẹ người chết. Nhưng do ở mỗi nơi có một cách dùng từ khác nhau ví dụ như ở miền trung thì bác chỉ có nghia anh trai của bố nên ta có thể hiểu tóm gọn lại bác ruột, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruôt là những anh chị em ruột của bố hoặc mẹ và từ đó ta xác định ngược lại được cháu ruột phải là con đẻ của những anh chị em ruột của người chết.Những người này theo pháp luật được xếp hưởng thừa kế vào hàng thứ ba của nhau. + Quan hệ thừa kế giữa cụ và chắt: Cụ nội là người thân sinh ra ông nội hoặc bà nội, cụ ngoại là người thân sinh ra ông ngoại hoặc bà ngoại người chết. Nên mối quan hệ giữa cụ nội cụ ngoại và chắt là mối quan hệ huyết thống. Những người này được hưởng thừa kế ở hàng thứ ba của nhau. Nhưng theo em việc xác định mối quan hệ huyết thống giữa chắt và các cụ so với xác định giữa cháu và các cô dì, chú, bác là khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều vì nó là một quan hệ huyết thống ngành dọc chay suốt bốn thế hệ.Trong chuỗi thế hệ đó có thể xen lẫn mối quan hệ nuôi dưỡng hoặc huyết thống. Do đó việc để cho quyền thừa kế giữa cụ và chắt với cháu và cô, dì, chú, bác là bất hợp lý vì như thế sẽ khiến việc chia tài sản ở hàng thứ ba trở nên khó khăn và phức tạp. Theo ý kiến của em nên để quyền thừa kế của cụ với chắt xuống hàng thứ bốn. 2)Diện và hàng thừa kế theo qui đinh của pháp luật một số nước trên thế giới: a)Nhật Bản: Thứ nhất là qui định về hàng thừa kế: Bộ luật dân sự Nhật Bản qui định về hàng và bậc thừa kế ưu tiên hưởng di sản theo quan hệ huyết thống trực hệ bề dưới, trực hệ bề trên rồi mới đến bàng hệ. Điều 887 -BLDS Nhật bản đã nêu rõ con của người để lại di sản là người thừa kế ngoài ra theo điều này còn nói rõ nếu con của người để lại di sản chết trước, bị mất quyền thừa kế trước thời điểm mở thừa kế do bị rơi vào các qui định ở điều 891 (Qui định về những người không được hưởng thừa kế) hoặc do quyết định của tòa án thì con cái của người đó được hưởng thừa kế thay.Qui định này có điểm tương đồng với qui định về thừa kế thế vị ở nước ta là con được hưởng di sản thừa kế của cha nếu cha chết trước, nhưng cũng có điểm khác là đối với những người không được quyền hưởng thừa kế thì con cháu của người đó vẫn được hưởng.Như vậy tổng hợp từ hai điều luật 887 và 888- BLDS Nhật Bản ta có thể xác định được hàng thừa kế theo qui định của pháp luật Nhật Bản: + Hàng thứ nhất: Con của người chết, cháu của người chết sẽ thừa kế di sản trong trường hợp con của người chết chết trước hoặc mất quyền hưởng di sản trước thời điểm mở thừa kế. + Hàng thứ hai: Những người có quan hệ huyết thống với người chết thuộc trực hệ tôn thuộc (những người huyết thống bề trên) . + Hàng thứ ba bao gồm anh chị em ruột của người để lại di sản. Thứ hai là về mối quan hệ hôn nhân.Khác với luật Việt Nam, trong bộ luật dân sự Nhật bản ta có thể thấy rõ vợ (chồng) của người chết không được liệt vào hàng nào trong ba hàng thừa kế nêu trên.Theo điều 890-BLDS Nhật bản: “Vợ chồng của người để lại thừa kế trở thành người thừa kế trong mọi trường hợp” .Trong trường hợp có bất cứ người nào trở thành người thừa kế phù hợp với các qui định của ba điều trên thì trật tự thừa kế của vợ (chồng) sẽ ngang hàng với người đó.Theo điều này thì nếu người thừa kế là các con của người chết thì người vợ ( chồng) sẽ được tính là người thừa kế cùng hàng các con. Nếu người chết không có con thì vợ (chồng) sẽ được tính cùng hàng với những người thân trực hệ theo qui định hoặc cùng hàng với anh chị em ruột. Điểm thứ ba là sự khác biệt về qui định về chia thừa kế giữa những người cùng hàng.Ở Việt Nam những người cùng hàng được chia di sản ngang bằng nhau nhưng theo điều 900-BLDS Nhật Bản thì việc chia thừa kế cùng hàng nếu có từ hai người thừa kế cùng hàng trở lên sẽ được qui dịnh như sau:Khi vợ chồng, con cái là những người thừa kế cùng hàng thì vợ chồng được 1/3, con cái được 2/3.Khi vợ chồng và người thân trực hệ phía dưới là người thừa kế thì mỗi người được một nửa.Khi vợ chồng và anh chị em ruột là người thừa kế thì vợ chồng được 2/3 còn anh chị em ruột được 1/3.Nếu có nhiều con cái hoặc người thân trực hệ bề trên hoặc nhiều anh chị em ruột thì các phần chia thừa kế sẽ bằng nhau. Như vậy ta có thể thâý rõ dù trong bất kì trường hợp nào nếu người vợ chồng còn sống thì họ sẽ được nhận một phần tài sản tương đối lớn so với những người khác. Chứng tỏ pháp luật Nhật Bản coi trọng mối quan hệ hôn nhân hơn Việt rất nhiều điều này khiến cho mối quan hệ vợ chồng càng trở nên thiêng liêng, gắn bó hơn khi nó ràng buộc chặt chẽ vào quan hệ thừa kế. b)Cộng hoà Pháp: Bộ luật dân sự cộng hoà Pháp, một trong những bộ luật dân sự nổi tiếng trên thế giới qui định về người thừa kế chủ yếu dựa trên quan hệ huyết thống giữa người thừa kế và người để lại di sản: Trước hết di sản được truyền cho những người bề dưới không phân biệt độ tuổi, giới tính và không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha mẹ đều được hưởng thừa kế.Nếu như không có những người thừa kế trực hệ phía dưới thì những người thừa kế trực hệ phía trên sẽ thừa kế di sản theo nguyên tắc người ở bậc gần nhất sẽ loại trừ người ở bậc xa hơn và mỗi người hưởng một suất bằng nhau: - Trong dòng trực hệ có bao nhiêu đời giữa mọi người là có bấy nhiêu bậc: con đối với cha là bậc một, cháu đối với ông bà là bậc hai và ngược lại (điều 737-BLDS cộng hòa Pháp). - Trong dòng bàng hệ các bậc cũng tính theo các đời: Từ một ngời trong các thân thuộc đến ông tổ chung và không tính ông tổ chung rồi từ ông tổ chung đến người kia: anh em là bậc hai, chú cháu là bậc ba (điều 738-BLDS cộng hòa Pháp). Pháp luật thừa kế cũng qui định trường hợp bố, mẹ, con của người chết không còn vào thời điểm mở thừa kế hoặc người chết không có con thì anh chị em hoặc các con của những người đó được hưởng thừa kế (điều 750-BLDS cộng hoà Pháp). Nếu như ở Việt nam, những người thừa kế cùng hàng được chia phần như nhau thì ở Pháp lại có một số điểm khác biệt.Điều 733-BLDS cộng hoà Pháp qui định di sản phải được chia làm hai phần cho bên nội và ngoại của người chết rồi mới chia cho những người thừa kế tùy theo bên nội.Như vậy ví dụ nếu bên nội còn một người thừa kế, bên ngoại ba người thì người thừa kế bên nội sẽ nhận được phần di sản bằng ba người bên ngoại.Con cái được hưởng phần thừa kế của cả hai bên nội ngoại. Đối với con cái cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ thì họ được hưởng phần tùy theo họ của mình. Về quyền thừa kế của vợ (chồng), theo điều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên tắc bình đẳng trong quan hệ thừa kế theo qui định của pháp luật hiện hành (8đ).doc
Tài liệu liên quan