Tiểu luận Những biện pháp nâng cao năng suất lao động Nhà máy giấy ZX72 ở tỉnh Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

 

A.LỜI MỞ ĐẦU .1

B.NỘI DUNG .2

I.Giới thiệu chung về nhà máy ZX72 2

1.Lịch sử ra đời và phát triển của nhà máy .2

2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy .2

II.Thực trạng của nhà máy . .3

1.Một số hạn chế của nhà máy .3

2.Những yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất và kinh doanh .3

III.Những biện pháp nâng cao năng suất lao động . .5

1.Đổi mới khoa học kỹ thuật .6

2.Tổ chức quản lý .7

3.Trình độ người lao động .7

4.Điều kiện tự nhiên .8

C.KẾT LUẬN .9

Danh muc đề tài tham khảo.

 

 

 

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2259 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những biện pháp nâng cao năng suất lao động Nhà máy giấy ZX72 ở tỉnh Vĩnh Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Lời mở đầu Năng suất lao động và nâng cao năng suất lao động là vấn đề hàng đầu của mọi doanh nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nó có tác động tổng hợp và hoàn thiện chất lượng cuộc sống của con người đồng thời thực hiện mục tiêu tái sản xuất. Với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước có bề dầy lịch sử hơn 30 năm (kể từ ngày thành lập đến nay), Nhà máy ZX72 đã từng bước đi vào thực hiện những biện pháp nâng cao năng suất lao động. Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhưng năng suất lao động của nhà máy vẫn tăng lên rất nhanh so với sự phát triển của nền kinh tế của ta. Nội dung của tiểu luân bao gồm: I.Giới thiệu về nhà máy II. Thực trạng của nhà máy III. Những biện pháp nâng cao năng suất lao động Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đỗ Bội Toàn đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình làm đề cương và thực hiện tiểu luận.Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên em viết tiểu luận nên còn nhiều sai sót, kính mong các thầy cô giáo góp ý và giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận. Em xin chân thành cảm ơn. B. Nội dung I. Vài nét về Nhà máy giấy ZX72 ở tỉnh Vĩnh Phúc: 1. Lịch sử ra đời và phát triển: Nhà máy giấy ZX72được thành lập từ ngày 12/4/1973 (theo quyết định của chính phủ ban hành ngày 11/1/1973) tuy mới được thành lập nhưng trên thực tế nhà mày đã có một quá trình phát triển lâu đời từ tiền thân của nó là nhà máy giấy Bãi Bằng. Khi mới được thành lập, nhà máy còn rất nghèo nàn, lạc hậu, kỹ thuật thô sơ, nguồn lao động yếu kém. Bước sang thời kỳ1988-1996, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế của đất nước nhà máy đã có những bước phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước. 2. Tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh của nhà máy: Là một doanh nghiệp với quy mô hoạt động sản suất không lớn lắm nên nhà máy chỉ được nhà nước cấp một số vốn để hoạt động. Vốn ngân sách nhà nước cấp và vốn tự bổ sung trong đơn thành lập doanh nghiệp là 535 triệu trong đó vốn cố định là 343,27 triệu, vốn lưu động là 154,08 triệu, vốn xây dựng cơ bản là 32,18 triệu, ngân quỹ là 5,47 triệu. Nhà máy hiện có 180 lao động chính thức (tính tới ngày 17/9/1999) trong đó cán bộ hành chính chiếm 30 người, số người hoạt động trong dây chuyền sản suất giấy là 35 người, số người hoạt động trong dây chuyền cắt và đóng quyển là 65 người, số người kiểm tra nguyên liệu và sản phẩm là 20 người và số người vận chuyển hàng là 30. Trước đây Nhà máy giấy ZX72 sản suất giấy chỉ để phục vụ nhu cầu giấy vở cho tỉnh nhà. Nhưng hiện nay, chất lượng giấy ngày càng cao nên sản phẩm giấy của Nhà máy không những chiếm lĩnh toàn bộ thị trường trong tỉnh mà hầu như còn chiếm lĩnh cả thị trường các tỉnh lân cận như: Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu. Năm 2003, Nhà máy sản suất được 320 tấn giấy, doanh thu của Nhà máy đạt 1,920 tỷ, như vậy lợi nhuận tăng 14% so với năm 2002 là 1,6512 tỷ. II.Thực trạng của nhà máy: 1. Một số hạn chế của Nhà máy: Nhìn lại thời gian qua, Nhà máy nhận thấy sự tăng trưởng kinh tế hiện tại còn chưa ổn định. Vấn đề khó khăn nhất của Nhà máy là sự cạnh tranh chưa cao. Đặc biệt tên tuổi của nhà máy ZX72 còn chưa được nhiều tỉnh thành trong cả nước biết đến, một phần là do xuất thân từ nhà máy giấy Bãi Bằng nhưng lại hoạt động độc lập và mang một nhãn hiệu khác, nên khả năng cạnh tranh thấp. Nhưng nguyên nhân chính gây ra khả năng cạnh tranh thấp trên thị trường của Nhà máy là do chất lượng giấy chưa cao, điều này có nghĩa là khâu kiểm tra thu mua nguyên vật liệu gỗ không đảm bảo, công nghệ sản xuất của nhà máy vô cùng lạc hậu, Nhà máy không nắm vững được nhu cầu của thị trường, đồng thời giá giấy trên thị trường lên xuống liên tục, nên Nhà máy gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy: a. Về công nghệ: Khoa học kỹ thuật công nghệ là yếu tố quan trọng nhất. Nó được coi như sự sống của mỗi doanh nghiệp bởi nó có thể tạo ra bước nhảy vọt cho nền kinh tế, ngược lại có thể là nguyên nhân làm suy sụp một doanh nghiệp nào đó. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình đạt chất lượng cao, được mọi người tiêu dùng ưa chuộng thì doanh nghiệp đó phải không ngừng cải tổ, thay thế, tân trang lại máy móc, các thiết bị sản xuất. Nhưng việc ứng dụng khoa học cộng nghệ mới vào quá trình sản xuất không phải là đơn giản đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là đối với Nhà máy. Từ trước tới nay, Nhà máy giấy ZX72 chỉ sản xuất theo phương pháp công nghiệp như các nhà máy giấy khác. Nhưng Nhà máy giấy ZX72 ra đời sau so với các Nhà máy giấy khác nên máy móc, thiết bị sản suất còn thô sơ, lạc hậu, sản phẩm giấy làm ra có chất lượng kém làm giảm năng suất kinh doanh của nhà máy. Đội ngũ cán bộ quản lý của Nhà máy nhận thấy rằng: khoa học kỹ thuật là yếu tố quyết định cho việc tăng năng suất – một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nguyên liệu giấy thu được sẽ là kém kinh tế nếu không được sản xuất thành những sản phẩm đáp ứng thị trường tiêu dùng, đặc biệt là phục vụ cho học sinh, sinh viên. Về năng lực sản suất của các dây chuyền hiện nay, Nhà máy có thể sản xuất được 0,6 tấn/ngày (công suất thiết kế), tuy do nhiều nguyên nhân mà công suất sản xuất thực tế chỉ đạt 0,54 tấn/ngày. Có thể thấy rằng khoa học kỹ thuật là một yếu tố quan trọng, quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy cung như các doanh nghiệp khác. Trong thời gian qua, mặc dù Nhà máy có những hoạt động nhằm cải tiến công nghệ, thay thế máy móc, tân trang thiết bị sản xuất nhưng những hoạt động này chưa mang tính đồng bộ, chưa đủ để đảm bảo cho Nhà máy có được một cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc và ổn định lâu dài. b. Vấn đề tổ chức quản lý: Do chế độ tổ chức Nhà máy không phù hợp, không cân đối với lợi ích của công nhân. Nhiều khi Nhà máy còn xem nhẹ vấn đề này. Các cán bộ quản lý của Nhà máy thiếu tính nhất quán, kỷ luật, kỷ cương kém dẫn đến công nhân lơ là, thiếu tự giác trong sản xuất làm ảnh hưởng tới số lượng và cả chất lượng của sản phẩm dẫn đến việc năng suất lao động bị giảm. Khả năng tổ chức sản xuất còn nhiều bất cập. Tầm nhìn chiến lược còn nhiều hạn chế, bị động trong việc chọn lựa công nghệ, bố trí dây chuyền công nghệ và cơ cấu, sản xuất làm giảm năng suất lao động. c. Về yếu tố người lao động: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy, thì yếu tố người lao động cũng cần phải quan tâm. Cùng với sự vận động của cơ chế thị trường, Nhà máy cần phải có được đội ngũ lao động có trình độ văn hoá, nghiệp vụ cao nhưng trong thực tế, trình độ người lao động của nhà máy nhìn chung là yếu kém về tay nghề, đặc biệt là trí tuệ vì nghiệp vụ và trình độ văn hoá còn quá kém. Số người lao động lành nghề của Nhà máy chỉ chiếm 15% tổng số lao động Nhà máy. Lực lượng lao động có trình độ kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật chiếm 20%, còn lại 65% số lao động của Nhà máy là tốt nghiệp PTTH. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất. d. Về yếu tố tự nhiên: Vốn nằm trong khu vực trung du miền núi phía Bắc có rừng Tam Đảo, là nơi cung cấp gỗ nguyên liệu sản xuất giấy dồi dào với chất lượng tốt. Nhưng trong vòng 10 năm trở lại đây, rừng Tam Đảo đang trải qua sự phá hoại nghiêm trọng do việc khai thác gỗ bừa bãi, không đúng quy định, gỗ chưa đủ tuổi đã bị người dân chặt phá làm củi, vật liệu xây dựng, việc chặt phá rừng bừa bãi đó đã dẫn đến việc làm cho sản lượng gỗ giảm đáng kể, kéo theo khối lượng gỗ nhập vào Nhà máy chỉ còn 1576 m3 (năm 2001) tức là giảm 23% so với năm 1995. Tuy năm 2002 có tìm được thêm nơi cung cấp, sản lượng gỗ đã tăng lên 1876 m3 nhưng tổng số lượng gỗ vẫn chưa đạt được như thời kỳ trước. Và giờ đây, nguồn cung cấp từ bên ngoài là vô cùng quan trọng. Như vậy, công tác thu mua nguyên liệu của Nhà máy cũng gặp những cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ trong ngành. Muốn phát triển kinh doanh thì phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu này. Nhà máy còn một hạn chế nữa là chưa tận dụng được thế mạnh của mình đối với những vùng gỗ tốt và đẹp như rừng Kim Long ở tỉnh. Tuy là một rừng có trữ lượng gỗ không lớn nhưng chất lượng gỗ rừng Kim Long không hề kém chất lượng gỗ rừng Tam Đảo. III. Những biện pháp nâng cao năng suất lao động: Qua thực trạng, Nhà máy ZX72 ở trên cho ta thấy Nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh chưa mạnh vì nó còn có những hạn chế. Muốn tăng năng suất lao động để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao ở các doanh nghiệp, đặc biệt ở ngay chính Nhà máy cần phải quan tâm hơn nữa đến các vấn đề sau: Đổi mới kỹ thuật công nghệ. Cải cách tổ chức quản lý. Trình độ người lao động. Điều kiện tự nhiên. 1. Đổi mới khoa học kỹ thuật công nghệ Năng suất lao động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của nhân tố này đặc biệt là thời kỳ sau đổi mới. Một doanh nghiệp có nền kinh tế phát triển tức là doanh nghiệp đó luôn phải kịp thời đưa khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại vào việc sản xuất kinh doanh của mình. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Nhà máy giấy ZX72 đã sớm tiến hành cải tiến, thay thế máy móc, tân trang thiết bị sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng phương tiện vận chuyển. Trước năm 1998, máy móc thiết bị nhập từ những năm trước đổi mới, những loại này thường được nhập từ những nước công nghệ vốn đã không cao nay càng lạc hậu, sản phẩm làm ra có chất lượng kém và năng suất thấp. Sau đó năm 2001, nhà máy cũng đã nhập công nghệ tiên tiến hơn, tuy nhiên so với các đối thủ cùng ngành thì sự thay đổi về công nghệ này vẫn chưa tạo ra một bước ngoặt đáng kể do tỷ lệ đổi mới thiết bị và công nghệ chưa đáng kể, chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết cả về số lượng và chất lượng. Do đó, cần lập quỹ khấu hao và tích luỹ hợp lý để có thể thay đổi một lần các máy móc hiện đại có năng suất cao. Ví dụ: kiểm tra thí điểm 28 thiết bị, 2 dây chuyền sản xuất của Nhà máy thì có tới 60% - 70% tân trang lại. Kỹ thuật đã lạc hậu, cơ sở hạ tầng lại thiếu thốn (chỉ có 4 nhà xưởng sản xuất giấy và một nhà xưởng thu gom giấy loại) đường xá giao thông xấu, không thuận tiện, phương tiện vận chuyển ít (chỉ có 3 chiếc ôtô tải dùng cho cả việc thu mua nguyên liệu và vận chuyển sản phhẩm) nên năng suất lao động năm 2002 chỉ đạt 65%. Nhưng đến năm 2003, sau khi Nhà máy ứng dụng kỹ thuật hiện đại vào sản xuất thì năng suất đã có nhưng biến chuyển rõ rệt, biểu hiện: năng suất lao động năm 2003 đạt 80% tức là tăng 15% so với năm 2002. Tuy nhiên, bên cạnh đó một phần cũng do cơ sở hạ tầng được xây thêm hai nhà xưởng với trang thiết bị hiện đại, đầu tư thêm phương tiện vận chuyển, đường xá giao thông nay đã được xây dựng thành quốc lộ 2 bằng phẳng rất thuận lợi cho việc di chuyển, đi lại. Như vậy, yếu tố công nghệ kỹ thuật khi được cải tiến, các trang thiết bị, dây chuyền sản xuất được nâng cấp một cách đồng bộ sẽ góp phần làm tăng sản phẩm của nhà máy. 2. Tổ chức quản lý: Muốn có được một cơ chế tổ chức quản lý tốt nhà máy đã không ngừng chú trọng đến vấn đề chỉ đạo tinh thần, trách nhiệm - những yếu tố chính để xây dựng, duy trì một lực lượng lao động sản xuất có kinh nghiệm và ý thức cao, vì thế cần phải: Tạo môi trường thuận lợi cho sự phối hợp giữa con người với công nghệ Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa người quản lý với người lao động, giữa người lao động với nhau. Công bằng trong chế độ lương thưởng để khuyến khích tinh thần lao động của người công nhân. Tạo cho công nhân một thói quen làm việc có kỷ cương, có những hình thức kỷ luật thích hợp với những sai phạm cả về nội quy chung của Nhà máy lẫn quy định về an toàn lao động của Bộ lao động. Với những biện pháp trên thì Nhà máy sẽ có một cơ chế tổ chức quản lý sản xuất tối ưu để thúc đẩy lao động sản xuất kinh doanh ngành giấy của mình. 3. Trình độ lao động: Trình độ người lao động là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng năng suất lao động nên Nhà máy phải có phương pháp sử dụng và bồi dưỡng một cách hợp lý người lao động, thường xuyên tổ chức những đợt kiểm tra tay nghề và thi nâng bậc, từ đó cử cán bộ, công nhân đi tham gia các lớp bồi dưỡng ngiệp vụ để nâng cao trình độ. Bên cạnh đó, hàng năm Nhà máy cũng đã tiến hành huấn luyện để nâng cao khả năng làm việc của công nhân bằng cách cử 1/3 số công nhân đi tìm hiểu phương thức sản xuất của các Nhà máy giấy lớn trong nước. 4. Điều kiện tự nhiên: Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng phải đảm bảo được sự phát triển bền vững cho tài nguyên . Mặt khác để có sản phẩm giấy trắng và mịn thì nguyên liệu đóng vai trò rất quan trọng . Điều này liên quan đến chất lượng gỗ. Vì vậy Nhà máy phải tận dụng ưu thế của mình là gần rừng Tam Đảo và rừng Kim Long để mở rộng sản lượng gỗ trong vùng và các vùng lân cận. c.kết luận Qua phân tích ở trên, ta một lần nữa nhận thấy việc tăng năng suất lao động là một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghịêp. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì năng suất lao động đã không ngừng tăng lên, của cải làm ra nhiều hơn, sản phẩm ngày càng đáp ứng được yêu cầu của xã hội cả về số lượng và chất lượng. Do vậy đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự vạch ra cho mình những kế hoạch riêng cho việc nâng cao năng suất lao động. Mục lục A.Lời mở đầu………………………………………………………………..1 B.Nội dung…………………………………………………………………...2 I.Giới thiệu chung về nhà máy ZX72…………………………………………2 1.Lịch sử ra đời và phát triển của nhà máy………………………………..2 2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy………………….2 II.Thực trạng của nhà máy…………………………………….……………...3 1.Một số hạn chế của nhà máy……………………………………………...3 2.Những yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất và kinh doanh……………………..3 III.Những biện pháp nâng cao năng suất lao động…………….……………..5 1.Đổi mới khoa học kỹ thuật……………………………………………….6 2.Tổ chức quản lý…………………………………………………………..7 3.Trình độ người lao động………………………………………………….7 4.Điều kiện tự nhiên………………………………………………………..8 C.Kết luận ………………………………………………………………….9 Danh muc đề tài tham khảo. Danh mục tài liệu tham khảo: 1. Giáo Trình Kinh Tế Học Phổ Thông – Gs : Trần Phương. 2. Bài giảng của thầy Thậm (học kỳ 1), cô Toàn (học kỳ 2) 3. Báo Môi Trường Vĩnh Phúc. 4. Tài Liệu Của Nhà Máy Giấy ZX72.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74421.DOC
Tài liệu liên quan