Tiểu luận Những đặc trưng nổi bật và thành tựu của pháp luật phong kiến Trung Quốc

Sau khi thống nhất Trung Quốc, để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị và xây dựng một nhà nước quân chủ chuyên chế, Tần Thủy Hoàng hết sức chỉnh đốn, sửa sang đất nước bằng pháp trị, hình phạt nghiêm ngặt.

Gần đây người ta đã phát hiện một tập hệ thống hóa luật lệ của nhà Tần trong cuộc khai quật khảo cổ ở Vân Mộng (Hồ Bắc). Bộ luật này do thừa tướng Lý Tư sưu tầm và hệ thống hóa. Nội dung của Tần luật kế thừa bộ pháp kinh của Lý Khôi thời chiến quốc. Nó bao gồm nhiều hình thức pháp luật như:

Lệnh (sắc lệnh chiếu chỉ của hoàng đế ban bố)

Luật (về chế độ ruộng đất ,luật chăn nuôi, luật thương nghiệp, luật quản lý thuế má, luật quy định, ngạch bậc thủ công nghiệp nhà nước .)

Pháp luật vấn đáp ( giải thích hình luật)

Thức (thể thức tra hỏi, xét xử )

Lệ: án lệ

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2554 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những đặc trưng nổi bật và thành tựu của pháp luật phong kiến Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG I. Các loại nguồn của pháp luật phong kiến Trung Quốc So với luật pháp trung cổ phương Đông, luật pháp phong kiến Trung Quốc tương đối pháp triển. Luật pháp của nhà nước phong kiến Trung Quốc có 5 nguồn chủ yếu: Lệnh: Chiếu chỉ của Hoàng Đế ban ra. Luật: Quy định về chế độ ruộng đất, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thương nghiệp v..v.. Cách: Những cách thức làm việc của quan chức nhà nước. Thức: Thể thức có liên quan đến việc khám nghiệm, tra hỏi, xét xử…. Lệ: án lệ. Việc hệ thống hóa và pháp điển hóa được chú trọng và tiến hành thường xuyên, đó là các bộ luật, các tập hội điển. Ở mỗi triều phong kiến Trung Quốc đều ban hành đều ban hành và áp dụng luật pháp phù hợp với tình hình xã hội của triều đại mình. II. Những đặc trưng nổi bật của pháp luật phong kiến Trung Quốc Pháp luât phong kiến Trung Quốc kết hợp giữa lễ và hình. Lễ là nguyên tắc xử xự của con người thuộc các đẳng cấp khác nhau trong các quan hệ xã hội. Lễ là nội dung, trọng tâm của nho giáo. Lễ giáo phong kiến xác lập và củng cố tam cương, ba mối quan hệ cơ bản trong xã hội, quan hệ vua - tôi, quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ chồng - vợ. Đó là trật tự của xã hội phong kiến. Hình là hình phạt, hay nói cách khác là pháp luật. Pháp luật phong kến luôn có sự kết hợp giữa Lễ và Hình. Sự kết hợp giữa đức trị với pháp trị và hòa đồng giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức. Để trị dân gia cấp thống trị có trăm ngàn biện pháp. Dụ dỗ và dọa nạt, khủng bố và lừa phỉnh, tất cả đều là những biện pháp trị dân, nô dịch dân. Nhà nước phong kiến Trung Quốc cũng biết dùng đức để trị dân và dùng pháp luật để trị dân. Ngoài ra còn dùng quy phạm pháp luật kết hợp với quy tắc đạo đức để trị dân. III. Những thành tựu cơ bản của pháp luật phong kiến Trung Quốc. Thông qua một số triều đại phong kiến Trung Quốc chúng ta có thể thấy được thành tựu cơ bản của pháp luật phong kiến Trung Quốc. 1. Nhà Tần Sau khi thống nhất Trung Quốc, để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị và xây dựng một nhà nước quân chủ chuyên chế, Tần Thủy Hoàng hết sức chỉnh đốn, sửa sang đất nước bằng pháp trị, hình phạt nghiêm ngặt. Gần đây người ta đã phát hiện một tập hệ thống hóa luật lệ của nhà Tần trong cuộc khai quật khảo cổ ở Vân Mộng (Hồ Bắc). Bộ luật này do thừa tướng Lý Tư sưu tầm và hệ thống hóa. Nội dung của Tần luật kế thừa bộ pháp kinh của Lý Khôi thời chiến quốc. Nó bao gồm nhiều hình thức pháp luật như: Lệnh (sắc lệnh chiếu chỉ của hoàng đế ban bố) Luật (về chế độ ruộng đất ,luật chăn nuôi, luật thương nghiệp, luật quản lý thuế má, luật quy định, ngạch bậc thủ công nghiệp nhà nước ...) Pháp luật vấn đáp ( giải thích hình luật) Thức (thể thức tra hỏi, xét xử…) Lệ: án lệ Như vậy luật nhà Tần đã thể hiện khá đủ các chế định của dân sự, hình luật và tố tụng. Về hình phạt, theo bộ luật này hình phạt giam cầm thay thế cho một số hình phạt mang tính chất nhục hình.nhưng nhìn chung các hình phạt rất tàn ác.từ đời hán trở đi,tư tưởng nho giáo trở thành linh hồn của pháp luật. Tuy đặt ra hình luật nhưng nhà hán lại đề cao đức trị . Đó là tư tưởng pháp lí “Đức chủ hình phụ” (lấy đức làm chủ yếu, còn hình phạt là phụ), “Lễ pháp tịnh dụng” (lễ và pháp cùng áp dụng ngang nhau 2.. Nhà Hán 2 Trên cơ sở đó, dưới thời Hán Cao Tổ (206-194 trước công nguyên) thừa tướng Tiêu Hà tham khảo các đời trước soạn ra “Cửu chương Luật”. Bộ luật này gồm 3 chương mới bổ sung là Hộ luật (hôn nhân, gia đình); Hưng luật (thuế khóa, lao dịch…) và Cứu luật (quân đội, chuyên chở, chuồng voi, chuồng ngựa…) Đến thời Hán Vũ Đế (140-87 TCN) còn cho soạn thảo những luật liên quan đến việc cảnh vệ, luật liên quan dến nghi lễ triều chính… Về hình phạt nhà hán đã có cải cách hình luật thành hình luật,giảm nhẹ nhục hình bằng các cách sử phạt khác nhau như: cạo đầu, lấy vòng sắt quán quanh chán đày đi làm lao công xây dựng thành, thay thế cho các hình phạt như khắc chữ lên mặt, đánh roi thay cho hình phạt cắt mũi, chặt đầu gối… Đồng thời, còn đặt ra chế định giảm nhẹ hình phạt (đối với người già trên 70 tuổi, trẻ em dưới 10 tuổi, người tàn tật) và miễn trách nhiệm hình sự (đối với người già trên 80 tuổi, trừ tội vu cáo giết người, trẻ em dưới 7 tuổi). 3. Nhà Đường Đến nhà Đường chủ trương của nhà nước là “an nhân ninh quốc” (dân yên ổn nước thái bình) và “ước pháp tỉnh hình”(pháp luật đơn giản, hình phạt nhẹ) hình thức pháp luật chủ yếu là luật, lệnh, cách, thức. Trong đó luật là hình thức chủ yếu để dựa váo đó mà định tội và xử phạt. Hoạt động lập pháp thời Đường tập trung ở 4 đời vua: Cao Tổ, Thái Tông, Cao Tông và Huyền Tông. Năm 624, Đường Cao Tổ chế định ra bộ Vũ Đức gồm 500 điều, áp dụng trong cả nước. Ngoài bộ luật đó ra, còn 30 quyển lệnh ,và 14 quyển Thức. Đời Đường Thái Tông (627-650), bộ luật Vũ Đức được tu chỉnh thành bộ “Luật Trinh Quán” cũng gần 500 điều. Ngoài ra còn 60 quyển lệnh, 18 quyển cách và 20 quyển thức. Đời Đường Cao Tông (650-684) tướng Quốc Trương Tôn Vô Kị hệ thống hóa thành bộ luật “Vĩnh Huy”…. 4. Nhà Tống Thời nhà tống có bộ “Tống Hình Thống”; thực chất bộ luật này chủ yếu là phiên bản của Đường luật sớ nghi. Hay nói một cách cụ thể, những người biên soạn đã tập hợp những qui định phạm hình sự trong lệnh, cách, thức, từ thời Đường khai nguyên năm thứ hai (714) đến thời Tống Sơ Kiên Long năm thứ 3 (962) tức trong khoảng thời gian 150 năm rồi thẩm định và biên soạn thành sách . Nhà Tống còn áp lệ - lệ là những bản án do các quan xét xử , khi trong pháp luật không được quy định bằng các văn từ rõ ràng được thẩm phán đối chiếu, so sánh thành lệ rồi định án. Nhưng theo quy định của thời Tống thì “phàm pháp luật không có ghi sau đó mới dùng lệ”. Như vậy lệ cũng có hiệu lực như pháp luật. 5. Nhà Nguyên Thời nhà Nguyên, năm 1291, Hốt Tất Liệt ban bố bộ pháp điển đầu tiên có tên là “Chí Nguyên Tân Cách”. Đến năm 1323, có bộ luật thứ 2 là “Đại Nguyên Thống chế”. Pháp luật nhà Nguyên thể hiện rõ sự kì thị và áp bức dân tộc. Người Hán phạm tội sẽ bị sử nặng hơn người Mông Cổ phạm tội. Nếu người Mông Cổ đánh người Hán người hán không được đánh lại, nếu người Hán đánh lại người Mông Cổ bị thương thì sẽ bị xử phạt rất nặng thậm chí có thể bị xử tử. 6. Nhà Minh Pháp luật đời nhà Minh có “Luật Đại Minh” quy định những hình phạt rất nghiêm ngặt. Năm 1500 nhà Minh còn ban hành “Vấn Hình Điều Luật” trong đó quy định dùng lệ để bổ sung những điều thiếu sót. 7. Nhà Thanh Nhà Thanh đã ban bố “Đại thanh Luật” tiếp đó tu chỉnh lại có tên là “Đại Thanh Luật Lệ” với 1412 điều bộ luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác nhau, các quan hệ dân sự về ruông đất, hôn nhân và gia đình, thừa kế, mua bán… Các loại tôi phạm trong lĩnh vực kinh dịch và quân sự, các tội phạm hình sự và các trọng tội. Trong bộ luật hầu như tất cả các chế tài (kể cả nhiều chế tài dân sự) đều áp dụng chế tài hình sự. Luật nhà Thanh còn thể hiện rất rõ sự phân biệt đối sử giữa người Mãn Thanh và người Hán. Chẳng hạn như người Mãn Thanh phạm tội được xét xử ở cơ quan riêng. Người Mãn Thanh được đặc quyền giảm hình như đánh bằng trượng thì thay bằng roi, đi đày thì thay bằng mang gông… Bộ luật còn có đủ các hình phạt tàn khốc của các triều đại trước thường dùng như: thích chữ, diệt tộc, bêu đầu, lăng trì, xé xác… KẾT LUẬN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững đặc trưng nổi bật của pháp luật phong kiến Trung Quốc III & Những thành tựu cơ bản của pháp luật phong kiến Trung Quốc.doc
Tài liệu liên quan