Tiểu luận Những đóng góp của thuyết tiến hóa đối với sự phát triển của triết học

MỤC LỤC

 Trang

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I. Triết học là gì? 2

II. Các vấn đề Triết học về Khoa học 3

1. Các vấn đề Triết học về phương pháp nghiên cứu 3

2. Vấn đề chân lý và vấn đề tiến bộ trong Khoa học 10

III. Lý luận tiến hóa 11

1. Tình hình phát triển sinh học cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XIX. 11

2. Lý luận Đac uyn 13

3. Những ý kiến trao đổi giữa Mác và Ăngghen về Đác uyn và lý luận tiến hóa 13

KẾT LUẬN 17

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2213 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những đóng góp của thuyết tiến hóa đối với sự phát triển của triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại chỉ hoàn toàn phản ánh cái thực tế mà nhà khoa học quan sát hay thử nghiệm lúc đó. Không nói đến các sai lầm mà khoa học rất có thể mắc phải khi quan sát và làm thực nghiệm (cái sai lầm này trước hay sau đều được phát hiện do chính nhà khoa học đó hay do các nhà khoa học khác), trong khi quan sát hay làm thí nghiệm, nhà khoa học bao giờ cũng phải vận dụng ít hay nhiều các kiến thức khoa học đã có trước đó và được coi là đúng (còn nếu là kiến thức sai lầm thì nó sẽ dẫn đến các sai lầm trong quan sát và thí nghiệm đã nói ở trên). Các kiến thức khoa học đúng mà nhà khoa học vận dụng, suy cho đến cùng, cũng đều dựa trên các cứ liệu thực tế đã có trước, ngay cả các tiên đề, các tiền giả định mà nhà khoa học vận dụng trong quan sát và thực nghiệm thì cũng không phải là tùy tiện, đều là có căn cứ thực tế nhất định. Tất cả những cái đó là những cái đúng cũ đã biết, được đưa vào các quan sát và thực nghiệm mới và thông qua đó gia nhập vào các cứ liệu khoa học mới. Trong cứ liệu mới chỉ có một phần là mới được rút ra hoàn toàn từ thực tế mới. Như vậy, một mặt không có cứ liệu khoa học nào 100% là phản ánh thực tế mới, nhưng bao giờ cũng có một số phần trăm là phản ánh cái thực tế mới đó (tất nhiên là với điều kiện sự quan sát và thực nghiệm được tiến hành một cách trung thực, đúng quy cách), còn lại là phản ánh cái thực tế cũ đã biết từ trước. Giá trị nhiều hay ít, lớn hay nhỏ của các cứ liệu khoa học là ở phần trăm mới đó. Hai là, các nhà triết học thế kỷ XX (như Popper) đặt câu hỏi: Làm một quan sát, một thực nghiệm để kiểm tra sự đúng đắn của một giả thuyết, nếu thấy nó phù hợp mà cho giả thuyết đó là đúng đắn thì có quá vội, quá chủ quan không? Biết đâu và rất có thể có người sẽ tìm ra một quan sát, một thực nghiệm mới sẽ bác bỏ giả thuyết đó? Vì vậy, Popper khẳng định thêm rằng chỉ có những giả thuyết nào có khả năng bị bác bỏ bằng thực nghiệm (tức là có khả năng để nhà khoa học nghĩ ra một quan sát, một thực nghiệm nhằm bác bỏ nó) thì mới được coi là giả thuyết khoa học (tất nhiên đây là nói về khả năng bị bác bỏ bằng thực nghiệm, còn khi đã thực sự bị bác bỏ thì giả thuyết đó đã là sai rồi). Nói tóm lại, trong phương pháp nghiên cứu khoa học, Popper muốn thay việc thực sự kiểm tra bằng thực nghiệm tính đúng đắn của một giả thuyết (là một việc mà Popper cho là không thể làm được) bằng việc chỉ ra khả năng bị bác bỏ của giả thuyết đó. Đó là nội dung của quan điểm "thuyết phủ nhận" của Popper. Popper cho rằng các giả thuyết nào không có khả năng đó thì đều là giả thuyết không thuộc phạm vi nghiên cứu của khoa học, thí dụ các thuyết về thần học của tôn giáo, và như vậy Popper đã đưa ra một tiêu chuẩn để phân chia quyền hạn và lĩnh vực của khoa học và tôn giáo. Các ý kiến nói trên của Popper gắn liền với một quan niệm khác của ông phê phán tính không đáng tin cậy của phép quy nạp dùng trong các khoa học thực nghiệm. Phép quy nạp dùng trong logic hình thức là căn cứ vào một số điều biết được là đúng trong một số trường hợp cụ thể rồi khái quát lên cho là đúng trong mọi trường hợp. Tất nhiên, nếu chỉ như vậy thì sự khái quát hóa của phép quy nạp chưa có gì đáng tin. Nhưng nếu thêm một điều kiện nữa là không (hay chưa) phát hiện ra một trường hợp nào trái lại thì sự khái quát hóa nói trên sẽ có độ tin cậy nhiều hơn, cao hơn và độ tin cậy đó càng cao hơn nữa nếu số trường hợp cụ thể xác nhận sự đúng đắn của việc khái quát hóa đó càng nhiều và chưa có trường hợp cụ thể nào bác bỏ nó. Nếu ta nhớ rằng thực ra không bao giờ có thể có những hiểu biết tuyệt đối đúng thì sẽ thấy việc phủ nhận giá trị của phương pháp quy nạp là một việc cực đoan. Các ý kiến của Popper xung quanh việc phủ nhận giá trị của xác nhận mà chỉ công nhận giá trị của bác bỏ cũng như phủ nhận giá trị của quy nạp trong phương pháp nghiên cứu khoa học là rất cực đoan, phiến diện. Trong giới triết học phương Tây thế kỷ XX, các ý kiến đó rất được đề cao vì nó phù hợp với trào lưu muốn phủ nhận khoa học đã nói ở trên. Nhưng các nhà khoa học thì vẫn tiếp tục dùng phương pháp quy nạp và phương pháp kiểm tra sự đúng đắn để tiếp tục đưa khoa học tiến lên. Ba là, các vấn đề triết học có liên quan đến việc xây dựng giả thuyết trong phương pháp nghiên cứu khoa học, Giả thuyết về cái gì? Giả thuyết về quy luật vận động của sự vật khách quan, cụ thể ở đây là đối tượng quan sát được thực nghiệm, hay rộng hơn nữa là giả thuyết về một lý thuyết khoa học liên quan đến đối tượng được nghiên cứu. Quy luật nói lên một mối quan hệ tất yếu nào đó giữa hai hay nhiều sự vật. Hình thức biểu đạt của một quy luật dưới dạng đơn giản thường là: nếu có (hay không có) sự vật hay hiện tượng A thì sẽ có (hay không có) sự vật hay hiện tượng B (thí dụ: hễ đun nước dưới áp suất 1 atnốtphe và ở nhiệt độ 1000C thì nước sôi và bốc thành hơi). Vì quy luật nói lên mối quan hệ giữa các sự vật, các hiện tượng, nên trong nghiên cứu khoa học để tìm ra các quy luật phải xác định được rõ các sự vật, các hiện tượng cụ thể mà khoa học muốn tìm hiểu. Trong các hiện tượng thông thường, việc xác định nói trên rất đơn giản. Thí dụ, để khảo sát ảnh hưởng của nước tới sự sinh trưởng của cây thì các sự vật cần tìm mối quan hệ ở đây là cây và nước, còn mối quan hệ tức quy luật ở đây là: không có nước cây sẽ chết... Nhưng đó chỉ là một trường hợp đơn giản. Trong những trường hợp phức tạp hơn, thì việc xác định xem sự vật mà nhà khoa học nghiên cứu có mối quan hệ với sự vật nào khác đòi hỏi nhiều công phu. Thí dụ, nhà khoa học muốn nghiên cứu mối quan hệ (quy luật) giữa thể tích của một khối khí (như khí CO2 chẳng hạn) với nhiệt độ của nó, thể tích và nhiệt độ của khí đó thì dễ xác định, nhưng nhà khoa học phát hiện ra rằng mối quan hệ nói trên còn phụ thuộc vào một tính chất (sự vật) thứ ba nữa là áp suất của khối khí. Sự vật thứ ba này, tức là áp suất, không phải dễ thấy như thể tích và nhiệt độ. Phải qua một quá trình nghiên cứu, nhà khoa học mới có (mới xây dựng ra hay mới xác định được) sự vật đó, chứ nó không hiển hiện ngay trước mắt như cái cây hay gáo nước. Có thể khẳng định hầu hết các quy luật khoa học đều nói lên một mối quan hệ giữa các sự vật không phải hiển hiện trước mắt mà là những sự vật không được nhà khoa học qua nghiên cứu hình dung ra, xây dựng ra, hay xác định được. Các điều trình bày ở trên cho phép: một mặt, hình dung được chừng mực nào nội dung của việc xây dựng các giả thuyết khoa học, mặt khác, là nêu nên được một số nghi vấn triết học có liên quan đến phương pháp nghiên cứu khoa học. Đó là: - Các quy luật khoa học nói lên mối quan hệ giữa một số sự vật cụ thể. Nhưng như trên đã thấy, các sự vật đó là kết quản nghiên cứu trừu tượng hóa của các nhà khoa học. Vậy có gì đảm bảo chắc chắn đó là hình ảnh đúng đắn của các sự vật khách quan? - Trong hoạt động trí tuệ của các nhà khoa học, họ xây dựng ra các giả thuyết khoa học chủ yếu bằng trí tưởng tưởng đặc biệt, bằng trực giác, tức là một loại hoạt động sáng tạo, chứ không phải chủ yếu bằng suy luận logic từ các cứ liệu thực tế. Như thế có gì chứng tỏ đó là sự phản ánh trung thực của thực của thực tế khách quan? - Đặt hay xây dựng ra các giả thuyết về quy luật như thế tức là giả định thế giới khách quan có quy luật trong khi không biết chắc là có hay không. Rõ ràng là khoa học được xây dựng trên một tiền đề, một tiền giả định là có thế giới khách quan, là thế giới khách quan đó có tính quy luật đó nhà khoa học có thể tìm ra được. Đó là các nghi vấn hay các phê phán của những nhà triết học hiện đại Âu - Mỹ không tin rằng có thế giới sự vật khách quan, không tin rằng hoạt động khoa học của loài người đạt được chân lý khách quan. Để trả lời các phê phán và nghi vấn nói trên, có thể chỉ ra rằng, trong việc xây dựng các giả thuyết khoa học. - Tuy có dựa vào một số tiền giả định như có thế giới khách quan, có quy luật ... nhưng những tiền giả định đó phải phù hợp với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của loài người nói chung và của khoa học nói riêng, chứ không thể tùy tiện. Có thể nào có nhà triết học xuất phát từ tiền giả định là dòng nước sâu hung dữ trước mắt ông ta là không có thật và ông ta cứ thản nhiên bước vào! - Tuy vai trò của tưởng tượng và của trực giác, của sáng tạo là rất quan trọng, nhưng chúng phải được hướng dẫn và nhất là thẩm định bằng lý trí, bằng logic và bằng kiểm nghiệm của thực tiễn (bằng quan sát, bằng thực nghiệm, bằng ứng dụng,...). Trí tưởng tưởng của nhà khoa học có thể, có lúc rất kỳ lạ, thậm chí có thể là "điên rồ" như một lời nhận xét hài hước nhưng sâu sắc của Bohr, nhà vật lý hàng đầu của thế kỷ XX. Nhưng dù điên rồ đến đâu thì cuối cùng nó chỉ được công nhận khoa học khi nó được thực nghiệm xác nhận (và không có thực nghiệm vào bác bỏ). Đây là chỗ khác nhau về trí tưởng tượng của nhà khoa học với trí tưởng tượng của nhà văn, nhà thơ. Trên đây mới chỉ nói đến việc xây dựng giả thuyết về quy luật khoa học. Mức cao hơn là xây dựng giả thuyết về một lý thuyết khoa học. Một thuyết khoa học như thế tương đối của Einstein hay thuyết tiến hóa sinh vật, bao gồm một số nguyên lý (tức là một loại quy luật tổng quát) rồi từ đó suy ra nhiều quy luật khác, cắt nghĩa được hay dự đoán được nhiều hiện tượng thuộc lĩnh vực mà lý thuyết đó nghiên cứu. Thí dụ trong thuyết tiến hóa sinh vật đó là nguyên lý về sự chọn lọc của tự nhiên (thích hợp với môi trường thì tồn tại, phát triển: không thích hợp thì suy giảm và tiêu vong) và nguyên nhân lý tính biến dị của các sinh vật (sự phát triển và hoàn thiện thuyết tiến hóa ở thế kỷ XX và cả trong tương lai là ở chỗ giải thích ngày càng đầy đủ, càng chính xác cơ chế của sự biến dị này). Như ta thấy, tuy một thuyết khoa học là rộng và phức tạp hơn một quy luật khoa học, nhưng chúng cùng thuộc một phạm trù và vì thế các vấn đề triết học nêu ra với vấn đề thuyết khoa học, về thực chất cũng là những vấn đề triết học nêu ra với vấn đề quy luật đã được trình bày ở các phần trên. Để kết luận việc phân tích loại nghi vấn học nói ở điểm 3 này, cần nhắc lại một luận điểm quan trọng của nhận thức luận duy vật biện chứng về khả năng ý thức của con người có thể phản ánh thế giới khách quan. Việc khoa học xây dựng ra các giả thuyết về thế giới khách quan chính là để phản ánh được đúng đắn thế giới đó. Qua các phân tích đã nói ở trên về phương pháp xây dựng ra các giả thuyết khoa học, ta thấy rằng việc ý thức con người phản ánh thế giới khách quan là một quá trình nhận thức công phu và tiến nên không ngừng để phản ánh được ngày càng đúng thế giới đó. Cho rằng sự phản ánh đó chỉ là sự sao chép, chụp ảnh một cách đơn giản thế giới khách quan. Hoặc trái lại cho rằng các giả thuyết mà nhà khoa học xây dựng ra là một hư cấu không có gì bảo đảm nó phản ánh được thế giới khách quan, đều là các quan điểm sai lầm; hoặc thuộc loại duy vật máy móc hoặc là duy tâm bấc khả tri. 1.2. Khoa học xã hội ở đây, phương pháp nghiên cứu cũng gồm ba khâu như đối với các khoa học tự nhiên, đó là: tìm cứ liệu khoa học, xây dựng các giả thuyết về quy luật và kiểm tra sự đúng đắn của giả thuyết. Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu ở đây là các hiện tượng xã hội, có những đặc điểm cơ bản khác với các hiện tượng tự nhiên, nên phương pháp nghiên cứu tất yếu cũng phải có những đặc điểm khác. Trước hết, vì các hiện tượng xã hội là do hành động của nhiều người trong một cộng đồng tạo ra, con người hành động bao giờ cũng có ý đồ, có tính toán, tức là có ý thức (nhiều hay ít, chính xác hay không) nên các quy luật về hiện tượng xã hội không thể tuyệt đối đúng 100% cho mọi trường hợp mà thường chỉ là các quy luật xác suất hay quy luật thống kế, còn gọi là quy luật về xu hướng chung. Có một số nhà triết học như Popper (đã nói ở trên) cho rằng quy luật thống kê không phải là quy luật: đó là một quan điểm cực đoan không sát thực tế. Thứ hai, cũng do hiện tượng xã hội là biểu hiện hành động của con người trong mối quan hệ qua lại ở một cộng đồng nên nói chung không thể làm thực nghiệm như trong khoa học tự nhiên (không thể đem con người ra làm vật thí nghiệm), hoặc trong trường hợp làm được thí nghiệm thì độ chính xác không cao. Nguồn cơ bản ở đây để tìm các cứ liệu khoa học là quan sát hoặc điều tra (một hệ thống các quan sát được tiến hành theo một kế hoạch chặt chẽ được gọi là khảo sát). Đối tượng điều tra, khảo sát của khoa học xã hội là con người biết nói, biết trả lời khi được hỏi: đó lại là một đặc điểm trong phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội khác khoa học tự nhiên. Và khi trả lời, người ta có thể nói dối, đánh lạc hướng nhà khoa học vì một số động cơ nào đó, ở thế kỷ XX, các nhà khoa học đã xây dựng ra nhiều phương pháp cụ thể để điều tra, khảo sát, tránh bị đánh lừa, và nhiều phương pháp để phân tích các cứ liệu thu thập được (thường dùng toán học) Trong các khoa học xã hội, còn có một nguồn cứ liệu nữa là tài liệu viết (cũng tức là cái tài liệu nói, đã được ghi lại). Đây cũng là một đặc điểm khác với khoa học tự nhiên. Các nhà khoa học đã xây dựng hàng loạt quy tắc cụ thể phải tuân theo để việc tìm cứ liệu khoa học từ các tài liệu viết và in có độ tin cậy cần thiết. Các quy luật chi phối các hiện tượng xã hội phần lớn là các quy luật xác suất, quy luật thống kê, quy luật xu thế, nên các trường hợp cá biệt ngoại lệ bao giờ cũng có. Trong việc kiểm tra để chấp nhận hay bác bỏ một giả thuyết nào đó về hiện tượng xã hội, cần phải rất chú ý đến tình hình nói trên: bao giờ cũng có thể tìm ra một vài cứ liệu để xác nhận hay phủ nhận bất kỳ một giả thuyết nào. Về các hiện tượng xã hội, Lênin cũng đã lưu ý các nhà nghiên cứu khoa học - xã hội đến điều đó. Các khoa học xã hội ở thế kỷ XX chưa có một giả thuyết nào được công nhận một cách rộng rãi và lâu bền như trong các khoa học tự nhiên. Điều đó một phần có nguyên nhân trong đặc điểm nói ở trên về phương pháp xác nhận hay phủ nhận các giả thuyết khoa học xã hội, một phần khác có nguyên nhân trong tình trạng các khoa học xã hội đang còn ở giai đoạn hình thành chưa chín muồi. Có thể trong thế kỷ XXI sắp tới, các khoa học xã hội sẽ đạt tới trình độ chín muồi hơn trên cơ sở tích lũy về mặt phương pháp nghiên cứu. 1.1.3. Khoa học tâm lý Vấn đề cơ bản trong phương pháp nghiên cứu một cách khoa học các hiện tượng tâm lý là xác định bằng con đường nào để có thể tiếp cận được các hiện tượng "vô hình" đó, tức là để có thể quan sát được chúng và thực nghiệm trên chúng. Con đường dùng phương pháp nội quan đã bị khoa học thế kỷ XX phê phán là không đủ độ tin cậy, không khách quan, không phát hiện được các hiện tượng tâm lý vô thức hay tiềm thức, không làm thực nghiệm được. Con đường gián tiếp thông qua việc quan sát các biểu hiện ra bên ngoài của các hiện tượng tâm lý, như biểu hiện bằng hành vi, bằng các trắc nghiệm. Con đường này là khách quan, có thể làm thực nghiệm được, được phát triển mạnh ở thế kỷ XX, dùng con đường này ta có thể nghiên cứu tâm lý của nhiều loại đối tượng như trẻ em và các động vật là những đối tượng không dùng phương pháp nội quan được. Con đường coi hoạt động tâm lý, nhất là hoạt động tư duy là một cơ chế xử lý thông tin và trên cơ sở đó sử dụng các mô hình máy tính điện tử, các máy thông minh nhân tạo để xây dựng các giả thuyết về cơ chế tâm lý và kiểm tra lại các giả thuyết đó trên máy. Con đường nghiên cứu sinh lý của hệ thần kinh cao cấp, đặc biệt là bộ não, cơ quan vật chất thực hiện chức năng tâm lý. Đây là con đường khoa học nhất và cơ bản nhất để nghiên cứu các quy luật tâm lý, nhưng rất khó, vì bộ não là cực kỳ phức tạp, tinh vi và khó đụng chạm tới. Khoa học thế kỷ XX đã bước đầu tạo ra các công cụ sắc bén để nghiên cứu bộ não như điện não đồ, cộng hưởng từ hạt nhân, chụp cắt lớp bằng tia X, bằng bức xạ positron, v.v. Con đường liên ngành, đa ngành sử dụng phối hợp các con đường nói trên và cả các kết quả của các ngành khoa học khác có trực tiếp hay gián tiếp nghiên cứu đến các hiện tượng tâm lý, như ngôn ngữ học, lôgic học, xã hội học v.v. Những điều trình bày vắn tắt trên đây về phương pháp nghiên cứu tâm lý cho ta thấy những phát triển mạnh mẽ về mặt này ở thế kỷ XX, đồng thời cũng cho ta thấy ngành khoa học này đang còn ở thời kỳ tìm đường. Tóm lại, các khoa học tự nhiên, các khoa học xã hội, các khoa học tâm lý đều có những đặc trưng giống nhau trong phương pháp nghiên cứu là gồm có ba khâu cơ bản: tìm cứ liệu khoa học, trên cơ sở đó xây dựng các giả thuyết về quy luật hay lý thuyết khoa học và cuối cùng kiểm tra giả thuyết đó bằng những cứ liệu mới. Các phương pháp của ba nhóm đó chỉ khác nhau chủ yếu ở cách tìm cứ liệu khoa học. Vì vậy, mấy vấn đề triết học đã được xem xét ở mục phương pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên cũng đúng với các khoa học xã hội và khoa học tâm lý. 2. Vấn đề chân lý và vấn đề tiến bộ trong khoa học 2.1. Tiêu chuẩn của chân lý trong khoa học Chân lý khoa học là phản ứng đúng đắn hiện thực khách quan. Đối với các nhà triết học phủ nhận sự tồn tại khách quan của sự vật hoặc cho rằng dù sự vật tồn tại khách quan đó có đi nữa, người ta cũng không thể biết được, thì đối với họ tất nhiên không có chân lý khoa học. Mà đã không có chân lý khoa học thì tất nhiên cũng không có tiêu chuẩn gì có giá trị để xem xét khoa học có tiến bộ hay không, những kiến thức cẩu khoa học chỉ là những huyền thoại, hoặc những chuyện con người tự tạo cho mình, hoặc những điều mà các nhà khoa học quy ước với nhau mà thôi. Những ý kiến đại loại như vậy lại được nhiều nhà triết học Âu - Mỹ thế kỷ XX này rất đề cao và coi như những phát hiện mới và sâu sắc về bản chất và giá trị khoa học. ở đây, chúng ta hãy xét vấn đề chân lý của khoa học theo tính phù hợp của nó với thực tiễn hoạt động của loài người. Theo tiêu chuẩn này, một kiến thức của loài người chỉ có thể là chân lý khi con người hành động theo đúng kiến thức đó thì có hiệu quả, nếu hành động trái lại sẽ thất bại. Đối với kiến thức khoa học thì thực tiễn bao gồm tất cả các hành động của con người khi ứng dụng kiến thức đó, ứng dụng để cải thiện đời sống, để sản xuất, kể cả việc ứng dụng để nghiên cứu sâu hơn thực tế khách quan. lịch sử của khoa học, nhất là từ thế kỷ XIX và đặc biệt là các thế kỷ sau này về các ứng dụng nói trên chứng tỏ rõ ràng có chân lý khoa học. Những kiểu hiểu biết theo kiểu tùy ý, tưởng tượng ra hay quy ước với nhau làm sao có thể ứng dụng được như vậy? Cần nói thêm rằng, tiêu chuẩn thực tiễn của chân lý khoa học khác với tiêu chuẩn lợi ích mà chủ nghĩa thực dụng gán cho chân lý. Theo chủ nghĩa thực dụng cái gì có lợi là chân lý, tức là anh có chân lý của anh, tôi có chân lý của tôi, nếu tôi và anh có lợi ích khác nhau. Theo tiêu chuẩn thực tiễn, chân lý là một, là giống nhau cho cả anh và tôi, dù chúng ta có lợi ích khác nhau: ai ứng dụng đúng chân lý đó thì đạt kết quả trong hành động, ai ứng dụng sai, làm trái lại thì thất bại. Như thế, muốn thành công phải xác định lại lợi ích của mình cho đúng, cho phù hợp quy luật, với chân lý, chứ không phải lấy lợi ích của mình để xác định thế nào là chân lý. Cho tới nay, nhân loại đã biết được và công nhận với nhau khá nhiều chân lý trong khoa học tự nhiên, còn khoa học xã hội còn rất ít, nhưng tình hình này có thể khắc phục trong tương lai. 2.2. Tính gần đúng của chân lý trong khoa học và sự tiến bộ của khoa học Theo Kuhn, trong khoa học không có tiến bộ, vì lịch sử khoa học được chia ra thành các thời kỳ có những kiểu suy nghĩ, cách nghiên cứu khác nhau được Kuhn gọi bằng thuật ngữ không thật rõ ràng rằng Paradigme (tạm dịch là kiểu mẫu tư duy và hoạt động) và rất được giới triết học về khoa học Âu - Mỹ ưa chuộng. Từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, Paradigme thay đổi, không có mẫu số chung mẫu số chung để so sánh được, Kuhn gọi là vô ước. Mỗi lần thay đổi như vậy, Kuhn gọi là một cuộc cách mạng trong khoa học. Vì không thể so sánh được với nhau nên tất nhiên không thể nói từ thời kỳ này sang thời kỳ khác có một sự tiến bộ. Sự phân tích kỳ quặc đó được đề cao một cách khá ồn ào là hoàn toàn trái với thực tế lịch sử khoa học. hãy xem xét một số ví dụ: từ hình học Euclide sang hình học phi Euclide từ vật lý cổ điển sang vật lý tương đối và cả sang cơ học lượng tử, tứ sinh học thời kỳ Linné, Cuvier, Lâmc sang sinh học rất lớn, mở rộng và biến đổi nhãn quang khoa học. Nhưng làm sao có thể nói đó là những thay đổi cách đứt hẳn cái mới với cái cũ, làm cho cái mới khác hẳn cái cũ, làm cho cái mới khác hẳn cái cũ đến mức chẳng còn cái gì chung giữa cái mới và cái cũ để có thể nói cái mới tiến bộ hơn cái cũ? Thật ra tất cả cái gì đúng trong cái cũ vẫn được giữ lại trong cái mới được coi như một trường hợp riêng của cái mới (ví dụ như vật lý của Niutơn so với vật lý của Anhxtanh hoặc tạm thời tồn tại song song bên cạnh cái mới khi chờ đợi một tiến bộ nữa sẽ thống nhất chúng. Xem xét lịch sử khoa học theo cái nhìn đó thì thấy rằng các cuộc cách mạng khoa học đều được đánh dấu bằng những tiến bộ lớn, những hiểu biết mới bao giờ cũng rộng hơn, sâu hơn, bao quát hơn cái cũ tức là giữ lại cái đúng trong cái cũ và loại bỏ cái bất cập trong cái cũ. Qua đó thấy rõ thêm một đặc điểm rất quan trọng của các chân lý khoa học là ở mỗi thời điểm, nó chỉ phản ánh gần đúng sự vật quá trình khách quan, nhưng với sự phát triển của khoa học, nó ngày càng đúng hơn. Đó là sự tiến bộ khoa học. Và để có những tiến bộ này, chúng ta phải dựa trên nền tảng cái cũ và đi tìm phương hướng mới. Nhiều khi triết học là những gợi ý giúp ta tìm ra phương hướng nghiên cứu trong tương lai. Như vậy qua xem xét các vấn đề trên đã giúp ta hiểu được một mặt trong mối quan hệ giữa triết học và khoa học. Triết học đã giúp khoa học xác định phương hướng trong nghiên cứu, và đặc biệt là phương pháp luận khi nghiên cứu. Còn mặt kia ta thấy khoa học cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của triết học thông qua những thành tựu khoa học như thuyết tiến hóa của Đacuyn, thuyết tương đối, cơ học lượng tử... Sau đây ta sẽ xem xét một trong những đóng góp đó. III. Lý luận tiến hóa Được đánh giá là một trong ba đóng góp vĩ đại của sinh vật học đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng. 1. Tình hình phát triển sinh vật học cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XIX Sau cùng, trong lĩnh vực nghiên cứu sinh vật học cũng vậy, những cuộc du hành và khảo sát khoa học một cách có hệ thống nhất là từ giữa thế kỷ trước, sự thám hiểm kỹ hơn về các thuộc địa của châu Âu ở khắp mọi nơi thế giới do các chuyên gia đến tận nơi, rồi những tiến bộ của khoa cổ sinh vật học, giải phẫu học, và nói chung của sinh lý học nhất là từ khi sử dụng kính hiển vi một cách có hệ thống và phát hiện ra tế bào đã tập hợp được nhiều đề tài đến nỗi việc áp dụng phương pháp so sánh không những thực hiện được mà còn cần thiết. Một mặt, nhờ địa lý học hình thể so sánh, người ta xác định được điều kiện sinh sống của những động vật, thực vật khác nhau, mặt khác người ta so sánh những cơ thể khác nhau trong những bộ phận tương đồng của nó. Công việc nghiên cứu ngày càng được thực hiện một cách sâu sắc và chính xác thì người ta càng nhận thấy sự sụp đổ của quan niệm cứng nhắc về một giới tự nhiên hữu cơ vĩnh viễn bất biến. Không những các loài động vật và thực vật khác nhau đã ngày càng hòa vào nhau, mà còn xuất hiện nhiều động vật mới như: Amphioxus và Lepidoirene không thể đặt vào đâu được trong bất kỳ một sự sắp xếp nào trước kia, rồi người ta lại thấy những cơ thể biết là thuộc về giới động vật hay thực vật nữa. Những lỗ hổng của khoa cổ sinh vật học được lấp dần, bắt buộc nhiều người ngoan cố nhất cũng phải công nhận sự song hành rõ rệt giữa lịch sử tiến hóa của thế giới hữu cơ trong toàn bộ của nó và lịch sử của một cơ thể cá thể và đó là cái dây a-ri-an sẽ dẫn khoa thực vật học và động vật họ hình như ngày càng lạc lối ra khỏi chỗ hỗn loạn. Điều đặc biệt là gần đến lúc Găng phản đối quan niệm bất biến về các loài và nêu ra thuyết dòng dõi. Nhưng cái mà ở Von-phơ mới chỉ mới là sự tiến hóa thiên tài, thì đã thành hình với O-ken, Lamac, Ba-e, để rồi 100 năm sau, năm 1859 nó chiến thắng với Đac-uyn. Gần cùng lúc đó người ta nhận thấy nguyên sinh chất và tế bào, mà trước đây người ta đã nhận định rằng đó là những phần tử cấu tạo cuối cùng của tất cả các cơ thể tồn tại dưới những hình thái hữu cơ và giới tự nhiên vô cơ đã thu hẹp đến mức tối thiểu, và mặt khác một trong những trở ngại chính từ trước tới lúc đó chúng là thuyết dòng dõi cũng đã bị xóa bỏ. Quan niệm cứng nhắc đã bị bay đi, tất cả cái gì người ta cho là vĩnh viễn đã bị xóa bỏ, người ta đã chứng minh là giới tự nhiên có theo từng đợt và từng chu kỳ thường xuyên. Và như vậy chúng ta trở lại quan điểm của những người sáng lập ra triết học Hy Lạp, theo đó sự tồn tại của toàn bộ giới tự nhiên, từ cái nhỏ nhất đến cái to nhất, từ hạt cát đến mặt trời, từ protista đến người, chỉ là một sự sinh ra và chết đi không ngừng một sự biến chuyển liên tục, một sự vận động và trao đổi thường xuyên. Tuy nhiên so với trước đây thì vẫn có chỗ khác nhau chủ yếu: cái mà ở người Hy Lạp là trực giác thiên tài thì đối với chúng ta đã là kết quả của những công cuộc nghiên cứu rất khoa học và thực nghiệm và do đó đã thể hiện dưới một hình thức chính xác hơn và rõ ràng hơn. Tất nhiên việc chứng minh bằng thực nghiệm chu kỳ đó không phải là tuyệt đối không có chứng minh bằng thực nghiệm chu kỳ đó không phải là tuyệt đối không có những thiếu sót, n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc14228.doc
Tài liệu liên quan