Tiểu luận Những quy định của pháp luật về hoạt động quảng cáo thương mại đối với rượu, thuốc lá điếu và sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em

• Cơ sở quy định của pháp luật: Từ thực tế hậu quả của thuốc lá mang lại là rất lớn, không chỉ là cho người trực tiếp sử dụng, mà cả cho những người xung quanh, cho thế hệ sau và cho cả môi trường sống chung của loài người. Thuốc lá chứa những khả năng gây bệnh rất cao, Khói thuốc đã được Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (International Agency for Research on Cancer - IARC) trực thuộc Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) xếp vào các chất gây ung thư (tiếng Anh: carcinogen) bậc 1. Trong nhóm này xếp những chất mà chỉ cần khối lượng nhỏ cũng có thể gây ung thư, không có hạn mức, nghĩa là hoàn toàn có hại cho mình và cho người khác, dù chỉ là một khối lượng nhỏ. Khói thuốc được coi là chất độc hại nhất trong môi trường cư trú. Khi hút thuốc, người hút thường thở ra hai luồng khói chính và phụ, và 20% khói thuốc bị hít vào trong luồng chính, 80 % còn lại được gọi là luồng phụ, nảy sinh khi kéo thuốc (giữa những lần hít vào) và khi tắt thuốc. Luồng khói chính nảy sinh tại 950 °C và khói phụ 500 °C, do đó luồng khói phụ tỏa ra nhiều chất độc hại hơn. Theo Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO), trong khói thuốc có khoảng 4.000 chất hóa học, trong đó có 40 được xếp vào loại gây ung thư. gồm những chất như nicotin, mônôxít cacbon, hắc ín và benzen, fomanđêhít, amoniac, axeton, asen, xyanua hiđrô ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư .

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3583 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những quy định của pháp luật về hoạt động quảng cáo thương mại đối với rượu, thuốc lá điếu và sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợu Căn cứ vào điều 3 Nghi định số 06/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá thì rượu được quy định là Khoản 1 "Sản phẩm rượu" là đồ uống chứa cồn thực phẩm, sau đây được gọi chung là rượu. Rượu được sản xuất từ quá trình lên men, có hoặc không chưng cất từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của các loại cây và hoa quả. 3. Thuốc lá điếu Khoản 5 nghị định o6/2009 thì "Sản phẩm thuốc lá" là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá, sau đây được gọi chung là thuốc lá. Thuốc lá được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi. 4. Sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em là một loại sản phẩm khá đặc biệt, có thể là sữa, thức ăn được sản xuất theo phương pháp công nghiệp, bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định, phù hợp với tình trạng sinh lý đặc biệt và từng giai đoạn phát triển của trẻ. Trẻ em bao gồm nhiều giai đoạn phát triển khác nhau trong đó có trẻ nhỏ. Đây là đối tượng khá đặc biệt nên và nhà nước có những chính sách riêng để chăm sóc các bé nên ta cần phân biệt để thấy được sự quy định của pháp luật đối với đối tượng này có những điểm khác biệt so với đối tượng là trẻ em nói chung, tại khoản 1 điều 2 Nghị định 21/2006/NĐ-CP thì sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ được xác định là: a) Sữa, thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; b) Sữa dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi.” II - Những quy định của pháp luật về hoạt động quảng cáo thương mại đối với rượu, thuốc lá điếu và sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em. 1- Hoạt động quảng cáo thương mại với rượu 1.1 - Quy định của pháp luật về quảng cáo rượu. Rượu là một loại thức uống có cồn và dễ gây ra những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của con người cũng như những hậu quả khác cho xã hội. Với một loại sản phẩm như thế này thì sự quản lý của nhà nước cũng chặt chẽ hơn trong việc sử dụng, kinh doanh cũng như hoạt động quảng cáo. Rượu là một đối tượng bị hạn chế kinh doanh, và trong hoạt động quảng cáo cũng vậy, Khoản 4 điều 109 LTM 2005 quy đinh: “ Quảng cáo thuốc lá, rượu có nồng độ từ 30 độ trở lên …” là những sản phẩm bị cấm quảng cáo. Tại khoản 3 mục II thông tư 43/2003 quy định những quy định khắt khe đối với loại sản phẩm này, với quảng cáo rượu thì: a, các loại rượu có nồng độ cồn từ 15o trở xuống chỉ được quảng cáo trên báo in, báo điện tử, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng thông tin máy tính như các hàng hoá khác quảng cáo trên phương tiện đó. b, các loại rượu có nồng độ cồn trên 15o chỉ được quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cựa hàng, địa lý tiêu thụ rượu nhưng phải đảm bảo người bên ngoài địa giới doanh nghiệp, cựa hàng, đại lý không đọc được, không nghe được, không thấy được.” c, Các loại rượu thuốc được thực hiện theo quy định tại”quy chế thông tin về thuốc chữa bện cho người”của Bộ Y tế; d, Ngoài những quy định tại các điểm a,b,c, khoản này, nghiêm cấm quảng cáo dưới bất kỳ một hình thức nào. Như vậy, không phải rượu nào cũng được phép quảng cáo, mà cũng không phải rượu có nồng độ cồn dưới 30o là được phép quảng cáo trên báo in, báo điện tử, đài phát thanh, đài truyền hình, mà chỉ là những loại rượu có nồng độ từ 15o trở xuống mới được phép quảng cáo. 1.2. Đánh giá Cơ sở quy định của pháp luật: Cồn trong rượu làm giãn các mạch máu, nhất là các mạch máu bên ngoài, từ đó mà người ta có cảm giác ấm khi uống các thức uống có cồn. Khi đó việc điều chỉnh nhiệt lượng tự nhiên của cơ thể không còn hiệu lực nữa, đồng thời cồn còn có tác dung gây mê vì thế mà giá lạnh không còn cảm nhận được do đó uống rượu trong mùa đông có thể dẫn đến lạnh cóng cho đến chết. …Cồn tác động lên hệ thần kinh và đặc biệt là lên não làm cho góc nhìn bị thu hẹp và phản ứng chậm đi.Các nhà nghiên cứu của đại học Stockholm đã tìm thấy rằng 50g cồn hàng ngày sẽ để lại tác hại vĩnh viễn, ước lượng vào khoảng 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết khi uống một li bia. Trong cơn say rượu con số tế bào não chết đi có thể lên đến 10.000.000…Sau khi uống rượu, cơ thể có những phản ứng qua nhiều giai đoạn tương ứng với lượng cồn trong máu (blood alcohol concentration - BAC) Nguồn từ : Wikipedia Hưng phấn - BAC: 0,03-0,12% Kích động - BAC: 0,09-0,25% Lúng túng - BAC: 0,18-0,30% Sững sờ - BAC: 0,25-0,4% Bất tỉnh - BAC: 0,35-0,50% Tử vong - BAC: > 0,50% Tác động lớn nhất của các đồ uống có cồn là các tác động lên hệ thần kinh. Với khối lượng từ trên 250 đến 500 ml đồ uống có cồn, tùy theo tỷ lệ độ cồn có trong đồ uống, có thể gây các trạng thái như sau2. Nguồn từ : Wikipedia : Mức độ nhẹ (dưới 20% alcol với khối lượng tùy theo trọng lượng và trạng thái cơ thể): Chất cồn trọng đồ uống có thể gây trạng thái bay bổng. Khi đó, người có trạng thái này không thể xác định được nhu cầu của chính mình, không thể biết mình cần gì và không cần gì. Mức độ trung bình (từ 20% đến dưới 45% alcol với khối lượng tùy theo trọng lượng và trạng thái cơ thể): Chất cồn tác động đến các vùng sâu của hệ thần kinh, gây trạng thái trì trệ ở toàn bộ các thùy quan trọng điều khiển các giác quan của não. Ở trạng thái "ngất ngây" này, con người mất khả năng điều khiển lý trí và tình cảm; chỉ còn lại khả năng tự vận động theo bản năng. Đây là trạng thái "say". Mức độ nặng (trên 45% alcol với khối lượng tùy theo trọng lượng và trạng thái cơ thể): Cơ thể hoàn toàn mất điều khiển tại tất cả các tuyến thần kinh ngoại biên, mất cảm giác không gian và thời gian, mất ý thức; thậm chí rơi vào hôn mê. Đây là trạng thái "quá say" khi uống rượu. Do đó để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng thì hạn chế quảng cáo rượu là vấn đề cần thiết. Ở một số nước đạo hồi thì rượu bị cấm nghiêm ngặt như ma tuý. Ở Đức và Thuỵ Sĩ chỉ được phép bán thức uống có cồn cho những người trên 16 tuổi. Ở một số bang ở Áo thì chỉ được phép uống thức uống có cồn 14% khi trên 16 tuổi, các loại rượu có lượng cồn nhiều hơn chỉ được phép uống khi trên 18 tuổi…Một số nước còn quy định khi uống thức uống có cồn là không được điều khiển xe ô tô dù là nồng độ cồn nhiều hay ít như hungary, Croatia, Hàn quốc,… Đánh giá về quy định của pháp luật: quy định tại khoản 4 điều 109 LTM và khoản 3 Mục II thông tư 43/2003 là không hợp lý là vì nếu được phép quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 30o trở xuống thì sẽ kích thích người sử dụng nó, mà tác hại của rượu là rất lớn, nhất là nồng độ cồn có trong rượu. Quảng cáo là nhằm mục đích tuyên truyền rộng rãi sản phẩm để mọi người biết đến, nhưng không để người bên ngoài địa giới doanh nghiệp, cựa hàng, đại lý đọc được, nghe được, thấy được. Vậy như thế nào mà quảng cáo lại không để cho những đối tượng đó không đọc, nghe, thấy được. Quyền của mọi người là đi bất cứ đâu họ muốn, làm bất cứ gì họ thích miễn rằng pháp luật không cấm. Quy định như vậy cũng như không, nó như là một điều “đánh đố” doanh nghiệp. Những quy định trên trên thực tế có giá trị hay không hay chỉ là quy định rồi để vậy? Vấn đề đặt ra ở đây chính là sự điều chỉnh của pháp luật là đúng nhưng khi áp dụng trong thực tế thì có giá trị hiện thức cao hay không, mà đó mới là vấn đề quan trọng của pháp luật. 2. Hoạt động quảng cáo thương mại với thuốc lá điếu 2.1. Quy định của pháp luật về quảng cáo thuốc là điếu Tại khoản 4 điều 190 về “các quảng cáo thương mại bị cấm”: “quảng cáo thuốc lá…”. Khoản 4 mục II hoạt động quảng cáo thông tư số 43/2003/TT-BVHTT quy định “ cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức theo quy định tại nghị quyết số 12/2000/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về chính sách quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá trong giai đoạn 2000-2010”. Và khoản 8 Điều 5 của pháp lệnh Quảng cáo quy định nghiêm cấm “Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà pháp luật cấm kinh doanh hoặc cấm quảng cáo". Tại điểm b khoản 1 mục II của Nghị quyết 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá trong giai đoạn 2000-2010 quy định: “Cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức, kể cả việc sử dụng tên, nhãn hiệu và biểu tượng của các sản phẩm thuốc lá với các sản phẩm và các dịch vụ không liên quan đến thuốc lá". Nghiêm cấm tổ chức các hoạt động tiếp thị kể cả việc sử dụng hệ thống tiếp viên để chào hàng, in nhãn, mác quảng cáo trên phương tiện vận chuyển Thông tư số 19/2005/TT-BVHTT hưỡng dẫn thực hiện phaps lệnh quảng cáo và nghị quyết 12/2000/NQ-CP của chính phủ về cấm quảng cáo thuốc lá. . Để thực hiện nghiêm túc các quy định nêu trên, Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành Thông tư 19/2005 Được sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 78/2008/TT-BVHTT hướng dẫn cụ thể hành vi quảng cáo thuốc lá bị cấm như sau: 1- Mọi hành vi thực hiện tên, nhãn hiệu, biểu tượng sản phẩm thuốc lá trên các phương tiện quảng cáo đều coi là quảng cáo thuốc lá. 2- Các hành vi sau đây cũng coi là quảng cáo thuốc lá thuộc quy định cấm: 2.1. Thể hiện trên phương tiện quảng cáo một phần tên, nhãn hiệu, biểu tượng sản phẩm đủ để công chúng nhận biết đó là tên, nhãn hiệu, biểu tượng một loại sản phẩm thuốc lá. 2.2. Thể hiện trên các phương tiện quảng cáo thông tin về sản phẩm thuốc lá, về các cuộc thi tìm hiểu sản phẩm thuốc lá. 2.3. Thể hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng và thể lệ, kết quả chương trình khuyến mại sản phẩm thuốc lá. 2.4. Trong các hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động xã hội khác có đông người tham gia do các công ty thuốc lá tài trợ có thể hiện tên, nhãn hiệu, biểu tượng nhãn hiệu thuốc lá. 2.5. Phát tán đến công chúng các thông báo khuyến mãi sản phẩm thuốc lá. 2.6. Thông báo khuyến mãi sản phẩm thuốc lá bằng pa-nô, áp phích có diện tích quá 0,5m2, quá một pa-nô hoặc áp phích hoặc cả pa-nô và áp phích tại một địa điểm bán thuốc lá. 2.7 Tại điểm bán thuốc lá trưng bày quá một bao/gói (10 điếu, 12 điếu, 20 điếu) hoặc trưng bày quá một tút/hộp (10 bao/gói) của một nhãn hiệu thuốc lá” Được sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 78/2008/TT-BVHTT . 2.8. Sử dụng người chủ động, trực tiếp mời chào công chúng, tham gia các cuộc thi, trò chơi liên quan đến sản phẩm thuốc lá. 2.9. Sử dụng người mang tên, nhãn hiệu, biểu tượng sản phẩm thuốc lá hoặc mặc đồng phục thể hiện biểu tượng sản phẩm thuốc lá đi lưu động ngoài đường, khu dân cư hoặc nơi tập trung đông người. 2.10. Các hình thức khác làm cho công chúng biết đến hoặc chú ý đến sản phẩm thuốc lá. 3. Các phương tiện quảng cáo bao gồm: 3.1. Các phương tiện quy định tại Điều 9 Pháp lệnh quảng cáo và Điều 14 Nghị định 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo. 3.2. Các phương tiện truyền tin có thể chuyển tải âm thanh, ánh sáng, hình ảnh như điện thoại, máy nhắn tin, hệ thống nhắn tin qua mạng điện thoại di động (SMS), hệ thống nhắn tin đa hệ (MMS), thẻ (Card) điện thoại và các phương tiện điện tử, bưu chính viễn thông khác có thể truyền thông tin đến nhiều người. 3.3. Các vật kiến trúc, công trình công cộng, trạm xe buýt, hàng tiêu dùng, cờ, phướn, vật dụng bán hàng, bao gói sản phẩm, tờ rời kèm theo bao thuốc. 3.4. Các phương tiện quảng cáo khác 4. Biểu tượng sản phẩm thuốc lá được hiểu là hình ảnh, dấu hiệu tượng trưng của sản phẩm thuốc lá. Biểu tượng sản phẩm thuốc lá có thể được thể hiện bằng hình ảnh, chữ viết, âm thanh, ánh sáng; có thể thể hiện bằng một màu hay nhiều màu, bằng một hay nhiều khối màu đơn sắc để phân biệt, nhận biết một sản phẩm thuốc lá. Trang phục, đồ dùng, phương tiện giao thông, công cụ sản xuất, công trình xây dựng, các vật thể khác một màu hoặc nhiều màu nhưng không thể hiện hoặc không tạo thành biểu tượng, nhãn hiệu một sản phẩm thuốc lá thì không coi là quảng cáo thuốc lá 2.2. Đánh giá. Cơ sở quy định của pháp luật: Từ thực tế hậu quả của thuốc lá mang lại là rất lớn, không chỉ là cho người trực tiếp sử dụng, mà cả cho những người xung quanh, cho thế hệ sau và cho cả môi trường sống chung của loài người. Thuốc lá chứa những khả năng gây bệnh rất cao, Khói thuốc đã được Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (International Agency for Research on Cancer - IARC) trực thuộc Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) xếp vào các chất gây ung thư (tiếng Anh: carcinogen) bậc 1. Trong nhóm này xếp những chất mà chỉ cần khối lượng nhỏ cũng có thể gây ung thư, không có hạn mức, nghĩa là hoàn toàn có hại cho mình và cho người khác, dù chỉ là một khối lượng nhỏ. Khói thuốc được coi là chất độc hại nhất trong môi trường cư trú. Khi hút thuốc, người hút thường thở ra hai luồng khói chính và phụ, và 20% khói thuốc bị hít vào trong luồng chính, 80 % còn lại được gọi là luồng phụ, nảy sinh khi kéo thuốc (giữa những lần hít vào) và khi tắt thuốc. Luồng khói chính nảy sinh tại 950 °C và khói phụ 500 °C, do đó luồng khói phụ tỏa ra nhiều chất độc hại hơn. Theo Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO), trong khói thuốc có khoảng 4.000 chất hóa học, trong đó có 40 được xếp vào loại gây ung thư. gồm những chất như nicotin, mônôxít cacbon, hắc ín và benzen, fomanđêhít, amoniac, axeton, asen, xyanua hiđrô ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư Nguồn từ : Wikipedia . Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có 40.000 người tử vong do những nguyên nhân liên quan đến thuốc lá, gấp 3 lần số người chết do tai nạn giao thông. Một điều tra cho thấy trên 50% nam giới hút thuốc lá và 60% trẻ em Việt Nam độ tuổi 13-15 đã tiếp xúc với khói thuốc tại nhà. Tại Hà Nội, gần một nửa dân số phải hút thuốc thụ động, nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em. Ung thư phổi là dạng ung thư cao nhất ở nam giới và thứ tư ở nữ giới. Việc hút thuốc ở các phòng chờ nhà ga, bến xe đã bị Bộ Giao thông vận tải cấm từ năm 2005, tuy nhiên việc áp dụng chưa triệt để trên thực tế. Hiện nay, tổ chức Healthbidge Canada đang tài trợ cho một số thành phố tại Việt Nam mở rộng khu vực công cộng không khói thuốc và tăng tính hiệu quả của chính sách cấm hút thuốc nơi công cộng. Đánh giá về quy định của pháp luật: Riêng tại Việt Nam, luật pháp Việt Nam có một số điều khoản hạn chế sử dụng thuốc lá: Cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng, bắt buộc các bao thuốc lá phải có tỷ lệ phần trăm nhất định diện tích in khuyến cáo tác hại của hút thuốc lá; thi hành hàng ráo thuế quan nhằm làm giảm lượng thuốc lá lưu thông trên thị trường. Từ năm 2005, Việt Nam đã có nghị định 45 quy định xử phạt hành chính những hành vi hút thuốc lá nơi cộng cộng. Tuy nhiên việc xử lý chưa triệt để, chưa xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật chặt chẽ về thuốc lá. Tại điểm 2.7 khoản 2 ở trên quy đinh về: “Tại điểm bán thuốc lá trưng bày quá một bao/gói (10 điếu, 12 điếu, 20 điếu) hoặc trưng bày quá một tút/hộp (10 bao/gói) của một nhãn hiệu thuốc lá” được coi là quảng cáo thuốc lá. Đây là một quy định nhằm loại bỏ việc quảng cáo thuốc lá, nhưng trên thực tế thì quy định này có được thực hiện triệt để hay không? Tìm đến những của hàng bán hàng tạp hóa có bán thuốc lá thì vẫn còn đó cả những câu thuốc lá 10 gói và trưng bày rất nhiều, họ không biết và cũng không có điều kiện được biết về những quy định của pháp luật về việc trưng bày sản phẩm thuốc lá như thế là vi phạm pháp luật. Nên vấn đề đặt ra ở đây lại là giá trị áp dụng trên thực tế của các quy định của pháp luật, đồng thời là sự hiểu biết của người dân. Tất cả dẫn đến hiểu quả của các quy định là không cao. Khắp mọi nơi thuốc lá vẫn được bày bán một cách tự nhiên mà không một cơ quan nhà nước nào quan tâm. 3.Hoạt động quảng cáo thương mại với sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em 3.1. Quy định của pháp luật Nghị định số 37/2006/NĐ-CP Tại điều 23 về “Bảo vệ trẻ em trong hoạt động quảng cáo thương mại” quy định: 1. Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa là sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em. 2. Không được lợi dụng sự thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm của trẻ em để đưa vào nội dung sản phẩm quảng cáo các thông tin sau đây: a) Làm giảm niềm tin của trẻ em vào gia đình và xã hội; b) Trực tiếp đề nghị, khuyến khích trẻ em yêu cầu cha mẹ hoặc người khác mua hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo; c) Thuyết phục trẻ em về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo sẽ có lợi thế hơn những trẻ em không sử dụng hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo; d) Tạo cho trẻ em suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em. Quảng cáo sản phẩm thay thế sữa mẹ(điều 6 nghị định 21/2006/NĐ-CP 1. Nghiêm cấm quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ từ khi sinh cho đến 6 tháng tuổi, bình bú và vú ngậm giả dưới mọi hình thức. 2. Việc quảng cáo các loại sữa dùng cho trẻ từ trên 6 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi phải bảo đảm các yêu cầu sau: a) Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: "Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ". b) Nội dung quảng cáo phải phù hợp với quy định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định này, các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. c) Nghiêm cấm việc quảng cáo sai sự thật và quảng cáo có lồng hình ảnh về sản phẩm thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ từ khi sinh đến 6 tháng tuổi. Thông tư số 10/2006/TTLT/BYT-BTM-BVHTT- UBDSGĐTE Việc quảng cáo các loại sữa dùng cho trẻ từ trên 12 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi phải tuân thủ các điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 của Nghị định số 21/2006/NĐ-CP như sau: Nội dung bắt buộc tại phần đầu của quảng cáo: " Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ " phải bảo đảm yêu cầu sau: a) Quảng cáo trên báo hình mà chỉ có hình ảnh không có lời nói thì nội dung "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ" phải được thể hiện rõ ràng bằng chữ với thời lượng đủ để người xem có thể đọc được. Nếu quảng cáo dùng cả hình ảnh và lời nói thì nội dung " Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ " phải được thể hiện bằng chữ và được nói rõ ràng, mạch lạc để người xem có thể đọc và nghe được. b) Quảng cáo trên báo nói thì phải nói rõ, mạch lạc:" Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ"để người nghe có thể nghe được. c) Quảng cáo trên báo in, báo điện tử, xuất bản phẩm, bảng, biển hoặc trên các phương tiện quảng cáo khác phải thể hiện rõ nội dung " Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ ". 3.2. Đánh Giá Sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em là đối tượng trực tiếp tác động tới sự hình thành và phát triển về thể chất cũng như tinh thần cho trẻ nhỏ. Hiện nay số lượng các bậc phụ huynh mua những loại sản phẩm dinh dưỡng này ngày càng nhiều vì ai cũng muốn cho con mình đạt được sự phát triển tốt nhất. Mà trong lúc đó sữa mẹ lại là loại thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ, trên thị trường sự xuất hiện của các loại sữa ngày một nhiều, sữa tràn lan trên tất cả các cựa hàng, sữa nhiều thì thị trường cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn nên các hoạt động xúc tiễn thương mại cũng được đẩy mạnh hơn nhất là hoạt động quảng cáo. Quảng cáo đối tượng này nhằm tác động vào hai đối tượng chính đó là những bà nội trợ và trẻ em. Quảng cáo thương mại với đối tượng này được quy định khá chặt chẽ từ việc làm làm ảnh hưởng tới tâm lý cũng như hành động của trẻ nhỏ, đồng thời ta luôn thấy một quy định bắt buộc phải có và là cơ sở để xem xét sự hợp pháp của một quảng cáo về sữa đó là câu nói bắt buộc " Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ ". Đây là quy định định hợp lý về phương diện thực tiễn, dù có phát triển thì sữa mẹ luôn là tố nhất cho sự đề kháng cũng như cung cấp dinh dưỡng cho trẻ mà không một loại sữa nào thay thế được. III- Nhận xét chung 1. Sự chồng chéo của các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề quảng cáo Quảng cáo là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân diễn ra trong khuôn khổ phạm vi quyền tự do kinh doanh được pháp luật quy định, vì thế mà được thực hiện một cách có giới hạn. Từ thực tiễn cũng như nhận thức còn tồn tại nhiều hạn chế mà lớn nhất cũng là điểm chung của hệ thống pháp luật Việt Nam là sự chống chéo, trúng lặp, chưa thống nhất của nhiều văn bản pháp luật do nhiều cơ quan ban hành. Ta có thể chia các văn bản pháp luật thành hai nhóm, thứ nhất là Pháp lệnh quảng cáo 2001 và những văn bản hướng dẫn thi hành, thứ hai là Luật thương mại 2005 và những văn bản hướng dẫn thi hành cùng có hiệu lực pháp luật. Trong lúc đó việc tổ chức thi hành pháp luật, ban hành văn bản hướng dẫn của Bộ Văn hóa thông tin và Bộ Thương mại gần như độc lập với nhau và hậu quả là sự trùng lặp, chồng chéo và thiếu tính liên kết làm giảm hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động quảng cáo, từ đó dẫn tới những hệ quả tiêu cực trong hoạt động quảng cáo nói chung cũng như hoạt động quảng cáo thương mại với rượu, thuốc lá điếu và sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em nói riêng: Thương nhân khi thực hiện quảng cáo thương mại phải ự rà soát để tự thực hiện tất cả các quy định về quảng cáo và quảng cáo thương mại. Bộ Văn hóa thông tin quản lý hoạt động quảng cáo với tính chất là hoạt động thông tin, Bộ Thương mại quản lý hoạt động quảng cáo thương mại với tính chất là hoạt động xúc tiến thương mại Thương nhân thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại ở trong tình trang “một cổ hai tròng”, phải xin rất nhiều loại giấy phép trước khi quảng cáo trong khi phải chịu nhiều sức ép về cạnh tranh nên dễ nảy sinh vấn đề. Quản lý nhà nước về quảng cáo đang là một trong những vấn đề gây bức xúc trong giới thương nhân. Có ý kiến cho rằng rất không phù hợp khi thực hiện xúc tiến thương mại bằng quảng cáo thì phải làm các thủ tục tại cơ quan quản lý nhà nước về Văn hóa thông tin, còn xúc tiến thương mại bằng khuyến mại, hội chợ triển lãm thương mại thì làm thủ tục tại cơ quan quản lý nhà nước về thương mại trong khi những hành vi này đều có chung bản chất là hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lời Nguyễn Thị Dung, Pháp luật về xúc tiến thương mại ở Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, Hà Nội 2007 . 2 Xử lý vi pham trong hoạt động quảng cáo thương mại Điều 32 Nghị định 06/2008/NĐ-CP Nghị định số 06/2008 của Chính phủ ngày 16/01/2008 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt dộng thương mại “Xử phạt các vi phạm hành chính về quảng cáo thương mại” quy định: Đối với các hành vi vi phạm hành chính về quảng cáo thương mại thì áp dụng các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan. Cũng ở Điều 59 “Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan quản lý thị trường” quy định: 1. Những người có thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường quy định tại Điều 37 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính có quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này và các vi phạm hành chính khác trong hoạt động thương mại quy định tại các Điều 12, Điều 28, Điều 32 và Điều 41 Nghị định này. 2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều này của Kiểm soát viên thị trường các cấp đang thi hành công vụ: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 200.000 đồng. 3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều này của Đội trưởng Đội Quản lý thị trường: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng; d) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng, văn hoá phẩm độc hại; đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục vi phạm và biện pháp khác đối với vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này. 4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều này của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; đ) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng, văn hoá phẩm độc hại; e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục vi phạm và các biện pháp khác đối với vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này. 5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều này của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; đ) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng, văn hoá phẩm độc hại; e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục vi phạm và các biện pháp khác đối với vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này. Vấn đề cần chú ý ở đây là chế tài cho việc vi phạm pháp luật về quảng cáo. Nếu thương nhân thực hiện quảng cáo thương mại mà vi phạm thì sẽ xử lý như điều luật trên quy định: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 200.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng; Buộc tiêu huỷ vật phẩm ; Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;…chế tài như vậy đã đúng với tích chấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuảng cáo thương mại - bài tập học lỳ thương mại 1.doc
Tài liệu liên quan