Tiểu luận Những quy định về quyền hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác sau khi chết, thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA QUYỀN HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI, HIẾN XÁC SAU KHI CHẾT. 1

1, Khái Niệm chung 1

2, Cơ sở lý luận 2

3, Cơn sở thực tiễn . 3

II. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI; HIẾN XÁC SAU KHI CHẾT. 4

III. THỰC TRẠNG, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI HOẶC HIẾN XÁC SAU KHI CHẾT. 8

1, Vai trò và ỹ nghĩa của việc thừa nhận quyền hiến bộ phận cơ thể người hiến xác sau khi chết. 9

2, Thực trạng của việc thực hiện quyền hiến bộ phận cơ thể người hoặc hiến xác sau khi chết. 10

III. NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN HIENS BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI, HIẾN XÁC SAU KHI CHẾT. 13

1. Những biện pháp thực hiện có hiểu quả quyền hiến bộ phận cơ thể người hiến xác sau khi chết. 13

2, Hướng hoàn thiện về pháp luật về hiến xác, hiến bộ phận cơ thể sau khi chết. 15

KẾT LUẬN 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10021 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những quy định về quyền hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác sau khi chết, thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y càng phát sinh nhiều và ngày càng nguy hiểm như bệnh viêm gan A, viêm gan B, teo thận, tim mạch…do đó nhu cầu về ghép nộ tạng ngày càng tăng cao trong khi đó người hiến tạng lại không nhiều. Hơn nữa ở nước ta, những người chết vì rủi ro, bão lũ, tai nạn giao thông hàng năm là rất lớn trung bình mỗi tháng là 1000 người chết. Đó là một điều không may nhưng một người có thể cứu được ít nhất 7 người. Tại Hà Nội cũng có gần 1.500 người được chỉ định ghép gan nhưng do không có nguồn cho nên số bệnh nhân này đang trong tình trạng nguy hiểm tới tính mạng. Còn về nhu cầu mô, chúng ta có khoảng hơn 5.000 người bệnh đang chờ được ghép giác mạc.  Riêng tại Viện Mắt Trung ương, mỗi năm nhu cầu ghép giác mạc từ 500 ca/năm trở lên nhưng từ năm 1985 đến nay mới chỉ ghép được 1.500 ca. Số giác mạc được dùng để ghép chủ yếu lấy từ nguồn viện trợ của các Tổ chức phi chính phủ (khoảng 50 - 100 giác mạc/năm) mà không có nguồn của người cho giác mạc.  Trên thế giới một số nước như Pháp, Mỹ… đã cho phép hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác sau khi chết và đã đem lại hiểu quả rất ấn tượng, mỗi người bệnh sau khi được ghép thận, gan, có khả năng sống cao hơn, lâu dài hơn và chi phí ít tốn kém hơn so với chạy thận nhân tạo… Từ những lý luận cũng như thực tiễn cho thấy việc quy định Quyền hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác sau khi chết là haonf toàn đúng đắn và hợp lý trong bối cảnh đất nước ta hiện nay. II. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI; HIẾN XÁC SAU KHI CHẾT. Bộ luật Dân sự 2005 đã đề cập đến một vấn đề hoàn toàn mối mà từ khi lập pháp đế nay ổ nước ta vấn chưa dề cập tới. Đố là lần đầu tiên trong Bộ luật Dân sự 2005 quy định Quyền hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết, trong đó đã đề cập đến hai vấn đề đó là Quyền hiến bộ phận cơ thể ngươi khi còn sống được quy định ở Điều 33 va hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết được quy đinh tại Điều 34 ngoài ra để đảm bảo việc thực hiện quyền nàu có hiểu quả trong Bộ luật này cũng quy định quyền nhân bộ phận cơ thể người được quy định ở Điều 35. Tại Điều 33 Bộ luật Dân sự 2005: “ cá nhân được quyền hiến bộ phận cơ thể của mình cho người khác vì mục đích chữa bệnh và nghiên cứu khoa học. Việc hiến bộ phận cơ thể người được thực hiện theo quy định của pháp luật”. Đặc biệt việc thừa nhận Quyền hiến xác, hiến bộ phận cơ thể của cá nhân khi cá nhân đó chết đi được quy định tại Điều 34 của Bộ luật dân sự 2005: “ Cá nhân có quyền hiến bộ phận cơ thể của mình hoặc hiến xác sau khi chết vì mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học. Việc sử dụng xác, bộ phận cơ thể của người chết được thực hiện theo quy định của pháp luật”. Qua đó ta thấy ở đây pháp luật cũng chỉ quy định rấ khái quát, chung chung về việc cá nhân có quyền hiến xác, hiến bộ phân cơ thể sau khi chết chứ không quy đinh củ thể về vấn đề điều kiện về đổ tuổi, sức khỏe đối với người hiến…Tuy nhiên trong bộ luật cũng quy định việc sử dụng xác, bộ phận cơ thể người thực hiện theo quy định của pháp luật do đó ta dán tiếp hiểu rằng vấn đề điều kiện về đổ tuổi, sức khỏe … sẽ được quy định trong một văn bản khác. Tuy vậy chúng ta cũng biết được rằng thực tế nếu không có những quy định về những vấn đề củ thể này thì việc thừa nhận quyền hiến xác, hiến bộ phận cơ thể sau khi chết có lẽ chỉ mang tính danh nghĩa mà khó có thể sử dụng được. Tuy vậy khi thừa nhận quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người thì nó sẽ đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho quá trình giảng dạy có hiệu quả trong các trươngg Đại Học, các trung tâm nghiên cứu y học. Bên cạnh quy định về quyền được hiến bộ phận cơ thể người , nhiến xác sau khi chết. Bộ luật Dân sự 2005 còn quy định về quyền được nhận bộ phận cơ thể người Điều 35 quy định: “ Cá nhân có quyền nhận bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Nghiêm cấm việc nhận, sử dụng bộ phận cơ thể người khác vì mục đích thương mại”. Đây là quy định phù hợp vì đương nhiên đã có quy định cá nhân có quyền hiến bộ phận cơ thể thì luật cũng phải quy định cá nhân có quyền nhận bộ phận cơ thể người. Nhưng ta thấy vấn đề này Bộ luật Dân sự cũng quy định chung chung nên rất khó thực hiện trên thực tế bởi vì sễ dẫn đến hiểu không thống nhất cá nhân có quyền nhận ở đây, phải chăng là bất cứ ai, ở bất kỳ đổ tuổi nào cũng được hay cá nhân phải ở đổ tuổi nhất định , không bị mất năng lực hành vi dân sự những vấn đề này luật chưa quy định. Trong Điều 35 luật cũng nghiêm cấm việc nhận, sử dụng bộ phận cơ thể người vì mực đích thương mại. Nhà lập pháp nước ta cũng như một số nước như: Pháp, Đức..họ không coi bộ phận cơ thể người là hàng hóa do đó không được trao dổi mua bán trên thị trường. Bện cạnh đó có một số quan điểm khác cho rằng nên thừa nhận việc hiến mô tạng vì mục đích thương mại vì họ cho rằng đó là quyền của mỗi cá nhân khi họ cho đi một bộ phận cơ thể, họ có quyền nhận lại một lợi ích vật chất nhất định đó là quền hoàn toàn chính đáng và bảo đảm người mua, kẻ bán, người trung gian đều có lợi trong vấn đề này. Mặt khác nhu cầu ghép bộ phận cơ thể trên thực sự là rất lớn, nhiều người sẵn sàng bổ tiền ra để có được thứ mình cần. Bên cạnh hai quan niệm đó thì có quan niệm dung hòa hơn là họ cho rằng nên thừa nhận việc hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết vì mục đích thương mại nhưng trong một giới hạn nhất định, trong trường hợp nhất định. Quyền hiến xác: do cá nhân quyết định Trong báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban thường vụ (UBTV) QH, ông Vũ Đức Khiển (chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật) cho biết xung quanh nội dung quyền hiến xác, có ý kiến ĐB QH đề nghị bổ sung qui định hộ gia đình có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của người thân sau khi chết. Một số ý kiến khác lại muốn việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể phải có sự đồng ý hoặc không có sự phản đối của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên của người đã chết. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, UBTVQH cho rằng đây là một quyền nhân thân của cá nhân, do cá nhân tự quyết định. Mặt khác, vấn đề này còn tương đối mới, thực tiễn phát sinh chưa nhiều, do vậy Bộ luật dân sự chỉ nên dừng ở những qui định mang tính nguyên tắc. Ngay sau khi Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006. Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 21 ngày 12/1/2007 về việc Triển khai thi hành Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác với mục đích xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết và phổ biến kịp thời, đầy đủ nội dung của Luật đến tất cả các tầng lớp nhân dân cũng như đối với đội ngũ cán bộ ngành y tế. Đồng thời, tiến hành xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật  Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác nhằm hướng dẫn thi hành đến mọi đối tượng. Theo đó, Nghị định quy định về tổ chức, điều kiện thành lập và hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người. Các đối tượng áp dụng sẽ là các tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến tổ chức, thành lập và hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người tại Việt Nam. Như vậy, với việc ban hành các văn bản hướng dẫn cùng với 4 chương và 30 điều của Dự thảo Nghị định đã quy định rõ về một số điều của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Qua đó, giúp người dân, lực lượng cán bộ công nhân viên Nhà nước, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ, viên chức ngành y tế nắm bắt tốt những nội dung chính của luật, góp phần nhận thức và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tới mọi tầng lớp cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn, đơn vị, tạo điều kiện để công dân sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và xã hội. Đồng thời, nâng cao tự giác, chủ động tìm hiểu, chấp hành pháp luật nhằm tạo sự chuyển biến trong ý thức của mọi tầng lớp nhân dân, tiến tới trở thành một nét văn hóa của người dân Việt Nam. Cấm tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến, người được ghép trái quy định của pháp luật      Ngày 15/6, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị triển khai thi hành Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Theo đó, người từ đủ 18 tuổi  trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học. Đồng thời, sẽ nghiêm cấm các hành vi lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại; tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật.. III. THỰC TRẠNG, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI HOẶC HIẾN XÁC SAU KHI CHẾT. 1, Vai trò và ỹ nghĩa của việc thừa nhận quyền hiến bộ phận cơ thể người hiến xác sau khi chết. Việc thừa nhận quyền hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết có vai trò vô cùng quan trọng: - Đối với người bệnh ở nước ta số liệu thống kê hàng năm có hàng nghìn người bị suy thận mãn cầu phải chạy thận nhân tạo do đó hàng năm người bệnh phải tiêu tốn một khoản tiền vô cùng lớn cho vẫn đề này. Đặc biệt là những người mắc những bệnh về gan, tim mạch, nếu không có bộ phận cơ thể để cấy ghép kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy việc thừa nhận quyền hiến và nhận các bộ phận cơ thể người hoặc hiến xác sau khi chết là tia hy vọng giúp có đủ nguồng mô tạng để cấy, ghép cứu chữa kịp thời, giúp người bệnh vượt qua cơn nguy kịch về tính mạng và kéo dài tuổi thọ cho họ. Đồng thời giảm được những chi phí thuốc thang, chi phí về chạy thận nhân tạo và các chi phí không cần thiết khác. - Đối với người hiến bộ phận cơ thể người,hiến xác sau khi chết những người này họ có thể là người thân của người bệnh cần cấy, ghép, họ cũng có thể là người khác, và họ cũng có thể cho vì mục đích chữa bệnh hoặc có thể cho vì mục đích nghiên cứu khoa học; họ có thể hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết hoặc còn sống. Qua đó việc thừa nhận quyền này có vai trò vô cùng quan trọng đối với người hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với người hiến xác họ thể hiện được tình cảm cũng như long nhân đạo bao dung của mình đối với người bệnh và đối với nghành giải phẫu học. Những người hiến này họ cũng được Nhà nước, cơ sở y tế hoặc người bệnh đền bù cho sự đồng ý cao cả đó. Từ đó ta thấy nó thể hiện tính nhân văn sâu sắc của dân tộc ta đồng thời góp phần tạo điều kiện cho việc hình thành ngân hàng mô tạng ở nước ta trong tương lai không xa. - Đối với nhà nước: Việc thừa nhận hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác sau khi chết nó thể hiện Nhà nước ta ngày càng quan tâm đến quyền lợi, sưchs khỏe nhân dân. Nó còn giúp nhà nước xây dựng một hệ thống y tế phát triển để phục vị cho quyền nayd có hiểu quả, đáp ứng tốt hơn những nhu cầu chữa bệnh của nhân dân và nghiên cứu khoa học, việc thừa nhận quyền này cũng có vai trò to lớn đưa nước ta hội nhập với thế giới. 2, Thực trạng của việc thực hiện quyền hiến bộ phận cơ thể người hoặc hiến xác sau khi chết. Tuy đã đổi mới gần 20 năm nhưng phải đến Bộ luậ Dân sự 2005 mới thừa nhận va quy định tại Điều 33, Điều 34 mặc dù việc hiến cấy ghép bộ phận cơ thể người đã được nghiên cứu và thực hiện trước đó hàng chục năm. Trong thực tế số người cần được ghép tạng trên thế giới nói chung và ở việt nam nói riêng ngày càng nhiều. Do đó chỉ thừa nhận việ hiến bộ phận cơ thể người khi còn sống một cách tự nguyện là không thể đáp ứng được nhu cầu cấy ghép mô tạng. Dô đó luật cần phải thừa nhận thêm việc hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết. Ngoài ra việc lấy bộ phận cơ thể, lấy xác của người chết để chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học cũng đã được quy định và thực hiện khá hiểu quả ở một số nước phát triển như Mỹ, Pháp, Bỉ… Tuy nhiên ở Việt Nam vấn đề hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết. Trước năm 2005 về mặt pháp lý chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này tức là chưa có văn bản pháp luật nào thừa nhận quyền hiến bộ phận cơ thể hiến xác sau khi chết. Do vậy thực tiễn bày từ năm 2005 trở về trước ít người hiến xác hoặc trường hợp trước khi chết họ đồng ý hiến song khi họ chết đi gia đình họ không đồng ý. Sau hơn một năm kể từ khi ra đời, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được coi là chỗ dựa về mặt luật pháp và có tính quyết định đến sự thúc đẩy việc phát triển trong lĩnh vực ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam. Thực trạng về nhu cầu ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam. Ở Việt Nam trong những năm qua, nhu cầu được ghép mô và nhu cầu có xác để phục vụ việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy là rất lớn và ngày một gia tăng. Cả nước có khoảng 5.000 – 6.000 người suy thận mạn cần được ghép thận. Riêng Hà Nội đã có gần 1.500 người được chỉ định ghép gan. Do không có nguồn của người hiến nên cho đến nay đã có hàng trăm người phải sang Trung Quốc, Singapore và một số nước khác để ghép thận, ghép gan. Còn ở trong nước chỉ có khoảng 300 ca được ghép thành công, trong đó chủ yếu là ghép thận chiếm tỷ lệ cao nhất sau đó đến ghép tế bào máu (ghép tủy) và ghép gan. Tất cả các ca ghép này đều lấy thận, gan của người sống là cha, mẹ, anh, chị, em trong gia đình, cùng huyết thống, có các chỉ số sinh học tương đương. Trong khi đó, trên thế giới các nguồn lấy mô, bộ phận cơ thể người để ghép đều có nguồn từ người cho sống cùng huyết thống và từ người cho sống không cùng huyết thống. Đó là những người bị chết não hay bệnh nhân đã ngừng tim. Nhu cầu ghép giác mạc rất cao, theo số liệu điều tra năm 2007, tỷ lệ mù lòa trong cả nước là 0,59% (trong đó có 5,6% mù do sẹo giác mạc và mù do đục giác mạc chiếm tỷ lệ 8,9%, trong tổng số người mù do các nguyên nhân khác nhau) ước tính sơ bộ tương đương với khoảng 27.800 người mù do các bệnh lý giác mạc đòi hỏi cần có giác mạc để ghép, nhưng trên thực tế không có đủ nguồn của người cho giác mạc. Tuy nhiên, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, tình trạng thiếu mô, bộ phận cơ thể người để ghép luôn tạo nên những sức ép lớn, theo số liệu của WHO (năm 2002) thì trên thế giới có 36.857 triệu người mù, trong đó 5,1% là mù lòa do bệnh giác mạc và mỗi năm có khoảng 10 triệu người bị mù do hỏng giác mạc, nhưng chỉ khoảng 120.000 người được ghép giác mạc. Riêng châu Á, ước tính mỗi năm có khoảng 1 triệu bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối nhưng chỉ có khoảng 60.000 bệnh nhân được ghép thận (50% từ người chết não và 50% từ người cho sống). Trước thực trạng đó, đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật đủ mạnh, đồng bộ để tạo cơ sở cho việc hiến, tặng mô, bộ phận cơ thể người đáp ứng nhu cầu khẩn thiết ngày nay, đồng thời tạo hành lang pháp lý cho cán bộ y tế khi tiến hành lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và đó cũng chính là lý do để Quốc hội đã thông qua Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Một số chế định Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là một đạo luật đặc biệt quan trọng trong ngành y tế, vừa mang tính tự nguyện vừa mang tính nhân đạo sâu sắc. Luật khẳng định quyền được hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác đối với tất cả mọi người từ đủ 18 tuổi trở lên, không phân biệt người đó là người Việt Nam hay người nước ngoài nếu có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đều có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi người hiến đó đang còn sống (hiến da, xương, giác mạc, phổi, thận, gan…) hoặc hiến sau khi người đó đã chết và kể cả hiến xác vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học. Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống (hoặc người đã chết nhưng có nguyện vọng dâng hiến khi còn sống), cơ sở y tế nhận được thông báo sẽ có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, và trung tâm này có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế có chức năng lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và cơ sở y tế chức năng đó có trách nhiệm tới gặp người đăng ký hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người và hướng dẫn cho người đăng ký hiến viết đơn đăng ký hiến (theo mẫu đơn đã được Bộ Y tế quy định). Ngoài ra, cơ sở y tế chức năng cũng sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe cho người hiến theo quy định của Bộ Y tế. IV. NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN HIENS BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI, HIẾN XÁC SAU KHI CHẾT. Những biện pháp thực hiện có hiểu quả quyền hiến bộ phận cơ thể người hiến xác sau khi chết. Để bảo vệ hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết có hiểu quả trước hết Quốc hội cần nhanh chóng hoàn thiện luật về hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết, điều kiện đối với người nhận cũng như người hiến nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này phù hợp với hoàn cảnh trong nước và thông lệ quốc tế. Thứ nhất, tăng cường giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, đặc biệt là khuyến khích việc tự nguyện hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết. Giải thích cho họ biết ỹ nghĩa cũng như tầm quan trọng của việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, lợi ích có thể thấy được, việc tuyên truyền đó sẽ làm người dân hiểu hơn và sẽ dần có cái nhìn tích cực hơn về quyền này. Thứ hai, tăng cường đầu tư hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo cho việc lấy ghép bộ phận cơ thể an toàn hơn, đồng thời đó là việc đào tạo đội ngũ cán bộ, y bác sỹ có chuyên môn cao về việc cấy ghép bộ phận cơ thể sẵn sàng phục vụ nhân dân khi cần thiết. Mặt khác nhà nước mà trực tiếp là Bộ y tế lập kế hoạch sớm xây dựng ngân hàng mô tạng nhằm đáp ứng nhanh hơn, kịp thời hơn nhu cầu của người ghép tạng bất cứ thời điểm nào, tình huống nào. Thứ ba, đẩy mạnh xây dụng một cơ chế về tài chính nhằm thay thế dần việc bao cấp của nhà nước bỏi vì khi tiến hành cấy ghép bộ phận cơ thể lúc đầu thì nhà nước có thể bao cấp được nhưng khi việc lấy ghép các bộ phận cơ thể được xã hôih hóa nhiều người tham gia vào việc cho hiến bộ phận cơ thể xác sau khi chết thì nhà nước không thể bao cấp được. Ở các nước phát triển trên thế giới thì các chi phí sẽ do các công ty bảo hiểm thanh toán toàn bộ trong quá trình cấy ghép do ở các nước này đời sống của nhân dân rất cao. Tuy nhiên ở nước ta do nền kinh tế còn đang trong thời kỳ hội nhập, đời sống của nhân dân dang cải thiện song nước ta không phải ai cũng có điều kiện tham gia bảo hiểm, mặt khác cũng chưa có laoij bảo hiểm chuyên về vấn đề này đồng thời số tiền đóng bảo hiểm của mỗi người quá nhỏ không đủ chi cho việc chữa bệnh của người dân mặc dù đã dùng đến quỹ dự phòng từ mấy năm trước. Do đó vấn đề kinh phí đang là một trong những vấn đề cấp thiết nhất khônng chỉ dụa vào sự bao cấp của nhà nước cũng như các công ty bảo hiểm vì vậy kinh phí là vẫn đề đặ ra cho toàn xã hội, do đó cần thu hút tài chính vào vấn đề này bằng mọi cách. Thứ tư, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền này. Đồng thời tham gai trao đổi kinh nghiệm với các nước có trình độ ghép tạng tiên tiến để học hỏi kinh nghiệm, và nâng cao kỹ thuật cấy nghép trong nước tiến tới ghép những bộ phận cơ thể đòi hỏi kỹ thuật phức tạp cũng như kinh nghiệm của cán bộ y tế như ghép gan, tim… 2, Hướng hoàn thiện về pháp luật về hiến xác, hiến bộ phận cơ thể sau khi chết. Để góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng tốt hơn, ngày 29/11/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Đây là văn bản luật đầu tiên điều chỉnh chuyên biệt một lĩnh vực rất mới mẻ và phức tạp nên nó không tránh khỏi những bất cập nhất định cần được hoàn thiện. - Đề nghị bổ sung việc cho, nhận tế bào vào phạm vi điều chỉnh của Luật ở Điều 1 vì Điều 6 của Luật có quy định về quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, mô trong thụ thai nhân tạo, đồng nghĩa với việc tế bào thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật. Như chúng ta đã biết noãn, tinh trùng, phôi… đang là những nội dung quan trọng và cần thiết phải quy định chặt chẽ. Hơn nữa, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, vấn đề điều trị bằng tế bào gốc sẽ ngày càng phổ biến hơn, ví dụ: vừa qua tại TP.Hồ Chí Minh một bệnh nhân 30 tuổi bị hỏng mắt đã được các bác sĩ chữa trị thành công bằng tế bào gốc.Do đó, cần phải có những quy định pháp luật cụ thể, chặt chẽ hơn về vấn đề này, vì việc hiến nhận tế bào còn có thể tạo ra một cơ thể hay một chủ thể pháp luật mới. Vì vậy, nên bổ sung vào Điều 3 của Luật khái niệm tế bào: “Tế bào là các đơn vị cấu trúc, chức năng cơ bản của mọi sinh vật đa bào”. Hơn nữa, cần bổ sung thêm quyền lợi cho người tự nguyện hiến tế bào bên cạnh người hiến mô, bộ phận cơ thể vì việc hiến tế bào cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của người hiến. Người hiến tế bào càng nên được hưởng quyền lợi khi Nhà nước ta đang cố gắng khuyến khích nhiều người hiến để tạo nguồn mô, tế bào, bộ phận cơ thể cứu chữa người bệnh và phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy. - Cần sớm có quy định về trình tự, thủ tục đối với việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người cho mục đích nghiên cứu khoa học cũng như điều kiện đối với các tổ chức nhận xác, bộ phận cơ thể người để nghiên cứu khoa học. - Về độ tuổi của người hiến mô, bộ phận cơ thể người còn sống, chúng tôi đồng ý với Điều 5 của Luật là từ đủ 18 tuổi trở lên mới được hiến mô, bộ phận cơ thể. Tuy nhiên, đối với trường hợp người chết mà không có thẻ đăng ký hiến xác, hiến bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 22), thì Luật không nên giới hạn độ tuổi là đủ 18 tuổi trở lên, mà người dưới 18 tuổi cũng có thể được chấp nhận nếu được gia đình hoặc người giám hộ hợp pháp của họ đồng ý. Bởi lẽ, mô, bộ phận cơ thể của người dưới 18 tuổi vẫn có thể dùng để cấy, ghép cho người bệnh được và khi những người thân thích của người chết muốn hiến thì không có lý do gì mà cơ sở y tế lại không được nhận. Mặt khác, việc hiến bộ phận cơ thể, hiến xác ngoài việc phục vụ chữa bệnh còn nhằm mục đích nghiên cứu khoa học và giảng dạy. - Về thẩm quyền xác định chết não, theo chúng tôi, Luật không cần thiết phải bắt buộc phải có sự tham gia của giám định pháp y trong việc xác định chết não vì thực tế cho thấy ở nước ta, số lượng chuyên gia pháp y là không nhiều, đặc biệt là ở một số bệnh viện, cơ sở y tế trung bình. Nếu quy định như điểm c, khoản 2, Điều 27 của Luật sẽ có nhiều trường hợp phải chờ sự có mặt của các chuyên gia pháp y. Do đó, sẽ kéo dài thời gian vàng cho phép lấy những bộ phận tạng được hiến ở điều kiện tốt nhất, chỉ bảo quản được trong thời gian ngắn. Ví dụ như tim chỉ được ghép tối ưu nhất trong vòng 24h kể từ khi lấy ra khỏi lồng ngực của người hiến, còn thận thì tuy bảo quản để ghép được có dài thời gian hơn, nhưng cũng không quá 72h. Việc xác định chết não nên giao cho một hội đồng độc lập gồm các chuyên gia thuộc chuyên khoa hồi sức, hồi sức tích cực nội – ngoại thần kinh đánh giá dựa trên dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của khoa học kỹ thuật y học hiện đại. Sau khi hội đồng có kết luận thống nhất thì thủ trưởng sẽ ra quyết định cuối cùng. - Luật nên nêu rõ chế tài áp dụng với từng hành vi cụ thể hoặc bổ sung vào Bộ luật Hình sự những điều khoản để xử lý loại tội phạm liên quan đến các hành vi bị cấm tại Điều 11. - Về thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sống; thủ tục đăng ký hiến bộ phận cơ thể người hiến xác sau khi chết ở khoản 4 Điều 12 cũng như khoản 4, Điều 18 của Luật có nêu: trách nhiệm của cơ sở y tế là trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan là không khả thi. Bởi quy định này dẫn đến trường hợp người dân sẽ hiểu rằng: các cơ sở y tế phải có trách nhiệm cử cán bộ tới nhà gặp trực tiếp người hiến để tư vấn mà cơ sở y tế thì không đủ người để có thể làm được điều đó. Vì vậy, đề nghị sửa đổi khoản 4, Điều 12, Điều 18 theo hướng sau: “Cơ sở y tế có trách nhiệm mời người hiến đến cơ sở y tế để trực tiếp cung cấp đầy đủ các thông tin có liên quan cho người hiến biết”. - Mặt khác, điểm a, khoản 2, Điều17 của Luật cần làm rõ hơn về quy định khám sức khoẻ định kỳ bởi quy định này quá chung chung và khó thực hiện trên thực tiễn. Ví dụ: nếu có bệnh liên quan đến việc hiến mô, bộ phận cơ thể người như suy quả thận còn lại sau khi đã hiến đi một quả thì có được miễn phí trong việc điều trị hay không? Nếu phải chạy thận nhân tạo hay thay thận thì giải quyết như thế nào. Do đó, đề nghị sửa điểm a, Khoản 2, Điều 17 của Luật hoặc quy định giải thích ở một văn bản dưới luật như sau: “Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể tại cơ sở y tế, được khám định kỳ miễn phí và được điều trị miễn phí với những bệnh lý trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra từ việc hiến mô, bộ, phận cơ thể người”. Việc này phải được thực hiện một cách nghiêm túc trên thực tiễn, bởi nếu thực hiện không tốt nó sẽ tác động xấu đến những người đang có ý định hiến mô, bộ phận cơ thể khi còn sống để cứu chữa người bệnh và góp phần đảm bảo quyền lợi cho người hiến. Nó cũng thể hiện được sự quan tâm cũng như chính sách của Nhà nước là tôn vinh những người hiến. - Về quyền lợi của người hiến xác, hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 25): như đã nói, một người chết đi thì nỗi đau tinh thần thường thuộc về những người còn sống mà trực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHọc kỳ dân sự- Những biện pháp và hướng hoàn thiện pháp luật về quyền hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác sau khi chết.doc
Tài liệu liên quan