Tiểu luận Nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện và thực tiễn áp dụng

Hiện nay, các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện được quy định tại khoản 1 Điều 168 BLTTDS. Theo đó, một trong những trường hợp tòa án trả lại đơn khởi kiện đó là người khởi kiện khi chưa có đủ điều kiện khởi kiện. Vấn đề này hiện nay đang còn có những vấn đề phát sinh từ các quy định của pháp luật liên quan và thực tiễn áp dụng.

Một vấn đề có nhiều ý kiến xoay quanh đó là nhiều trường hợp luật cho phép người dân có thể lựa chọn giữa hai thủ tục khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình song hiện nay nhiều tòa án vẫn buộc đương sự phải tiến hành thủ tục khiếu nại và chỉ khi có kết quả trả lời của các cơ quan chủ quản thì mới được khởi kiện ra tòa án

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2608 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện và thực tiễn áp dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu khởi kiện đã hết. Việc xác định thời hiệu khởi kiện tương tự như việc xác định thời hiệu khởi kiện để thỏa mãn về điều kiện thụ lý vụ án dân sự đã nêu ở trên. - Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Người khởi kiện không có quyền khởi kiện là người không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 161 và Điều 162 của BLTTDS và hướng dẫn tại mục 1 và mục 2 Phần I của Nghị quyết 02/2006. - Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án đã bị Tòa án bác đơn mà đương sự có quyền khởi kiện lại; ví dụ như: ly hôn, thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điểu kiện khởi kiện. - Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí mà người khởi kiện không đến tòa làm thủ tục thụ lý vụ án, trừ trường hợp có lý do chính đáng; - Chưa có đủ điều kiện khởi kiện, là trường hợp các đương sự có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về các điều kiện để khởi kiện (kể cả quy định về hình thức, nội dung đơn kiện), nhưng đương sự đã khởi kiện khi còn thiếu một trong các điều kiện đó, ví dụ như: người chồng nộp đơn ly hôn khi người vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi... - Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; là trường hợp không thuộc một trong các tranh chấp quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của BLTTDS, hoặc pháp luật không quy định giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, ví dụ: đương sự gửi đơn đến tòa án không tuân theo quy định của pháp luật. - Trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 164 BLTTDS mà tòa án đã báo cho người khởi kiện biết mà họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Tòa án. Phần lớn các trường hợp trả lại đơn khởi kiện được quy định trong BLTTDS nêu trên đều đã được Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trước đây quy định, chỉ có ba trường hợp mới cần lưu ý gồm: - Người khởi kiện không nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn theo pháp luật quy định. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trước đây cũng ấn định thời hạn một tháng để người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí nhưng lại không quy định hậu quả pháp lý của việc không nộp tiền tạm ứng án phí trọng hạn luật định. Quy định mới này nhằm mục đích buộc người khởi kiện phải cân nhắc kỹ hơn trước khi nộp đơn khởi kiện. - Người khởi kiện chưa có đủ điều kiện khởi kiện. Có quan điểm cho rằng đây là trường hợp mà trước khi khởi kiện đến tòa án vụ việc phải được tiến hành hòa giải trước, tòa án chỉ thụ lý khi việc hòa giải không thành như: Tranh chấp quyền sử dụng đất; các tranh chấp lao động cá nhân hay tranh chấp lao động tập thể...Tuy nhiên có ý kiến cho rằng quy định này của BLTTDS có nội dung rộng hơn, bởi vì theo quy định của pháp luật thì có những trường hợp người khởi kiện nếu không đáp ứng các điều kiện khác thì cũng không được khởi kiện, Ví dụ, người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn khi người vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hay trường hợp tòa án đã bác đơn xin ly hôn nhưng chưa đủ 1 năm người bị bác đơn đã nộp đơn khởi kiện lại,..(() Vấn đề khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự, ThS. Lê Thị Bích Lan, thẩm phán Tòa dân sự Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Tạp chí Luật học – Đặc san về BLTTDS 2004. )Quan điểm này là hợp lý và phù hợp với các nội dung quy định của pháp luât hiện hành. - Người khởi kiện không bổ sung đơn khởi kiện trong thời hạn theo quy định của pháp luật. Đây là quy định hoàn toàn mới có ý nghĩa buộc người khởi kiện phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh ngay từ những bước đầu tiên của quá trình tố tụng tại tòa án, bởi các quy định của BLTTDS hiện nay đề cao vai trò, nghĩa vụ chứng minh của đương sự, việc thu thập chứng cứ của tòa án là hạn chế không phải trường hợp nào tòa án cũng thu thập chứng cứ. Khi trả đơn khởi kiện cho người khởi kiện, tòa án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện để người khởi kiện có căn cứ khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện. Đây là quy định mới giúp cho các đương sự thực hiện quyền khiếu nại khi họ bị tòa án trả lại đơn khởi kiện không đúng. Theo Điều 170 BLTTDS thì người khởi kiện có quyền khiếu nại với chánh án tòa án đã trả lại đơn khởi kiện trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày họ nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo do tòa án trả lại. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, chánh án phải ra một trong các quyết định sau: Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện; Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành thụ lý vụ án. Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật tố tụng dân sự về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự Sau hơn 6 năm thi hành BLTTDS, số lượng các vụ kiện được khởi kiện và giải quyết tại các Tòa án trong cả nước đều tăng cao, trong đó các tranh chấp về thừa kế, đất đai, nhà ở, hợp đồng, hôn nhân & gia đình...chiếm tỷ lớn. Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, kinh doanh thương mại, lao động hay các tranh chấp có yêu tố nước ngoài cũng ngày càng gia tăng. Cụ thể là: Năm Số vụ việc đã thụ lý Số vụ việc đã giải quyết Đạt tỷ lệ 2005 152.819 132.125 86.5% 2006 164.888 146.823 89% 2007 188.992 171.681 91% 2008 192.336 174.768 91% 2009 214.174 194.358 90.7% 2010 215.714 194.372 90% (() Báo cáo số 09/BC-TANDTC ngày 9/8/2010 của TAND tối cao tổng kết 5 năm thi hành BLTTDS. Lấy từ: ) Trong đó, các vụ án dân sự, hôn nhân & gia đình thường chiếm phần lớn trong tổng số các vụ án được giải quyết. Năm 2005, Tòa án các cấp đã giải quyết được 129.926 vụ về dân sự, hôn nhân & gia đình trong tổng số 132.125 vụ việc dân sự đã giải quyết, chiếm tỷ lệ 98.3%. Năm 2006 số lượng này là 143.580 vụ trong tổng số 146.823 vụ đã giải quyết, chiếm tỷ lệ 97.8%. Số lượng các vụ án kinh doanh thương mại và lao động đã giải quyết được tuy chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng số lượng hàng năm đều có sự tăng lên rõ rệt. Về kinh doanh thương mại: Năm 2007 TAND các cấp đã giải quyết được 4206 vụ trong tổng số 4789 vụ, đạt tỷ lệ 87.7%. Năm 2008 giải quyết được 5343 vụ trong tổng số 6034 vụ án, đạt 88.5%. Năm 2009 giải quyết được 969 vụ án trong tổng số 1043 vụ, đạt 92.9%. Năm 2007 giải quyết được 1211 vụ án trong tổng số 1275 vụ, đạt 95%. Năm 2008 giải quyết được 1828 vụ trong tổng số 1907 vụ, đạt 96%. Như vậy, có thể thấy thấy số lượng các vụ án về dân sự nói chung đã có sự tăng lên về số lượng thụ lý và giải quyết, việc thực hiện quyền khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự ngày càng được đảm bảo. Bên cạnh việc tăng về số lượng vụ án được thụ lý và giải quyết tại các Tòa án thì kể từ khi có BLTTDS, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đương sự trong quá trình khởi kiện cũng có bước chuyển biến tích cực. Nhìn chung các cấp Tòa án đã tuân thủ các quy định của BLTTDS trong việc khởi kiện, thụ lý và giải quyết vụ án dân sự, tạo điều kiện để người dân thực hiện được quyền khởi kiện của mình đúng theo quy định của pháp luật, đồng thời cố gắng trong việc thúc đẩy quá trình giải quyết vụ án dân sự được nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Sự ra đời của BLTTDS năm 2004 đã tạo ra những bước đột phá trong công tác thụ lý vụ án dân sự, góp phần vào cải cách nền tư pháp nói chung theo chủ trương của Đảng đề ra. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về vấn đề thụ lý vụ án dân sự, trả lại đơn khởi kiện vào thực tiễn. Mặc dù số lượng vụ án được thụ lý và giải quyết tăng cao nhưng ở một số nơi tình trạng tồn đọng còn khá nhiều các đơn khởi kiện vẫn chưa được thụ lý, giải quyết. Do số lượng các vụ tranh chấp khởi kiện tại Tòa ngày càng tăng trong khi đó số lượng thẩm phán còn thiếu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ lại chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của Tòa án, không ít trường hợp cán bộ Tòa án nhận đơn khởi kiện đã trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện mà không có sự giải thích rõ ràng, hoặc kéo dài thời gian nhận đơn khiến người dân phải đi lại nhiều lần. Khi người khởi kiện khiếu nại việc trả lại đơn khởi kiện lại không giải quyết một cách thỏa đáng, minh bạch khiến người dân mất niềm tin vào các cơ quan bảo vệ pháp luật. Một ví dụ điển hình là tháng 12/2010, trên một số báo mạng như dantri.com.vn, tuoitre.vn, dphanoi.org.vn...đã đưa tin một người đàn ông đã tên là An Văn Châu (63 tuổi, ngụ đường Tôn Đản, quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh) bị cụt mất một chân phải bò theo cầu thang từ tầng hầm để xe lên lầu 1 - nơi có phòng thụ lý án tại TAND quận 4 thành phố Hồ Chí Minh để làm thủ tục khởi kiện, tuy nhiên đến lần thứ 3, cuối cùng ông đã nhận được câu trả lời từ cán bộ tòa án là vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Qua đó cho thấy có một số tòa án, thái độ cán bộ tòa án còn chưa tôn trọng người dân, mà các báo này ví von “hành là chính” của cán bộ tòa án đối với dân... Sau đây là một số vấn đề thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện thời gian qua ở nước ta: 2.1. Về cơ chế kiểm sát vi phạm pháp luật của tòa án trong trường hợp tòa án trả lại đơn khởi kiện mà không ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện trong văn bản: Như đã nêu ở trên, theo quy định của BLTTDS hiện hành thì khi đương sự nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự cho Tòa án, nếu thấy có một trong các căn cứ nêu tại khoản 1 Điều 168 BLTTDS, Tòa án có quyền trả lại đơn khởi kiện cho đương sự và không thụ lý vụ án. Khi trả lại đơn khởi kiện cho đương sự, Tòa án phải có văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện. Điều 170 BLTTDS hiện hành cũng quy định, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Tòa án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện. Trong trường hợp này, quyết định giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện của Chánh án là quyết định cuối cùng. Thực tiễn thi hành các quy định nêu trên cho thấy, có thể xảy ra trường hợp Tòa án áp dụng các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 168 để trả đơn kiện cho đương sự không chính xác; có trường hợp khi trả lại đơn khởi kiện tòa án không có văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện (() Xem phần “Thực tiễn thi hành các quy định của BLTTDS về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự” của bài làm. ). Nhiều vụ việc đương sự khiếu nại rất gay gắt đến TAND tối cao. Tòa lao động TANDTC đã phải gửi công văn yêu cầu tòa án địa phương thực hiện đúng quy định tại Khoản 2 Điều 168 BLTTDS (() Tòa lao động – TANDTC, báo cáo tham luận tại hội nghị tổng kết công tác ngành tòa án năm 2008. ). Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định cơ chế nào để kiểm sát những vi phạm thủ tục tố tụng này của tòa án, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Để khắc phục vướng mắc này, Khoản 2 Điều 168 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung (theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTDS ngày 29/3/2011, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2012) quy định rõ: “Khi trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Toà án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp”; đồng thời, Điều 170 BLTTDS cũng được sửa đổi, bổ sung theo hướng: bên cạnh việc tiếp tục ghi nhận quyền của đương sự được khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện, điều luật còn quy định: trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện của Tòa án, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kiến nghị của Viện kiểm sát, Chánh án phải ra quyết định trả lời kiến nghị. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trả lời kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kiến nghị, Chánh án Tòa án cấp trên phải ra quyết định giải quyết. Quyết định của Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng. 2.2. Vướng mắc trong vấn đề được khởi kiện thẳng ra tòa án hay phải qua thủ tục khiếu nại, hòa giải cơ sở : Hiện nay, các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện được quy định tại khoản 1 Điều 168 BLTTDS. Theo đó, một trong những trường hợp tòa án trả lại đơn khởi kiện đó là người khởi kiện khi chưa có đủ điều kiện khởi kiện. Vấn đề này hiện nay đang còn có những vấn đề phát sinh từ các quy định của pháp luật liên quan và thực tiễn áp dụng. Một vấn đề có nhiều ý kiến xoay quanh đó là nhiều trường hợp luật cho phép người dân có thể lựa chọn giữa hai thủ tục khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình song hiện nay nhiều tòa án vẫn buộc đương sự phải tiến hành thủ tục khiếu nại và chỉ khi có kết quả trả lời của các cơ quan chủ quản thì mới được khởi kiện ra tòa án. Sau đây là một số vụ án điển hình: Vụ án xoay quanh vấn đề kiện báo chí: Cuối tháng 8 năm 2009, TAND thị xã Buôn Hồ (Dăk Lăk) đã xử sơ thẩm vụ bốn hộ dân kiện đòi Báo Dăk Lăk cải chính, xin lỗi và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vụ án đặt ra một tình tiết pháp lý gây tranh cãi xung quanh việc tòa thụ lý những vụ kiện liên quan đến báo chí: Người cho rằng đương sự phải khiếu nại báo trước, người lại nói cứ kiện thẳng ra tòa. Vụ việc xảy ra như sau: Giữa tháng 3, Báo Đăk Lăk đăng bài viết phản ánh rằng có bốn hộ dân được Binh đoàn 15 Quân khu 5 (nay là Công ty Cà phê 15) giao khoán vườn cà phê nhưng không giao nộp sản phẩm và “làm thủ tục” để được cấp giấy đỏ trái quy định, xây công trình trái phép trên đất quốc phòng…Bốn hộ dân cho rằng sau đó dư luận xầm xì, bàn tán là họ đã có hành vi gian dối, không trung thực, làm thiệt hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của họ. Do vậy, họ yêu cầu TAND huyện Krông Búk (cũ) buộc Báo Dăk Lăk bồi thường tổng cộng 20 triệu đồng thiệt hại về sức khỏe và tổn thất tinh thần, đồng thời đăng cải chính những nội dung sai sự thật, công khai xin lỗi theo Luật Báo chí. Suốt quá trình tòa giải quyết, Báo Dăk Lăk đều vắng mặt. Cách hành xử này của báo cũng có nguyên do. Đầu tiên, ngay từ khi TAND huyện Krông Búk thụ lý, Báo Dăk Lăk đã cho rằng các đương sự chưa khiếu nại đến báo theo quy định tại Điều 9 Luật Báo chí và Nghị định số 51 năm 2002 của Chính phủ (quy định về cải chính trên báo chí). Thứ nữa, báo có trụ sở tại TP Buôn Ma Thuột nhưng TAND huyện Krông Búk thụ lý là sai thẩm quyền…Dù vậy, TAND thị xã Buôn Hồ sau này vẫn đưa vụ án ra xử, tuyên buộc Báo Dăk Lăk phải đăng bài cải chính những nội dung sai sự thật và công khai xin lỗi theo đúng Luật Báo chí. Tòa không chấp nhận yêu cầu của các nguyên đơn về việc buộc Báo Dăk Lăk bồi thường thiệt hại...(() ) Về sau Viện kiểm sát tỉnh Dăk Lăk đã kháng nghị bản án sơ thẩm của TAND thị xã Buôn Hồ, dựa trên những lập luận rằng: Khi nhận đơn kiện, lẽ ra tòa phải áp dụng quy định người khởi kiện chưa có quyền khởi kiện để trả lại đơn cho đương sự. Lý do đưa ra là tòa án phải áp dụng Điều 9 Luật Báo chí, khoản 3 Điều 4 Nghị định 51 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật báo chí (...sau ba lần đăng, phát ý kiến của tổ chức, cá nhân và cơ quan báo chí mà không có sự thống nhất giữa hai bên thì cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có quyền yêu cầu ngừng đăng, phát thông tin của đương sự. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đến cơ quan chủ quản của báo chí đó, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại tòa…) (() Xem Điều 9 Luật báo chí năm 1989, sửa đổi, bổ sung năm 1999; khoản 3 Điều 4 Nghị định 51 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật báo chí. ). Do vậy, việc tòa thụ lý vụ án khi các đương sự chưa thực hiện việc khiếu nại đến cơ quan báo chí là vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Tuy nhiên, có một luồng quan điểm thứ hai đồng tình với TAND thị xã Buôn Hồ bởi BLTTDS không hề quy định trước khi khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe, người khởi kiện phải thực hiện các quy định của Luật Báo chí. Những người theo quan điểm này phân tích thêm: Ngay Điều 9 Luật Báo chí đã quy định tổ chức, cá nhân có quyền phát biểu bằng văn bản về những nội dung đề cập trên báo chí khi có căn cứ cho rằng báo chí đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến mình… Như vậy, đây là quyền của đương sự chứ không phải nghĩa vụ. Mà đã là quyền thì họ thực hiện hay không là việc của họ. Tương tự, nội dung khoản 3 Điều 4 Nghị định 51 cũng phải hiểu là nếu cơ quan báo chí tiếp tục đăng, phát ba lần mà các bên chưa thống nhất, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có quyền yêu cầu ngừng đăng, phát thông tin của đương sự. Lúc này đương sự có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện chứ không bắt buộc đương sự phải làm thủ tục khiếu nại sau khi báo đăng bài và trước khi khởi kiện. Cạnh đó, Bộ luật Tố tụng dân sự không quy định trường hợp khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì người khởi kiện phải tiến hành các thủ tục “tiền tố tụng” như trong án hành chính nên việc tòa nhận đơn, thụ lý là đúng. Ở đây, dưới góc độ thủ tục thụ lý vụ án dân sự, chúng ta chưa quan tâm nội dung tranh chấp của bốn hộ dân với Báo Dăk Lăk, cũng không bàn đến phán quyết của tòa đúng hay sai, điều đáng nói là khi một người cho rằng một tờ báo viết sai, xâm hại đến lợi ích của mình thì có được kiện thẳng ra tòa hay phải khiếu nại đến tờ báo đó trước? Hiện nay, TAND tối cao vẫn chưa có hướng dẫn thống nhất về vấn đề này, vì vậy đã gây ra không ít lúng túng trong quá trình giải quyết các vụ án của Tòa án các cấp. Theo quan điểm của em thì về nguyên tắc, những vụ án kiện báo chí để đòi bồi thường thiệt hại do uy tín, danh dự bị xâm phạm là những vụ kiện dân sự. Những tranh chấp liên quan đến vấn đề này sẽ áp dụng luật báo chí để giải quyết. Tuy nhiên Luật báo chí lại không có quy định rõ ràng trình tự, thủ tục giải quyết, do đó sẽ áp dụng BLTTTS, tức là tòa có thể thụ lý đơn khởi kiện trực tiếp của đương sự mà không bắt buộc họ phải thông qua thủ tục khiếu nại cơ quan báo chí. Vụ án xoay quanh vấn đề tranh chấp đất đai chưa qua hòa giải cơ sở: Những năm gần đây, trong thực tiễn xét xử của ngành tòa án đã xảy ra không ít vụ đương sự khởi kiện tranh chấp đất, tòa sơ thẩm thụ lý rồi mới phát hiện ra tranh chấp đó chưa qua thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã. Một vụ án ở Gia lai được đăng trên công thông tin điện tử TAND tỉnh Gia Lai như sau: năm 2000, vợ chồng ông Trần Văn M ra tòa ly hôn, có đặt vấn đề phân chia 2.000 m2 đất trong tổng số 6.000 m2 do anh ông M. đứng tên sử dụng. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, tòa đã không xem xét yêu cầu này. Gần 10 năm sau, ngày 28-1-2010, vợ cũ của ông M. khởi kiện yêu cầu chia lại số đất trên. Dù tranh chấp của bà này với anh em người chồng cũ chưa qua khâu hòa giải tại địa phương nhưng TAND thành phố Pleiku (Gia Lai) vẫn thụ lý, giải quyết. Ngày 15-6-2010, tòa đưa vụ kiện trên ra xét xử. Sau khi luật sư của một bên đương sự nêu ra việc vi phạm tố tụng trên, Hội đồng xét xử đã phải nhìn nhận là bỏ sót thủ tục tố tụng và đình chỉ vụ án. (() ) Theo quy định của pháp luật đất đai, kể từ ngày 1-7-2004 (ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành), tòa án chỉ thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai nếu tranh chấp đó đã được hòa giải không thành tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã. Trường hợp đương sự nộp đơn khởi kiện mà tranh chấp đó chưa qua hòa giải tại UBND cấp xã thì tòa trả lại đơn khởi kiện và hướng dẫn họ thực hiện theo quy định tại Điều 135, 136 Luật Đất đai năm 2003. Với những vụ án tương tự như trên, có Tòa quan điểm rằng, áp dụng khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự để ban hành quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ kiện và chuyển hồ sơ hoặc hướng dẫn đương sự tiến hành hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Nếu UBND xã, phường, thị trấn hòa giải thành thì tòa ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự. Trường hợp UBND xã, phường, thị trấn hòa giải không thành, đương sự vẫn tranh chấp và yêu cầu tòa giải quyết thì căn cứ vào Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự, tòa án tiếp tục giải quyết vụ án. Ngược lại, có tòa xác định việc tranh chấp đất đai chưa qua thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã thuộc trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện. Từ đó, tòa áp dụng khoản 2 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự để ban hành quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ kiện. Đến lúc này, đương sự muốn được tòa giải quyết thì phải chủ động về UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp yêu cầu tiến hành hòa giải tranh chấp. Sau khi có kết quả hòa giải không thành của UBND cấp xã, đương sự phải khởi kiện bằng một vụ án khác. Và một vấn đề đặt ra là không ít trường hợp vì thiếu hiểu biết pháp luật, khi thời hạn khởi kiện sắp hết, đương sự mới khởi kiện ra tòa. Lúc này, nếu tòa đình chỉ giải quyết vụ kiện, nói đương sự về UBND cấp xã làm thủ tục hòa giải thì họ sẽ hết thời hạn khởi kiện, tức tranh chấp của họ sẽ vĩnh viễn không được tòa phân xử. Và một câu chuyện trước đó là các đương sự thường chỉ dẫn nhau ra tòa khi tranh chấp đã rất gay gắt và họ không thỏa thuận với nhau được. Phần lớn vụ tranh chấp, việc hòa giải tại UBND cấp xã chỉ là thủ tục bắt buộc để nhờ tòa phân xử. Vì vậy, có thể thấy các quy định của pháp luật đang mập mờ, chưa thống nhất, do đó quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vẫn có thể không được bảo vệ một cách thỏa đáng. Cũng chính vì sự mập mờ trong quy định của pháp luật mà nhiều tòa án đã lợi dụng đó để tiến hành không thụ lý, trả lại đơn khởi kiện của nhiều người dân, khi mà họ thiếu hiểu biết về pháp luật và cũng là đối tượng cần được pháp luật bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhất. Ở đây, em đồng ý với quan điểm là thay vì đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ kiện, tòa nên yêu cầu đương sự tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã, sau đó chờ kết quả hòa giải để tiếp tục giải quyết hay đình chỉ vụ kiện bởi vì việc này giảm rất nhiều sự phiền hà cho cả đương sự lẫn tòa án. Tuy nhiên, ở đây chỉ mới dừng lại ở quan điểm, còn pháp luật hiện hành thì vẫn chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về vấn đề này. 2.3. không đảm bảo thời gian xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án Trong thực tế nhiều vụ án, tòa án không đảm bảo thời gian xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án. Có những vụ án sau vài tháng kể từ ngày nhận đơn tòa án mới thụ lý. Sau khi nhận đơn khởi kiện và chứng cứ, tài liệu kèm theo, tòa án thường mất khá nhiều thời gian để xem xét thụ lý vụ án. Việc xem xét đơn khởi kiện của Tòa án bị kéo thời gian đối khi do Tòa án không vận dụng đúng pháp luật trong giải quyết vụ án. Ví dụ, theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 2006 đã quy định thêm một số tranh chấp không bắt buộc phải thông qua hòa giải tại cơ sở như tranh chấp về việc người lao động kiện đòi bồi thường thiệt hại, tranh chấp về trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động...nhưng đến nay vẫn có tòa án trả lại đơn cho đương sự yêu cầu phải tiến hành hòa giải ở cơ sở trước (() Phạm Công Bảy, tình hình giải quyết các vụ án lao động 2007 và một số vấn đề rút ra từ thực tiễn áp dụng BLTTDS”, tạp chí TAND tháng 3/2008 ). Tình trạng này làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, những bức xúc không được giải quyết kịp thời sẽ dẫn đến các vi phạm hình sự. Theo hướng dẫn tại Mục 6 phần I Nghị quyết 02/2006: “Đối với Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thì Chánh án hoặc Phó Chánh án được Chánh án uỷ nhiệm phân công cho một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện”. Theo quy định này thì mỗi khi có một đơn khởi kiện được gửi đến, Tòa án mới thực hiện việc phân công xem xét đơn khởi kiện. Cách làm này phải trải qua nhiều khâu mất nhiều thời gian, đơn khởi kiện sẽ không được xem xét đảm bảo thời gian theo quy định và chưa thực sự đề cao trách nhiệm bảo đảm tính khách quan của thẩm phán được phân công giải quyết. Và trong thực tiễn hiện nay hầu như các tòa án cũng chưa có thẩm phán làm công tác chuyên trách việc giải quyết đơn mà do văn thư nhận đơn (cùng tất cả các chứng cứ, tài liệu) từ các đương sự, vào sổ nhận đơn sau đó chuyển cho tòa chuyên trách hoặc bộ phận chuyên trách. Các bộ phận này sẽ nhận đơn về vào sổ thụ lý đơn chuyển lãnh đạo tòa hoặc bộ phận chuyên trách phân công người xem xét giải quyết đơn. Các bố trí trình tự giải quyết đơn như vậy rất rườm ra khi đơn được chuyển đến cán bộ được phân công giải quyết đơn thường mất từ ba đến năm ngày. Nếu cộng với thời gian thẩm phán được phân công xem xét đơn thì không đảm bảo thời gian quy định tại điều 167 BLTTDS (() Luận văn thạc sỹ luật học “Thụ lý vụ án dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Liễu Thị Hạnh, Hà Nội – 2009 ). 2.4. Chưa áp dụng đúng thủ tục khởi kiện Khởi kiện là quyền của công dân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Việc khởi kiện phải theo trình tự thủ tục tố tụng. Tuy nhiên,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThụ lý, trả lại đơn khởi kiện - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Tài liệu liên quan