Tiểu luận Phá sản doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài

Trong tư pháp quốc tế, việc xác định nơi mở thủ tục phá sản có ý nghĩa quyết định vì

nó liên quan đến vấn đề mấu chốt là giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử. Tuy

nhiên, một khi đã mở thì trình tự thủ tục phá sản được tiến hành xoay quanh hai nội

dung cơ bản. Đó là xác định luật áp dụng (A) và phối hợp các thủ tục phá sản doanh

nghiệp diễn ra đồng thời tại hai hay nhiều quốc gia khác nhau (B).

A. LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI THỦ TỤC PHÁ SẢN

a. Theo quy định chung trong tư pháp quốc tế của Cộng hòa Pháp, luật áp dụng đối

với thủ tục phá sản – thuật ngữ La tinh gọi là lex concursus – là luật của quốc gia nơi

mở thủ tục phá sản. Như vậy, trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, chính giải pháp

giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử sẽ quyết định giải pháp giải quyết xung đột

pháp luật, bởi vì pháp luật của nước nơi có tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản

(lex fori) là luật áp dụng đối với thủ tục phá sản. Quan điểm này của pháp luật Pháp

không thay đổi, cho dù thủ tục phá sản được trực tiếp mở theo quyết định của tòa án

Pháp (xem phần I, A, ở trên) hay theo quyết định của tòa án nước ngoài rồi được công

nhận tại Pháp (xem phần I, B, ở trên), bởi vì về nguyên tắc, việc công nhận và cho thi

hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài về phá sản không có hiệu lực làm cho

bản án, quyết định đó trở thành bản án, quyết định của tòa án trong nước. Thủ tục

phá sản nếu được mở theo quyết định của tòa án nước ngoài, thì về cơ bản, vẫn là thủ

tục của nước ngoài và chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước đó.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2139 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phá sản doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của doanh nghiệp mắc nợ". Cũng theo điều khoản này, nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi tập trung các lợi ích chính của công ty hoặc pháp nhân được xác định theo điều lệ. Điều này cũng được công nhận trong án lệ của Pháp. Tuy nhiên, nơi đặt trụ sở hoặc nơi tập trung các lợi ích chính xác định theo điều lệ chỉ là một suy đoán đơn giản và có thể bị phản bác nếu có chứng cứ ngược lại chứng minh rằng trụ sở được quy định trong điều lệ là không có thật và "tất cả hoặc hầu như tất cả các hoạt động của công ty đều thực hiện ở một nơi khác" (theo một bản án của Tòa án Tư pháp tối cao). Chúng ta cũng thường gặp khó khăn khi xác định trụ sở chính thực tế của nhóm công ty bởi lẽ trên phương diện pháp lý, các công ty con trong tập đoàn là những pháp nhân hoàn toàn độc lập quan hệ với nhau thông qua các mối quan hệ về tiền vốn. Tuy nhiên, do tất cả các công ty con nằm dưới sự quản lý của công ty mẹ cho nên chỉ có trụ sở chính của công ty mẹ được coi là trụ sở chính thực tế. Điều này còn gây nhiều tranh cãi. Chúng ta sẽ xem xét trường hợp này trong phần sau. b. Các tiêu chí phụ Một số tiêu chí có thể được chấp nhận, một số khác thì ít được chấp nhận hơn. o Điều 1, khoản 1 Nghị định ngày 27 tháng 12 năm 1985 nói trên cho phép mở thủ tục phá sản trên lãnh thổ Pháp, nếu lãnh thổ Pháp là nơi "tập trung các lợi ích chủ yếu của doanh nghiệp mắc nợ ". Nếu đọc sơ qua thì có thể tưởng rằng quy định này giống với quy định trong Nghị định số 1346/2000 nhưng thực chất đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Trong Nghị định của Liên minh Châu Âu đề cập đến nơi tập trung các lợi ích chính, tức là trụ sở chính trong khi đó theo Nghị định ngày 27 tháng 12 năm 1985 thì nơi tập trung các lợi ích chủ yếu tương ứng với cơ sở chính đặt tại Pháp. Ví dụ, doanh nghiệp không có trụ sở chính ở Pháp mà chỉ đặt một cơ sở thứ hai ở đó. Về mặt pháp lý, cơ sở thứ hai này khá độc lập, có ban lãnh đạo và một đội ngũ nhân viên cho phép nó có thể tiến hành đàm phán với các bên thứ 3. Theo quan điểm cho rằng thủ tục phá sản doanh nghiệp mang tính lãnh thổ thì có thể mở thủ tục phá sản tại nơi doanh nghiệp có cơ sở thứ hai nếu việc này nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ lợi ích của quốc gia hoặc, theo quan điểm hiện đại hơn, để đơn giản hóa thủ tục thanh lý các tài sản nằm tại nhiều nước khác nhau. Với mục đích đó, Nghị định 1346/2000 (điều 3.2° và các điều tiếp theo) quy định việc mở các thủ tục, còn gọi là các thủ tục phụ hoặc các thủ tục có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ tại các nước mà doanh nghiệp mắc nợ có cơ sở thứ hai, tức là tại các nước khác ngoài nước nơi tập trung các lợi ích chính hoặc nơi có trụ sở chính. o Trong tình hình phát triển mạnh mẽ hiện nay, pháp luật Pháp còn chấp nhận trường hợp mở thủ tục phá sản trong phạm vi lãnh thổ Pháp nếu doanh nghiệp mắc nợ chỉ có tài sản riêng lẻ ở Pháp hoặc nếu doanh nghiệp mắc nợ có quan hệ hợp đồng ở Pháp, thậm chí nếu các bên (doanh nghiệp mắc nợ và chủ nợ) có quốc tịch Pháp. Trường hợp cuối cùng được chấp nhận trên cơ sở áp dụng điều 14 và 15 Bộ luật Dân sự Pháp. Hai điều luật này tạo ra đặc quyền về thẩm quyền xét xử. Các điều kiện cho phép mở thủ tục giải quyết phá sản nói trên không giống với các điều kiện trong trường hợp mở thủ tục phụ giải quyết phá sản quy định tại Nghị định 1346/2000 do đó các trường hợp này không được đưa vào phạm vi áp dụng của Nghị định nêu trên. Hơn nữa, các điều kiện này cũng không phù hợp với cơ chế mở thủ tục giải quyết phá sản thứ hai: công nhận và cho thi hành quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản do Tòa án nước ngoài tuyên. B. THẨM QUYỀN GIÁN TIẾP: VIỆC CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI MỎ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Theo quan điểm cho rằng thủ tục phá sản có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu, khi thủ tục phá sản được mở ở một nước thì liệu thủ tục đó có thể có hiệu lực đối với tất cả các nước khác thông qua cơ chế công nhận và cho thi hành quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản đó? a. Tư pháp quốc tế của Pháp mới đây đã chấp nhận quan niệm về hiệu lực toàn cầu của quyết định mở thủ tục phá sản trong bản án Banque Worms nổi tiếng ngày 19 tháng 11 năm 2002. Lần đầu tiên, bản án này tuyên: "Căn cứ nguyên tắc hiệu lực toàn cầu của thủ tục giải quyết phá sản… … Nếu không trái với các điều ước quốc tế hoặc các văn bản của Liên minh Châu Âu và phù hợp với trật tự pháp luật của các nước khác thì thủ tục phục hồi doanh nghiệp được mở tại Pháp có hiệu lực ở tất cả những nơi mà doanh nghiệp mắc nợ có tài sản …" Phản ứng của các cơ quan chức năng nước ngoài về vấn đề này là điều tất yếu. Họ có thể không thừa nhận hiệu lực của quyết định mở thủ tục phá sản của Toà án Pháp trên lãnh thổ nước mình ngay cả khi trụ sở chính của doanh nghiệp đặt tại Pháp. Trong khi đó, về lý thuyết quyết định mở thủ tục phá sản đó có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu. Ngược lại, án lệ của Pháp luôn luôn thừa nhận hiệu lực tại Pháp của các quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản của Toà án nước ngoài thông qua thủ tục công nhận và thi hành quyết định, bản án của tòa án nước ngoài trên nước Pháp, với những điều kiện được đánh giá tuỳ từng trường hợp cụ thể. Bản án Banque Worms chỉ có thể củng cố thêm quan điểm này là một quan điểm có lợi cho giao lưu, hợp tác quốc tế. Trở ngại duy nhất đối với việc công nhận quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản của tòa án nước ngoài xuất hiện trong trường hợp một thủ tục giải quyết phá sản khác cũng đồng thời được mở tại Pháp. Tòa Thương mại Tòa án Tư pháp tối cao của Pháp đã ngầm khẳng định điều này trong bản án ngày 11 tháng 4 năm 1995 liên quan đến vụ phá sản của ngân hàng BCCI Overseas: "Quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản của Toà án nước ngoài chỉ cản trở việc mở thủ tục phục hồi doanh nghiệp đó tại Pháp trong trường hợp quyết định mở thủ tục phá sản đó được mặc nhiên thừa nhận trên cơ sở một Hiệp định hoặc có thủ tục công nhận và thi hành trên lãnh thổ Pháp đối với quyết định đó…". Nếu không có quy định nào khác trong các công ước quốc tế hoặc trong các văn bản pháp luật của Liên minh Châu Âu thì quy định này có nghĩa là nếu một thủ tục giải quyết phá sản đối với 1 doanh nghiệp đã được mở ở Pháp thì sau đó sẽ không chấp nhận thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định mở thủ tục phá sản của tòa án nước ngoài đối với cùng doanh nghiệp đó vì việc thực hiện cả hai quyết định này bị coi là không thể dung hòa được. Ngược lại, việc kiểm tra những điều kiện khác về công nhận các bản án của tòa án nước ngoài không có gì đặc biệt. Cụ thể, các tòa án của Pháp hầu như không viện dẫn quan điểm về trật tự công quốc tế, trước đây được sử dụng làm căn cứ không công nhận quyết định về phá sản doanh nghiệp của toà án nước ngoài. Chính vì vậy, toà án Pháp đã công nhận quyết định mở thủ tục phá sản của một người không phải là thương nhân của toà án nước ngoài. Pháp luật Pháp hiện nay và trong tương lai ngày càng thừa nhận nhiều trường hợp toà án nước ngoài mở thủ tục phá sản đối với một người không phải là thương nhân hoặc thừa nhận các trường hợp giải quyết phá sản mà thời gian thử thách lớn hơn 18 tháng là thời gian được quy định trong pháp luật của Cộng hòa Pháp. Về hiệu lực theo thời gian của quyết định công nhận và cho thi hành trên lãnh thổ Pháp quyết định của tòa án nước ngoài, nhận thức được khó khăn phát sinh do có một khoảng thời gian tương đối dài giữa thời điểm bản án nước ngoài được tuyên và việc công nhận, thi hành nó trên nước Pháp, cho nên Tòa án Tư pháp tối cao đã cho phép quyết định công nhận và cho thi hành trên lãnh thổ Pháp quyết định của tòa án nước ngoài có hiệu lực hồi tố. Điều này được thể hiện trong bản án Kléber ngày 25 tháng 2 năm 1986. Trong vụ việc này, một toà án ở Đan Mạch ra quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp mắc nợ và doanh nghiệp đó có một bất động sản ở Pháp, chủ nợ muốn kê biên tài sản đó trong khoảng thời gian sau khi có quyết định của tòa án Đan Mạch và trước khi có quyết định thừa nhận bản án đó trên lãnh thổ Pháp. Tòa án Tư pháp tối cao đã cho phép Tòa Phúc thẩm hủy bỏ những điều tra cá nhân trước khi có thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định của tòa án Đan Mạch. b. Theo cơ chế quy định trong Nghị định số 1346/2000, cần phải nhấn mạnh hai yếu tố sau. o Điều 16 và 17 Nghị định khẳng định nguyên tắc một nước thành viên trong Liên minh Châu Âu sẽ thừa nhận các quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp của toà án các nước thành viên khác. Điều 16, khoản 1 quy định: "Tất cả các quyết định mở thủ tục giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán của tòa án có thẩm quyền của một quốc gia thành viên … được thừa nhận tại tất cả các quốc gia thành viên khác ngay khi quyết định đó có hiệu lực tại quốc gia mở thủ tục" và điều 17 khoản 1 nhấn mạnh rằng quyết định này được mặc nhiên thừa nhận mà không cần phải qua bất cứ một thủ tục nào. Do đó, theo pháp luật của Liên minh Châu Âu, chúng ta không gặp phải vấn đề khó khăn như khi giải quyết vụ án Kléber bởi vì ở đây không còn khoảng thời gian trống, cùng một lúc quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản có hiệu lực ở tất cả các nước. Tuy nhiên, một khó khăn lớn đặt ra liên quan đến vụ việc đang được Toà án Tư pháp tối cao xem xét. Nghị định của Liên minh Châu Âu không hề quy định cụ thể về việc xác định xem toà án nước ngoài có thực sự có thẩm quyền giải quyết vụ phá sản đó hay không. Phần nói đầu của Nghị định cũng không đề cập vấn đề này. Nguyên tắc tin tưởng lẫn nhau giữa các toà án của các quốc gia thành viên là cơ sở cho việc xây dựng một không gian tư pháp Châu Âu dường như đã cản trở việc kiểm tra thẩm quyền của thẩm phán nước ngoài. Tuy nhiên, nguyên tắc trên đã bộc lộ nhược điểm trong vụ việc mà Toà án Tư pháp tối cao đang giải quyết liên quan đến một tập đoàn đa quốc gia. Trong vụ việc này, công ty mẹ có trụ sở chính tại Anh, các công ty con đặt tại nhiều nước Châu Âu trong đó có nước Pháp. Theo phần (A, a) trên đây, các công ty con được coi là các con nợ độc lập. Do vậy, một Tòa án thương mại của Pháp đã tuyên bố mở thủ tục phục hồi doanh nghiệp đối với công ty con ở Pháp và đưa ra kế hoạch chuyển nhượng tài sản đối với công ty con đó. Tuy nhiên, trước đó, một tòa án ở Anh cho rằng, trụ sở chính theo điều lệ của công ty con đó đặt tại Pháp (nơi đăng ký kinh doanh của công ty con), còn trụ sở chính thực tế của công ty con lại ở Anh (nơi có trụ sở chính của công ty mẹ). Dựa trên căn cứ này, Tòa án Anh đã ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty con ở Pháp. Về phần mình, trong bản án phúc thẩm ngày 4 tháng 9 năm 2003, Tòa Phúc thẩm Versailles của Cộng hòa Pháp cho rằng, áp dụng Nghị định số 1346/2000, phải công nhận quyết định của tòa án Anh và chấm dứt thủ tục giải quyết phá sản mở tại Pháp cũng như kế hoạch phục hồi doanh nghiệp nói trên. Tòa án Tư pháp tối cao có thể đưa vụ việc này lên Tòa án Công lý Châu Âu. Tuy nhiên, điều đáng lo là trong trường hợp xảy ra những vụ việc khác tương tự, thì sẽ khó có thể đồng thời mở tại Pháp một thủ tục phụ giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán, vì tòa án Anh vẫn cho rằng công ty con ở Pháp chỉ là một cơ sở hai của công ty mẹ. Như vậy, có lẽ cần phải có một giải pháp dung hòa. o Thực vậy, khác với cơ chế của tư pháp quốc tế, mặc dù vẫn công nhận thủ tục chính giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán, cơ chế quy định trong Nghị định 1346/2000 cho phép mở thủ tục phụ giải quyết phá sản và quyết định mở thủ tục này chỉ có hiệu lực đối với những tài sản của con nợ nằm trên lãnh thổ của quốc gia nơi con nợ đặt cơ sở thứ hai. Tuy vậy, các thủ tục phụ phải phối hợp chặt chẽ với thủ tục chính. Điều này đặt ra vấn đề tổ chức việc mở thủ tục giải quyết phá sản nói chung. II. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ Trong tư pháp quốc tế, việc xác định nơi mở thủ tục phá sản có ý nghĩa quyết định vì nó liên quan đến vấn đề mấu chốt là giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử. Tuy nhiên, một khi đã mở thì trình tự thủ tục phá sản được tiến hành xoay quanh hai nội dung cơ bản. Đó là xác định luật áp dụng (A) và phối hợp các thủ tục phá sản doanh nghiệp diễn ra đồng thời tại hai hay nhiều quốc gia khác nhau (B). A. LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI THỦ TỤC PHÁ SẢN a. Theo quy định chung trong tư pháp quốc tế của Cộng hòa Pháp, luật áp dụng đối với thủ tục phá sản – thuật ngữ La tinh gọi là lex concursus – là luật của quốc gia nơi mở thủ tục phá sản. Như vậy, trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, chính giải pháp giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử sẽ quyết định giải pháp giải quyết xung đột pháp luật, bởi vì pháp luật của nước nơi có tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản (lex fori) là luật áp dụng đối với thủ tục phá sản. Quan điểm này của pháp luật Pháp không thay đổi, cho dù thủ tục phá sản được trực tiếp mở theo quyết định của tòa án Pháp (xem phần I, A, ở trên) hay theo quyết định của tòa án nước ngoài rồi được công nhận tại Pháp (xem phần I, B, ở trên), bởi vì về nguyên tắc, việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài về phá sản không có hiệu lực làm cho bản án, quyết định đó trở thành bản án, quyết định của tòa án trong nước. Thủ tục phá sản nếu được mở theo quyết định của tòa án nước ngoài, thì về cơ bản, vẫn là thủ tục của nước ngoài và chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước đó. Gần như không có hạn chế nào về phạm vi áp dụng của pháp luật được dẫn chiếu để điều chỉnh quan hệ phá sản. Pháp luật của một nước nếu được lựa chọn sẽ được áp dụng đối với mọi vấn đề liên quan đến thủ tục giải quyết phá sản, trong đó xác minh các khoản nợ là thủ tục cơ bản nhất. b. Quan điểm chủ đạo này của Pháp cũng được thể hiện trong Nghị định số 1346/2000. Khoản 1°, Điều 4 của Nghị định này khẳng định nguyên tắc chung theo đó, "…luật áp dụng đối với thủ tục giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán và hiệu lực của thủ tục đó là luật của quốc gia thành viên nơi mở thủ tục". Nguyên tắc này cũng áp dụng đối với các thủ tục phụ (Điều 28). Khoản 2° Điều 4 đã liệt kê cụ thể và tương đối đầy đủ mọi vấn đề liên quan: các vấn đề chung gồm có điều kiện mở thủ tục, trình tự diễn biến và chấm dứt thủ tục; các vấn đề cụ thể hơn gồm có những người mắc nợ liên quan, tài sản cần xử lý theo thủ tục, cách xử lý đối với những tài sản mà doanh nghiệp mắc nợ có sau khi mở thủ tục, quyền của doanh nghiệp mắc nợ và đại diện chủ nợ, bù trừ nghĩa vụ, cách giải quyết đối với các hợp đồng đang có hiệu lực, quyền tham gia tố tụng của chủ nợ với tư cách cá nhân, nộp giấy đòi nợ và các giấy tờ chứng minh, phân chia tiền bán tài sản thanh lý, quyền của các chủ nợ sau khi chấm dứt thủ tục, các giao dịch bị coi là vô hiệu, giao dịch không có hiệu lực pháp lý đối với tập thể chủ nợ… Tuy nhiên, bên cạnh nguyên tắc chung này, Nghị định còn đưa ra hai ngoại lệ rất quan trọng như sau: o Về giải quyết xung đột pháp luật, đôi khi, không giống như quy định trong tư pháp quốc tế của Pháp, đối với một số vấn đề nhất định, Nghị định quy định luật áp dụng là các hệ thống pháp luật khác với pháp luật áp dụng đối với thủ tục phá sản. Đó là các vấn đề như: * quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bất động sản: chịu sự điều chỉnh của luật của quốc gia nơi có bất động sản (Điều 8), * hệ quả pháp lý của thủ tục phá sản doanh nghiệp đối với hợp đồng lao động: chịu sự điều chỉnh của luật áp dụng đối với hợp đồng lao động (Điều 10), * hệ quả pháp lý của thủ tục phá sản doanh nghiệp đối với một vụ kiện đang trong quá trình xét xử: áp dụng luật của quốc gia thành viên nơi vụ kiện đang được xét xử (Điều 15), * các vật quyền (Điều 5) – gồm cả các quyền phát sinh từ bảo lưu quyền sở hữu (Điều 7) – của các chủ nợ hoặc của người thứ ba đối với động sản hoặc bất động sản mà doanh nghiệp mắc nợ đang chiếm hữu vào thời điểm mở thủ tục và tài sản đó nằm trên lãnh thổ một nước không phải là nước nơi mở thủ tục. Các quyền này không bị ảnh hưởng bởi việc mở thủ tục giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán, cho nên không phải chịu sự điều chỉnh của luật áp dụng đối với thủ tục này. Đây là ngoại lệ lớn nhất của Nghị định liên quan đến phạm vi áp dụng của pháp luật được dẫn chiếu để điều chỉnh thủ tục phá sản. Điều này cũng làm giảm tính chất toàn cầu của Nghị định này. o Đôi khi, Nghị định không sử dụng phương pháp xung đột mà sử dụng các quy phạm thực chất, tức là các quy phạm trực tiếp đưa ra một giải pháp điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, độc lập với các hệ thống pháp luật có thể áp dụng đối với quan hệ này, chứ không dẫn chiếu đến bất cứ quy định nội luật nào như trường hợp của quy phạm xung đột. o Các quy phạm thực chất có trong Nghị định chủ yếu liên quan đến thủ tục xác minh các khoản nợ của doanh nghiệp mắc nợ. Trong khi Điều 4.2.g) và h) dẫn chiếu đến luật của quốc gia nơi mở thủ tục phá sản để xác định các khoản nợ cần xuất trình giấy tờ chứng minh và các thủ tục liên quan đến việc xuất trình, thì Điều 32.1 và Điều 39 lại khẳng định rằng mọi chủ nợ, cụ thể là mọi chủ nợ có trụ sở tại một quốc gia thành viên khác với quốc gia nơi mở thủ tục, đều có quyền gửi giấy tờ chứng minh nợ trong mọi thủ tục chính hoặc thủ tục phụ về giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán. Như vậy, tất cả những quy định hạn chế về vấn đề này nếu có trong luật áp dụng đối với thủ tục phá sản (lex concursus) (thường do quy phạm xung đột của Nghị định dẫn chiếu đến) thì đều không được áp dụng. Hơn nữa, Nghị định còn trực tiếp quy định cụ thể về các phương thức thông báo cho từng chủ nợ và phương thức khai báo nợ của "các chủ nợ đã biết và có nơi thường trú, nơi cư trú hoặc trụ sở tại các quốc gia thành viên khác", theo mẫu quy định tại Điều 40. Theo Nghị định, nội dung thông tin bắt buộc phải nêu trong thông báo vẫn là những thông tin tương đối quen thuộc (thời hạn khai báo nợ, các biện pháp chế tài liên quan đến thời hạn, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận chứng từ, tài liệu được xuất. trình, nghĩa vụ khai báo nợ có được áp dụng đối với chủ nợ có bảo đảm hoặc có quyền ưu tiên hay không). Tuy nhiên, về ngôn ngữ sử dụng trong thông báo yêu cầu khai báo nợ và nhất là việc thông báo cho ai, thì cần được làm rõ thêm: 􀂃 Theo Điều 42, yêu cầu cung cấp thông tin về khoản nợ phải sử dụng ngôn ngữ chính thức của quốc gia nơi mở thủ tục, nhưng để thu hút sự chú ý của người nhận, thì thông báo yêu cầu cung cấp thông tin hoặc mẫu khai báo phải có một tiêu đề thống nhất ("Thông báo yêu cầu khai báo nợ. Thời hạn khai báo") được ghi bằng mọi ngôn ngữ chính thức - hiện nay là 20 - của Liên minh Châu Âu. 􀂃 Chúng ta đã biết là việc mở thủ tục phá sản không làm ảnh hưởng đến quyền của một số chủ nợ. Do vậy, để có thể áp dụng Nghị định này tại Pháp thì vấn đề cần đặt ra một cách nghiêm túc là liệu có phải thông báo cho các chủ nợ mà vật quyền của họ được thực hiện bên ngoài quốc gia nơi mở thủ tục hay không. Hiện nay có hai quan điểm đối lập nhau về vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng Điều 40 nói trên yêu cầu phải thông báo cho mọi chủ nợ và không có ngoại lệ khi áp dụng. Như vậy, nếu thủ tục phá sản được mở theo quyết định của tòa án Pháp, thì chủ nợ phải khai báo nợ, nếu không sẽ mất quyền đòi nợ, trừ trường hợp chủ nợ đó không được thông báo. Vì thế, cần phải thông báo cho mọi chủ nợ liên quan. Từ đó có thể suy ra rằng nếu chủ nợ đã được thông báo theo đúng quy định mà không tiến hành khai báo nợ thì chủ nợ đó sẽ không thể thực hiện được quyền của mình nữa, trừ phi theo luật của nước nơi có tài sản bảo đảm, quyền này có một biện pháp bảo đảm riêng. Quan điểm thứ hai – và có lẽ đây là giải pháp hợp lý – căn cứ vào Điều 5 của Nghị định, quy định về các quyền mà chủ nợ có thể giữ. Theo quan điểm này, nếu như vật quyền của một chủ nợ nào đó không bị ảnh hưởng bởi việc mở thủ tục phá sản theo quyết định của tòa án Pháp (do tòa án Pháp không thể tiến hành kê biên tài sản ở nước ngoài), thì chủ nợ đó không cần phải khai báo nợ, bởi vì anh ta không thể mất quyền của mình (do theo quy định của Nghị định, quyền đó không chịu sự điều chỉnh của pháp luật Pháp là luật được áp dụng đối với thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp), và hơn nữa, cũng bởi vì không cần phải thông báo yêu cầu chủ nợ thực hiện một thủ tục vô ích đối với họ và nếu không tuân thủ thì cũng không bị áp dụng chế tài. Về vấn đề khai báo nợ của chủ nợ, Nghị định cũng sử dụng các quy phạm thực chất. Trước hết, liên quan đến khả năng khai báo nợ với tư cách tập thể do đại diện chủ nợ nước ngoài thực hiện, mặc dù Điều 18 của Nghị định đã quy định nguyên tắc theo đó, đại diện chủ nợ trong thủ tục chính có thể thực hiện tại tất cả các nước thành viên không phải là nước nơi mở thủ tục "mọi quyền theo quy định của pháp luật của nước nơi mở thủ tục", nhưng đến quy phạm thực chất tại Điều 32.2, Nghị định lại quy định thêm rằng trong trường hợp cần thiết, đại diện chủ nợ trong thủ tục chính cũng như trong thủ tục phụ đều có thể khai báo trong mọi thủ tục phá sản khác các khoản nợ đã được khai báo trong thủ tục mà họ được chỉ định làm đại diện. Tuy nhiên, các chủ nợ liên quan tham gia tố tụng với tư cách cá nhân có thể phản đối việc đó. Tất nhiên, đại diện chủ nợ nước ngoài phải chứng minh tư cách được chỉ định làm đại diện của mình, nhưng việc này rất dễ, vì theo quy định tại Điều 19, họ chỉ cần xuất trình bản sao y bản chính (không cần thủ tục nào khác như hợp thức hóa...) của quyết định chỉ định họ làm đại diện chủ nợ, hoặc được tòa án nước ngoài chứng nhận; nếu có yêu cầu, các tài liệu này phải được dịch sang ngôn ngữ theo quy định. Liên quan đến ngôn ngữ sử dụng trong tài liệu khai báo nợ, Điều 42.2) có quy định rõ ràng cho phép chủ nợ nộp giấy đòi nợ và tài liệu chứng minh nợ bằng ngôn ngữ chính thức hoặc một trong các ngôn ngữ chính thức của nước nơi lập chứng từ đó, với điều kiện duy nhất là sử dụng song song nhiều ngôn ngữ (tương tự như trong trường hợp thông báo cho các chủ nợ) nhằm thu hút được sự chú ý về nội dung của các cơ quan có nhiệm vụ tiếp nhận tài liệu xuất trình, bằng cách sử dụng tiêu đề bằng ngôn ngữ của quốc gia nơi mở thủ tục phá sản: "khai báo nợ". Khi nhìn vào tiêu đề này, đại diện của chủ nợ hoặc người thanh lý tài sản ở Pháp không thể không biết nội dung của tài liệu họ nhận được và họ có thể, chứ không bắt buộc, yêu cầu chủ nợ nộp bản dịch toàn vẹn nội dung của tài liệu. Như vậy, bản dịch không còn là điều kiện bắt buộc để giấy tờ chứng minh nợ có hiệu lực pháp luật. Về nội dung, hồ sơ khai báo nợ không cần phải có nhận xét cụ thể, mà chỉ cần bao gồm các thông tin cơ bản như: tính chất của khoản nợ, ngày phát sinh nợ, giá trị khoản nợ, các chứng từ chứng minh, yêu cầu có biện pháp bảo đảm. Pháp luật Pháp cũng như pháp luật Châu Âu (Điều 41 Nghị định) đều quy định như vậy. Điều kỳ lạ là không có quy định cụ thể về loại tiền tệ sử dụng trong khai báo nợ, có thể là do đã có đồng euro, đồng tiền gần như duy nhất tại Châu Âu, nên sẽ giúp cho vấn đề trở nên đơn giản hơn nhiều. Vì thế, theo nguyên tắc chung, cần phải tuân theo luật được lựa chọn để áp dụng đối với thủ tục phá sản. Ví dụ, theo quy định của pháp luật Pháp, Điều 51, khoản 2 của Luật ban hành ngày 25/1/1985 (nay là Điều L. 621-44 của Bộ luật thương mại) yêu cầu chủ nợ khi khai báo khoản nợ của mình đối với doanh nghiệp mắc nợ bị áp dụng thủ tục phục hồi doanh nghiệp hoặc thanh lý tài sản, phải đổi giá trị khoản nợ của mình sang đồng euro "theo tỷ giá của ngày có quyết định mở thủ tục phá sản", nếu số tiền trên hợp đồng ghi bằng ngoại tệ. Quy định này ngược với quy định chung về thanh toán, bởi vì giá trị chuyển đổi sang đồng tiền của địa điểm thanh toán thường được xác định theo tỷ giá của ngày thanh toán. Tuy nhiên, đây lại là quy định truyền thống trong pháp luật về phá sản (Bản án của Tòa dân sự, Tòa án Tư pháp tối cao, tuyên ngày 17/11/1930 cũng giải quyết theo hướng này). Hệ quả của nó là quy giá trị của khoản nợ vào giá trị trong ngày có quyết định mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp mắc nợ, nhằm mục đích đơn giản hóa việc thanh toán nợ và tránh phải tính đến sự biến động của tỷ giá sau này. Nhưng cùng với thủ tục phục hồi doanh nghiệp, thanh toán nợ là mục tiêu của pháp luật về phá sản nên chúng ta cũng cần quan tâm đến mối quan hệ giữa các thủ tục phá sản được mở theo quyết định của các tòa án ở các nước khác nhau. B. PHỐI HỢP CÁC THỦ TỤC PHÁ SẢN ĐƯỢC MỞ TẠI NHIỀU NƯỚC KHÁC NHAU Ở đây không xem xét trường hợp một quyết định mở thủ tục phá sản của tòa án nước ngoài được mở rộng phạm vi hiệu lực sang một nước khác, như nước Pháp, qua thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài. Bởi vì trong trường hợp đó, xét trên phương diện pháp lý thì vẫn chỉ có một thủ tục phá sản duy nhất. Vấn đề cần xem xét ở đây là vấn đề tồn tại song song đồng thời nhiều thủ tục giải quyết phá sản. Tư pháp quốc tế của Pháp và Nghị định số 1346/2000 đưa ra hai mô hình phối hợp rất khác nhau, trong đó, mô hình theo Nghị định được quy định cụ thể hơn nhiều. Vấn đề chính đặt ra ở đây là việc công nhận cho các chủ nợ tham gia vào thủ tục mở theo quyết định của tòa án nước này hay th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhá sản doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.doc
Tài liệu liên quan