Tiểu luận Phân tích ảnh hưởng (tích cực và hạn chế) của nền văn hóa chung của một dân tộc đến quản lý các doanh nghiệp

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

Nội dung 2

I. Một số khái niệm 2

1. Khái niệm về quản lý. 2

2. Khái niệm về văn hóa. 3

3. Mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế. 3

II. Tính tích cực của văn hóa đến quản lý kinh doanh. 6

1. Vai trò của văn hóa. 6

2. Tầm quan trọng của văn hóa đối với các doanh nghiệp. 7

3. Hạn chế của bản sắc văn hóa tới quản lý kinh doanh. 9

Kết luận 10

 

 

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4247 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích ảnh hưởng (tích cực và hạn chế) của nền văn hóa chung của một dân tộc đến quản lý các doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Sự phát triển của một quốc gia dân tộc là gì? Đó chính là sự phát triển kinh tế gắn liền với sự phát triển xã hội. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh và trong khái niệm văn hóa, con người lại kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, trong đó Văn hóa, xã hội hội nhập vào kinh tế như một nhân tố bên trong, là mục tiêu, động lực của tăng trưởng kinh tế. Môi trường xã hội lành mạnh, trong sạch là chất men kích thích để phát triển kinh tế. Văn hóa là một ảnh hưởng rất phức tạp của môi trường bao hàm kiến thức niềm tin, giá trị, pháp luật, đạo đức, tập quán. Văn hóa là tinh hoa của dân tộc, vì vậy''Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc'' trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa,khẳng định bản sắc của dân tộc và bản sắc của cộng đồng dân tộc. Nó được tiếp tục duy trì qua các thế hệ trở thành truyền thống hay các giá trị truyền thống. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để tìm hiểu ảnh hưởng của bản sắc văn hóa một dân tộc tới quản lý các doanh nghiệp, đặc trưng của bản sắc văn hóa dân tộc tới quản lý như thế nào. Với mong muốn có sự hiểu biết sâu sắc và thấu đáo hơn về vấn đề này nên em chọn đề tài cho tiểu luận của mình là "Phân tích ảnh hưởng (tích cực và hạn chế) của nền văn hóa chung của một dân tộc đến quản lý các doanh nghiệp". Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu, do bản thân còn nhiều hạn chế về kiến thức lý luận cũng như thực tiễn nên nội dung của tiểu luận cũng như cách diễn đạt, trình bày còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các bạn. Nội dung I - Một số khái niệm Trong quá trình phát triển nền sản xuất xã hội, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công hiệp tác, xu hướng xã hội hóa, quốc tế hóa quy mô của nền sản xuất hiện đại đã làm phong phú và đa dạng đối tượng quản lý gắn liền với xu hướng nâng cao vai trò quản lý kinh tế theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ lịch sử và thực tế phát triển kinh tế có thể rút ra kết luận "ngày nay, ổn định hay rối loạn, tăng trưởng hay suy thoái, giàu hay nghèo đều tìm thấy nguyên nhân từ quản lý" thực hiện quản lý có hiệu quả là động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp muốn phát triển và hội nhập với thế giới bên ngoài và cạnh tranh được trên thị trường quốc tế thì doanh nghiệp đó phải có được bản sắc riêng của mình của dân tộc đó. Người quản lý phải biết đưa vấn đề văn hoá dân tộc vào doanh nghiệp tạo nên một môi trường văn hoá doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về văn hoá và quản lý ta có các khái niệm sau; 1. Khái niệm về quản lý. Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn tính chất xã hội của lao động. Theo nghĩa rộng quản lý là một hoạt động có mục đích của con người. Cho đến nay, về cơ bản mọi người đều cho rằng: quản lý chính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được hiệu quả. Cơ chế quản lý hành chính tạo điều kiện cho các đơn vị cơ sở tăng năng xuất lao động, hạ giá thành, bảo đảm chất lượng và hiệu quả, thực hiện hài hoà ba lợi ích (lợi ích toàn xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích người lao động), giải quyết đúng đắn mỗi quan hệ giữa lợi ích của cả nước, lợi ích của địa phương và lợi ích của cơ sở. 2. Khái niệm về văn hoá. Văn hoá là một thuật ngữ rất đa nghĩa, thường được xem xét từ nhiều khía cạnh khác nhau. Đó là hoạt động nhằm phát huy những năng lực bẩm sinh và bản chất của con người, vươn tới cái chân, cái thiện và cái mỹ. Là hoạt động nhằm tạo ra những giá trị chuẩn mực xã hội- là môi trường thứ hai, cái nôi nuôi dưỡng hình thành nhân cách con người. Văn hoá có mặt trong bất cứ hoạt động nào của con người, dù đó là hoạt động sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần, hay quan hệ giao tiếp ứng xử xã hội, trong thái độ đối với thiên nhiên. 3. Mối quan hệ giữa văn hóa với doanh nghiệp. Văn hoá là động lực cho sự phát triển của kinh tế. Không thể có văn hóa suy đồi mà kinh tế phát triển Văn hoá bao giờ cũng là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế; mặt khác, kinh tế phát triển là mảnh đất thuận lợi cho sự phát triển văn hoá của cộng đồng. Một câu hỏi được đặt ra; vì sao, trong quá trình phát triển của nhân loại, một số nước, lãnh thổ đã từng có nền văn hoá cao, được xem là cái nôi của văn minh nhân loại, thì ngày nay các nước đó không phải là những nước có nền kinh tế phát triển nhất, thậm chí chỉ là những nước đang phát triển. Mặc dầu vậy, trong điều kiện nào thì văn hóa và kinh tế của một quốc gia liên tục phát triển. Trước hết là đường lối, thể chế chính trị, tổ chức và bộ máy quản lý của nhà nước đối với kinh tế, xã hội. Một thể chế tiến bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và toàn diện văn hóa, kinh tế và xã hội phải bảo đảm một số nguyên tắc cơ bản của con người, đó là tự do và công bằng; Không phải bỗng nhiên mà vấn đề tự do được đề cập tới một cách trân trọng trong Bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam và Hoa Kỳ. Chúng ta muốn nói tới vấn đề tự do tư duy. Đó là nguồn gốc của mọi sáng tạo trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị... Có tự do trong tư duy mới khuyến khích được óc tưởng tượng, là mảnh đất mầu mỡ của những sáng chế, phát minh, đổi mới trong mọi lĩnh vực đời sống con người. Không nên bắt con người đi theo một khuôn mẫu nhất định. Điều đó sẽ giết chết trí tưởng tượng của mỗi cá nhân và cũng làm tê liệt sức sáng tạo của cộng đồng. Tự do trong kinh doanh cũng là vấn để thời sự hiện nay, tuy rằng vấn đề tự do kinh doanh đã được nhiều nhà triết học, kinh tế học đề cập tới nhiều năm qua. Tự do kinh doanh là được làm những gì mà nhà nước không cấm, là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội. Công bằng mà nói đó là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức xã hội, giữa các thành viên của xã hội. Công bằng có nghĩa là mọi công dân đều có cơ hội như nhau trong thành đạt, trong việc làm và trong hưởng thụ những thành quả lao động của mình. Đối với Việt Nam, một dân tộc có nền văn hóa lâu đời, với bản sắc dân tộc riêng, có truyền thống đấu tranh anh dũng, ham học, chăm chỉ làm việc...làm thế nào để văn hóa và kinh tế phát triển liên tục? Mô hình mà Việt Nam lựa chọn; xây dựng một nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Việt Nam hiện nay là một đất nước có nền chính trị ổn định, đó là một thuận lợi rất lớn cho sự phát triển kinh tế của các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn làm ăn có hiệu quả hay không trước hết phải xem môi trường văn hóa nơi mà doanh nghiệp đó như thế nào? Sự phát triển của doanh nghiệp cũng là sự phát triển của môi trường văn hóa bên ngoài doanh nghiệp đó, bởi nói tới văn hóa là nói tới con người vì con người tạo ra môi trường văn hóa. Mỗi một dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng của mình. Văn hóa dân tộc luôn phát triển Bởi vậy doanh nghiệp muốn phát triển và tồn tại trên thị trường hay không thì vấn đề văn hóa phải đặt lên hàng đầu II - Tính tích cực và hạn chế của văn hóa dân tộc đến quản lý doanh nghiệp 1. Tính tích cực của bản sắc văn hóa đến quản lý kinh doanh. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp nên qua Lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết; tính cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng-nước; lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạolý; đầu óc thực tế; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; tế nhị trong cư xử, giản dị trong lối sống...Bản sắc dân tộc còn biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, để hội nhập với thế giới các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết và có thể sớm tạo dựng sắc thái văn hóa trong hoạt động kinh doanh của mình. Nếu có định hướng và thực hiện tốt và sớm, đây sẽ là lợi thế của nước đi sau để sớm bắt kịp cũng như hội nhập với xu thế tiến vào xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn hội nhập với xã hội và nền kinh tế thế giới ấy không thể không tạo dựng cho mình sắc thái văn hóa riêng. 2. Vai trò của văn hóa đến phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa với tư cách là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, đương nhiên nó trở thành di sản văn hóa, thành tiền đề bất kỳ cho quá trình phát triển nào tiếp theo. Những giá trị vật chất đã sáng tạo ra đương nhiên là cơ sở không thể thiếu được của sự phát triển ở các giai đoạn kế tiếp, là vấn đề không phải bàn luận. Vậy còn lại với tư cách là tinh thần, văn hóa có vai trò gì với kinh doanh. ở Việt Nam, trước khi có hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác thâm nhập vào, thì những giá trị văn hóa truyền thống và những ảnh hưởng của tư tưởng Khổng giáo, Phật giáo đan xen với nhau, đó là; Một quan hệ cộng đồng bền chặt, lòng tự tôn dân tộc cao độ; Một thái độ lao động cần cù chịu khó, sáng tạo vươn lên trên mọi hoàn cảnh. Các giá trị đạo đức xã hội mang nặng lòng tương thân tương ái; Một thái độ cai trị trung ương tập quyền Văn hóa là bản sắc riêng của mỗi dân tộc, bởi vậy trong hoạt động kinh tế khi mà một doanh nghiệp muốn phát triển ra thị trường thế giới và tồn tại được trên thị trường đó thì doanh nghiệp đó phải có được bản sắc riêng của mình, của dân tộc Văn hóa trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Không thể không đề cập đến hiện thực trong nền kinh tế thị trường, đó là sự cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp, giữa các tổ chức kinh tế. Mỗi chủ thể sản xuất, kinh doanh đều tìm mọi cách giành lấy sự thành đạt trên thương trường đầy biến động, phức tạp. ở nước ta, từ khi nền kinh tế thị trường mở cửa, sự cạnh tranh giữa các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế diễn ra mối ngày một mạnh mẽ, với các biện pháp mỗi ngày một thực tế sinh động. Cạnh tranh- hợp tác để cùng tồn tại phát triển, là một nguyên lý. Nhưng nhận thức và hành động thường không giống nhau. Nguồn gốc của sự khác nhau chính là chỗ đứng khác nhau. Những kẻ chỉ lo thu vén lợi ích riềng tư, cục bộ bao giờ cũng tiến hành những thủ đoạn cạnh tranh bất chấp lẽ phải, luật pháp và đạo lý xã hội. Đó là những người vô văn hoá. Những ai quan tâm đến lợi ích toàn cục, cùng hợp tác kih doanh và cùng chia lợi ích một cách hài hòa sử lý các mối liên hệ thương mai theo triết lý" buôn có bạn, bán có phường", thì họ thực sự đại diện cho tầng lớp doanh nghiệp văn minh, sự nghiệp của họ chắc chắn sẽ bền vững và phát triển. Bởi vậy, ngoài nhiệm vụ chăm lo phát triển kinh tế – xã hội, Nhà nước ta còn có nhiệm vụ xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chăm lo bảo vệ nền văn hoá truyền thống cao đẹp của nhân dân ta. Nhiệm vụ của nhà nước là phải loại bỏ cái xấu, chắt lọc cái tốt trong mọi mặt của đời sống mà trọng tâm là các doanh nghiệp, vì nơi đó con người luôn va chạm với tiền và hàng, luôn tiếp xúc với mọi tầng lớp xấu trên thế giới, luôn diễn ra sự giành giật trong mỗi con người giữa cái thiện và cái ác,cái xấu và cái tốt. 3. Hạn chế của bản sắc văn hoá đến phát triển các doanh nghiệp. Văn hoá Việt Nam hình thành và phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước. Sự tồn tại của tiếng nói riêng, của các phong tục, tập quán riêng, cũng như sự vững vàng trước làn sóng dân tộc hoá các tôn giáo du nhập từ bên ngoài (Phật giáo, Thiên chúa giáo...) chứng tỏ sức sống tinh thần của dân tộc ta. Đồng thời, đó cũng là điều kiện để duy trì sự tồn tại độc lập của dân tộc trong trường kỳ lịch sử. Trong thời điểm phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa thường bị xem nhẹ, thậm chí lãng quên. Nguyên nhân từ đâu? Có nhiều nguyên nhân, song trước hết là nguyên nhân về nhận thức. ở Việt Nam, văn hoá thường được hiểu theo nghĩa hẹp, coi văn hoá chỉ là văn học- nghệ thuật, và ngay cả đối với văn học- nghệ thuật, cũng chưa hiểu được đầy đủ chức năng xã hội của nó. Coi kinh tế là vất chất, văn hoá là tinh thần, và chỉ nhìn thấy tính quyết định của vật chất đối với tinh thần, không thấy được rằng , trong quá trình làm ra sản phẩm vật chất có sự tham gia và vai trò hết sức quan trọng của năng lực tinh thần. Nhận thức sai lầm này đã dẫn đến chủ trương hãm tốc độ phát triển kinh tế. Nền kinh tế nông nghiệp và thủ công lâu đời đã rèn, đúc cho dân tộc ta những đức tính kiên trì, cần cù, biết quý trọng tài nguyên thiên nhiên, nhưng đã kéo dài sự lạc hậu trong tư duy về kinh tế- quan niệm "Lấy cấn cù bù thông minh", "Trời sinh voi trời sinh cỏ", chủ nghĩa kinh nghiệm trong sản xuất vv...Đã hạn chế rất nhiều vai trò trí tuệ, của khoa học trong sản xuất. Đó là cơ sở tồn tại qcơ chếệm coi nhẹ vai trò động lực của văn hóa đối với kinh tế. Thêm vào đó cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp trước đây cũng gạt văn hóa ra ngoài quá trình sản xuất. Kết luận Ngày nay bước sang kinh tế thị trường, vai trò của thương nghiệp, của kỹ thuật được coi trọng là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài và thường xuyên của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội. Với chức năng và nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng những con người Việt Nam phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng bước chuyển đổi đó chưa được chuyển đổi đầy đủ, nên đã xuất hiện những xu hướng cực đoan mới. Cùng với việc sùng bái kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài, coi thương nghiệp là cách làm giàu nhanh nhất, các giá trị truyền thống của dân tộc ta đã bị coi nhẹ, thậm chí bị bỏ qua. Vai trò của chữ tín trong hoạt động kinh doanh cũng bị xem nhẹ. Hiệu quả của kinh tế thì chỉ được đo bằng lỗ lãi thuần túy, ít ai quan tâm đến hiệu quả xã hội. Đã xuất hiện xu hướng kinh doanh bất chấp đạo lý và xúc phạm nhân phẩm con người. Và cũng đã xuất hiện tình trạng phát triển kinh tế làm cho di tích và cảnh quan văn hóa bị phá hủy cũng như môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm. Rõ ràng văn hóa chưa trở thành mục tiêu của hoạt động kinh tế. Mục lục Lời mở đầu 1 Nội dung 2 I. Một số khái niệm 2 1. Khái niệm về quản lý. 2 2. Khái niệm về văn hóa. 3 3. Mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế. 3 II. Tính tích cực của văn hóa đến quản lý kinh doanh. 6 1. Vai trò của văn hóa. 6 2. Tầm quan trọng của văn hóa đối với các doanh nghiệp. 7 3. Hạn chế của bản sắc văn hóa tới quản lý kinh doanh. 9 Kết luận 10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74600.DOC
Tài liệu liên quan