Tiểu luận Phân tích các vấn đề môi trường vùng bờ thành phố Đà Nẵng và đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp theo hướng phát triển bền vững

Phát triển du lịch Đà Nẵng trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, có sức lôi kéo một số ngành kinh tế phát triển.

Doanh thu phấn đấu đạt 3.890 tỷ đồng vào năm 2020; Xây dựng Đà Nẵng thành đô thị du lịch ven biển chất lượng cao;

Xây dựng loại hình, sản phẩm du lịch chủ lực, tuyến du lịch trọng điểm.

Tập trung đầu tư các khu du lịch trọng điểm: Khu ven biển Non Nước – Ngũ Hành Sơn – Bắc Mỹ An; Khu du lịch Bà Nà – Suối Mơ; các khu nam – Tây Nam thành phố, khu trung tâm

 

doc15 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3494 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích các vấn đề môi trường vùng bờ thành phố Đà Nẵng và đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp theo hướng phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra, tài nguyên khoáng sản đáy biển Vinh Đà Nẵng cũng được đánh giá trữ lượng như: sa khoáng và vật liệu xây dựng Báo cáo Khoa học Đề tài Điều tra, đánh giá tài nguyên môi trường vùng vịnh Đà Nẵng, 2009 . Tài nguyên sinh vật vùng ven bờ Đà Nẵng cũng rất phong phú, cụ thể là 68 loài thực vật phù du, 91 loài động vật phù du, 91 loài san hô các loại, 162 loài cá rạn san hô, 81 loài sinh vật đáy kích thước lớn trên rạn san hô, 03 loài cỏ biển và 35 loài cá sống trên cỏ biển, 72 loài rong biển và rất nhiều loài sinh vật có giá trị khác Báo cáo Khoa học Đề tài Điều tra, nghiên cứu rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan vùng biển từ Hòn Chảo đến Nam đèo Hải Vân và bán đảo Sơn Trà, 2006. Vùng bờ Đà Nẵng, nơi diễn ra rất nhiều hoạt động và lĩnh vực đa dạng như: nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, công nghiệp…Là vùng sử dụng cho nhiều mục tiêu khác nhau. Vì vậy, trong thực tế đã nảy sinh những mâu thuẩn trong sử dụng đa ngành. Mặc khác, trong những năm gần đây, quá trình đô thị hoá ở Đà Nẵng diễn ra rất nhanh, cụ thể giai đoạn 2005 - 2009, số lượng đồ án được UBND thành phố phê duyệt xây dựng là 1.591 đồ án Báo cáo số liệu xây dựng hiện trạng môi trường tp Đà Nẵng giai đoạn 2005-2009, Sở Xây dựng, 2010. , áp lực và phân bố dân số trong khu vực nội thành của Đà Nẵng cũng đáng quan tâm, cụ thể là dân số trung bình đến 2009 là 890,490 người, trong đó các quận nội thành mật độ phân bố dân số rất cao, điển hình là quận Thanh Khê (ven bờ), mật độ dân số gấp 29 lần so với mật độ dân số trung bình của thành phố(1), và xu thế tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Vấn đề môi trường của vùng bờ thành phố cũng còn nhiều phức tạp. Khu vực vịnh Đà Nẵng và Âu thuyền Thọ Quang (nơi diễn ra nhiều hoạt động KT-XH), chất lượng môi trường có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng, do có quá nhiều tác nhân gây nhiễm. Xem bảng dưới đây: Bảng 1- Chất lượng nước biển khu vực vịnh Đà Nẵng Điểm quan trắc Năm Số lần vượt QCVN 10:2008/BTNMT (các nơi khác) Dầu mỡ NH4+ Coliform Fe Cd Bến cá Thuận Phước 2007 - 0,01 20,33 - 2008 Biển Liên Chiểu 2007 - - 4,99 - 2008 Biển sát cửa Sông Cu Đê 2007 - - 3,28 0,08 0,27 2008 0,36 - - 0,28 - Biển sát cửa Sông Phú Lộc 2007 0,67 0,83 5,25 0,23 - 2008 0,75 2,01 - 0,39 0,02 Cầu cảng Cảng Liên Chiểu 2008 - - 0,14 - - Nguồn: Sở TN & MT Đà Nẵng, 2009 Trong khi các cơ hội để phát triển kinh tế đang còn nhiều hứa hẹn, Đà Nẵng cũng phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường, không chỉ tác động đến sức khoẻ con người mà còn tác động đến môi trường. Quy hoạch chưa hợp lý, các hoạt động phát triển, các mâu thuẫn đa ngành và thiếu sự phối hợp trong quản lý là các yếu tố đang đe doạ sự phát triển bền vững vùng bờ Thành phố, thiếu sự kiểm soát mối tương tác giữa đất liền và biển, chưa xem xét các vấn đề môi trường vùng bờ trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu và Xu thế chung của thể giới trong phát triển bền vững vùng ven bờ, gìn giữ các giá trị và tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ đa dạng sinh học. Các chỉ đạo của TW về các chính sách, chiến lược, kế hoạch của quốc gia, vùng về biển, hải đảo và vùng ven bờ hiện nay được chú trọng và các cấp, các ngành cũng cần phải nhận thức được sâu sắc rằng phải tăng cường các biện pháp quản lý tổng hợp nhằm ngăn chặn và khắc phục các vấn đề môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để đảm bảo sự phát triển bền vững. Do phạm vi của một chuyên đề ngắn nghiên cứu sâu môn “QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ” nhóm chúng tôi xin phân tích các vấn đề vùng bờ thành phố Đà Nẵng và đề xuất các biện pháp quản lý tổng hợp nhằm phù hợp với viễn cảnh vùng bờ trong Chiến lược quản lý Tổng hợp vùng bờ thành phố Đà Nẵng (2002) “Một vùng bờ phát triển mạnh và đa dạng trên nền tảng môi trường xanh, sạch, đẹp, lành mạnh đối với con người, nơi các nguồn tài nguyên được quy hoạch, sử dụng lâu bền và các giá trị tự nhiên, sinh thái, văn hóa, lịch sử được bảo tồn, phát triển, đảm bảo tối đa quyền sử dụng và hưởng thụ vùng bờ cho mọi người dân Thành phố; là một trong các vùng bờ tiên phong của Việt Nam và Khu vực trên con đường phát triển bền vững”. II- PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ VÙNG BỜ 2.1. Phân tích vấn đề vùng bờ theo mô hình DPSIR Để phân tích các vấn đề vùng bờ, chúng tôi sử dụng mô hình DPSIR để đánh giá. Đây là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực - D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) - Áp lực - P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) - Hiện trạng - S (hiện trạng chất lượng môi trường) - Tác động - I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) - Đáp ứng - R (các giải pháp bảo vệ môi trường). Phương pháp Đánh giá Tổng hợp DPSIR do Tổ chức Môi trường Châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999. Về ranh giới hành chính, vùng bờ Đà Nẵng phía đất liền gồm 06 quận và 02 huyện (Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Hải Châu, Thanh Khê, Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa), trong đó có 05 quận ven biển (Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Hải Châu, Thanh Khê), với tổng số dân là 686.320 người, chiếm 77% dân số trung bình toàn thành phố. Như vậy, liên quan vùng bờ có dân cư rất đông đúc. Động lực chính của vùng bờ thành phố Đà Nẵng, bao gồm: Gia tăng mực nước biển. Gia tăng dân số và đô thị hoá; Phát triển du lịch; Phát triển công nghiệp Đánh bắt cá và Nuôi trồng thuỷ sản; Tất cả các động lực trên sẽ chi phối → Áp lực → Hiện trạng → Tác động → Ứng phó. Bảng 2- Phân tích vấn đề vùng bờ theo mô hình DPSIR Vấn đề Động lực Áp lực Hiện trạng Tác động Ứng phó/giải pháp Sự gia tăng mực nước biển Do gia tăng khí nhà kính Mực nước biển tăng 0,6 m trong 100 năm tới Hiện nay cũng đã nhận diện các biểu hiện của thời tiết khắc nghiệt: lũ bất thường và cường độ cao, mưa lớn vào mùa mưa, triều cường, nhiệt độ cao... Con người, ngư dân, cộng đồng nghèo, nông nghiệp, ngư nghiệp... - Chương trình hành động ứng phó cấp thành phố: - Di dời hộ dân - Điều tiết đê điều, hệ thống thoát nước đô thị - Bảo vệ Xói lở Bão, lũ, lũ quét, triều cường, nước biển dângKhai thác cát, sỏi không hợp lý Mỗi năm chịu ảnh hưởng từ 1 - 3 cơn bão đổ bộ trực tiếp Xói lở sông: Sông Yên, sông Cu Đê, sông Vĩnh Điện. Xói lở bờ biển: - Q. Ngũ Hành Sơn, Q. Sơn Trà, Q. Thanh Khê Q. Liên Chiểu - Mất nơi ở - Mất hệ sinh thái- Diện tích sản xuất - Di dời - Biện pháp công trình - Nghiêm cấm các hoạt động khai thác trái phép - Gia cố bờ kè Bảng 3- Phân tích vấn đề vùng bờ theo mô hình DPSIR Vấn đề Động lực Áp lực Hiện trạng Tác động Ứng phó/giải pháp Thiên tai (bão, mưa lớn, hạn hán, xâm nhập mặn)  Biến đổi khí hậu  Diễn biến và ảnh hưởng phức tạp trong thời gian tới  2008: 2/16 cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng đến Đà Nẵng; 8 đợt nắng nóng; 2000-2004 có trung bình 3,8 trận lũ; 2005-2008: 6 trận lũ/năm - Gây chết người - Đổ và hư hại CSHT - Mất, hư hỏng tài sản, tàu bè đánh cá.- Ngừng và làm chậm các hoạt động SX, KD, DV - Thiệt hại nông nghiệp; - Ảnh hưởng cây xanh. - Giảm thu nhập từ du lịch;- Phát sinh dịch bệnh trong và sau lũ. -Kế hoạch ứng phó thiên tai- Ứng phó thiên tai dựa vào cộng đồng- Thực hiện tốt 4 tại chỗ. Ô nhiễm nước Gia tăng chất thải vào nguồn nước  Xu thế gia tăng và phức tạp  Điển hình là coli vùng ven bờ gia tăng ở hầu hết các vị trí -Ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật vùng bờ- Ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người - Rào cản phát triển du lịch - Hạn chế xả thải - Thu gom triệt để và xử lý đạt yêu cầu trước khí xả thải.- Kiểm soát tốt chất thải từ các nguồn phát sinh. Bảng 4- Phân tích vấn đề vùng bờ theo mô hình DPSIR Vấn đề Động lực Áp lực Hiện trạng Tác động Ứng phó/giải pháp Suy giảm đa dạng sinh học - Chất ô nhiễm gia tăng; phát triển nhiều hoạt động vùng bờ nhưng thiếu kiểm soát; đô thị hóa; biến đổi khí hậu - Số lượng loài giảm đi- Ảnh hưởng đến môi trường sống dưới nước.- Năng suất sinh học giảm - Diện tích san hô suy giảm, hiện nay có 83% diện tích san hô ở trong tình trạng rất xấu sẽ ảnh hưởng 81 loài sinh vật đáy sống trên san hô…  - Rào cản phát triển du lịch- Mất đi các giá trị văn hóa và tài nguyên của thành phố.- Cạn kiệt nguồn tài nguyên phục vụ khai thác tương lai - Bảo tồn đa dạng sinh học- Phát triển du lịch bền vững- Quy định để quản lý và kiểm soát. Suy giảm/suy thoái hệ sinh thái   - Chất ô nhiễm gia tăng; phát triển nhiều hoạt động vùng bờ, như KĐT Nam Cầu Cẩm Lệ, KĐT Đa Phước, phát triển Cảng địa phương…  Ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật thủy sinh; - Số lượng loài giảm đi -Thay đổi dòng chảy tự nhiên  KĐT Đa Phước, một dự án lẫn biển, hệ sinh thái ven bờ bị ảnh hưởng  Suy giảm đa dạng sinh học và năng suất giảm  - Hạn chế xả thải - Thu gom triệt để và xử lý đạt yêu cầu trước khí xả thải. - Kiểm soát tốt chất thải từ các nguồn phát sinh. 2.2. Phân tích mâu thuẫn giữa các hoạt động phát triển trong vùng bờ Bảng dưới đây cho thấy, các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình sử dụng vùng bờ theo các mục tiêu và đinh hướng khác nhau giữa các ngành kinh tế. Ví dụ một trường hợp điển hình: Phát triển công nghiệp khu vực quận Sơn Trà (đặc trưng loại hình chế biến thủy sản) sẽ có mâu thuẫn mạnh mẽ với hoạt động du lịch của Thành phố tại Sơn Trà, nơi có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch và dẫn đến áp lực về mặt môi trường do KCN DV TS Đà Nẵng gây ra, ảnh hưởng đến xu thế phát triển du lịch. Bảng 5- Mâu thuẫn giữa các hoạt động kinh tế vùng bờ. Các hoạt động phát triển Đánh bắt Du lịch Nuôi trồng Nông nghiệp Dân sinh Công nghiệp Mâu thuẫn Mâu thuẫn Du lịch Mâu thuẫn Nuôi trồng Mâu thuẫn Giao thông Mâu thuẫn Nông nghiệp Xét riêng cho từng khu vực vùng bờ, mâu thuẫn sẽ thể hiện rõ nét hơn: Bảng 6- Mâu thuẫn ở vùng Vịnh Đà Nẵng Mâu thuẫn Mức độ Giải thích Đánh bắt cá >< (c«ng nghiÖp, ph¸t triÓn cảng vµ giao th«ng thñy) Cao C«ng nghiÖp chÕ biÕn, sản xuÊt xi măng. Cảng Tiªn Sa vµ cảng c¸ ThuËn Phước. Nu«i hải sản >< giao th«ng thñy Trung binh Nu«i hải sản khu vùc b¾c VÞnh Bảo tån >< đ¸nh b¾t c¸ Cao Bảo tån r¹n san h«, cá biÓn vµ hÖ sinh th¸i nãi chung (C«ng nghiÖp, x©y dùng c¬ së h¹ tÇng, ph¸t triÓn cảng, giao th«ng thñy) >< Bảo tån ThÊp Du lÞch, giải trÝ >< (Thư¬ng m¹i, c«ng nghiÖp) ThÊp Nu«i hải sản >< Ph¸t triÓn cảng ThÊp Nu«i hải sản khu vùc B¾c VÞnh Bảng 7- Mâu thuẫn ở 1 số vùng khác M©u thuÉn Møc ®é Giải thÝch Cảng Tiên Sa - Cửa sông Hàn (Cư trú, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển cảng, giao thông thủy) >< Bảo tồn Cao - Khu dân cư theo quy hoạch, Cầu Thuận Phước (Thương mại, công nghiệp >< Bảo tồn) Trung binh (Công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, giao thông thủy ) >< Bảo tồn Cao Bảo tồn: đất ngập nước Xây dựng: bến neo thuyền, đường và các công trình công cộng Thương mại ><Bảo tồn Trung bình Thương mại tác động môi trường, tài nguyên thủy sinh. Cư trú >< (Thương mại, giao thông thủy) Thấp Thương mại, giao thông thủy ảnh hưởng đến môi trường và sự yên tĩnh của khu dân cư. Du lịch, giải trí >< Bảo tồn Thấp Chuyển đất ngập nước thành vùng du lịch Nam bán đảo Sơn Trà Phát triển Cảng >< bảo tồn Cao Cảng gây tiếng ồn, tác động đến chất lượng môi trường. (Thương mại, giao thông thủy) >< bảo tồn Trung bình Thương mại. giao thông thủy gây sự cố giao thông, tràn dầu (Phát triển cảng, giao thông thủy) >< du lịch, giải trí Trung bình Cảng và giao thông thủy, ảnh hưởng đến chất lượng nước, cảnh quan. (Thương mại) >< Du lịch Thấp Thương mại xáo trộn hoạt động du lịch 2.3. Xác định mức độ tác động Trên cơ sở các phân tích trên, có thể xác định một cách định tính, chưa hoàn toàn đầy đủ đối với mức độ tác động của các vấn đề vùng bờ thành phố đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Đây cũng sẽ là cơ sở để lựa chọn các vấn đề ưu tiên trong quản lý tổng hợp vùng bờ. Bảng 8- Đánh giá định tính mức độ quan tâm đối với các đề vùng bờ Vấn đề cần quan tâm Nông nghiệp Thủy sản Giao thông thủy Công nghiệp Du lịch Đô thị hóa Sự gia tăng mực nước biển Cao Cao Thấp Thấp TB TB Xói lở Cao TB Thấp Thấp TB Cao Thiên tai (bão, mưa lớn, hạn hán, xâm nhập mặn) Cao Cao Cao Cao Cao Cao Ô nhiễm nước Thấp Cao Thấp Thấp Cao Thấp Suy giảm đa dạng sinh học TB Cao Cao Thấp Cao Thấp Suy thoái hệ sinh thái TB TB TB TB Cao Thấp Thất nghiệp và thu nhập  thấp Thấp Thấp Thấp Cao TB Cao Mâu thuẫn giữa các ngành TB Cao TB TB Cao TB Kết quả bảng trên dựa trên phương pháp đánh giá theo thang điểm của 03 thành viên trong nhóm. Cụ thể là: 1- 3 điểm (thấp), 4 - 6 điểm (trung bình), 7 - 10 điểm (Cao). 2.4. Xác lập ưu tiên 1. Thiên tai: Chiến lược ứng phó: - Triển khai kế hoạch phòng chống lụt bão hàng năm có hiệu quả nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các rủi ro trong cộng đồng, có sự liên kết của tất cả các Sở, ban ngành có liên quan. - Tổ chức quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, triển khai tốt kế hoạch số 1491/QĐ-UBND ngày 01/3/2010 của UBND thành phố về việc ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 1002/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tại dựa vào cộng đồng”. - Khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động thích ứng biến đổi khí hậu cho thành phố Đà Nẵng và Chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu. - Bên cạnh đó, triển khai tốt các hành động cụ thể: hoạt động hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề chuyển đổi nghề, quy hoạch hợp lý các vùng dễ bị thiên tai ảnh hưởng đến cộng đồng dễ bị tổn thương, di dời, phương án 4 tại chỗ.. 2. Ô nhiễm nước: Giải pháp thực hiện - Cần xem xét, cân nhắc về mặt môi trường và có quy hoạch lâu dài đối với các dự án phát triển kinh tế xã hội liên quan đến vùng biển Đông của Đà Nẵng. - Trong thời gian tới, các khu vực ven bờ biển Đông từ bãi tắm Mỹ Khê đến bán đảo Sơn Trà cũng sẽ chịu áp lực lớn về vệ sinh môi trường, số lượng khách địa phương và du lịch ngày càng nhiều vì vậy cần có các biện pháp quản lý bảo vệ môi trường chặt chẽ, lồng ghép môi trường trong hoạt động du lịch, đẩy mạnh và đa dạng nhiều hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức và tiến đến thay đổi hành vi của cộng đồng và khách du lịch. - Có chế tài mạnh, nghiêm cấm tất cả các nguồn ô nhiễm, xả thải vào vùng biển Đà Nẵng, triển khai các biện pháp tối ưu để thu gom toàn bộ lượng nước thải đô thị về các trạm xử lý và đạt yêu cầu, nâng cấp các trạm xử lý hiện có nhằm đáp ứng với yêu cầu xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường, đồng thời xây dựng mới các trạm xử lý tập trung tại Hoà Xuân, Liên Chiểu để thu gom và xử lý triệt để nước thải đô thị. - Cần gia tăng các điểm quan trắc và tần suất quan trắc khu vực biển Đông và Vịnh Đà Nẵng để kiểm soát tốt chất lượng nước biển và ven bờ. - Thường xuyên kiểm tra, giám sát khả năng lưu trữ, tồn chứa của các kho xăng dầu, hoạt động của các cảng tiếp nhận xăng dầu dọc bờ biển Đà Nẵng, hạn chế đến mức thấp nhất các sự cố tràn dầu gây ra. - Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án ứng cứu sự cố tràn dầu tại các đơn vị kinh doanh tồn chứa xăng dầu và phương án ứng cứu tràn dầu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thường xuyên diễn tập, tổng diễn tập ứng cứu sự cố tràn dầu nhằm nâng cao năng lực ứng cứu khi có sự cố xảy ra. 3. Suy giảm đa dạng sinh: Các giải pháp thực hiện - Quy hoạch và quản lý chặt chẽ các khu bảo tồn trên địa bàn thành phố - Nâng cao nhận thức công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước ở thành phố Đà Nẵng; - Phát triển khai thác thuỷ sản bền vững: Thực hiện chính sách cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay để nâng cấp cải hoán tàu thuyền công suất nhỏ và đóng mới tàu công suất lớn 90 Cv trở lên để vươn khơi khai thác; Du nhập, cải tiến chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác phù hợp, tập trung ứng dụng công nghệ, cải tiến kỹ thuật sản xuất theo hướng an toàn, hiệu quả, phát triển mạnh các nghề khai thác ít tác động đến nguồn lợi; Có chính sách chuyển đổi nghề khai thác hải sản ven bờ nhằm giảm áp lực suy giảm nguồn lợi ven bờ. - Bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học biển ven bờ Đà Nẵng: Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư các dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào hoạt động bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; Thực hiện các biện pháp khôi phục rạn san hô và các hệ sinh thái đang bị phá huỷ tại khu vực từ Hòn Chảo đến Nam đèo Hải vân và khu vực bán đảo Sơn Trà. Hiện nay thành phố đã có Quyết định 7157/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2009 về Bảo vệ san hô và các hệ sinh thái phía nam bán đảo Sơn Trà; Quy hoạch, phát triển du lịch biển, kinh tế biển gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hạn chế tác động của các hoạt động kinh tế đến vùng biển Đà Nẵng, nhất là các hoạt động du lịch… - Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đa dạng sinh học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, Xây dựng cơ chế quản lý và phối hợp liên ngành; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác và giám sát nguồn tài nguyên và chất lượng môi trường nước vùng biển ven bờ. - Ngoài ra, cần: Nghiên cứu tổng thể về Đa dạng sinh học rừng ở Đà Nẵng (Sơn Trà, Bà Nà - Núi Chúa, Nam Hải Vân, sông Nam - sông Bắc); Nghiên cứu tổng thể Đa dạng sinh học biển và các vùng đất ngập nước ở Đà Nẵng; Nghiên cứu và phân tích mức độ tác động của các nguồn thải trên bờ và trên biển ảnh hưởng đến đa dạng sinh học ở biển và ven bờ Đà Nẵng; Nghiên cứu quy mô chuyên sâu về sinh học đối với những sinh vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, đối với những loài đặc hữu này cần thống kê số lượng khai thác trái hay tuyệt chủng, theo dõi sự sinh sản của chúng để đưa ra các báo động đỏ về mức độ tuyệt chủng… 2.5. Định hướng phát triển của thành phố Đà Nẵng Báo cáo Quy hoạch tổng thể Phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020. a) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Phát triển nền nông nghiệp sạch theo hướng đa dạng hoá, tăng cao hàng hoá nông sản, hình thành vùng chuyên canh sản xuất tập trung, tăng tỷ lệ ngành TTCN và dịch vụ trong nông nghiệp Phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, coi trọng chất lượng cây giống. Diện tích sản xuất lúa ổn định ở 7000 -7500ha. Phát triển các ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn. Bảo vệ, khôi phục rừng tự nhiên, trồng rừng (phủ xanh đồi trọc, rừng chống cát, rừng cảnh quan ven biển): Bà Nà, Nam Hải Vân, KBTTN Sơn Trà; Khuyến khích hỗ trợ các thành phần kinh tế tư nhân đầu tư trồng rừng, trồng cây chắn sóng ven biển, phát triển mạnh công nghệ chế biến gỗ từ rừng trồng. Nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ, ổn định khai thác gần bờ, mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá. Xây dựng cảng cá Thọ Quang theo hướng thân thiện, âu thuyền Thọ Quang - Nại Hiên Đông, nâng cấp các cơ sở đóng tàu thuyền b) Công nghiệp Ưu tiên nguồn lực, ưu đãi về chính sách cho một số ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực. Chủ lực là: điện tử, hàng tiêu dùng cao cấp, vật liệu xây dựng cao cấp.. Đẩy mạnh khai thác và chế biến hải sản phục vụ xuất khẩu, phát triển công nghiệp dịch vụ cảng và vận tải biển. Chuyển đổi dần cơ cấu công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, hình thành ngành nghề, sản phẩm mới…chủ động tham gia vào mạng lưới công nghiệp ASEAN. Phát triển và phân bố cơ sở công nghiệp phải dựa trên việc sử dụng hợp lý tài nguyên, lao động và đảm bảo các yêu cầu về môi trường. Đối với cơ sở công nghiệp phải tăng cường chiều sâu, đổi mới công nghệ để tăng năng suất, đảm bảo chất lượng môi trường, ứng dụng công nghệ sạch, có sản phẩm thân thiện môi trường. Hình thành công nghiệp chủ lực, công nghệ cao, sạch và công nghệ thông tin. c) Du lịch – dịch vụ Phát triển du lịch Đà Nẵng trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, có sức lôi kéo một số ngành kinh tế phát triển. Doanh thu phấn đấu đạt 3.890 tỷ đồng vào năm 2020; Xây dựng Đà Nẵng thành đô thị du lịch ven biển chất lượng cao; Xây dựng loại hình, sản phẩm du lịch chủ lực, tuyến du lịch trọng điểm. Tập trung đầu tư các khu du lịch trọng điểm: Khu ven biển Non Nước – Ngũ Hành Sơn – Bắc Mỹ An; Khu du lịch Bà Nà – Suối Mơ; các khu nam – Tây Nam thành phố, khu trung tâm… d) Giao thông – vận tải Hệ thống giao thông từ trung tâm thành phố đến các KCN, KDL, nông thôn ...phát tua du lịch biển trực tiếp Đà Nẵng – Hội An Cải tạo, nâng cấp, xây dựng cảng, sân bay, đường nội thành, phát triển phương tiện giao thông công cộng.. III- ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP 3.1. Cơ sở pháp lý 1. Nghị quyết 09 - NQ/ TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. 2. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 158/2007/QĐ-TTg về phê duyệt "Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Các văn bản pháp quy đã bàn hành tại Đà Nẵng 1. Quy định về quản lý tổng hợp vùng bờ trên địa bàn quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn. 2. Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND về việc ban ban hành đề án "Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường“ đến năm 2020. 3. Quy định Về quản lý, bảo tồn rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan đến vùng biển từ Hòn Chảo đến Nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà. Quy định Bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. ….. 3.2. Đề xuất các giải pháp về chính sách - Chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ thành phố Đà Nẵng đã được phê duyệt năm 2002, cần có đánh giá việc thực hiện Chiến lược - Cần tổ chức triển khai Kế hoạch phân vùng quản lý tổng hợp vùng bờ có hiệu quả, theo các vùng sau: VÙNG BẢO TỒN TRÊN BỜ VÙNG BẢO TỒN DƯỚI NƯỚC VÙNG ĐỆM VÙNG PHỤC HỒI DƯỚI NƯỚC VÙNG CẤP NƯỚC VÙNG PHÁT TRIỂN VÙNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG HOẠT ĐỘNG CẢNG VÀ GIAO THÔNG VẬN TẢI THUỶ VÙNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KHAI THÁC HỢP LÝ - Hình thành bộ máy liên quan về quản lý tổng hợp vùng bờ cho thành phố Đà Nẵng: Sơ đồ đề xuất tổ chức thực hiện UBND quận NHS … UBND thành phố Sở TN & MT Chi cục BVMT Chi cục Biển và Hải đảo Sở NN PT NT Sở Công Thư ơng Sở Văn Hoá TT DL Sở Khác … UBND quận ST UBND quận LC Các cơ quan Trung ương: - Cảng vụ Đà Nẵng - Các đơn vị khác Phường Ven biển Với sơ đồ trên, vai trò tham mưu về QLTHVB cho thành phố chính là Sở TN & MT, đơn vị đề xuất chính là Chi cục biển và Hải đảo. Tuy nhiên, thực tế Chi cục này chưa thành lập. Các hoạt động về quản lý tổng hợp vùng bờ hiện nay của thành phố do Văn phòng dự án QLTHVB Đà Nẵng (ICM) thực hiện. Về lâu dài, Chi cục biển và Hải đảo phải được thành lập theo quy định trung ương trên cơ sở xác nhập văn phòng ICM và một phần của phòng QL TN & KTTV thuộc Sở, để tham mưu công tác quản lý nhà nước về QLTHVB cho thành phố. - Trên cơ sở Quyết định số 16/2008/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng, ngày 29/02/2008 về việc ban hành Quy định về quản lý tổng hợp vùng bờ trên địa bàn quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn. Đây là một quy định mang tính thử nghiệm cho 02 vùng. Trên cơ sở đó, cần có đánh giá tính hiệu để nhân rộng xây dựng quy định QLTHVB cho toàn thành phố. - Kế hoạch Phân vùng đã được phê duyệt năm 2005 trên cơ sở xác lập 10 vùng chức năng (đã nêu ở trên). Tuy nhiên, để kết quả phân vùng này có ý nghĩa thực tiễn và đi vào cuộc sống, cần công bố quy hoạch phân vùng. Quan trọng nhất là lĩnh hội của các Sở, ban ngành có liên quan, đang phụ trách hoặc tham mưu các lĩnh vực liên quan đến vùng bờ. Các đề xuất, chính sách trước khi ban hành của ngành/lĩnh vực cần có sự xâu đầu mối và rà soát theo đúng chức nằng phân vùng, để việc sử dụng vùng bờ có hiệu quả. - Ngoài ra, chúng tôi đề xuất cần thiết lập hệ thống tư vấn cấp phép và giám sát đa ngành, để đưa ra các quan điểm khoa học hay các lập luận xác đáng cho các dự án phát triển có nguy cơ ảnh hưởng đến vùng bờ Đà Nẵng. - Cần phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực nay, đây là lĩnh vực khó và phức tạp bởi tính đa ngành. Trung tâm đào tạo về QLTHVB cần sớm được thành lập để đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao kỹ năng quản lý và lãnh đạo lĩnh vực này cho các cán bộ trong thành phố và các vùng phụ cận. - Cần xây dựng cơ chế tài chính bền vững nghĩa là hàng năm có khoảng ngân sách sự nghiệp ổn định cho hoạt động này, đồng thời xây dựng các dự án/đề án cụ thể để kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, tư nhân, cộng đồng, có những cam kết giữa các cơ quan chính quyền các tỉnh lân cận do có sử dụng chung hay liên đới vùng bờ. 3.3. Xác định cơ quan có trách nhiệm: Đối với việc QLTHVB Đà Nẵng có rất nhiều cơ quan có trách nhiệm. Tuy nhiên trong khuôn khổ 01 bài tiểu luận. Chúng tôi chỉ đưa ra một cách điển hình nhất về chức năng và nhiệm vụ có liên quan: a) Về quản lý môi trường và tài nguyên - Kiểm soát chất lượng môi trường, đánh giá chất lượng môi trường - Cấp phép môi trường, cấp phép chủ nguồn thải, cấp phép khai thác nước ngầm, khai thác khoáng sản. - Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường - Quy hoạch sử dụng đất. (ý 1,2,3,4) Sở Tài nguyên và Môi trường (2- cấp phép môi trường) do UBND cấp quận/huyện (tùy theo quy mô – Phân cấp theo Nghị định 21/2008/NĐ-CP). b) Về hoạt động du lịch - Quy hoạch ngành du lịch, phát triển du lịch, quản lý hoạt động du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) - B

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích các vấn đề môi trường vùng bờ thành phố đà nẵng và đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp theo hướng phát triển bền vững.doc
Tài liệu liên quan