Tiểu luận Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn

MỤC LỤC

THỰC TIỄN VÀ TÍNH CHẤT THỰC TIỄN 4

NHẬN THỨC VÀ TÍNH CHẤT NHẬN THỨC 6

BẢN CHẤT M ỐI QUAN H Ệ THỰC TIỄN – NHẬN THỨC 13

MỐI QUAN H Ệ BIỆN CHỨNG GIỮA THỰC TIỄN – NHẬN THỨC 17

Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN 24

pdf26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 23911 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối trọn vẹn sự vật. Vì vậy nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn". Tri giác: hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phong phú hơn. Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng có tính trực quan của sự vật. Trong khi đó, nhận thức đòi hỏi phải phân biệt được đâu là thuộc tính đặc trưng, đâu là thuộc tính không đặc trưng và phải nhận thức sự vật ngay cả khi nó không còn trực tiếp tác động lên cơ quan cảm giác con người. Do vậy nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn. Biểu tượng: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác quan. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của các sự vật. Giai đoạn này có các đặc điểm: - Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức. - Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất. Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật. - Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính. Nhận thức lý tính (hay còn gọi là tư duy trừu tượng) là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận. - Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật. Vì vậy, các khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển. NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 10 NHÓM 07 Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức. Ý nghĩa phƣơng pháp luận. Khái niệm có vai trò rất quan trọng trong nhận thức bởi vì, nó là cơ sở để hình thành các phán đoán và tư duy khoa học. - Phán đoán: là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng. Thí dụ: "Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng" là một phán đoán vì có sự liên kết khái niệm "dân tộc Việt Nam" với khái niệm "anh hùng". Theo trình độ phát triển của nhận thức, phán đoán được phân chia làm ba loại là phán đoán đơn nhất (ví dụ: đồng dẫn điện), phán đoán đặc thù (ví dụ: đồng là kim loại) và phán đoán phổ biến (ví dụ: mọi kim loại đều dẫn điện). Ở đây phán đoán phổ biến là hình thức thể hiện sự phản ánh bao quát rộng lớn nhất về đối tượng. Nếu chỉ dừng lại ở phán đoán thì nhận thức chỉ mới biết được mối liên hệ giữa cái đơn nhất với cái phổ biến, chưa biết được giữa cái đơn nhất trong phán đoán này với cái đơn nhất trong phán đoán kia và chưa biết được mối quan hệ giữa cái đặc thù với cái đơn nhất và cái phổ biến. Chẳng hạn qua các phán đoán thí dụ nêu trên ta chưa thể biết ngoài đặc tính dẫn điện giống nhau thì giữa đồng với các kim loại khác còn có các thuộc tính giống nhau nào khác nữa. Để khắc phục hạn chế đó, nhận thức lý tính phải vươn lên hình thức nhận thức suy luận. - Suy luận: là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới. Thí dụ, nếu liên kết phán đoán "đồng dẫn điện" với phán đoán "đồng là kim loại" ta rút ra được tri thức mới "mọi kim loại đều dẫn điện". Tùy theo sự kết hợp phán đoán theo trật tự nào giữa phán đoán đơn nhất, đặc thù với phổ biến mà người ta có được hình thức suy luận quy nạp hay diễn dịch. Ngoài suy luận, trực giác lý tính cũng có chức năng phát hiện ra tri thức mới một cách nhanh chóng và đúng đắn. Giai đoạn này cũng có hai đặc điểm: - Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng. - Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất thật sự của sự vật. Nhận thức trở về thực tiễn, ở đây tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay sai. Nói cách khác, thực tiễn có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức được. Do đó, thực NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 11 NHÓM 07 Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức. Ý nghĩa phƣơng pháp luận. tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là cơ sở động lực, mục đích của nhận thức. Mục đích cuối cùng của nhận thức không chỉ để giải thích thế giới mà để cải tạo thế giới. Do đó, sự nhận thức ở giai đoạn này có chức năng định hướng thực tiễn. 1.2 Phân loại nhận thức a) Dựa vào trình độ thâm nhập vào bản chất của đối tượng Nhận thức kinh nghiệm hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm là kết quả của nó, được phân làm hai loại: - Tri thức kinh nghiệm thông thường là loại tri thức được hình thành từ sự quan sát trực tiếp hàng ngày về cuộc sống và sản xuất. Tri thức này rất phong phú, nhờ có tri thức này con người có vốn kinh nghiệm sống dùng để điều chỉnh hoạt động hàng ngày. - Tri thức kinh nghiệm khoa học là loại tri thức thu được từ sự khảo sát các thí nghiệm khoa học, loại tri thức này quan trọng ở chỗ đây là cơ sở để hình thành nhận thức khoa học và lý luận. Hai loại tri thức này có quan hệ chặt chẽ với nhau, xâm nhập vào nhau để tạo nên tính phong phú, sinh động của nhận thức kinh nghiệm. Nhận thức lý luận (gọi tắt là lý luận) là loại nhận thức gián tiếp, trừu tượng và khái quát về bản chất và quy luật của các sự vật, hiện tượng. Nhận thức lý luận có tính gián tiếp vì nó được hình thành và phát triển trên cơ sở của nhận thức kinh nghiệm. Nhận thức lý luận có tính trừu tượng và khái quát vì nó chỉ tập trung phản ánh cái bản chất mang tính quy luật của sự vật và hiện tượng. Do đó, tri thức lý luận thể hiện chân lý sâu sắc hơn, chính xác hơn và có hệ thống hơn. Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn nhận thức khác nhau, có quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó nhận thức kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức lý luận. Nó cung cấp cho nhận thức lý luận những tư liệu phong phú, cụ thể. Vì nó gắn chặt với thực tiễn nên tạo thành cơ sở hiện thực để kiểm tra, sửa chữa, bổ sung cho lý luận và cung cấp tư liệu để tổng kết thành lý luận. Ngược lại, mặc dù được hình thành từ tổng kết kinh nghiệm, nhận thức lý luận không xuất hiện một cách tự phát từ kinh nghiệm. Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những sự kiện kinh nghiệm, hướng dẫn sự hình thành tri thức kinh nghiệm có giá trị, lựa chọn kinh nghiệm hợp lý để phục vụ cho hoạt động thực tiễn. Thông qua đó mà NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 12 NHÓM 07 Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức. Ý nghĩa phƣơng pháp luận. nâng những tri thức kinh nghiệm từ chỗ là cái cụ thể, riêng lẻ, đơn nhất trở thành cái khái quát, phổ biến. Theo học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin, nắm vững bản chất, chức năng của từng loại nhận thức đó cũng như mối quan hệ biện chứng giữa chúng có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trọng việc đấu tranh khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều. b) Dựa vào tính tự phát hay tự giác của sự xâm nhập vào bản chất của sự vật Nhận thức thông thường (hay nhận thức tiền khoa học) là loại nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con người. Nó phản ánh sự vật, hiện tượng xảy ra với tất cả những đặc điểm chi tiết, cụ thể và những sắc thái khác nhau của sự vật. Vì vậy, nhận thức thông thường mang tính phong phú, nhiều vẻ và gắn với những quan niệm sống thực tế hàng ngày. Vì thế, nó thường xuyên chi phối hoạt động của con người trong xã hội. Thế nhưng, nhận thức thông thường chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở bề ngoài, ngẫu nhiên tự nó không thể chuyển thành nhận thức khoa học được. Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của các sự vật. Nhận thức khoa học vừa có tính khách quan, trừu tượng, khái quát lại vừa có tính hệ thống, có căn cứ và có tính chân thực. Nó vận dụng một cách hệ thống các phương pháp nghiên cứu và sử dụng cả ngôn ngữ thông thường và thuật ngữ khoa học để diễn tả sâu sắc bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu. Vì thế nhận thức khoa học có vai trò ngày càng to lớn trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt trong thời đại khoa học và công nghệ. Hai loại nhận thức này cũng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhận thức thông thường có trước nhận thức khoa học và là nguồn chất liệu để xây dựng nội dung của các khoa học. Ngược lại, khi đạt tới trình độ nhận thức khoa học thì nó lại tác động trở lại nhận thức thông thường, xâm nhập và làm cho nhận thức thông thường phát triển, tăng cường nội dung khoa học cho quá trình nhận thức thế giới của con người. 1.3 Chân lý - Khái niệm : Mọi quá trình nhận thức đền dẫn tới sự sáng tạo ra những tri thức, tức là những hiểu biết của con người vê thực tại khách quan, nhưng không phải mọi tri thức đều có nội dung phù hợp với thực tại khách quan, bởi vì nhận thức thuộc về sự phản ánh của con người đối với thực tại khách quan đó. Thực tế lịch sử nhận thức NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 13 NHÓM 07 Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức. Ý nghĩa phƣơng pháp luận. của toàn nhân loại cũng như của mỗi con người đã chứng minh rằng, những tri thức mà con người đã và đang đạt được không phải bao giờ cũng phù hợp với thực tế khách quan; trái lại có nhiều trường hợp không phù hợp, thậm chí là đối lập với thực tế khách quan. Khái niệm chân lý được dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó được chứng minh bởi thực tiễn. Theo Lê-nin “Sự phù hợp giữa tư tưởng và khách thể là một quá trình : tư tưởng (=con người) không nên hình dung chân lý dưới dạng một sự đứng im chết cứng,một bức tranh (=hình ảnh) đơn giản, lờ mờ, nhợt nhạt, không khuynh hướng, không vận động. K. Marx: "Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lí khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lí luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lí". Ngoài ra, khi xem xét về các tính chất của chân lí, người ta đưa ra 4 tính chất: tính khách quan, tính tƣơng đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể. Nói về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lí, Lenin viết: "Chân lí tuyệt đối được cấu thành từ tổng số những chân lí tương đối đang phát triển; chân lí tương đối là những phản ánh tương đối đúng của một khách thể tồn tại độc lập với nhân loại; những phản ánh ấy ngày càng trở nên chính xác hơn; mỗi chân lí khoa học, dù là có tính tương đối, vẫn chứa đựng một yếu tố của chân lí tuyệt đối". 3. BẢN CHẤT MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN Mối liên hệ giữa nhận thức và thực tiễn ra sao? Trước tiên ta cần phải hiểu Mối liên hệ là phạm trù triết học như thế nào? Tính chất của nó ra sao? Các mối liên hệ mang tính đa dạng, mỗi lĩnh vực khác nhau của thế giới và biểu hiện những mối liên hệ khác nhau, rất phong phú và nhiều vẻ. Mỗi loại mối liên hệ khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. có thể phân chia theo từng cặp như mối liên hệ bên ngoài và bên trong, chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ gián tiếp và trực tiếp. sự phân chia này chỉ mang tính tương đối vì mỗi cặp mối liên hệ chỉ là một mắt xích, một bộ phận của mối liên hệ phổ biến, chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy vào phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng. tuy nhiên sự phân chia này NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 14 NHÓM 07 Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức. Ý nghĩa phƣơng pháp luận. lại rất cần thiết vì qua đó sẽ xác định được vị trí và vai trò trong sự vận động và phát triển của sự vật. Từ việc nghiên cứu về mối liên hệ triết học Mác-Lênin đã rút ra quan điểm toàn diện trong nhận thức, khi nhận thức thì chúng ta cần phải có một cái nhìn toàn diện, tránh những quan điểm phiến diện chỉ xết sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ mà đã vội vàn đưa ra kết luận về bản chất hay tính quy luật của chúng. Bên cạnh đó các sự vật ,hiện tượng còn có rất nhiều mối liên hệ, các mối liên hệ có vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận động, phát triển của sự vật. Do vậy khi nghiên cứu sự vận động và phát triển của sự vật cần dựa vào thực tiễn cụ thể để tiến hành phân loại các mối liên hệ để thấy rõ nội dung, vai trò, vị trí của từng mối liên hệ và từ đó có cách tác động phù hợp nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong các hoạt động của con người. 1. Bản chất của mối quan hệ Đây là hai phương thức quan hệ khác nhau với thế giới. Kết quả của quan hệ nhận thức là tái hiện lại đối tượng trong ý thức, là mô hình nhận thức của đối tượng. Còn kết quả của hoạt động thực tiễn là sự cải tạo vật chất đối với đối tượng. Thực tiễn chỉ có mặt ớ nơi có các hình thức hoạt động có đối tượng cảm tính, có sự cải tạo đối tượng trên chực tế, chứ không phải là trong suy nghĩ. Do vậy hoạt động nhận thức khoa học, giáo dục, tuyên truyền không phải là thực tiễn. Bản thân khoa học chỉ có khả năng đem lại bức tranh lý tưởng về thế giới trong nhưng đặc trưng, bản chất của nó. Vấn đề cũng không thay đổi cả khi khoa học trở thành lực lượng sản xuất vật chất trực tiếp. Bởi khi đó, bản thân lực lượng sản xuất tồn tại với tư cách là hình thức được đối tượng hoá của khoa học, còn khoa học vân tiếp tục là hình chức hoạt động tinh thần của con người, là sự phản ánh lý tưởng hiện thực. 2.Tính chất của mối quan hệ Đúng là thực tiễn không thể thiếu nhận thức.Song luận điểm đó không chứng tỏ sự đồng nhất của hai hình thức hoạt động khác nhau là thực tiễn và nhận thức. Thứ nhất cần lưu ý rằng tham gia vào thực tiễn chỉ gồm có các kết quả đã đạt được trong quá trình nhận thức trước đó. Các kết quả đó đối với hoạt động nhận thức có một giá trí độc lập, còn đối với hoạt động thực tiễn thì chỉ là cơ sở lý luận, có giá trị như là một mô hình của tương lai. Ý thức và sản phẩm của nó ( mục đích, mô hình, lý tưởng), trong trường hợp này, không có một giá trị độc lập, nó không có nhiệm vụ cải biến đối tượng cảm tính của tự nhiên hay xã hội. NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 15 NHÓM 07 Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức. Ý nghĩa phƣơng pháp luận. Thứ hai, đương nhiên là có một cơ chế (cho dù nó chưa được nghiên cứu đấy đủ) để đưa các kết quả hoạt động nhận thức vào thực tiên. Chính cơ chế này đã chế định một khuynh hướng nghiên cứu mới - nghiên cứu triển khai. Đây là một lĩnh vực mới mẻ, đòi hỏi chúng ta phải có những nỗ lực to lớn. Song một điều hiển nhiên là thực tiễn cải tạo xã hội do quần chúng tiến hành đòi hỏi phải hoạch định mục đích, chương trình, phải nhận thức các nhiệm vụ chiến lược và sách lược. Chính vì vậy mà nó không thể thiếu nhận thức lý luận, nhận thức được tiếp biến vào các mục đích và các chương trình, phục tùng nhiệm vụ cơ bản của thực tiễn cải tạo xã hội. Như vậy, giữa nhận thức và thực tiễn bao giờ cũng tồn tại một mối liên hệ không thể tách rời. Song cho dù thực tiễn có hàm lượng nhận thức nhiều đến đâu đi chăng nữa, thì thực tiễn và nhận thức vẫn tồn tại với tư cách là hai lĩnh vực tương đối độc lập của hoạt động xã hội và bao giờ hình ảnh lý tưởng (kết quả của hoạt động nhận thức) cũng đi trước hoạt động thực tiên. Nói cách khác, hoạt động bao giờ cũng bao hàm hai khâu cơ bản và mối liên hệ giữa chúng luôn mang tính lịch sử - cụ thể - đó là khâu nhận thức (sản xuất ra tri thức) và khâu thực tiễn (cải tạo hiện thực ). Mối quan hệ giữa thực tiễn và nhận thức còn được làm sáng tỏ hơn và cụ thể hơn khi chúng ta xét nó từ quan hệ chủ thề - khách thể. Thực tiễn là khâu trung gian cơ bản giữa chủ thể và khách thề. Chủ thể ở đây không đơn giản là con người có tư duy nhận thức, con người bằng xương thịt. Chủ thể được thể hiện qua tồng thể các đặc trưng xã hội của nó, còn thực tiễn là phương thức cơ bản để nó tác động đến khách thể. Thực tiễn có thề nói, là hình thức liên hệ thực tại khách quan, nhờ đó mà chủ thể tự đối tượng hoá bản thân, các ý định và mục đích của mình trong khách thề, phát triển các năng lực của mình. Như vậy, ngoài thực tiễn, chủ thể không có một phương thức nào để chuyển từ bức tranh lý tưởng về thế giới sang việc thực hiện nó trong thế giới. Nếu ở phần trên chúng ta đã nói rằng thực tiễn là quá trình cải tạo vật chất hiện thực, thì thông qua quan hệ chủ thể - khách thể, thực tiễn thể hiện là phương thức chủ thể chuyển hoá cái ý mệnh mục đích, động cơ... thành cái vật chất, khách thể được cải tạo phù hợp với mục đích. Trọng tâm ở đây được đặt vào hai mặt của một quá trình thống nhất: Từ cái ý niệm đến cái vật chất. Nếu chúng ta nhấn mạnh, tuyệt đối hoá sự cải tạo vật chất, thì sự định hướng thực tiễn bởi ý thức sẽ bị biến mất, và do vậy, thực tiễn bị biến thành một hành vi máy móc, vô thức. Còn nếu tuyệt đối hoá sự sự chuyển biến cái ý niệm thành cái vật chất, thì chúng ta không thể quan niệm thực tiễn là một quá trình khách quan, và như vậy sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm. NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 16 NHÓM 07 Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức. Ý nghĩa phƣơng pháp luận. Từ đó suy ra rằng thực tiễn và nhận thức không thể là tuyệt đối đối lập với nhau. Tính tương đối của sự đối lập ấy trước hết được quy định bởi điều là: Quan hệ nhận thức của con người với thế giới không bao giờ có thề là quan hệ tuyệt đối biệt lập với thực tiễn. Hơn nữa, quan hệ nhận thức luôn phục tùng thực tiễn, phục vụ thực tiễn và phát triển trên cơ sở cải tạo thực tiễn xã hội. Nó, rốt cuộc, phải dựa trên cơ sở quan hệ thực tiễn với hiện thực. Đến lượt mình vốn là hoạt động của chủ thể có ý thức và ý chí, thực tiễn luôn bao hàm quan hệ nhận thức của chủ thể với khách thể với tư cách là vòng khâu đặt mục đích của hoạt động thực tiễn. Song, sự đối lập tuyệt đối đó không có nghĩa là không có sự đối lập tuyệt đối giữa nhận thức và thực tiễn.Nhận thức do thực tiên chế định và phục vụ thực tiễn, song chúng có tính độc lập tương đối, mang những đặc trưng riêng của hoạt động. Cả khi tạo thành một thể thống nhất trong khuôn khổ của hoạt động xã hội, chúng vẫn là những mặt khác nhau của hoạt động đó. Chỉ khi được đưa vào thực tiễn, ý niệm, tư tưởng, nhận thức mới có thể "cải tạo" thế giới. Nếu dừng lại trong lĩnh vực ý thức, chúng không có khả năng cải biến một cái gì ngoài khả năng ý thức. Các tư tướng, tự chúng, không phải là thực tiễn, mô hình lý tướng về xã hội tương lai thiếu sự cải tạo vật chất chỉ là mô hình nhận thức.Cần phái nhấn mạnh tính đặc thù, tính độc lập của nhận thức để không rơi vào chủ nghĩa thực dụng thiển cận, để phát hiện ra các quy luật phát triển của riêng nhận thức, tính kế thừa lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội khác nhau. Song, cũng cần nhấn mạnh một điều khác là: Tính độc lập tương đối của nhận thức là có tính chất tương đối. Thí dụ, nhận thức cách mạng hoàn toàn không phải là thực tiễn cách mạng. Tuy nhiên vốn được sinh ra bởi các nhu cầu của thực tiễn xã hội, nhận thức cách mạng trở thành một bộ phận cấu thành tất yếu của thực tiễn xã hội. Khi tiên đoán tương lai, bản thân nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn quá khứ và hiện tại.Nhận thức hoàn thành một chức năng nào đó trong xã hội không phải là ở ngoài khuôn khổ của thực tiễn, mà là ở bên trong bản thân thực tiễn xã hội. Mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn, được vạch rõ cả trên các bình điện bản thể luận lẫn nhận thức luận. Trước hết, cần phải phân biệt tính chất của mối liên hệ này với tính chất của mối liên hệ giữa ý thức và vật chất. Vật chất có thể tồn tại thiếu ý thức, song thực tiễn không thể tồn tại thiếu nhận thức, đương nhiên là hình thức vả trình độ của nhận thức có thể rất khác nhau ( cho tới tư duy lý luận). Nếu các đặc tính "thử nhất" và "thứ hai" áp dụng được vào quan hệ giữa vật chất và ý thức, thì chúng lại không áp dụng được vào quan hệ giữa thực tiễn và nhận thức. ở đây chỉ có thể nói tới phương diện chủ đạo của một chủ thể thống nhất. Nói cách khác, xét về NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 17 NHÓM 07 Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức. Ý nghĩa phƣơng pháp luận. phương diện bản thể luận, nhận thức và thực tiễn tạo thành một thể thống nhất trong hoạt động xã hội tổng hợp. Sự đối lập của chúng trong khuôn khổ của sự thống nhất này là tương đối. Mặc dù vật chất và ý thức là các mặt đối lập tương đối về mặt bản thể luận, song vật chất là tiên đề, là nguyên nhân phát sinh của ý thức, trong khi đó thực tiễn không thể thiếu nhận thức. Xét về phương diện nhận thức luận, nếu vật chất và ý thức là tuyệt đối đối lập , thì thực tiễn và nhận thức lại không tuyệt đối đối lập nhau. Mọi ý kiến khác đều có nghĩa rằng thực tiễn, về nguyên tắc, không thể là phương tiện đối chiếu tri thức về hiện thực và bản thân hiện thực. Các nhà duy vật trước Mác đã nhìn thấy điều đó nhưng họ không biết đối chiếu tri thức với đối tượng và do vậy, họ đã bất lực trước các lý lẽ của chủ nghĩa duy tâm và bất khả lý luận. Nếu tuyệt đối đối lập thực tiễn với nhận thức, thì chúng ta cũng sẽ vấp phải vấn đề đó. Vậy, đâu là bước chuyển từ lý nhận thức đến thực tiễn? Trong khi đó cuộc cách mạng được C.Mác thực hiện trong nhận thức luận chính là ở chỗ: ông đã đưa thực tiễn vào nhận thức ở lĩnh vực mà ý thức tuyệt đối đối lập với vật chất, Mác đã phát hiện ra khâu trung gian, bước chuyển từ cái ý niệm đến cái vật chất và từ cái vật chất đến cái ý niệm. Thực tiễn xã hội hoàn thành vai trò thước đo chân lý và cơ sở của nhận thức chính là do nó không đối lập tuyệt đối mà đối lập tương đối với ý thức về mặt nhận thức luận và do nó luôn là hệ thống những hoạt động nhằm đạt tới mục đích xác định. Do vậy, không nên tuyệt đối hoá cả tính chủ quan lẫn tính khách quan của thực tiễn. Quan hệ giữa thực tiễn và nhận thức là một quá trình mang tính lịch sử - xã hội cụ thể. Quan hệ giữa chúng là quan hệ biện chứng. Nắm bắt được tính chất biện chứng của quá trình đó là tiền đề quan trọng bậc nhất giúp chúng ta luôn có được một lập trường thực tiễn sáng suốt, tránh được chủ nghĩa thực dụng thiển cận, cũng như chủ nghĩa giáo điều máy móc và bệnh lý luận suông. 4. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA THỰC TIỄN VÀ NHẬN THỨC A. TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC ĐẾN THỰC TIỄN - Nhận thức khoa học vận dụng vào một hệ thống các phương pháp nghiên cứu và sử dụng cả ngôn ngữ thông thường và thuật ngữ khoa học để diễn tả sâu sắc bản NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 18 NHÓM 07 Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức. Ý nghĩa phƣơng pháp luận. chất và quy luật của đối tượng trong nghiên cứu. Vì thế, nhận thức khoa học ngày càng có vai trò to lớn trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt trong thời đại khoa học và công nghệ hiện đại. - Điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức là thực tiễn. Con người có nhu cầu tất yếu khách quan là phải giải thích thế giời và cải tạo thế giới nên con người tác động vào các sự vật hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Sự tác động đó làm cho các sự vật, hiện tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối lien hệ và quan hệ khác nhau giữa chúng, đme lại những tài liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm được bản chất các quy luật vận động và phát triển của thế giới. Từ đó ta thấy nhận thức đóng vai trò trong giải thích, phân tích, tư duy,tổng hợp cho những hoạt động thực tiễn trong thế giới khác quan. - Nếu nhận thức không có được những tri thức đúng đắn và sâu sắc về thế giới thì chứng tỏ thực tiễn sai lệch. Nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn mà không có nhận thức thì sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và kinh nghiệm chủ nghĩa. - Thực tiễn mà không có lý luận khoa học, tư duy của nhận thức, cách mạng khoa học soi sang thì nhất định sẽ biến thành mù quáng. - Khi đã có những nhận thức đúng đắn t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_moi_quan_he_bien_chung_giua_nhan_thuc_va_thuc_tien_1691.pdf
Tài liệu liên quan