Tiểu luận Phân tích một trong bốn đặc điểm của báo trực tuyến đã được học

Hình ảnh động là một bước tiến lớn trong việc phát triển các trang web nói chung và báo mạng điện tử nói riêng. Hẳn ai cũng thấy sự phát triển thần kỳ của vô tuyến truyền hình trong thế kỷ 20 kể từ khi nó ra mắt và vị trí lớn mạnh của vô tuyến truyền hình với nền báo chí hiện đại ngày nay. Việc tích hợp video (bao gồm hình ảnh động và âm thanh) là một yêu cầu quan trọng giúp báo mạng điện tử vượt qua được loại hình báo chí tiền nhiệm. Bản thân những đoạn video đã mang tính đa phương tiện, được kết hợp thêm những tính năng của báo in là hình ảnh tĩnh và văn bản, có thể nói báo mạng điện tử đã thâu tóm được toàn bộ những phương tiện ưu việt nhất của tất cả các loại hình báo chí từng có trong lịch sử.

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5474 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích một trong bốn đặc điểm của báo trực tuyến đã được học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ Môn: INTERNET Họ tên: Đào Quang Long Sinh ngày: 02/02/1985 Lớp: ĐH BCLT1 - ĐH KHXH&NV Đề bài: Phân tích một trong bốn đặc điểm của báo trực tuyến đã được học. Theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng để chọn ra một sự kiện nổi bật nhất trong tuần, từ đó rút ra nhận xét về cách đưa tin của báo điện tử và báo in. Bài làm 1. Báo trực tuyến (Báo điện tử, báo mạng) là một loại hình báo chí chủ yếu sử dụng ngôn ngữ viết truyền tải thông tin, hình ảnh qua đường truyền internet. Báo trực tuyến có 4 đặc điểm cơ bản sau: - Tính thời sự và tính phi định kỳ - Khả năng đa phương tiện - Khả năng tương tác cao - Khả năng truyền đạt thông tin không hạn chế * Phân tích đặc điểm: Khả năng đa phương tiện của báo trực tuyến Khả năng đa phương tiện là một đặc điểm nổi bật mà bất cứ độc giả nào của báo trực tuyến cũng có thể dễ dàng nhận ra. Một sản phẩm báo chí đa phương tiện phải bao gồm ít nhất từ hai trong những thành phần sau trở lên. Đó là: văn bản (text), hình ảnh tĩnh và đồ hoạ (Still image & graphic), âm thanh (audio), hình ảnh động (video & animation) và gần đây nhất là các chương trình tương tác. Những ứng dụng của tính đa phương tiện trên báo trực tuyến bao gồm những phần chính sau: 1. Khả năng tích hợp âm thanh (audio): Phát thanh là một loại hình báo chí đã có từ lâu đời, nhưng chỉ đến năm 1993, khi Internet Talk Radio, đài phát thanh trực tuyến đầu tiên ra mắt trên thế giới, khả năng đưa âm thanh đến với công chúng thông qua chính những tờ báo mạng điện tử mới chính thức được công nhận. Nhưng những sản phẩm báo chí đa phương tiện có tích hợp âm thanh không đơn thuần giống như phát thanh thông thường. Âm thanh ở đây, chỉ là một trong số những phương tiện để truyền tải thông tin đến cho công chúng, bên cạnh những phương tiện khác như hình ảnh, văn bản,... Việc vừa được đọc báo điện tử như thông thường, lại được nghe những thông tin liên quan ấy đã khiến việc khai thác âm thanh trên báo mạng điện tử có một thời được coi như cơn sốt. Bên cạnh việc cung cấp thông tin, nhiều website và các tờ báo mạng lớn còn cung cấp các chương trình giải trí, các trò chơi, âm nhạc,... để công chúng có thể nghe hoặc tải về (dowload). 2. Khả năng tích hợp hình ảnh động: Hình ảnh động là một bước tiến lớn trong việc phát triển các trang web nói chung và báo mạng điện tử nói riêng. Hẳn ai cũng thấy sự phát triển thần kỳ của vô tuyến truyền hình trong thế kỷ 20 kể từ khi nó ra mắt và vị trí lớn mạnh của vô tuyến truyền hình với nền báo chí hiện đại ngày nay. Việc tích hợp video (bao gồm hình ảnh động và âm thanh) là một yêu cầu quan trọng giúp báo mạng điện tử vượt qua được loại hình báo chí tiền nhiệm. Bản thân những đoạn video đã mang tính đa phương tiện, được kết hợp thêm những tính năng của báo in là hình ảnh tĩnh và văn bản, có thể nói báo mạng điện tử đã thâu tóm được toàn bộ những phương tiện ưu việt nhất của tất cả các loại hình báo chí từng có trong lịch sử. Ngoại trừ video, báo mạng điện tử còn có thể tích hợp một sản phẩm khác, đó là những hình ảnh động – là sự kết hợp của nhiều hình ảnh tĩnh thay đổi, gần giống với nguyên lý làm phim hoạt hình, Những hình ảnh động này có thể không bằng truyền hình, nhưng với báo in, nó vượt trội. Một đoạn hình ảnh động đôi khi có thể khiến một sản phẩm báo chí có tính hấp dẫn hơn hẳn. “Trăm nghe không bằng một thấy”, rõ ràng những sản phẩm có tích hợp những video hay hình ảnh động như thế sẽ cho người xem một cảm giác chân thật nhiều so với những hình ảnh tĩnh hay văn bản thông thường. Vd: Vừa qua, thông qua các phương tiện truyền thông chúng ta được biết đến một sự kiện kinh hoàng do thiên tai gây ra, đó là thảm hoạ động đất và sóng thần tại đất nước Nhật Bản. Hàng loạt tờ báo điện tử tại Việt Nam trong những ngày qua đều tích cực thông tin về diễn biến thảm hoạ, đời sống người dân cũng như những diễn biến mới nhất liên quan đến vấn đề hạt nhân. Bên cạnh những thông tin tổng hợp, hàng loạt hình ảnh đau thương được chụp lại từ hiện trường đống đổ nát, từ tinh thần người Nhật làm lay động lòng người. Nhưng có lẽ gây ấn tượng kinh hoàng nhất đó là khi độc giả được tận mắt theo dõi các đoạn video quay cảnh lúc sóng thần tràn vào bờ biển Nhật Bản cuốn trôi nhà cửa, xe cộ và con người. Đó là những đoạn video sống động nhất được một số tờ báo điện tử như Vnexpress, VietnamNet, Dan tri đăng tải. Cùng một lúc độc giả có thể tiếp nhận thông tin từ nhiều khía cạnh khác nhau, vừa đọc, vừa được xem hình lại có thể trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy diễn biến sự kiện. Lượng thông tin mà báo trực tuyến truyền tải đến công chúng đạt mức độ tối đa. Tóm lại, đa phương tiện trê báo mạng điện tử là việc sử dụng nhiều loại phương tiện (ngôn ngữ văn bản phi văn tự) để thực hiện một sản phẩm báo chí. Một sản phẩm báo chí đa phương tiện phải mang đến cho công chúng từ 2 đến 3 cách thức truyền tải trở lên. Với việc phát triển vượt bậc của công nghệ mạng, phần cứng và phần mềm, các sản phẩm báo mạng điện tử ngày càng tích hợp thêm nhiều phương tiện mới, với những cách thức thể hiện khác nhau. *** * Trong tuần qua, nhân dân thế giới đổ dồn sự quan tâm chú ý đến Nhật Bản, đất nước vừa hứng chịu một trận thiên tai kép khủng khiếp từ sóng thần, động đất và tiếp đó là sự cố hạt nhân đe doạ toàn nhân loại. Bên cạnh đó, tình hình chiến sự tại Libi cũng là chủ đề không kém phần nóng bỏng thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo dư luận thế giới. Tuần qua, tâm điểm của sự chú ý này tập trung vào sự kiện ngày 19/3/2011 liên quân Anh, Pháp, Mỹ tiến hành công kích vũ trang Libi. 3 ngày sau chiến dịch mở màn thực thi lệnh áp đặt “Vùng cấm bay” của Liên Hiệp Quốc và oanh tạc bầu trời Libi, đây đã trở thành một chủ đề nóng trên các diễn đàn thông tấn, báo chí toàn cầu. Xung quanh vấn đề này, báo chí Việt Nam cũng dành sự quan tâm và thông tin đặc biệt về tình hình chiến sự đang diễn ra phức tạp tại Libi. Xét về góc độ đưa tin của báo in và báo điện tử ta thấy có những điểm khác biệt sau đây: Ngay sau khi Mỹ và liên quân tiến hành không kích Libi (vào đêm 19/3), sáng hôm sau (20/3) hàng loạt các tờ báo điện tử và báo in của Việt Nam đều dành trang nhất đưa tin về sự kiện này. Trên các báo điện tử như: Vnexpress, VietnamNet, Dantri, Tienphong Online, Tuoi tre Online đều dành phần đăng thông tin nổi bật trên trang báo để thông tin. Còn trên báo in, một số tờ nhật báo hàng đầu Việt Nam như: Tiền phong, Tuổi trẻ, Hà Nội mới, Lao động, Thanh niên,... đều đăng tin và hình ảnh nổi bật trên trang nhất và dành một diện tích khá lớn để thông tin và bình luận trong phần tin quốc tế. - Về thời điểm thông tin: Do cập nhật thông tin nhanh qua đường truyền internet nên báo điện tử đăng tin và truyền tải tới công chúng nhanh nhất. Trong khi đó, do đặc thù của tính định kỳ nên báo in ra muộn hơn, thông tin đến với công chúng chậm hơn. Khi có những thông tin mới nhất về từ vùng chiến sự, báo điện tử có thể tổng hợp và upload ngay lập tức và chuyển tải tới độc giả. Đối với báo in thì không làm được điều này, phải đợi đến kỳ xuất bản hôm sau mới có thể đưa tin. - Về dung lượng các bài báo và cách đặt tít: Về cơ bản cả báo in và báo điện tử đều sử dụng những tít ngắn gọn và làm nổi bật được tính thời sự. Tuy nhiên, báo điện tử thường sử dụng những tít ngắn và cô đọng hơn như: Con trai chết, Gadfi mất tích; Máy bay Mỹ rơi ở Libi (VietnamNet), Dinh thự Gadfi trúng tên lửa; Các vũ khí liên quan tung vào Libi; Không quân Libi đã bị đập tan (Vnexpress), Liên quân tấn công Libi: Bầu trời Tripoli rực lửa (Tienphong Online),... Trong khi đó, báo in thường sử dụng những tít dài hơn do bài viết thường mang tính tổng hợp thông tin. Vd: Phá huỷ “trung tâm chỉ huy” của Libi – Mục tiêu của phương Tây (báo Thanh niên), Libi: Tên lửa bắn trúng dinh thự tổng thống Gaddfi (An ninh Thủ đô), Libi – Chiến trường căng thẳng (báo Tuổi trẻ), Ngày thứ 2 liên quân không kích Libi: Gaddfi phản công, Máy bay của Mỹ bị bắn hạ (báo Lao động). Thông tin các bài viết ở báo điện tử thường có dung lượng từ khoảng 500 đến 800 chữ kèm hình ảnh, ít hơn lượng thông tin trên báo in. Đối với các báo in thường dành một diện tích lớn trên trang thông tin quốc tế để đăng tải. Vd: Báo Tiền Phong 1/2 trang, báo An ninh Thủ đô 1 trang, Tuổi trẻ 1 trang, Thanh niên 1 trang, Lao động 1/4 trang,... Sở dĩ có sự khác biệt về dung lượng như vậy là do đặc điểm tính định kỳ chi phối. Báo điện tử không bị chi phối bởi tính định kỳ nên thông tin cập nhật được bất cứ lúc nào là đăng tải ngay. Một sự kiện có thể chia nhỏ thành nhiều bài viết ngắn và được cập nhật liên tục. Đối với báo in, do mang tính định kỳ nên thông tin thường tổng hợp chung thành một bài có dung lượng khá lớn (khoảng 1200 đến 2000 từ). - Về tác giả bài viết: Các bài báo điện tử thường do một cá nhân tác giả phụ trách và được thu thập từ các nguồn tin bên ngoài hoặc qua cơ quan thường trú. Đối với báo in, trong một bài tổng hợp thường có các bài, tin ngắn do nhiều PV phụ trách, bài báo thường là của một nhóm tác giả như vậy. Nhìn chung, trong quá trình đưa tin về một sự kiện nào đó báo điện tử thường có ưu thế hơn báo in trong việc cập nhật thông tin và đăng tải, tin tức mang tính thời sự nóng hổi. Tuy nhiên, báo in cũng có những ưu điểm nhất định, đó là nội dung bài viết có tính phân tích, tổng hợp, chọn lọc và kiểm định thông tin kỹ càng. Vị trớ tuyển dụng: Biờn tập Viờn Nội dung Website Số lượng cần tuyển: 05 Mức lương khởi điểm: Thỏa Thuận Mô tả công việc: - Quản trị và Post bài lên trang Web. - Mô tả cụ tỉ hơn khi được phỏng vấn. Quyền lợi được hưởng: - Được phát huy tối đa sở trường của mỡnh - Cơ hội thăng tiến cao, bạn có thể trở thành nhà quản lý ngay khi bạn cũn trong thời gian thử việc. - Được hưởng một mức đói ngộ xứng đáng - Được hưởng quyền lợi BHXH, BHYT, thưởng, quyền mua cổ phiếu của của công ty … Số năm kinh nghiệm: Dưới 1 năm Yêu cầu Trỡnh độ Cao đẳng Yêu cầu khác - Đó cú kinh nghiệm làm về quản trị và post bài lờn web. Hồ sơ bao gồm - Đơn xin dự tuyển; - Sơ yếu lý lịch; - Giấy khai sinh - Giấy khỏm sức khỏe - CV nờu rừ quỏ trỡnh cụng tỏc hoặc Thụng tin ứng viờn tải từ website của Cụng ty - Bản sao Bằng tốt nghiệp, Bảng điểm và các chứng chỉ liên quan khác; - 01 ảnh 3x4 mới nhất; (Ưu tiên ứng viên nộp hồ sơ sớm, Chỉ phỏng vấn ứng viên đạt yêu cầu, không hoàn lại hồ sơ đó nộp) Hoặc Ứng viờn cú thể lờn trang web của công ty để điền thông tin: www.vietbrandsport.com/tuyendung/ Hạn nộp hồ sơ 31-03-2011 Tờn cụng ty: FTC Group Sơ lược về công ty: FTC GROUP ( tiền thân là Công ty cổ phần Đầu tư Công nghệ Truyền thông Đa phương tiện FTC Việt Nam ) hoạt động theo mô hỡnh Tập đoàn, đa nghành nghề, đa lĩnh vực dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ và truyền thông đa phương tiện bằng cách tích lũy giá trị và tích hợp sức mạnh của tài chính, công nghệ, truyền thông để nâng bước thành công. FTC GROUP được thành lập với sứ mệnh đem đến giá trị toàn diện cho đối tác, cho khách hàng, cho cán bộ công nhân viên bằng cách tích hợp sức mạnh của tài chính (F – Financing), của công nghệ (T – Technology), của truyền thông (C – Communication) tạo môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, sáng tạo cho đội ngũ nhân lực phát huy hết khả năng, đem lại lợi ích cho đối tác, khách hàng và cho bản thân. Các Công ty thành viên 1. Công ty cổ phần GFOODS Việt Nam ( www.gfoods.vn) 2. Công ty cổ phần Phát triển thương hiệu thể thao Việt Nam ( www.vietbrandsport.com) 3. Công ty cổ phần Thương mại FTC Việt Nam ( www.quatetcaocap.com.vn ) 4. Công ty cổ phần Viễn thông FTC Việt Nam ( www.vienthong.ftc.vn ) 5. Công ty cổ phần Bất Động sản FTC Việt Nam ( www.batdongsan.ftc.vn ) Lĩnh vực hoạt động chính: Dịch vụ SMS, Kinh doanh đặc sản thực phẩm, Thương mại điện tử, Viễn thông, Bất động sản Với đội ngũ nhân viên trẻ trung, tài năng và đầy nhiệt huyết , FTC Group đó tiờn phong, đột phá trong ứng dụng công nghệ và truyền thông, sáng tạo đưa ra các giải pháp, sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao, trở thành một công ty hàng đầu về ứng dụng công nghệ và truyền thông đa phương tiện Hiện nay FTC Group đang cần bổ sung nhân sự cho các Công ty thành viên. Nếu bạn quan tâm, vui lũng gửi hồ sơ về địa chỉ Phũng Hành chớnh Nhõn sự FTC Group. Gia nhập FTC Group bạn sẽ có cơ hội làm việc trong một môi trường đầy sức trẻ, đoàn kết, thân thiện, chế độ đói ngộ thỏa đáng. Địa chỉ: FTC Group Website: www.vinaftc.vn Thụng tin liờn hệ Người liên hệ Nguyễn Giang Điện thoại liên hệ 0437756728 Email liờn hệ giangnt@ftc.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai giua ky Internet.doc
Tài liệu liên quan