Tiểu luận Phân tích nhận xét của nhà nghiên cứu Helen Tuocmayro về hình ảnh Hồ Chí Minh

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, trên báo Pháp Bằng chứng Thiên chúa giáo, nhà báo Mông-ta-rông (Montaron) đã viết: Cụ Hồ Chí Minh là một trong những chiến sỹ đầu tiên của thế giới thứ ba, của các dân tộc nghèo đói thèm khát một cuộc sống cho ra người. Cụ đã dạy họ rằng muốn được giải phóng, phải dựa vào sức mình là chính, và một dân tộc chỉ có thể sống còn khi dân tộc ấy không chịu sống nô lệ. Nhất là cụ dạy rằng cuộc chiến đấu vì nhân phẩm, tự do phải được đặt trên mọi cuộc chiến đấu khác. Cụ đã đem hết sức mình để mang lại cơm ăn, nước uống cho những ai đói khát. Cụ đã bênh vực cho những người yếu hèn và mang lại nhân phẩm cho những người nghèo khổ. Bởi vậy xin chúc người yên nghỉ và mong rằng những người yêu chuộng công lý phải tiếp tục trên cương vị của mình cuộc chiến đấu của Cụ vì nhân phẩm và tự do của các dân tộc bị chà đạp. Lòng từ bi nhân ái của Người là như thế ,tuy có thể là những hành động những cử chỉ nhỏ giản dị nhưng nó chân thành,là tấm lòng đáng kính của một vị cha già ,một vị chúa sống mang đến cuộc sống hạnh phúc cho mọi người ,mọi tầng lớp ở mọi nơi

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích nhận xét của nhà nghiên cứu Helen Tuocmayro về hình ảnh Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Từ năm 1912 đến năm l917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, châu Phi, sống hòa mình với nhân dân lao động, Người thông cảm sâu sắc cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng thiêng liêng của họ. Người sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới. Người đã hoạt động tích cực nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc giành tự do, độc lập. Cuối năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp tiếp tục hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vesailles bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa. Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và Người bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III, Quốc tế Cộng sản và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ một người yêu nước trở thành người cộng sản, Người khẳng định con đường cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới là con đường của chủ nghĩa Mác-Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Năng 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa. Tháng 4 năm 1922, Hội ra báo “Người cùng khổ “ (Le Paria) nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Nhiều bài báo của Người đã được đưa vào tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, xuất bản năm l925. Đây là một công trình nghiên cứu về bản chất của chủ nghĩa thực dân, thức tỉnh và cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng. Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, Người làm việc trong Quốc tế Cộng sản. Tháng 10 năm l923, tại Hội nghị Quốc tế nông dân lần thứ nhất Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân. Người là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa được cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng. Người tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh niên lần thứ IV, Đại hội Quốc tế Công hội đỏ. Ngườil kiên trì bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản tới phong trào giải phóng dân tộc .Nguyễn Ái Quốc là Ủy viên thường trực Bộ phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục phương Nam của Quốc tế Cộng sản Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) chọn một số thanh niên Việt Nam yêu nước đang sống ở Quảng Châu, trực tiếp mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ Việt Nam Các bài giảng của Người được tập hợp in thành cuốn sách “Đườg Kách mệnh" - một văn kiện lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng cho dường lối cách mạng Việt Nam. Năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra báo “Thanh niên”, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 5 năm 1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Mátxcơva (Liên Xô) ,sau đó đi Berlin (Đức), đi Bruxell (Bỉ) tham dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc, sau đó đi Ý và từ đây về Châu Á. Tử tháng 7 năm 1928 đến tháng 11 năm 1929, Người hoạt đông trong phong trào vận Đảng Việt kiều yêu nước ở Thái Lan, tiếp tục chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mùa xuân năm 1930, Người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long gần Hương Cảng, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam (Hội nghị của Đảng tháng 10 năm 1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương), đội tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc. Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cao trào cách mang 1930-1931, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Tháng 6 năm 1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hong Kong. Đây là một thời kỳ sóng gió trong cuộc đời hoạt Đảng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Mùa xuân năm 1933, Người được trả tự do. Từ năm 1934 đến 1938, Người nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Matxcova. Kiên trì con đường đã xác định cho cách mang Việt Nam, Người tiếp tục theo dõi chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước. Tháng 10 năm 1938, Người rời Liên Xô về Trung Quốc bắt liên lạc với tổ chức Đảng chuẩn bị về nước. Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Người về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc. Bao nhiêu năm thương nhớ đợi chờ khi qua biên giới, Người vô cùng xúc động. Tháng 5 năm 1941, Người triệu tập Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương Đảng. quyết định đường lối cứu nước trong thời kỳ mới, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh). Tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Tháng 8 năm 1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam, thuộc Hiệp hội quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao của tỉnh Qủang Tây. Trong thời gian 13 tháng bi tù, Người đã viết tập thơ “Ngục trung nhật ký" (Nhật ký trong tù) với 133 bài thơ chữ Hán. Tháng 9 năm 1943, Người được trả tự do. Tháng 9 năm 1944. Người trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12 năm 1944, Người chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Cuộc chiến tranh thế giới thứ II bước vào giai đoạn cuối với những thắng lợi của Liên Xô và các nước đồng minh. Tháng 5 năm 1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây theo đề nghị của Người, Hội Nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân Đã hop quyếtđịnh tổngkhởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Tháng 8 năm 1945, Người lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước Ngày 2 tháng 9 năm J 945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Người đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Ngay sau đó, thực dân Pháp gây chiến tranh, âm mưu xâm chiếm Việt Nam một lần nữa. Trước nạn ngoại xâm Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi cả nước đứng lên bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc với tinh thần: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Người đã khởi xướng phong trào thi đua yêu nước cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, từng bước giành thắng lợi. Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam chống thưc dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi to lớn, kết húc vẻ vang bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954), giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Từ năm 1954, Người cùng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III, họp vào tháng 9 năm 1960, Người khẳng định: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình, thống nhất nước nhà”. Tại Đại hội, Người được bầu lại làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Người động viên toàn thể nhân dân Việt Nam vượt qua khó khăn gian khổ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Người nói: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do! Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Từ năm 1965 đến năm 1969, cùng với Trung ương Đảng, Người tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện sự nghiệp cách mạng trong điều kiện cả nước có chiến tranh, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước. Ngày 2/9/1969, Người mất, hưởng thọ 79 tuổi để lại cho nhân dân cả nước,đồng bào,đồng chí và bạn bè quốc tế lòng tiếc thương 1 lãnh tụ vĩ đại,1 vị cha già dân tộc ,1 người bằng hữu lớn của các bạn quốc tế Có thể nói chính ý thức dân tộc,tinh thần yêu nước và quá trình hoạt động cách mạng đã tạo nên một hình ảnh Hồ Chí Minh ,tượng đài sống mãi trong lòng người dân Việt Nam và bạn bè thế giới .Người ra đi nhưng vẫn để lại cho Đảng, cho nhân dân một hệ tư tưởng sâu sắc được coi là sự vận dụng sáng tạo ,sự kết hợp tài tình của hệ tư tưởng Mác_Lenin vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.Đã có nhiều phân tích về con người,về tư tương của Người nhưng một nhà nghiên cứu nước ngoài đã bó gọn nó trong một nhận xét ngắn gọn nhưng đầy đủ và sâu sắc bao quát tất cả những gì của Người : “ Hồ Chí Minh là hình ảnh của sự khôn ngoan của đức phật ,lòng nhân từ của chúa ,tinh thần nhiệt tình cách mạng của Lenin ,sự ung dung của 1 người chủ gia tộc … tất cả được hai hòa trong 1 dáng dấp tự nhiên ” Hình ảnh của Bác được ví như sự khôn ngoan của Đức phật mà nói cách khác là minh triết Hồ Chí Minh .Minh triết được xem là tính sáng khôn, thiên về diễn ngôn thoáng gọn, chủ yếu được sống và sống ở bình diện đạo lý đời thường, tuy vậy không xa lạ với đạo lý thánh hiền, thiên về cảm hóa lòng người hơn là quở trách thói đời ,minh triết là trí tuệ được nhào nặn bởi kinh nghiệm mà cố lõi của nó là “ nói đi đôi với làm ” điều này ta thấy rõ qua việc làm và hành động của Người Từ năm 1927, trong cuốn Đường cách mệnh của Người, trong 23 điều phải có về tư cách của người cách mệnh thì điều thứ 10 là "Nói thì phải làm". Điều thứ 10 này đã được nhấn mạnh bằng mệnh lệnh thức. Trong cuốn "Sửa đổi lối làm việc" (1947) quan hệ phải có giữa "nói và làm" được khẳng định thông qua quan hệ phải có giữa " lý luận và thực hành".: - "Lý luận phài đem ra thực hành..." - "Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung thì cũng như không có tên" - "Lý luận cốt áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để đem lòe thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích." Giữa nói và làm Hồ Chí Minh nhấn mạnh vào "làm": - ..."miệng nói, tay làm"... "Phải thật thà nhúng tay vào việc" - "Nói ít, làm nhiều" - "Các việc đáng làm, thì có khó mấy cũng cố chịu quyết làm cho kỳ được." - "Nói miệng, ai cũng làm được. Ta cần phải thực hành..." - "Trong Đảng ta, có một số người... chỉ biết nói là nói, nói giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Nhưng một việc gì thiết thực không làm được. Những người như thế cũng không thể dùng vào công việc thực tế..." Bác đã nói thì làm. Và làm thực sự... Ngay sau Cách mạng tháng tám 1945, nạn đói vẫn đe dọa. " Với cương vị Chủ tịch nước, Bác kêu gọi: "... Tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo... "Chuyện kể rằng có một lần Tiêu Văn - trung tướng trong quân đội Tưởng Giới Thạch - mời chiêu đãi Bác đúng vào bữa cơ quan nhịn ăn để cứu đói. Khi Bác dự tiệc về , anh em báo cáo với Bác rằng phần gạo của Bác đã cho vào hũ gạo cứu đói rồi. Vậy mà Bác vẫn quyết định "nhịn bù" một bữa vào ngày hôm sau" .Đây chính là minh triết “sự khôn ngoan” của một vị lãnh tụ mà nó được hình thành qua tư duy và “ vận động ” trong thực tiễn của Người ... Lòng nhân từ, nhân ái của người thì chắc ai cũng biết rõ và cảm nhận điều này môt cách sâu sắc ,từ những em bé,những cháu thiếu nhi ,nhi đồng đến các chiến sĩ các cụ già … bạn bè quốc tế . Ngay từ thủa ra đi tìm đường cứu nước, vào những năm 10 của thế kỷ XX, qua những thực tế ở nhiều nước Á, Âu, Mỹ, Phi, Người nhận ra rằng không chỉ người da vàng mà cả người da đỏ, da đen, da trắng đều bị sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, đế quốc... Sáng lập ra báo Le Paria - Người cùng khổ - ngay từ khi số 1, Người đã nói đến việc giải phóng con người. Theo Người, người cùng khổ rất rộng bao gồm cả những người dân Việt Nam và nhân dân các nước thuộc địa bị mất nước, không có tự do công lý, bị áp bức bóc lột, bị đầu độc, bị đẩy vào vòng ngu dốt tối tăm, bị bắt làm lao dịch, khổ sai và đi làm lính đánh thuê cho mẫu quốc, sống nghèo đói cực khổ... và cả những người dân lao động ở các nước tư bản và những người trực tiếp sản xuất ra của cải nhưng sống đói nghèo, cùng khổ, thiếu thốn. Thấm đượm lòng nhân ái, qua các bài báo, trang viết của mình, Người miêu tả một cách sống động hình ảnh người dân da đen ở Đắc-ce (Xê-nê-gan) bị đẩy xuống biển chết trong gió to, sóng lớn; những phụ nữ bị hãm hiếp, trẻ em bị phơi đói ở Đa-hô-mây, và cả những người dân thuộc địa bị bắt lính đi chết thay cho mẫu quốc. Đó còn là hình ảnh về sự phân biệt chủng tộc và đời sống khổ sở, bần cùng của người dân lao động ở các nước tư bản như đời sống của dân da màu ở Mỹ, đời sống lam lũ của xóm thợ, xóm nghèo, xóm người cùng khổ Ê-pi-nét ngay giữa thủ đô Pa-ri mà Người đã tận mắt trông thấy Bác nói tới con người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn, nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng hơn nữa là cả loài người. Là nhà cách mạng đứng về phía người cùng khổ nói về loài người, về con người rộng lớn, Người phân biệt: Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả những người khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ... Phải thực hành chữ Bác - Ái Người khẳng định: lòng thương yêu của tôi đối với nhân dân và nhân loại không bao giờ thay đổi. Tình cảm đó thể hiện sâu sắc phong phú trong suốt cuộc đời của Người. Trong việc giải phóng con người, Người chú ý kết hợp hài hòa giữa cá nhân với tập thể, cộng đồng. Người đặc biệt quan tâm và tôn trọng tính cách riêng, sở trường riêng, quyền lợi riêng của mỗi người, nhằm phát huy đến mức cao nhất vai trò, khả năng của từng người vì lợi ích riêng chính đáng của mỗi người và lợi ích của cả cộng đồng. Đối với những người lầm đường, lạc lối hay phạm sai lầm, lòng thương yêu của Người mở rộng thành lòng khoan dung. Người nói: Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ... Biết bao câu chuyện thường ngày đã nói lên lòng nhân ái của Bác Hồ. Bác yêu thương công nhân, nông dân, trí thức, các chiến sĩ, bộ đội, công an, phụ nữ, phụ lão, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng... Bác yêu thương đồng bào các dân tộc, đồng bào ta cả lương lẫn giáo. Tổng khởi nghĩa thắng lợi, nước Việt Nam phải trải qua nạn đói khủng khiếp do Pháp, Nhật gây ra, Bác chủ trương tăng gia sản xuất, mỗi tháng, mỗi người nhịn ăn ba lần để góp gạo cứu đói và Bác cũng đóng góp lon gạo của mình như mọi người dân. Để thăm đồng bào nhân ngày Tết, Bác đến nhà một chị công nhân khuân vác ở Văn Điển, chủ nhà chợt nhận ra, ôm Bác khóc òa, không ngờ được Chủ tịch nước đến thăm, Bác nói: Tôi không đến thăm thím và các cháu thì còn đến thăm ai?. Làm việc đêm khuya, được bát chè bồi dưỡng, Bác xẻ đôi cho anh chiến sĩ bảo vệ cùng ăn. Đi chiến dịch biên giới, Bác không chịu một mình cưỡi ngựa. Bác bảo cả bảy người cùng đi bộ, để ngựa thồ hành lý cho đỡ anh em. Thăm trại tù binh về, Bác không còn áo khoác ngoài vì đã cho tên quan ba thầy thuốc bị rét cóng. Bác Hồ là cả một tình thương mênh mông. Đồng chí Phạm Văn Đồng viết: Những tư tưởng lớn của Hồ Chủ tịch là những tình cảm lớn. Trong đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ tịch, cũng như trong đời sống hàng ngày của mình, Hồ Chủ tịch luôn luôn đối xử với người có lý, có tình. Cụ Hồ muôn vàn thương yêu đối với đồng chí, đồng bào. Trong tình yêu đó, có chỗ cho mọi người, không quên sót một ai và sắp xếp cho mỗi người vị trí chiến đấu cũng như lo lắng chu đáo cho mỗi người việc làm, đời sống, học tập, vừa nghiêm khắc đòi hỏi vừa thương yêu dìu dắt. Và: đối với kẻ lầm đường lạc lối, lòng Hồ chủ tịch còn rộng hơn biển cả. Người dạy phải khoan hồng, vui mừng đón rước những đứa con vì cảnh ngộ mà lạc bầy. Chúa Giê-su nói: Gặp một người có lỗi mà hối cải thì trên trời vui mừng hơn gặp 99 vị tu hành. Cụ Hồ nói rằng người Việt Nam ai cũng yêu nước, muốn nước thống nhất độc lập, ta khéo nhen chút than hồng ấy, nó sẽ cháy lên thành ngọn lửa Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, trên báo Pháp Bằng chứng Thiên chúa giáo, nhà báo Mông-ta-rông (Montaron) đã viết: Cụ Hồ Chí Minh là một trong những chiến sỹ đầu tiên của thế giới thứ ba, của các dân tộc nghèo đói thèm khát một cuộc sống cho ra người. Cụ đã dạy họ rằng muốn được giải phóng, phải dựa vào sức mình là chính, và một dân tộc chỉ có thể sống còn khi dân tộc ấy không chịu sống nô lệ. Nhất là cụ dạy rằng cuộc chiến đấu vì nhân phẩm, tự do phải được đặt trên mọi cuộc chiến đấu khác. Cụ đã đem hết sức mình để mang lại cơm ăn, nước uống cho những ai đói khát. Cụ đã bênh vực cho những người yếu hèn và mang lại nhân phẩm cho những người nghèo khổ. Bởi vậy xin chúc người yên nghỉ và mong rằng những người yêu chuộng công lý phải tiếp tục trên cương vị của mình cuộc chiến đấu của Cụ vì nhân phẩm và tự do của các dân tộc bị chà đạp. Lòng từ bi nhân ái của Người là như thế ,tuy có thể là những hành động những cử chỉ nhỏ giản dị nhưng nó chân thành,là tấm lòng đáng kính của một vị cha già ,một vị chúa sống mang đến cuộc sống hạnh phúc cho mọi người ,mọi tầng lớp ở mọi nơi … Cái sáng nhất trong con người Bác vẫn là tinh thần cách mạng,người chiến sĩ cách mạng đã bôn ba khắp nơi để tìm ra chân lý soi sáng cho cách mạng Việt Nam ,tìm ra con đường đưa đất nước thoát khỏi cảnh lầm than,thoát khỏi ách thống trị của bọn thực dân và phong kiến trong nước. Ở Việt Nam trong những năm 20 đã tìm thấy ở tư tưởng XHCN một nguồn lực mới để tạo nên cuộc cách mạng vừa giành lại được độc lập tự do cho đất nước, vừa xây dựng được một xã hội khả dĩ có thể mang lại ấm no cơm áo cho mọi tầng lớp nhân dân. Tất nhiên, không phải ai cũng biết tiếp nhận những góc độ thiên thời, địa lợi, nhân hoà nhất trong kho tàng đồ sộ học thuyết Mác-Lênin để tư tưởng cách mạng vô sản hòa đồng với truyền thống dân tộc và hoàn cảnh lịch sử cụ thể thời bấy giờ. Hồ Chí Minh mới chính là người đã nhìn rõ nhất vai trò của giai cấp vô sản và chủ nghĩa Mác-Lênin trong cuộc đấu tranh cứu nước: "Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của CNCS và của cách mạng thế giới". Đọc lại hàng loạt những lá thư mà Bác từng gửi cho Quốc tế Cộng sản những năm 30 của thế kỷ trước, rất dễ nhận ra cách hành xử đầy tài trí và tinh thần vì nước quên thân của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc. Bác đã hành động đúng như Người nói rằng: đến với chủ nghĩa Mác-Lênin vì thấy ở đó con đường duy nhất có thể giúp cứu dân tộc mình, Tổ quốc mình khỏi ách thuộc địa. Được soi rọi bởi chủ nghĩa Mác-Lênin, Người vẫn biết cách tiếp thu những tinh hoa lý tưởng khác của nhân loại để làm giàu có thêm gia tài lý luận của những người cách mạng Việt Nam trên con đường cứu dân, cứu nước. Người có cái nhìn anh minh về các hệ tư tưởng khác nhau. Người biết chắt lọc tinh hoa trong kho tàng trí tuệ nhân loại để đúc kết nên những hạt mầm nhân bản mang tính vĩnh cửu. Người viết: "Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm ở sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giê-su có ưu điểm là lòng bác ái. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện của chúng tôi. Khổng Tử, Giê-su, Các Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu họ còn sống trên đời này và họp lại một chỗ, tôi tin rằng nhất định họ chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm vị học trò nhỏ của các vị ấy". Với những chiến sĩ cách mạng Việt Nam như Nguyễn Ái Quốc, cứu nước gắn với cứu dân bao giờ cũng là nhiệm vụ hàng đầu: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" và "giai cấp vô sản muốn được giải phóng trước hết phải giải phóng dân tộc". Quan điểm rõ ràng này đã giúp cho cách mạng vô sản Việt Nam ngay từ đầu đã mang một sắc thái giải phóng dân tộc rõ rệt và không bị lôi cuốn quá đà theo những sai lệch hoặc bốc đồng đã từng có trong phong trào cách mạng vô sản thế giới ở một số thời điểm nhất định. Từ Việt Nam cách mạng đồng chí hội tới những nhóm cộng sản đầu tiên thành lập trong thập niên thứ hai của thế kỷ XX và sự xuất hiện của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta đã có những bước tiến dài căn bản,và kết quả của quá trình hoạt động không biết mệt mỏi cùng sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac_Lenin ấy đã mang lại thành quả vĩ đại cho dân tộc trong cuộc cách mạng tháng 8.1945  để rồi ngày 2.9.1945 Người thay mặt nhân dân cả nước đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ,nay là cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam..con người Hồ Chí Minh gắn bó cả cuộc đời với sự nghiệp cách mạng sự nghiệp giải phóng dân tộc ,Cụ xứng đáng là người học trò mẫu mực của Mác và Lenin mang trong mình tinh thần cách mạng tinh thần quốc tế cộng sản .xứng đáng là người chiến sĩ cách mạng kiệt xuất nhất của dân tộc Việt Nam.. Nói đến Người ai cũng hình dung đến một Cụ già có vầng trán cao,mắt sâu ,chòm râu bạc…nói đến người là nói đến chiếc áo kaki và đôi dép cao su ,nói đến người là nói đến sự mộc mạc giản dị của con người sống chan hòa gần gũi với thiên nhiên và nói đến người là nói đến sự ung ung dung của một người chủ gia tộc ,sự ung dung của Người mang dáng dấp của một bậc thánh nhân điều đó được thể hiện rõ trong lần trả lời phỏng vấn các nhà báo nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Gánh vác chức Chủ tịch nước là vì đồng bào uỷ thác, tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi”.Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng trở lại Thủ đô, Người đã về sống và làm việc ở khu vực Phủ Toàn quyền cũ. Lúc này, tuy rằng Tổ quốc đã được độc lập, nhân dân đã được tự do, song nền kinh tế đất nước còn vô cùng nghèo nàn, lạc hậu, trong khi đời sống nhân dân còn hết sức khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, lại phải khắc phục hậu qủa do chiến tranh để lại,. Mặc dù ở cương vị cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn có mức sống cách biệt so với mức sống của đa số nhân dân, vì vậy Người đã từ chối ở trong dinh thự của Toàn quyền Đông Dương cũ và chọn căn nhà nhỏ của người thợ điện để ở .Để đảm bảo cho sức khoẻ của Chủ tịch và thuận tiện cho những nghi lễ ngoại giao, các đồng chí trong Trung ương đã đề nghị xây dựng cho Người một ngôi nhà khác.. Có lẽ, trong ký ức của vị Chủ tịch nước, kỷ niệm trong những năm hoạt động nơi đầu nguồn cách mạng, những năm ở an toàn khu Việt Bắc lại trở về.Việc Người lựa chọn kiểu nhà sàn có thể nói đó là sự lựa chọn đầy tình nghĩa, thuỷ chung của một nhân cách lớn. Ngược dòng thời gian, từ khi trở về nước cho đến khi lãnh đạo nhân dân làm cuộc cách mạng tháng Tám 1945 thành công và sau đó là 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, khi ở trong hang sâu (Pác Bó), lúc ở lán (Tân Trào) và khi ở nhà sàn (ATK Việt Bắc), song dù bất cư đâu nơi Người ở bao giờ cũng đơn sơ, giản dị. Ngôi nhà sàn của Người trong khuôn viên Phủ Chủ tịch đúng nghĩa “một cái nhà nho nhỏ” giữa non xanh nước biếc, ở đó thực sự “không dính líu gì với vòng danh lợi”, rất giản dị, tiết kiệm đến mức không thể tiết kiệm hơn nhưng không tuềnh toàng mà vẫn rất thanh tao như nơi Nguyễn Trãi ở Côn Sơn thủa nào. Nhà thơ Cu ba Phê lích Rôđrighết khi đứng trước ngôi nhà sàn không mảy may dấu vết của quyền lực, của cải, không cảm thấy xa lạ mà còn thấy rất đỗi thân quen, gần gũi, ông nhận xét: Người chỉ sử dụng cho mình những gì tối cần thiết, chứ không phải là bất cứ cái gì cần thiết. Sống trong ngôi nhà sàn đơn sơ là một Con Người với phong thái ung ung, tự tại, lúc làm việc cũng như khi tiếp khách, cách ứng xử tự nhiên, bình dị, chân tình, cởi mở, nhưng cũng rất chuẩn mực, tất cả “toả ra một cái gì thật lịch thiệp và tế nhị... một thứ văn hoá, không phải văn hoá Âu châu, mà có lẽ là mộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25373.doc
Tài liệu liên quan