Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu và đề xuất ý kiến pháp lý nhằm thực thi tốt pháp luật thuế nhập

MỤC LỤC

 

 

A) ĐẶT VẤN ĐỀ 1

B) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1

I) Khái niệm thuế nhập khẩu và pháp luật thuế nhập khẩu 1

II) Thực trạng áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay 2

1) Những kết quả đạt được trong quá trình áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam 2

2) Một số điểm còn bất cập tồn tại trong quá trình thực hiện pháp luật thuế nhập khẩu 3

III) Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay 4

1) Pháp luật chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập, kẽ hở. 4

2) Thủ tục hải quan còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý thuế cũng như gây khó khăn cho các đơn vị nhập khẩu 6

3) Ý thức chấp hành pháp luật của chủ thể nộp thuế chưa tốt, thiếu trung thực. 6

4) Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật còn thiếu và yếu 11

5) Năng lực của đội ngũ cán bộ hải quan còn yếu, một số cán bộ có phẩm chất đạo đức không tốt. 12

IV) Các giải pháp khắc phục. 12

1) Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật 12

2) Các giải pháp nhằm cải cách thủ tục hải quan theo hướng giản đơn, thông thoáng, hiệu quả, hợp lý. 13

3) Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật 14

4) Các giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ hải quan 15

5) Các giải pháp năng cao trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thế nộp thuế 15

C) KẾT LUẬN 15

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2990 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu và đề xuất ý kiến pháp lý nhằm thực thi tốt pháp luật thuế nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005). Theo cách tư duy ngôn ngữ của người Việt thì quy định này dễ gây hiểu sang hướng thuế suất thông thường thấp hơn thuế suất ưu đãi, tức là thuế suất thông thường tối đã bằng 70% thuế suất ưu đãi chứ không phải là 170% theo cách hiểu của nhà làm luật. Theo quy định này Bộ tài chính chỉ có thể áp dụng mức thuế suất trong khoảng từ 100% đến 170% so với thuế suất ưu đãi của loại hàng hóa tương ứng. Nhưng theo quy định tại điều 92 thông tư 194/2010/TT-BTC ban hành ngày 06/12/2010 thì: “Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi”. Như vậy việc áp dụng quy định này là chưa linh hoạt, chưa thực sự hợp lí với những loại hàng hóa nhập khẩu khác nhau. Đồng thời, với những quy định mâu thuẫn nhau như vậy sẽ gây khó khăn trong việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu trên thực tế. Các cá nhân có thẩm quyền sẽ lúng túng khi phải lựa chọn áp dụng Luật hay Nghị định. Theo khoa học pháp lý thì Luật có hiệu lực pháp lý cao hơn Nghị định do vậy sẽ ưu tiên áp dụng Luật, tuy nhiên trên thực tế Nghị định lại là văn bản hướng dẫn Luật, do vậy sẽ có nhiều quy định sát thực với thực tế hơn nên trên thực tế lại ưu tiên áp dụng luật. Điều này sẽ tạo ra sự không thống nhất trong toàn bộ hệ thống, do vậy việc quy định mâu thuẫn như vậy ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực thi của pháp luật thuế nhập khẩu trên thực tế. Những quy định của pháp luật thuế còn chồng chéo, gây khó khăn cho việc thực hiện và thực tế quản lí. Như quy định tại điều 15 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 đã đề ra những thời hạn nộp thuế rõ ràng trong khi khoản 1 điều 28 Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 lại quy định về kiểm tra, đăng kí hồ sơ hải quan lấy tiêu chí ý thức chấp hành tốt luật này là chính. Khi thực hiện việc thu thuế sẽ gây ra những chồng chéo, phức tạp nhất định cho cả chủ thể nộp thuế và cơ quan thu thuế. + Thứ hai: Hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ, giá trị pháp lý của các văn bản pháp luật cũng chưa tương xứng với các nội dung điều chỉnh. Trong tình hình hội nhập kinh tế - quốc tế hiện nay, phạm vi của các hoạt động thương mại là rất lớn, có nhiều loại hàng hóa nhập khẩu vào nước ta. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã có những quy định về các biện pháp về thuế bổ sung bổ sung như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hóa. Bảo hộ nền sản xuất trong nước là một nội dung quan trọng của pháp luật thuế nhập khẩu nhưng trên thực tế hiện nay Ủy ban thường vụ quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về thuế tự vệ năm 2002, Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá và Pháp lệnh về thuế trợ cấp, Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế. Chính phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành nhưng có một số quy định chưa phù hợp với các hiệp định của WTO nên trên thực tế thuế chống bán phá giá, thuế đối khánh, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ chỉ mới tồn tại trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, chưa thể đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Khi Việt Nam đã gia nhập WTO như hiện nay, nếu những quy định trên không được sửa đổi, bổ sung thì sẽ là một điều bất lợi lớn cho quá trình bảo hộ một cách hợp lí nền sản xuất trong nước. + Thứ ba: hiện nay pháp luật chưa có cơ chế nào để kiểm soát việc mang hàng hóa từ nước ngoài về nước của các phi công, tiếp viên hàng không, thủy thủ…Do vậy, họ ngang nhiên mang hàng “xách tay” về nước, các mặt hàng này chủ yếu là máy vi tính, điện thoại, mỹ phẩm, sữa, rượu…Các hàng hóa này khi được xách tay về nước đã trốn được thuế nhập khẩu, do vậy gây thất thu không nhỏ cho ngân sách nhà nước. + Thứ tư: Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 có quy định tại điều 15 như sau: doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu được hưởng ân hạn thuế trong 30 ngày hoặc 275 ngày (tùy theo loại hình xuất nhập khẩu cụ thể) kể từ ngày đăng ký hải quan. Lợi dụng chính sách này của Nhà nước, nhiều công ty “ma” đã được thành lập nên, sau đó nhập ồ ạt hàng hóa về nước, sau khi tiêu thụ hết thì bỏ trốn làm thất thu hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế của Nhà nước. Đây là một bài toán khó có lời giải cho các nhà làm luật: liệu nên bỏ hay giữ lại chính sách ân hạn thuế này? Chính sách này đã giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn về vốn, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp ma đã lợi dụng chính sách này để trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Đây cũng là một điểm còn chưa hoàn thiện, cần được khắc phục để pháp luật về thuế nhập khẩu phát huy hiệu quả cao nhất trên thực tế. + Thứ năm: Biểu thuế nhập khẩu hiện nay còn quá nhiều mức, cụ thể là 18 mức. Quy định này có ưu điểm là bảo hộ đến từng doanh nghiệp, từng nhóm doanh nghiệp sản xuất nhưng lại làm cho biểu thuế phức tạp, gây khó khăn cho quản lý thuế nhập khẩu là cho biểu thuế nhập khẩu mất tính trung lập. Biểu thuế được xây dựng trên cơ sở danh mục điều hòa HS tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện phân loại hàng hóa. Tuy nhiên do để áp dụng phù hợp với chủ trương bảo hộ sản xuất của một số ngành nên vẫn còn có chi tiết một số mặt hàng chưa phù hợp với cách phân loại của danh mục, chúng ta chưa áp dụng toàn phần hệ thống. Ngoài ra còn có một số vấn đề như phần dịch thuật chưa chuẩn, một số mặt hàng có thể áp dụng nhiều mã số thuế gây tranh chấp giữa các đối tượng nộp thuế và cơ quan thu thuế, sẽ là kẽ hở cho gian lận, trốn thuế. Với những bất cập như trên, việc thực thi pháp luật về thuế nhập khẩu trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Chính bản thân pháp luật vẫn chưa phù hợp với thực tế nên đã ảnh hưởng đến việc thực thi trên thực tế, chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Do vậy những bất cập trên cần nhanh chóng được khắc phục. 2) Thủ tục hải quan còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý thuế cũng như gây khó khăn cho các đơn vị nhập khẩu Những quy định về khung pháp lý liên quan đến quy trình, thủ tục hải quan do các Bộ, ngành và Tổng cục Hải quan ban hành còn chồng chéo, mâu thuẫn, gây khó khăn cho việc thực thu quy trình thủ tục tại cửa khẩu. Theo thống kê, tỷ lệ các văn bản do Tổng cục Hải quan ban hành chỉ chiếm 20% tổng số các văn bản pháp quy mà cơ quan hải quan tại cửa khẩu phải thực hiện. Bên cạnh đó, bộ hồ sơ hải quan hiện nay còn nặng nề, nhiều nội dung trùng lặp gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và cán bộ Hải quan. Bộ hồ sơ theo quy định hiện nay của hải quan Việt Nam nhiều hơn 4 giấy tờ so với Công ước Kyôtô, gồm: chứng thư giám thị, bản kê khai chi tiết hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa, tờ khai trị giá. Hay như quy trình tại khoản 1 điều 15 Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 thì kiểm tra Hải quan được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về phạm vi pháp luật hải quan để bảo đảm quản lí nhà nước về hải quan và không gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Quy định này cho thấy một hạn chế đó là việc kiểm tra hải quan phụ thuộc lớn vào ý chí chủ quan của cơ quan hải quan. 3) Ý thức chấp hành pháp luật của chủ thể nộp thuế chưa tốt, thiếu trung thực. Thuế là khoản thu nộp mang tính chất bắt buộc mà các tổ chức, cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định và không hoàn lại trực tiếp.Theo tâm lí chung, các chủ thể nộp thuế rất hiếm khi tự nguyện nộp thuế mà họ tìm mọi cách để trốn thuế, giảm số thuế phải nộp. Các chủ thể nộp thuế nhập khẩu cũng vậy, họ dựa vào các quy định của pháp luật đã tìm ra vô vàn các thủ đoạn để có thể trốn thuế. Sau đây là một số thủ đoạn trốn thuế, gian lận thuế khi áp dụng các quy định cụ thể của pháp luật. a) Lợi dụng các quy định của pháp luật về giá tính thuế nhập khẩu Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhân viên hải quan tại cá cửa khẩu chính là việc xác định chính xác giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu. Theo thống kê của ngành hải quan thì số các vụ trốn thuế nhập khẩu, số vụ do gian lận về giá tính thuế chiếm tỉ lệ cao nhất. Với quy định hiện hành, việc kê khai thuế chủ yếu dựa vào thái độ trung thực của người nhập khẩu và giá tính thuế nhưng không được tính theo trị giá giao dịch thực tế của hàng hóa. Quy định là vậy nhưng việc áp dụng lại muôn hình vạn trạng và có rất nhiều cách gian lận về giá. Ở nội dung này, em chỉ đề cập đến một số thủ đoạn gian lận giá có tính chất phổ biến và điển hình trong quá trình áp dụng về giá tính thuế nhập khẩu. + Thủ đoạn thứ nhất là khai báo giá không trung thực: Với cách này, bên nhập khẩu sẽ thông đồng với nhà sản xuất để khai báo trị giá hàng hóa nhập khẩu thấp hơn so với trị giá hàng hóa trong thực tế. Đa số nhà xuất khẩu khi đã có quan hệ giao dịch với nhà nhập khẩu thì họ đều bảo vệ khách hàng của mình vì điều này có lợi cho nhà xuất khẩu tiêu thụ được sản phẩm. Do đó giao dịch dễ dàng được thực hiện theo hai hay nhiều hợp đồng để đối phó với cơ quan hải quan. Điển hình trong trường hợp này là vụ khai báo sai trị giá hàng hóa là điện thoại di động của công ty Đông Nam. Giám đốc của công ty này là Nguyễn Gia Thiều đã móc nối với công ty Đông Nam Hồng Kông mua trên 40.000 điện thoại di động, khai giá thấp hơn so với giá thực tế thanh toán từ 75USD đến 375USD/chiếc trốn thuế nhập khẩu trên 100 tỷ đồng. + Thủ đoạn thứ hai là khai thấp về chất lượng hàng hóa: Doanh nghiệp sẽ khai báo hàng hóa của họ là hàng thứ phẩm, hàng tồn kho, hàng vỡ vụ nhiều…do vậy sẽ được giảm thuế suất so với hàng hóa cùng loại thông thường. + Thủ đoạn thứ ba là khai báo hàng không thanh toán, hàng hỗ trợ tiếp thị quảng cáo: Theo công văn hướng dẫn của ngành hải quan, nếu doanh nghiệp nhập hàng hóa có kèm hàng hóa khuyến mại thì sẽ được miễn thuế đối với hàng hóa đi kèm. Lợi dụng điều này, nhiều công ty đã nhập số lượng hàng hóa khuyến mại gấp nhiều lần hàng hóa nhập khẩu chính. Ví dụ: công ty An Nam nhập khẩu 104 chai nước làm mềm da có khuyến mãi 96 chai. Toàn bộ lô hàng sau mỗi mục đều có số lượng hàng siêu F.O.C (hàng mua một tặng nhiều hơn một). Công ty này đã bị Phòng trị giá tính thuế bác bỏ trị giá giao dịch. + Thủ đoạn thứ tư là đánh đồng tên hàng nhưng chất lượng và phẩm cấp thương mại cao hơn. Ví dụ doanh nghiệp khai báo đồng hồ treo tường, nếu không để ý rõ, không yêu cầu doanh nghiệp xuất trình mẫu hàng hoặc ra bãi xem cụ thể thì cán bộ Hải quan dễ bị nhầm lẫn vì đồng hồ treo tường có hàng trăm loại khác nhau với giá cả rất chênh lệch. Với các thủ đoạn tinh vi như trên khiến cho công tác xác định giá gặp nhiều khó khăn, khó xác định được chính xác giá tính thuế nhập khẩu, từ đó sẽ xác định sai mức thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Điều này đã khiến công tác thực thi pháp luật thuế nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, không đạt được hiệu quả như mong muốn. b) Lợi dụng các quy định của pháp luật về thuế suất thuế nhập khẩu Thuế suất thuế nhập khẩu là căn cứ quan trọng để xác định số thuế nhập khẩu mà nhà nhập khẩu phải nộp cho Nhà nước. Trong quá trình hội nhập kinh tế, chúng ta đã cam kết cắt giảm hàng rào thuế quan theo lộ trình nhất định. Việc quy định thuế suất là khá rõ ràng trong các văn bản pháp luật và cam kết quốc tế, song việc áp dụng thuế suất trên thực tế lại vô cùng phức tạp. Các nhà nhập khẩu có vô vàn cách biến hóa nhằm trốn thuế hoặc hưởng thuế suất thấp hơn để thoát khỏi hoặc giảm bớt một phần nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. + Thủ đoạn thứ nhất là gian lận giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) để hưởng thuế suất ưu đãi. Ví dụ như vụ 15 doanh nghiệp nhập khẩu tổng cộng gần 42.000 tấn thép tấm lá cán nguội (CRC) từ Phillipine vào Việt Nam với mức giá thấp hơn cả mức giá nội địa của sản phẩm tại Phillipine nhằm trốn thuế thông qua việc sử dụng C/O có lai lịch bất minh: Nội dung C/O From D có thay đổi (dao động từ 400 – 600 USD/tấn) nhưng hàm lượng ASEAN không thay đổi (cùng là 40%); hình thức của C/O From D có một số điểm không phù hợp với quy định như: lẽ ra số tham chiếu trên C/O phải có số thứ tự để thể hiện nguồn gốc chính xác của văn bản nhưng hầu hết các số tham chiếu trên C/O lại trùng nhau (nội dung khác nhau nhưng lại có cùng một số tham chiếu); con dấu cách sao theo quy định của ASEAN chỉ được đóng lên C/O trong trường hợp hải quan cấp C/O không trùng với ngày xếp hàng lên tàu. Với những nghi vấn trên, Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh đã dừng ngay việc áp dụng thuế suất ưu đãi 0% (theo quy chế dùng cho hiệp định CEFI) đối với các lô hàng là theo CRC. Theo cam kết, mức thuế MFN dành cho mặt hàng này là 7%. Trong năm 2006, 15 doanh nghiệp đã lập về Việt Nam tổng cộng 42.000 tấn thép CRC, tính ra số tiền nhà nước bị thất thu thuế lên đến khoảng 28,5 tỷ đồng. + Thủ đoạn thứ hai: thủ đoạn khai sai nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhằm hưởng lợi từ việc ưu đãi về thuế đối với các nước mà Việt Nam có cam kết giảm thuế. Điển hình là trường hợp Vũng Tàu Sinhanco khai sai xuất xứ hàng hóa bột ngọt để trốn thuế nhập khẩu. + Ngoài ra còn có một số thủ đoạn gian lận khác mà nhà nhập khẩu có thể sử dụng, ví dụ như khai báo gian dối về tên hàng hóa nhập khẩu để được áp mã và hưởng thuế suất thấp hơn. Minh chứng cho việc gian lận thuế suất này có thể lấy công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế TP.HCM (Yteco) là ví dụ. Khi Yteco nhập khẩu các loại thuốc như Nimfast, Rofegessic, Ikomin,… là các loại thuốc giảm đau có thuế suất 10% (mã 3004959), Yteco đã tự sửa toa thuốc, bỏ cụm từ “giảm đau” để áp mã số thuế 30049099 có thuế suất bằng 0%. Bằng cách này, công ty đã liên tục nhập khẩu thuốc về Việt Nam mà không tốn một xu tiền thuế nào. c) Lợi dụng các quy định của pháp luật về kê khai thuế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành của pháp luật thuế nhập khẩu, việc kê khai thuế nhập khẩu là do chủ thể tiến hành hoạt động nhập khẩu tự thực hiện, điều này đòi hỏi nhà nhập khẩu phải thực hiện tự giác, trung thực, nghiêm chỉnh. Nội dung kê khai trong các tờ khai hải quan bao gồm kê khai về mặt hàng nhập khẩu, số lượng hàng nhập khẩu và trị giá hải quan. Cả ba nội dung này trên thực tế đều không được kê khai một cách trung thực và khó có thể dựa vào ý thức “tự giác” của nhà nhập khẩu. Về vấn đề hàng hóa, rất khó có thể phân biệt và mã hóa loại hàng hóa nhập khẩu một cách chính xác, bởi lẽ hàng hóa nhập khẩu là vô cùng đa dạng về chủng loại. Về số lượng, nếu cán bộ hải quan không ra tận bãi kiểm tra một cách trực tiếp thì không thể hoàn toàn tin tưởng vào số lượng mà nhà nhập khẩu khai báo. Phần lớn các lô hàng nhập khẩu đều có số lượng thừa rất nhiều so với số lượng khai báo, đặc biệt là đối với nguyên liệu dệt may, rất khó có thể kiểm tra được chính xác số lượng mà doanh nghiệp khai báo và kèm theo trong lô hàng đó có hàng lậu hay không. Về trị giá hải quan, như đã phân tích ở trên, nhà nhập khẩu có vô vàn màn ảo thuật về giá và giá mà nhà nhập khẩu đưa ra bao giờ cũng là giá thấp nhất so với thực tế. Công tác xác định trị giá hải quan hàng nhập khẩu hiện nay vẫn còn rất nhiều khó khăn và chưa thể giải quyết dứt điểm tình trạng này. d) Lợi dụng các quy định của pháp luật về nộp thuế nhập khẩu. Mặc dù điều 15 Luật thuế xuất nhập khẩu 2005 quy định khá rõ ràng về thời hạn nộp thuế, nhưng thực tế đã xảy ra rất nhiều trường hợp lợi dụng chính sách ân hạn thuế để gây thất thu thuế cho nhà nước. Một trong những ví dụ điển hình là vụ việc về “ông chủ Kinh Bắc Group”. Ngô Nhật Phương là người sáng lập ra công ty cổ phần Kinh Bắc (Kinh Bắc Group). Lợi dụng chính sách ân hạn thuế nhập khẩu (trả chậm), Phương đã thuê người thành lập công ty TNHH Ngự Bình tại Gò Vấp (TP.HCM). Thông qua tư cách pháp nhân của công ty Ngự Bình, từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2002 Phương đã nhập khẩu tổng cộng hơn 75.000 tấn giấy (trị giá gần 265.000 USD) từ Singapore, nợ thuế nhập khẩu hơn 3,8 tỷ đồng. Theo điểm đ, khoản 1 điều 15 Luật thuế xuất nhập khẩu thì Phương được chậm nộp thuế nhập khẩu trong 30 ngày. Tuy vậy, sau khi nhận và bán hàng xong, doanh nghiệp “ma” do Phương thuê người thành lập đã trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh. Trước đó, Phương đã thành lập hai công ty Thắng Lợi (huyện Hóc Môn) và Đại Phong (quận Tân Bình) bằng thủ đoạn tương tự. Các doanh nghiệp này giúp Phương trốn thuế trót lọt hơn 10 tỷ đồng. e) Lợi dụng quy định của pháp luật về miễn, giảm thuế nhập khẩu Một trong những nội dung quan trọng của quá trình hành thu thuế nhập khẩu là vấn đề xác định hàng hóa nhập khẩu nào nằm trong diện được miễn thuế nhập khẩu. Lợi dụng những ưu đãi của pháp luật, nhiều người đã nhập khẩu hàng hóa dưới chiêu bài “hàng hóa miễn thuế” trá hình. Cụ thể là: + Thứ nhất: theo quy định tại khoản 5 điều 16 Luật thuế xuất nhập khẩu 2005, hàng hóa nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lí miễn thuế của người nhập cảnh được miễn thuế. Lợi dụng quy định này của luật, Nguyễn Gia Thiều – giám đốc công ty Đông Nam đã chỉ đạo Phạm Anh Vũ – giám đốc công ty Thiên Anh và Huỳnh Tiến Dũng, Đỗ Liên Anh – nhân viên công ty Đông Nam và Nguyễn Quốc Tuấn nhập lậu điện thoại di động từ Hồng Kông về Việt Nam theo đường phi mậu dịch và xách tay qua các sân bay với thỏa thuận ăn chia lợi nhuận từ 22 đến 35 USD/chiếc. Để thực hiện trót lọt hành vi phạm tội này, bọn chúng đã móc nối với một số cán bộ nhân viên hải quan ở Hà Nội và TP.HCM, các phi công, tiếp viên thuộc hãng hàng không Việt Nam gây thất thu thuế nhập khẩu cho Nhà nước 52,2 tỷ đồng. + Thứ hai: theo quy định tại khoản 4 điều 16 Luật thuế xuất nhập khẩu 2005 thì hàng hóa nhập khẩu theo một hợp đồng gia công cho bên nước ngoài rồi xuất khẩu cũng nằm trong diện được miễn thuế. Nắm bắt tinh thần của điều luật này, bà Nguyễn Ngọc Liên – giám đốc công ty Thiên Lợi Hòa và ông Nguyễn Huy Tần – giám đốc công ty cổ phần thương mại du lịch Thành Sơn đã “vận dụng” rất thành công trong thực tế. Bà đã xây dựng một câu chuyện “bịa như thật” về việc gia công nguyên liệu cho công ty Hải Viên của Trung Quốc để nhập khẩu 3600 tấn thuốc lá nguyên liệu, trị giá 72 tỷ đồng từ Trung Quốc về Việt Nam. Theo các quy định hiện hành của Bộ tài chính và Bộ thương mại lá thuốc lá là mặt hàng do nhà nước quản lý theo hạn ngạch thuế quan. Doanh nghiệp muốn nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ thương mại và phải có hạn ngạch hoặc được ủy thác của đơn vị có hạn ngạch mới được nhập khẩu để hưởng thuế suất trong hạn ngạch là 30%. Công ty Thiên Lợi Hòa không có giấy phép của Bộ thương mại, không có hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nhưng đã nhập lậu mặt hàng này bằng thủ đoạn tạo dựng một hợp đồng gia công giả mạo với doanh nghiệp Hải Viên của Trung Quốc. Theo đó, tháng 10/2005 Thiên Lợi Hòa ký hợp đồng gia công 3600 tấn nguyên liệu thuốc lá cho công ty TNHH Hải Viên và làm thủ tục nhập số hàng này vào Việt Nam. Tuy nhiên bà Chu Lệ Nga – giám đốc công ty Hải Viên cho biết, công ty Hải Viên không kinh doanh xuất khẩu thuốc lá, không ký hợp đồng với công ty Thiên Lợi Hòa, cũng không thực hiện hợp đồng xuất khẩu thuốc lá cho các doanh nghiệp VIệt Nam. Kết quả giám định mẫu dấu và chữ ký của bà Chu Lệ Nga trên các hợp đồng, giấy tờ nhập khẩu thuốc lá của công ty Thiên Lợi Hòa so với mẫu dấu của công ty Hải Viên do Đại sứ quán Trung Quốc cấp đã cho kết luận là mẫu dấu và chữ ký là giả mạo. Theo quy định của pháp luật, nếu nhập khẩu hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ sẽ phải chịu mức thuế suất nhập khẩu là 45%, việc làm giả hợp đồng gia công đã giúp cho công ty Thiên Lợi Hòa và công ty Thành Sơn được hưởng thuế suất ưu đãi 30%, trốn thuế 15% tương đương 7,27 tỷ đồng. + Thứ ba: lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất, nhiều doanh nghiệp đã ồ ạt nhập hàng vào Việt Nam, sau đó lén đem ra tiêu thụ tại thị trường trong nước, nhằm trốn thuế nhập khẩu. Trên đây là một số vụ việc điển hình về các thủ đoạn trốn thuế nhập khẩu được hình thành trong quá trình áp dụng thuế nhập khẩu. Theo Cục điều tra chống buôn lậu, tình trạng buôn lậu đang diễn ra hết sức phức tạp tại các cảng biển. Tình hình này càng nghiêm trọng hơn khi Việt Nam phổ biến áp giá tình thuế theo những cam kết với WTO, doanh nghiệp tự khai báo, tự xác định trị giá tình thuế trên tờ khai. Chính vì vậy, các đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, đặc biệt là việc thông đồng làm giả hợp đồng thương mại, khai báo giá trị thấp so với thực tế nhằm áp sai mã đối với những mặt hàng nhạy cảm để được hưởng mức thuế suất thấp. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân nhập khẩu đã lợi dụng chính sách thông thoáng, miễn kiểm tra hoặc kiểm tra theo tỷ lệ để nhập hàng hóa thừa so với hợp đồng khai báo hải quan, nhập nguyên liệu hàng hóa xuất khẩu nhưng lại đem tiêu thụ trái phép trong nước, giả hợp đồng gia công…Như vậy có thể thấy thủ đoạn trốn thuế ngày càng tinh vi hơn, trị giá trốn thuế ngày càng lớn. Ý thức của các chủ thể nộp thuế là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu trên thực tế. Nếu ý thức của chủ thể nộp thuế tốt, pháp luật thuế nhập khẩu sẽ được thực thi nghiêm chỉnh trên thực tế và đem lại hiệu quả cao. Ngược lại nếu chủ thể nộp thuế không có ý thức tự giác, trung thực thì pháp luật thuế nhập khẩu không đạt được hiệu quả như mong muốn. 4) Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật còn thiếu và yếu Từ ngày 1-1-2011, hệ thống khai báo từ xa mà doanh nghiệp vẫn thường khai báo không còn thực hiện nữa mà sẽ chuyển sang thực hiện hải quan điện tử Theo thông tư 222 và từ chối các hồ sơ khai báo bằng hình thức thủ công. Được biết, hải quan điện tử mang lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp như: giảm chi phí thủ tục, chi phí thời gian thay vì phải mang hồ sơ đến tận nơi. Đặc biệt, hải quan điện tử sẽ giảm việc sách nhiễu, phiền hà, tiêu cực. Thời gian qua, Cục đã mở nhiều lớp hướng dẫn cách thực hiện hải quan điện tử. Nhưng cho đến thời điểm này nhiều doanh nghiệp vẫn phàn nàn, hải quan điện tử vẫn còn nhiều phức tạp. Đơn cử, nhiều doanh nghiệp  thực hiện khai báo từ xa nhưng vẫn lỗi như bị đứt đường truyền, đường truyền chậm từ phía hải quan đã ảnh hưởng đến tiến độ của lô hàng mà công ty đã ký hợp đồng giao nhận. Để đảm bảo cho hàng thông quan đúng với quy định của hợp đồng, doanh nghiệp lại phải chờ hải quan đồng ý cho làm thủ tục hay không? Nhiều doanh nghiệp phàn nàn: “Làm thủ tục hải quan điện tử rồi nhưng vẫn phải lên gặp trực tiếp do trục trặc giấy tờ!”. Phương tiện kỹ thuật trang bị cho các cán bộ hải quan chưa được hiện đại hóa, còn lạc hậu, do vậy gây rất nhiều khó khăn cho công tác chốn buôn lậu. Đơn cử như các vụ vây bắt hàng lậu ở Quảng Ninh vào đầu năm 2011, khi mà các cán bộ Hải quan đã vây các đối tượng buôn lậu, tuy nhiên các đối tượng này dùng xuồng có công suất rất lớn nên cán bộ hải quan không thể nào tiếp cận sát được, không thể nào bám theo được nên các đối tượng đã tẩu thoát trong đêm tối. Số tàu, xuồng cao tốc được trang bị cho các Hải đội chống buôn lậu trên biển hiện đã quá cũ kỹ, có tốc tộ trên dưới 20 hải lý/1h, chỉ gần bằng 1/3 so với loại xuồng siêu tốc mà các đối tượng buôn lậu đang sử dụng. Thực tế này đang dấy lên mối quan ngại về hiệu quả ngăn chặn buôn lậu các mặt hàng nhạy cảm hiện nay, nhất là than và xăng dầu.            Việc kiểm tra hàng hóa nhập khẩu tại các cửa khẩu còn gặp nhiều khó khăn do chủ yếu vẫn là kiểm tra thủ công, khi các cán bộ hải quan trực tiếp đi kiểm tra. Do vậy sẽ tốn rất nhiều thời gian đồng thời độ chính xác không cao, khi mà nhiều chủ hàng cố tình giấu hàng lậu ở phía trong của lô hàng. Hiện nay một số máy soi container hiện đại đã được trang bị ở các hải cảng lớn, đem lại hiệu quả tích cực, độ chính xác cao. Do vậy trong thời gian tới cần tăng cường thêm và đồng bộ hóa cơ sở vật chất, kĩ thuật tại các cửa khẩu trong cả nước. Hệ thống cơ sở dữ liệu giá (GTT22) hiện chưa được hoàn chỉnh. Cơ sở dữ liệu giá này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định tên, chủng loại, mã và trị giá của hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên GTT22 hiện nay còn rất lạc hậu do thông tin chưa được cập nhật đầy đủ, không được trang bị bằng hình ảnh… do vậy gây rất nhiều khó khăn cho các cán bộ hải quan trong công tác xác định trị giá hải quan… 5) Năng lực của đội ngũ cán bộ hải quan còn yếu, một số cán bộ có phẩm chất đạo đức không tốt. Về mặt cán bộ quản lí, thực tế nhập khẩu hàng hóa cho thấy hải quan cho thấy hải quan Việt Nam còn thiếu và yếu. Lực lượng hải quan còn mỏng và chất lượng cán bộ còn chưa đồng đều. Nhiều vụ gian lận thuế, trốn thuế có sự cấu kết, thông đồng với cán bộ hải quan. Ví dụ như vụ nguyên nhân viên Chi cục Hải quan Cảng Cát Lái, TP HCM Nguyễn Viết bị các phần tử buôn lậu mua chuộc, làm ngơ cho các chuyến hàng buôn lậu của chúng. Chỉ cần “làm ngơ” cho một container xuất lậu hàng qua cửa khẩu, Nam “bỏ túi” 600 USD. Khi vụ việc bại lộ, nhân viên hải quan này đã giúp “trùm” buôn lậu gỗ quý tiêu thụ gần 1.800 m3 trị giá 26 tỷ đồng. Năng lực của một số cán bộ hải quan còn yếu kém, nhiều vụ buôn lậu chưa thể phát hiện được ra, phẩm chất đạo đức còn chưa tốt do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu trên thực tế, khiến pháp luật chưa đạt được hiệu quả cao. Vì vậy, muốn giảm bớt buôn lậu, trốn thuế cần nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ. IV) Các giải pháp khắc phục. Để pháp luật thuế nhập khẩu thực sự được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế, đạt được hiệu quả cao nhất trên thực tế, chúng ta c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề số 11- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu và đề xuất ý kiến pháp lý nhằm thực thi tốt pháp luật thuế nhập .doc
Tài liệu liên quan