Tiểu luận Phân tích sự giống và khác nhau về điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài của ba tác phẩm: Ba Người Khác (Tô Hoài), Văn Khoa Chân Dung Kí (Hữu Đạt) và Lê Vân Yêu và Sống (Bùi Mai Hạnh – Lê Vân)

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

I. MỞ ĐẦU 2

II. NỘI DUNG 3

1. Điểm nhìn trong tác phẩm “Văn Khoa Chân Dung Ký” 3

2. Điểm nhìn trong “Ba Người Khác (Tô Hoài) 7

3. Điểm nhìn trong tác phẩm “ Lê Vân Yêu và Sống” 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích sự giống và khác nhau về điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài của ba tác phẩm: Ba Người Khác (Tô Hoài), Văn Khoa Chân Dung Kí (Hữu Đạt) và Lê Vân Yêu và Sống (Bùi Mai Hạnh – Lê Vân), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t đó, đã góp phần tạo nên những quan hệ thẩm mỹ. Song, chúng tôi còn nhiều hạn chế về kiến thức, về kinh nghiệm sống … nên việc nghiên cứu để phát hiện ra những cái nhìn, những tư tưởng mà tác giả muốn nói trong tác phẩm còn rất hạn chế. Có những tác phẩm do điểm nhìn của tác giả và điểm nhìn của độc giả còn trênh lệch, do đó không phải ngày một ngày hai là độc giả đã có những điểm nhìn như của tác giả. Ngôn ngữ văn học là một môn rất khó, thời giạn thì hạn hẹp, nhưng nhờ thày Hữu Đạt nhiệt tình truyền đạt cho chúng tôi những kiên thức cơ bản về môn học và hướng dẫn làm bải tiểu luận này. Để thấy được những điểm nhìn bên trong giống và khác nhau của ba tác phẩm: Ba Người Khác của Tô Hoài, Văn Khoa Chân Dung Kí của Hữu Đạt và Lê Vân Yêu và Sống của Bùi Mai Hạnh và Lê Vân. Đó là một việc cũng không dễ dàng, khi mà kiến thức của chúng tôi còn hạn hẹp về kiến thức văn học, kinh nghiệm sống còn ít, điểm nhìn về cuộc sống còn chưa rộng. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng bài tiểu luận này còn sơ sài chưa đáp ứng được thoả đáng đề bài ra. Qua đây, chúng tôi cũng chân thành cảm ơn thày Hữu Đạt với tinh thần và trách nhiệm cao thày đã lo lắng cho chúng tôi trong suốt cả khoá học 2002-2007. Để chúng tôi có được những người thầy tốt nhất, có những môn học những kiến thức khoa học hữu ích nhất cập nhật nhất. Nhờ đó chúng tôi có được những tri thức cơ bản về chuyên ngành cũng như về xã hội để tự tin hơn bước vào cuộc sống. I. MỞ ĐẦU Từ trước đến nay, có nhiều phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học theo nhiều quan điểm, nhiều góc độ khác nhau. Cách nghiên cứu theo quan điểm ngữ văn chỉ thiên về việc giảng giải từ ngữ và phân tích văn pháp, coi nhẹ đến vấn đề có liên quan đến nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học. Cách nghiên cứu theo phân tâm học chỉ chuyên lo khám phá những mặc cảm tính dục ẩn tàng trong tác phẩm. Cách nghiên cứu tác phẩm theo chủ nghĩa cấu trúc thì chỉ phân tích “cái biểu đạt” tương đương với hình thức, còn bỏ qua “cái được biểu đạt” tương đương với nội dung. Ngược lại, những người xã hội học dung tục thì chỉ biết đối chiếu một cách máy mọc hiện thực khách quan với nội dung tác phẩm văn học. Chủ nghĩa ấn tượng lại quan niệm tác phẩm văn học nghệ thuật không phải đi sâu khám phá bản chất hiện thực, mà chẳng qua chỉ nghi dấu lại nhưng ấn tượng trong phút giây ban đầu của người nghệ sĩ trước hiện thực. Do đó, đến lượt mình, người nghiên cứu phân tích cũng vậy, chỉ cần nói lại cái ấn tượng, cái kể lại “cuộc phiêu lưu của tâm hồn mình” khi đọc tác phẩm . Nói cho thật khách quan , cái cách nghiên cưu nói trên không phải là không có chút ít căn cứ. Tác phẩm văn học là tổng hoà của hàng loạt mối tương quan.Tác phẩm viết xong là một tổ chức, một chỉnh thể, một cấu trúc bao gồm những tương quan nội tại chặt chẽ. Nhưng tác phẩm không phải chỉ cố định trong một cấu trúc văn bản, mà tác phẩm là một quá trình. Nó là kết tinh của một cái gì trước đó, và sẽ gây tác dụng sau đó. Khi tác giả đã hoàn thành xong thì nó sẽ tồn tại trong sự tiếp thu và thưởng thức của công chúng với những tác dụng có thể có của mình. Người ta nói tác phẩm văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khác quan, có nghĩa là nó bắt nguồn từ hiên thực khách quan và phải thông qua chủ quan nhà văn. Nhưng đối với hiện thực khách quan và chủ quan nhà văn, tác phẩm không khi nào phản ánh và biểu hiện một cách trực tuyến, mà phải dựa trên một di sản tinh thần văn hoá nhất định của dân tộc và nhân loại. Chứng cớ là sự phản ánh và biểu hiện, tuy cùng một thực trạng và ý thức hệ, nhưng với văn hoá thấp và văn hoá cao là khác nhau, có văn háo và vô văn hoá lại càng khác nhau. Cho nên trong “tiền đề phát sinh” còn có một phương diện nữa là truyền thống văn hoá. Như thế, ngoài những tương quan nội tại về “cấu trúc” ra, tác phẩm văn học còn có những tương quan khác với “bên ngoài” bao gồm hiên thực khách quan, chủ quan nhà văn, công chúng và di sản văn hoá. Phân tích, nghiên cứu tác phẩm là tháo gỡ tất cả những tương quan vốn không tách rời nhau đó. Tuy nhiên theo đề tài của bài ra cũng như khả năng cón hạn chế, chúng tôi chỉ nghiên cứu và phân tích sự giống và khác nhau về điểm nhìn trong ba tác phẩm đã nêu ở đề tài. II. NỘI DUNG Như chúng ta đã biết, để có một tác phẩm hay thì điều trước tiên là nhà văn phải chọn: đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, thể loại, ngôn- từ nghệ thuật của tác phẩm và hơn nữa là nhân vật trong tác phẩm.Trong tác phẩm văn học thường có một hoặc nhiều nhân vật. Nhưng không phải mọi nhân vật trong tác phẩm văn học đều có vai trò như nhau trong kết cấu và cốt truyện tác phẩm.. Trong ba tác phẩm: Văn Khoa Chân Dung Ký của Hữu Đạt, Ba Người Khác củaTô Hoài và Lê Vân Yêu và Sống của Bùi Mai Hạnh-Lê Vân. Nhân vật chính đều là cái “Tôi ”. Cái “tôi” đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí của tuyến cốt truyện. Đó là con người liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm. là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình. Song, chúng lại đươc thể hiện bằng những thể loại văn học khác nhau: Văn Khoa Chân Dung Ký là Kí văn học, Ba Người Khác là Tiểu thuyết, Lê Vân Yêu và Sống là Tự truyện. Việc căn cứ vào thể loại của tác phẩm, đó cũng là cơ sở cho chúng ta thấy được điểm nhìn cơ bản của từng tác phẩm.. 1. Điểm nhìn trong tác phẩm “Văn Khoa Chân Dung Ký” Nghiên cứu tác phẩm văn học tất nhiên, chúng ta phải xuất phát từ toàn bộ chỉnh thể, tránh phiếm diên. Hơn nữa khi cần xem xét từng bộ phận, từng khía cạnh của tác phẩm cũng phải đặt nó trong chỉnh thể, phải thấy nó được xác định trong khuynh hướng chung của chỉnh thể. Có thể nói rằng, lịch sử của tác giả quan hệ chăt chẽ đến tác phẩm, Vì tác phẩm chính là sự phản ánh thực tế xã hội qua cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm xúc của tác giả. Do vậy mà hiểu biết tâm tư, tình cảm, lí tưởng sống cũng như những bước đường từng trải của tác giả, chúng ta có điều kiện hiểu rõ hơn thực chất của tác phẩm. Như chúng ta biết, Nhà văn Hữu Đạt xuất thân từ một gia đình gia giáo, được giáo dục và học tập một cách bài bản. Ông học rộng đi nhiều,tiếp xúc với nhiều nền văn hoá, nhiều hệ tư tưởng khác nhau và gặp gỡ nhiều tác gia lớn trên thế giới… Vì thế, nhà văn có những điểm nhìn, những đánh giá rất đắt về nhiều khía cạnh của cuộc sống, ở nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, như trong các tác phẩm: Hai Đầu Của Bức Thư Tình (tiểu thuyết) Tuổi yêu (tập truyện ngắn), Phía Sau Giảng Đường (tiểu thuyết), Hồi Ức Tuổi Mười Ba… Hơn nữa gần đây, tác giả đã cho xuất bản tác phẩm Văn Khoa Chân Dung Kí. Cuốn sách này đã gây tiếng vang trong dư luận, đặc biệt là với các nhà giáo và giới sinh viên. Trong tác phẩm, nhà văn đã dùng cái “tôi” để nói để viết về chân dung các nhà giáo, những người có nhiều đóp góp cho khoa Ngữ văn nói riêng cũng như là cho Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói chung. Qua tác phẩm Văn Khoa Chân Dung Ký, chúng ta thấy điểm nhìn của tác giả rất phong phú và sâu rộng. Mỗi chương, mỗi hồi là một cách nhìn cách cảm, cách đánh giá khác nhau, về từng nhân vật về từng sự kiện. Để rồi đem đến cho độc gia nhiều cung bâc của cảm xúc, nhiều bài học và những cái nhìn, những đánh giá khác nhau về cuộc sống… Cùng thời gian là thời bao cấp, nhưng khác với hai tác phẩm Ba Người Khác và Lê Vân Yêu và Sông là điểm nhìn thường hướng về một phía tiêu cực, đến ngột ngạt do cơ chế bao cấp gây ra cho các nhân vật. Song, ở Văn Khoa Chân Dung Ký ngoài những điểm tiêu cực, tác giả còn cho chúng ta thấy rất nhiều điểm tích cực và thú vị của thời bao cấp đem lại.Tất nhiên, dù những câu truyện đó có diễn ra chiểu hướng nào cũng sẽ để lại cho độc giả những cái nhìn những bài học khác nhau về cuộc sống. Trong hồi thứ nhất, nói về thời sinh viên, xuất phát từ điểm nhìn bên trong, tức là người trong cuộc tác giả đưa ra những đánh gia những nhận xét rất chính xác về xưa và nay: “ Thời chúng tôi là thời đầy gian khổ, nhưng cũng rất lãng mạn. khác hẳn thời nay, sinh viên sướng hơn rất nhiêu, nhưng chất lãng mạn bay bổng cũng dần cạn kiệt để thay vào đó là tâm hồn gồ ghề của chủ nghĩa hiện thực, có khi được đẩy tới đỉnh điểm của chủ nghĩa thực dụng…” “ Do sống trong cảnh thiếu thốn mà tình cảm thày chò lại ấm áp và thương nhau hơn. Cuộc sống sinh viên có nhiều những kỉ niệm.” Hơn nữa, tác giả mô tả một cách rất tế nhị và sâu sắc về Giáo sư Hoàng Xuân Nhị và Giáo sư Nguyễn Hàm Dương, với cái nhìn khách quan tác giả cho độc giả thấy và hiểu hơn về cuộc đời của từng nhân vật. Chúng ta còn thấy những cái nhìn khác nhau về đối tượng về từng sự kiện và từ đó rút ra những bài học, những sự được mất của từng nhân vật của từng sự việc sự kiện: “Điều quí nhất mà chúng tôi học được ở Giáo sư Hoàng Xuân Nhị chính là tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đối với người có công với các bậc đi trước. Đây là một đạo lí mang tính truyền thống mà đến nay chúng ta vẫn hết sức chú trọng trong việc “đền ơn đáp nghĩa” với các thương binh, liệt sĩ, vói các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Tuy nhiên học ông, mà làm theo không phải là dễ”. “ Nếu nhìn về góc độ tầm hồn, người ta dễ bị nhân thức sai rằng Hoàn Xuân Nhị là một người yếu đuối. Nhưng, không phải! Ông chỉ là người hay xúc động. Còn trong công việc cũng là người rất cương quyết và bản lĩnh…”. Qua tác phẩm “ Văn Khoa Chân Dung Ký” chúng ta còn thấy tác giả có cái nhìn mang tính tổng hợp về đối tượng mô tả, tức không phải chỉ là số phận, mà là các bức tranh về phong tục, về đồi sống xã hội, kinh tế, chính trị. Khi nói về Giáo sư Nguyên Hàm Dương tác giả tả lại: “Vào năm 1978, một lần tối đang đọc sách trong căn phòng giấy dầu mới được phân thì đám trẻ trong xóm nhao nhao chạy lại: - Chú ơi có ông Tây nào đang vào nhà chú đấy! Tôi ngạc nhiên và cảm thấy hơi sờ sợ. Thời đó, việc quan hệ vói người Tây được qui định rất nghiêm ngặt. Tất cả các cán bộ, nếu tiếp xúc với người Tây phải báo cáo trước với tổ chức và phải có từ hai người trở lên. Vì phạm điều này, coi như bị một cái án vô hình…” Rồi khi tác giả viết về Giáo Sư Nguyên Tài Cẩn, Khi ông lấy vợ Tây, thời bấy giờ việc này xẩy ra là cả một vấn đề vì khi ây người Việt Nam nói chuyện với Tây sẽ bị liệt vào số nghi vấn bị theo dõi. Khi tả về những việc mà Hoàng Trong Phiếm tác giả cũng cho chúng ta thấy có những công việc xây ra nếu ở các nước văn minh thì nó rất bình thường, nhưng ở Việt Nam nó lại là truyên lớn, bị chú ý, bị trù dập ngay… Qua những sự kiện, sự việc như vậy không những tác giả cho độc giả hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, sự đóng góp của các nhà giáo mà còn cho chúng ta thấy một bức tranh có những máng “sáng - tối” của thời bao cấp ở Việt Nam. Khi trần thuật những sự việc và con người trong hiện thực khách quan, thì cũng có cả những sự việc không có trong thực tế nghĩa là rất lãng mạn. Khi viết về Giáo sư Hoàng Trong Phiếm, ông là Giáo sư giảng dậy ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn điều đó là hiển nhiên rồi. Khi nói về ông ngày từ câu đầu tác giả đã viết: “ Trong các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Việt Nam, Giáo sư Hoàng Trong Phiến được mệnh danh là người lãng mạn vào bậc nhấ. Sự lãng mạn của ông là nguyên nhân sinh ra nhiều giai thoại độc đáo. Với điểm nhìn bên ngoài, tác giả cho chúng ta thấy lại được nhiều giai thoại nói về Hoàng Trọng Phiếm. Những giai thoại đó chính xác đến đàu thì cũng không quan trọng. Nhưng điều quan trọng là từ chân dung Hoàng Trọng Phiếm và các giai thoại về ông. Xuất phát từ điểm nhìn của tác giả mà độc giả cũng có nhiều cách nhìn khác nhau. Người thì thấy và học được ở ông cái tính hồn nhiên, lãng mạn. Người thì học được ở ông đức tính biết vượt qua lề thói của thời cuộc và hoàn cảnh khó khăn để giúp người.v.v. Cũng là không gian cũng là thời gian như vậy không phải ai cũng giám làm những điều như Hoàng Trọng Phiếm. Đó là ông giám làm cái việc mà người khác không giàm làm: “Thế là ông giơ tay vén màn người đẹp và không ngần ngại chui tọt vào chiếc màn cá nhân, ngồi bên cạnh cô nữ sinh hoa khôi đã toan tự vẫn kia. Không ai biết ông “làm công tác tư tương” cho cô nữ sinh thế nầo, chỉ biết sau chừng gần một tiếng thì các bạn nữ trong phòng nghe thấy bạn mình khinh khích cười. Nụ cười tưởng như không bao giờ còn trên bời môi ướt mọng đầy gợi cảm của cô. Hôm sau, cô ăn cơm và lại cắp sách tới lớp như thường lệ” Bên cạnh đó xuất phát từ cái nhìn bên ngoài thông cảm cho những nhà giáo có nhiều đóng góp nhưng lại bị thiệt thòi, đó là những cái nhìn đồng cảm mà độc gia khi đọc được cũng có cái nhìn đồng tình. Hơn nữa, nhà văn còn cho chúng ta thấy nhiều mặt khác nhau của các nhà giáo. Những đức tính đáng quý, những phong cách khác nhau: người thì nhanh nhậy uyên thâm trong công việc tiếp cận với khoa học, người thì có những phong cách giàng dậy tuyết vời, người thì phong cách sống vô tư, hồn nhiên, yêu thương giúp đỡ mọi người. Bên cạnh những điều tốt được nhà văn cho chúng ta thấy còn là những mảng tối ẩn đằng sau tác phẩm, từ đó tác giả rút ra được nhiều điều khác nhau. Ngoài ra, là một người uyên bác trong nghiên cứu khoa học nên tác giả còn có điểm nhìn ở nhiều khía cạnh khác, như việc nhìn nhận những đóng góp khoa học một cách rất khách quan của từng nhân vât trong tác phẩm. Phong cách làm việc cũng như cách thức nghiên cứu khoa học và sự tiếp cận khoa học của từng nhà gíáo. Nếu không phải là một tác giả có kiến thức uyên thâm về khoa học không thể đưa ra được những đánh giá đó. Như vậy, qua tác phẩm, chúng ta thấy tác giả chỉ trần thuật người thật việc thật đã xẩy ra. Tất nhiên nói “ người thật, việc thật” ở đây là đã bào hàm những tâm trang và lí lẽ vốn chứa đựng trong người thật việc thật đó, chưa cần kể đến những tâm trang và lí lẽ ít nhiều phải có ở nhân vật. Cả tác phẩm Văn Khoa Chân Dung Ký là một bức tranh sống động về chân dung các nhà giáo đã và đang công tác ở khoa Ngữ Văn Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ở bức tranh này, từ điểm nhìn của mình nhà văn cho độc giả thấy một cách khác quan về tính nết về sự cống hiến của từng người cho khoa học cho việc trồng người và bên cạnh đó là những phong tục tập quán, những sự việc sự kiện xẩy ra xung quanh các nhân vất ở không gian và thời giạn rộng lớn, từ việc ở nước ngoài cho đến ở Việt Nam, từ khi đất nước còn chiến tranh cho đến ngày nay. Từ đó để lại cho độc giả đặc biệt là các nhà giáo và các sinh viên rút ra được nhiều bài học và những cái nhìn mới trong cuộc sống của mình. 2. Điểm nhìn trong “Ba Người Khác (Tô Hoài) Mở đầu tác phẩm này là lời giới thiệu của Nhà xuất bản Đà Nẵng: “Cầu chuyện này có thể đước coi là một mảng ký ức trong cuộc đời nhà văn Tô Hoài. Và ký ức, có thể tương ứng, trùng với điều đã diễn ra, nhưng cũng có điều chỉ ở trong tâm tưởng. Có chi tiết thực, nhưng cũng có chi tiết là sản phẩm của sự tưởng tượng, rồi thêm thắt “mắm muối” vì thế mới định dạng là tiểu thuyết”. Như chúng ta đã biết, tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lơn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tài hiện nhiều tính các đa dạng. Như vậy xét về mặt thể loại mà tác giả lựa chọn để dẫn chuyện, để viết tác phẩm là thể loại tiểu thuyết. Từ đó chúng ta thấy điểm nhìn của tác tác giả sẽ có những điểm nhìn khác với tác phẩm “Tự truyện” và “ký” Trong tác phẩm Ba Người Khác, tác giả không vẽ lại diện mạo của cuộc cải cách, mà đi sâu vào khía cạnh con-người, thế cuộc, qua những nét sinh hoạt, tác vụ xoay quanh họ. Để tái hiện đời sống một cách khách quan, tác phẩm tập trung phản ánh đời sống, con người qua các biến cố xẩy ra với nó, có tác dụng phơi bầy ra những mặt nhất định của bản chất con người. Một câu truyện đã lùi xa hơn nửa thế kỷ, từ một đội công tác cải cách xuống các vùng, miền. Mỗi người một hoàn cảnh, xuất thân, nhưng nhìn chung hiểu biết còn nhiều hạn chế, có người là tiểu tư sản nhưng kiến thức mới cấp I. Bản năng, hồn nhiên đi vào cải cách trong buổi giao thời kháng chiến chống pháp. Với cái nhìn của người trong cuộc, Tô Hoài đã cho chung ta thầy một đội chưởng Cự là một đội chưởng luôn mồm nhắc các đồng chí của mình phải giữ “kỉ luật ba cùng dưới xóm”. Thế mà đội lại làm cái việc chẳng đáng chút nào, đội chưởng lại mua nén bánh đúc ỏ chợ. Hơn nữa, trong quá trình làm công việc cải cách Cự là đội trưởng mà còn hủ hoá với rất nhiều phụ nữ. Rồi việc cả đội ăn bánh đúc ở chợ, để thoả mãn những bản năng của mình. Còn gì là bí mật mà khẩu hiệu đề ra, khi mà, cả đội xuống đến làng đến xóm thì mọi người đã biết cách đấy những ba ngày. Khi viết về nhân vật Bối cũng là hiện thân của nhà văn, Ông còn cho chúng ta thấy ngoài sự thực xấu xa là việc anh lấy bánh đúc của đội chưởng Cự. Khi Bối còn ở nhà cô Đơm anh hủ hoá với cô Đơm, ra bên ngoài thì Bối lại hủ hoá vơi Duyên với những người phụ nữ khác không những một lầm mà rất nhiều lần. Nói về nhân vật Bổn, tác giả cho chúng ta thấy ngay Bổn còn tồi tệ hơn còn hủ hoá hơn. Nguyễn Bổn năm nay ba mươi tuổi một cán bộ trao trả là đội viên đội Đào Khê, đã đi cải cách đợt 4 và 5.Trong đợt 4 đồng chí Bổn đã phạm lỗi nghiêm trọng vì hủ hoá mà phải đổi đi 4 xóm đến xóm nào cũng hủ hoá ở xóm đó, hủ hoá với vợ bồ đội vợ sĩ tử và tròng nghẹo cả bà già trên 50 tuổi. Điên cuồng hơn nữa, ngay trong đại đội nông dân, đồng chí Bổn đã công nhiên cắn vào vú, vào mặt một chị chuỗi tích cực. Tổng cộng trong đớt 4 đồng chí Bôn đã thông dâm với 8 người. sang đợt 5 đồng chí Bổn còn phạm nhiều tội quan trọng hơn.v.v.. Chỉ cần bấy nhiêu thôi tác giả cho chúng ta thấy được bản chất của đội cải cách . Với những điểm nhìn như vậy, qua tác phẩm này tác giả cũng cho độc giả thấy được tất cả những bản năng, ấu trĩ, kể cả những sai lầm, tội lỗi của những con người cụ thể, ở đội công tác cụ thể, trong bối cảnh nhận thức chung ở các vùng miền, nhất là nông thôn vùng sâu xa còn nhiều yếu kém. Thậm chí còn những chỗ u tối, “sinh Hoạt như gà”. Các quan hệ cũ thì lạc hậu, những quan hệ mới thì chưa được xác lập rõ, còn những nhá nhem xấu - tốt, địch – ta, các anh đội – gia đình rễ chuối, nhiệm vụ - nhận thức, tình cảm - tội lỗ, địa chủ - hay không phải, người - ngợm… Một mảng tranh thời kỳ đầu cải cách khá sinh động, nhưng bỡ ngỡ, sự nghèo khó, sự chất phát, mộc mạc, cả thô giáp, mù tối, lối sống chưa đạt tầm “ tiểu nông”, đôi phần hoang dã của con người được thể hiện qua cách dẫn chuyện lôi cuốn. Quả thực, như tác giả đã viết thì không một anh đội nào là không hủ hoá, bản thân các anh đội thì ẫu trĩ, hành động theo bản năng. Như vậy, nhà văn cho chúng ta thấy, bản thân các anh đội còn chưa làm chủ được mình thì cải cách được ai, cải cách được gì? Không những không cải cách được cho dân văn minh, ấm no mà còn làm hỏng dân, làm khổ dân, làm cho dân hoang mang lo lắng. Hơn nữa, từ điểm nhìn của mình, tác giả không những chỉ phản ánh cái phần tồn tại vật chất với các việc làm, hành động của con người mà còn phản ánh thế giới bên trong bao gồm tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ của con người. Tác giả cho chung ta thấy sự khúm núm sợ sệt của người nông trước những anh đội ấu trĩ nhưng rất hách dịch. Việc các anh đội và những người nông dân thường làm việc theo cảm xúc, “các anh đội và dân mang quạt ra quạt cho lúa. Hay cái việc xử án Đình…”. Rồi việc các anh đội họ không suy nghĩ làm thế nào để công việc cải cách có hiệu quả mang về sự ấm no , hạnh phúc cho người dân mà chỉ luôn suy tính thiền cận và ích kỉ. Họ luôn tính mưu, tìm kế để vụ lợi cho mình thoả mãn mình và tố cáo ngưòi khác. Như vậy, nhà văn đã tái hiện lại toàn bộ thế giới, thể hiện mọi biểu hiện bên trong và bên ngoài của con ngưòi, nhưng đều xem chúng như là các sự kiện khác nhau về cuộc sống con người. Nhưng sự kiện là sản phẩm của quan hệ giữa con người và hoàn cảnh, môi trường, cho nên nó mở ra một đặc điểm khác là khả năng phản ánh cuộc sống một cách bao quát rộng lớn: miêu tả con người trong nhiều quan hệ phức tạp giữa nó và môi trường xung quanh. Qua tác phảm Ba Người Khác, tác giả còn cho chúng ta thấy nhân vật dường như hoạt động tự do theo ý muốn của nó, nhưng thật ra mọi hoạt động của nó đều do tác động của hoàn cảnh và môi trường xung quan. Với không gian và thời gian như vậy hầu như mọi nhân vật đều chịu sự tác động của hoàn cảnh của môi trường. Họ không thoát ra được cái quy luật chung của xã hội của thiên nhiên. Với các sự kiện của tác phẩm, theo mối liên hệ của các sự kiện, tác giả dân dắt người đọc đi về nhưng miền khác nhau, một thời kỳ đói khổ bới chiến tranh bởi những chính sách không phù hớp của thời bao cấp. Và không thể thoát ra đựơc khỏ sự đói khổ, xã hội lạc hậu, số phận con người thì bị đe doạ, sống chết bất chắc, khi mà các đội cải cách hẩu hết là những con người ẩu trĩ và hủ hoá. Qua cái nhìn của mình, với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tác giả cho chúng ta thấy lịch sử của một thời của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu ta cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng và những bất cập của thời kỳ bao cấp. 3. Điểm nhìn trong tác phẩm “ Lê Vân Yêu và Sống” Hiện thực được tái hiện qua những cảm xúc, tâm trang, ý nghĩ của con người, được thể hiện trực tiếp qua những lời lẽ bộc bạch, thổ lộ, tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện. Là một phụ nữ, một nghệ sĩ, nên điểm nhìn của Lê Vân trong tác phẩm cũng là những cái nhìn quay quanh trong tâm sinh lí của môt người phụ nữ đúng như Lê Vân đã bộc bạch. Qua bao nhiêu truyện xây ra đối với cuộc đời Lê Vân. Cuôi cùng, Lê Vân cũng nhận ra một điều dù một người đàn bà có tài năng có thành đạt đến đâu thì cái quan trọng nhất vẫn là gia đình vẫn là việc con cái, bếp lúc. Có câu danh ngôn đã nói: “… thế giới của phụ nữ là gia đình” Có thể nói rằng, cái nhìn của Lê Vân luôn là cái nhìn của người trong cuộc. Mặc dù điểm nhìn của Lê Vân còn có nhiều mâu thuẫn, khi bộc bạch trong tác phẩm Lê Vân luôn nói và viết ra những đìều sai trái để xám hối, nhưng những điều sai trái đó luôn được Lê Vân biện hộ cho những việc mình gây ra là hợp lí. Lê Vân tự hào cho mình là một người phụ nữ rất Việt Nam, rất Á Đông. Nhưng những việc Lê Vân làm thì hoàn toàn trái ngược với những vẽ đẹp và nét văn hoá của Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Khi Lê Vân lấy lí lẽ của tình yêu để biện hộ cho nhưng việc làm của mình. Trong tình yêu thì mọi sự đều có thể tha thứ. Nhưng khi Lê Vân phá thai, Lê Vân đã làm một việc là giết con mình từ khi nó còn ở trong bụng một cách vô tình. Thật đau lòng vì trên thế giới cũng có biết báo nhiêu những con người đang làm những việc như vậy. Họ lấy những lí lẽ vì cuộc sống khó khăn, vì lẽ này, lẽ kia. Nhưng, đó chỉ là những ích kỉ cá nhân, một hành động giết con dù nó mới chỉ là một bào thai thì cũng là một con người rồi. Người Việt Nam thường hay nó tính cả tuổi mụ, tôi năm nay 15 tuổi… tức là tính cả tuổi trong bụng mẹ. Song, mục đích tốt không bao giờ có thể biện minh được cho hành động xấu. Cuối tác phẩm Lê Vân cũng đưa ra một vài điểm nhìn có ý nghĩa về việc gìn giữ hạnh phúc gia đình, và khiêm tốn nhìn nhận những thiếu xót của bản thân, biết tha thứ, làm lành và sống hoà hợp với mọi người thì tốt hơn là luôn phá bĩnh và ương bướng bảo thủ. Có một điều mà chắc sẽ có nhiều độc giả không đồng ý với điểm cái của Lê Vân là. Khi xám hối, thì phải khiêm tốn nhìn nhận những khuyết điểm của mình. Nhưng Lê Vân lại đổ cho hoàn cảnh, cho cơ chế, cho những người thân đem lại nỗi khổ cho cô như vậy Lê Vân có lỗi lầm gì đâu mà sám hối. Lê Vân săn sàng nói những cái xấu xa nhất của bố me, để biện minh cho những lỗi lầm của mình. Cũng có thể Lê Vân muốn nói tất cả để đem lại những bài học cho những ông bố bà mẹ chăng? Như vậy đọc Lê Vân yêu và sống chúng ta thấy Lê Vân cho chúng ta cái nhìn về những xung đột những mâu thuẫn trong các mối quan hệ chằng chịt gữa gia đình, đồng nghiệp, tình yêu, tìn bạn. Có thể nói rằng, ba tác phẩm này có những điểm giống nhau là dùng cái “tôi” để dẫn truyện. Ít nhiều thời gian đều nó về thời kì bao cấp và anh hưởng của nó đến cuộc sống. Không gian nghệ thuật ở mỗi tác phẩm là khác nhau: ở tác phẩm Ba Người Khác là môi trường cải cách xoay quanh những anh đội và những người nông dân ít học ở vùng nông thôn. Văn Khoa Chân Dung Ký của nhà Văn Hữu Đạt là những điểm nhìn về tầng lớp trí thức, lúc thì là với tư cách một người sinh viên một học trò, lúc thì là với tư cách một nhà văn, lúc thì với tư cách là một nhà làm công tác khoa học, lúc thì như một người bạn một người đồng nghiệp với cái nhìn nhìn khách quan cảm thông. Không gian là môi trường học tập, nghiên cứu và làm việc của những người làm khoa học. Lê Vân Yêu và Sống của Bùi Mai Hạnh và Lê Vân đưa ra những cái nhìn về các mối quan hệ gia đình, về tình yêu, về công việc và đồng nghiệp. Như vậy qua ba tác phẩm chúng ta vừa tìm hiểu, tuy còn chưa được thấu đáo những chúng ta cũng thấy một vái điểm cơ bản la: ba tác phẩm được viết theo những thể loại khác nhau. Những, có chung một điểm là có cái “tôi” dẫn chuyện. Cùng là điểm nhìn về một thời kỳ, nhưng lại nhìn về những khía cạnh khác nhau của cuộc sống và tất nhiên là có những hướng nhìn khác nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hưu Đạt,2002. Tiếng Việt Thực Hành. Nhà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnn01t (4).doc