Tiểu luận Phân tích vai trò và ý nghĩa của an sinh xã hội, giải quyết tình huống

MỤC LỤC

Trang.

Đề bài số 6 2

I. Vai trò và ý nghĩa của anh sinh xã hội. 3

II. Giải quyết tình huống: 6

1. Tai nạn của A có được coi là tai nạn lao động hay không? Tại Sao? 6

2. Giải quyết quyền lợi an sinh xã hội cho A theo quy đinh của pháp luật hiện hành 7

a- Chế độ ưu đãi xã hội. 7

b- Chế độ về Bảo hiểm xã hội. 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3025 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích vai trò và ý nghĩa của an sinh xã hội, giải quyết tình huống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang. Đề bài số 6 Phân tích vai trò và ý nghĩa của anh sinh xã hội. 2. Nguyễn Văn A là thương binh suy giảm 27% khả năng lao động. Sau khi xuất ngũ, anh vào làm việc tai công ty X từ năm 1983. Ngày 04/02/2009 trên đường đi làm về A bị tai nạn giao thông, do không đội mũ bảo hiểm nên A bị thương nặng ở vùng đầu. Sau hơn một tháng điều trị, A được giới thiệu đi giám định, kết quả: A suy giảm 67% khả năng lao động. Mặc dù mới 52 tuổi nhưng A làm đơn xin nghỉ hưu. Tai nạn của A có được coi là tai nạn lao động hay không? Tại Sao? Giải quyết quyền lợi an sinh xã hội cho A theo quy đinh của pháp luật hiện hành Vai trò và ý nghĩa của anh sinh xã hội. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta ngày càng to lớn. An sinh xã hội góp phần ổn định đời sống của người lao động. Hệ thống an sinh xã hội sẽ góp phần thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi người lao động bị ốm đau, mất khả năng lao động, mất việc làm, hoặc chết. Nhờ có sự thay thế hoặc bù đắp thu nhập kịp thời mà người lao động khắc phục nhanh chóng được những tổn thất về vật chất, nhanh phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục quá trình hoạt động bình thường. An sinh xã hội góp phần đảm bảo an toàn, ổn định cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Để phòng ngừa, hạn chế tổn thất, các đơn vị kinh tế phải đề ra các quy định chặt chẽ về an toàn lao động buộc mọi người phải tuân thủ. Khi có rủi ro xảy ra với người lao động, hệ thống an sinh xã hội kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động nhanh ổn định cuộc sống và sản xuất. Tất cả những yếu tố đó góp phần quan trọng làm ổn định nền kinh tế - xã hội. Hệ thống an sinh xã hội, trong đó có bảo hiểm xã hội (BHXH) làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước đều tham gia đóng góp vào quỹ BHXH, điều đó làm cho người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc, trong lao động sản xuất. Người sử dụng lao động tham gia đóng góp quỹ BHXH cho người lao động được hưởng các chế độ BHXH cũng thấy rõ trách nhiệm của mình đối với người lao động. Nhà nước vừa tham gia đóng góp, vừa điều hành hoạt động của quỹ BHXH, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho mọi đối tượng thụ hưởng… Điều đó làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa Nhà nước – người sử dụng lao động – người lao động, góp phần ổn định nền kinh tế - xã hội. Hệ thống an sinh xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Quỹ an sinh xã hội, trong đó có quỹ BHXH là nguồn tài chính tập trung khá lớn, được sử dụng để chi trả các chế độ cho người lao động và gia đình họ, phần nhàn rỗi được đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh để bảo tồn và tăng trưởng quỹ. Như vậy xét trên cả phương diện chi trả các chế độ, cũng như đầu tư tăng trưởng quỹ, hoạt động của quỹ an sinh xã hội đều góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, phân phối trong an sinh xã hội là sự phân phối lại theo hướng có lợi cho những người có thu nhập thấp; là sự chuyển dịch thu nhập của những người khỏe mạnh, may mắn có việc làm ổn định cho những người ốm, yếu, gặp phải những biến cố rủi ro trong lao động sản xuất và trong cuộc sống. Vì vậy, an sinh xã hội góp phần làm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, góp phần bảo đảm sự công bằng xã hội. Hệ thống an sinh xã hội trực tiếp thể hiện mục tiêu, lý tưởng, bản chất tốt đẹp của chế độ chính trị, xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang phấn đấu, đó là xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. An sinh xã hội là một trong nhựng biện pháp thuộc chính sách xã hội của Nhà nước và là một trong những chỉ báo quan trọng về định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong điều kiện phát triển nên kình tế thị trường mà đối tượng của nó là người gặp rủi ro và bất trắc trong cuộc sống. An sinh xã hội vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có giá trị về mặt xã hội, đặc biệt nó thể hiện giá trị đạo đức cao đẹp và tinh thần nhân đạo sâu sắc. An sinh xã hội có các ý nghĩa cụ thể sau: An sinh xã hội lấy con người làm trung tâm, coi quyền con người, bảo vệ con người trước các biến cố rủi ro xảy ra. Con người vừa là động lực của sự phát triển xã hội, vừa là mục tiêu của việc xây dựng xã hội. Trong tuyên ngôn nhân quyền do Đại hội đồng liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948 đã khẳng định: “Tất cả mọi người, với tư cách là thành viên xã hội có quyền hưởng đảm bảo xã hội. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thỏa mãn các quyền về kinh tế, xã hội, văn hóa cần cho sự tự do phát triển con người”. An sinh xã hội vừa tạo điều kiện cơ bản và thuận lợi giúp cho các đối tượng đặc biệt có cơ hội để phát huy hết thế mạnh của cá nhân đồng thời thể hiện thái độ, trách nhiệm của nhà nước trong việc tạo ra cơ hội giúp họ hoà nhập vào cộng đồng. An sinh xã hội góp phần ổn định phát triển và tiến bộ xã hội. Mục tiêu cơ bản của an sinh xã hội là tạo một môi trường công bằng cho các tầng lớp dân cư, cho người nghèo, cho người lao động, cho các đối tượng gặp biến cố rủi ro tham gia. An sinh xã hội phải thực sự là công cụ phát triển tiến bộ xã hội. Ngoài việc giảm bớt, hạn chế những khó khăn cho đối tượng nghèo đói, an sinh xã hội còn phải đa dạng hoá các hình thức hoạt động khác nhau đối với các đối tượng khác nhau để góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. An sinh xã hội thể hiện truyền thống tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ nhau của cộng đồng. Trên cơ sở sự liên kết, hợp tác của cộng đồng những rủi ro hoạn nạn được chia sẻ, đây là yếu tố phát huy sức mạnh của cộng đồng, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc ta. An sinh xã hội góp phần phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giữa những người lao động làm công ăn lương, giữa những người có công với nước, giữa những người gặp khó khăn, biến cố rủi ro, giữa những người nghèo, người già cô đơn không nơi nương tựa… Giải quyết tình huống: Nguyễn Văn A là thương binh suy giảm 27% khả năng lao động. Sauk hi xuất ngũ, anh vào làm việc tai công ty X từ năm 1983. Ngày 04/02/2009 trên đường đi làm về A bị tai nạn giao thông, do không đội mũ bảo hiểm nên A bị thương nặng ở vùng đầu. Sau hơn một tháng điều trị, A được giới thiệu đi giám định, kết quả: A suy giảm 67% khả năng lao động. Mặc dù mới 52 tuổi nhưng A làm đơn xin nghỉ hưu. Tai nạn của A có được coi là tai nạn lao động hay không? Tại Sao? Tại nạn trên của A là Tai nạn lao động. Bởi vì: Trước hết, theo quy định tại Điều 105 Bộ luật lao động thì: “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất lỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động…” Định nghĩa này đã được cụ thể hóa tại điểm 2.1 của Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Cụ thể: “2.1. Tai nạn lao động a) Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể Người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian khác theo quy định của Bộ luật Lao động như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị, kết thúc công việc tại nơi làm việc. b) Những trường hợp sau được coi là tai nạn lao động: Tai nạn xảy ra đối với Người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc từ nơi làm việc về nơi ở vào thời gian và tại địa điểm hợp lý (trên tuyến đường đi và về thường xuyên hàng ngày) hoặc tai nạn do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động.” Theo đó, việc quy định các trường hợp được coi là tai nạn lao động như trên thì ta có thể thấy tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động (bao gồm cả trong hoặc ngoài giờ làm việc) và không phụ thuộc vào lỗi của người lao động. Đối chiếu với tình huống này thì anh A trên tuyến đường đi làm về thì bị tai nạn. Như vậy, theo điểm 2.1 của Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thì: tai nạn của anh A được coi là tai nạn lao động. Giải quyết quyền lợi an sinh xã hội cho A theo quy đinh của pháp luật hiện hành Chế độ ưu đãi xã hội. Như đã biết, A là thương binh giảm 27% sức lao động nên A sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi xã hội đối với thương binh. Cụ thể như sau: Theo quy định tại Điều 20 Pháp lệnh SỐ 26/2005/PL-UBTVQH11  ưu đãi người có công với cách mạng của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 29 tháng 6 năm 2005 có quy định: “Điều 20: Các chế độ ưu đãi đối với thương binh bao gồm: 1. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh; 2. Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước; 3. Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động; ưu đãi trong giáo dục và đào tạo; 4. Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương.” Theo đó, ông A sẽ được hưởng các chế độ như quy định tại Điều 20 Pháp lệnh SỐ 26/2005/PL-UBTVQH11. Mức trợ cấp của ông A sẽ được tính theo quy định tại Nghị định 52/2011/ NĐ – CP ngày 30 tháng 6 năm 2011 cảu Chính phủ. Cụ thể như sau: Theo bảng số 2 của Nghị định 52/ 2011/ NĐ – CP thì mức trợ cấp hàng tháng đối với ông A là: Ông A bị suy giảm 27% sức lao động sẽ được hưởng: 758.000đ/ tháng. Ngoài ra, ông A còn được hưởng các chế độ về chăm sóc sức khỏe được quy định tại Điều 30 Nghị định số 54/2006/NĐ – CP ngày 26/05/2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh SỐ 26/2005/PL-UBTVQH11. Ông A còn được hưởng ưu đãi trong giáo dục và đào tạo như quy định tại Điều 31 Nghị định số 54/2006/NĐ – CP ngày 26/05/2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh SỐ 26/2005/PL-UBTVQH11. Chế độ về Bảo hiểm xã hội. Chế độ tai nạn lao động. Trước hết như phân tích ở trên thì tai nạn của anh A là tai nạn lao động nên anh A sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động được quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006. Cụ thể: “Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; 2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.” Điều này được thể hiện rõ tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP và Khoản 1 Mục III Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH, theo đó thì: “1 . Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 19 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau: ....... c) Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường mà hằng ngày, người lao động vẫn thường xuyên đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại.” Như vậy, ta có thể thấy được tai nạn của anh A xảy ra trên đường đi làm về nên đây là tai nạn lao động. Mặt khác, anh A được giám định là suy giảm 67% khả năng lao động. Do đó, anh A sẽ được hưởng các chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật Bảo hiểm xã hội. Theo đó, tại khoản 1 Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2006 thì: “Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng”. Như đã biết anh A suy giảm 67% sức lao động nên thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp hàng tháng dành cho anh A được quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP và Khoản 3 Mục 3 Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH, theo đó thì: 3. Trợ cấp hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được tính theo công thức sau: Mức trợ cấp hằng tháng = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH = {0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L} Trong đó: - Lmin : mức lương tối thiểu chung. - m : mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100). - L : mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội thì bằng mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó. - t : số năm đóng bảo hiểm xã hội. Một năm tính đủ 12 tháng, không kể năm đầu đóng bảo hiểm xã hội. Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 22/2011/NĐ-CP về mức lương tối thiểu chung thì từ ngày 01 tháng 5 năm 2011, mức lương tối thiểu chung là 830.000 đồng/tháng. Như vậy, mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động của anh A sẽ là 0,3 x 830.000 + (67 - 31) x 0,02 x 830.000 = 846.600 (nghìn đồng). Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH chưa thể xác định cụ thể do thiếu dữ kiện. Chế độ hưu trí. Trong trường hợp của anh A sau khi bị suy giảm 67% khả năng lao động thì anh A đã làm đơn xin nghỉ hưu khi mới 52 tuổi. Do vậy ta có thểm xem xét xem anh A có đủ điều kiện được hưởng lương hưu hay không? Theo quy định tại Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động thì: “Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên; 2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.” Như chúng ta đã biết anh A vào làm việc tại công ty X từ năm 1983 nên số năm đóng Bảo hiểm xã hội được tính từ năm 1983. Mặt khác thời điểm anh A làm đơn xin nghỉ hưu là năm 2009. Do đó số năm đóng bảo hiểm xã hội của anh A là: 26 năm. Ngoài ra, khi làm đơn xin nghỉ hưu anh A đã 52 tuổi và bị suy giảm 67% sức lao động nên anh A có đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tai Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006. Về mức hưởng lương hưu thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 52 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 có quy định: “1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. 2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%. 3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung.” Theo đó, ta có thể tính được mức hưởng lương hưu của anh A như sau: - Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của anh A được tính bằng: {45% + [(26 – 15) x 2%]} = 67% - Tuổi nghỉ hưu của anh A là 52 tuổi, anh A nghỉ hưu trước tuổi 60 là 8 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm 8%; - Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của anh A là 67% - 8% = 59%. Chế độ bảo hiểm y tế do Quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm: Theo quy định tại Điều 34 - Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22-12-2006 Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì ông A còn được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm: “Điều 34. Người hưởng lương hưu hằng tháng được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm.” Từ đó, ông A còn được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật an sinh xã hội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009Luật bảo hiểm xã hội 2006 Nguyễn Hiền Phương, Pháp luật an sinh xã hội - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010. Nghị định của Chính phủ số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc. Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thông tư 41/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2009 của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH. Pháp lệnh SỐ 26/2005/PL-UBTVQH11  ưu đãi người có công với cách mạng của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 29 tháng 6 năm 2005

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docAn sinh xã hội kỳ - đề 6.doc
Tài liệu liên quan