Tiểu luận Pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU . . 2

NỘI DUNG TÌM HIỂU . . 2

I. Khái quát về các nguồn nguy hiểm cao độ . . 2

II. Các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn

nguy hiểm cao độ gây ra . . 5

1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường . 5

2. Các trường hợp pháp luật quy định không phải bồi thường: . . . 9

III. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ

gây ra . . . 10

1) Về năng lực, nguyên tắc bồi thường, xác định thiệt hại và thời hạn bồi thường trong vấn đề xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra . . . 10

2) Xác định chủ thể bồi thường thiệt hại . 11

3) Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về việc bồi thường thiêt hại do

nguồn nguy hiểm cao độ gây ra . . 13

KẾT LUẬN . 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 18

PHỤ LỤC . . 19

 

 

 

 

 

 

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3060 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chum tia phóng xạ không nhìn thấy, gây bệnh hoặc gây ra nhiễm xạ đối với người, động vật và môi trường sống. + Thú dữ là động vật bậc cao, có lông mao, có tuyến vú, nuôi con bằng sữa, lớn, rất dữ, có thể làm hại người. Ví dụ: hổ, báo, gấu, sư tử, voi, đười ươi, tinh tinh… Ngoài ra, Điều 623 BLDS còn quy định về các nguồn nguy hiểm cao độ khác: “nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định, điều đó có nghĩa pháp luật có thể sẽ quy định them các nguồn nguy hiểm cao độ khác ví dụ như các loại phương tiện giao thông hiện đang nằm ngoài sự điều chỉnh của điều luật này như đã nêu trên. II. Các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường. Tuy vấn đề bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng là một trong các trường hợp của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này lại có những một số khác biệt so với điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì đây là loại “trách nhiệm pháp lý nâng cao”. Sau đây là các điều kiện cụ thể phát sinh trách nhiệm bồi thường. Có ba điều kiện như sau: a) Có thiệt hại xảy ra: Cũng giống như trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong những trường hợp riêng biệt nói riêng, thiệt hại được coi là điều kiện tiền đề, điều kiện cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu không có thiệt hại thì không bao giờ phát sinh trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ cũng vậy, thiệt hại cũng là điều kiện cơ sở quan trọng để xác định mức bồi thường. Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính bằng tiền do việc xâm hại đến tài sản, sức khoẻ, tính mạng, thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín hay tổn thất về tinh thần. Các loại thiệt hại này được xác định cụ thể như sau: + Thiệt hại về tài sản, đây là những thiệt hại vật chất của người bị hại. Biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa, thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản. Ví dụ thiệt hại về tài sản: làm chết gia súc như trâu, bò…, làm hỏng vườn hoa mới trồng… Đối với các đối tượng tài sản bị thiệt hại đặc biệt ví dụ như gia súc sắp đẻ bị làm chết, vườn hoa sắp được thu hoạch tương đối chắc chắn thì mức bồi thường cũng phải khác với trường hợp gia súc bình thường với vườn hoa mới trồng nên phải xem xét một cách cẩn thận để xác định trách nhiệm và mức bồi thường cho người bị thiệt hại một cách đích đáng trong các trường hợp này. + Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút hay bị giảm sút khả năng lao động do thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ. Ví dụ: đi xe ôtô, ôtô bị mất phanh đâm vào người khác làm người đó bị mất một bàn tay hoặc cả năm ngón tay (phải mất tiền cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc … và làm giảm khả năng lao động) thì phải bồi thường từ 33 đến 35 triệu đồng theo “bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người” ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ trưởng Bộ tài chính. + Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại bao gồm các chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự. nhân phẩm, uy tín bị xâm hại. + Tổn thất về mặt tinh thần, đời sống tinh thần là một phạm trù rất rộng bao gồm nhiều vấn đề và chỉ tồn tại đối với xã hội loài người như đau thương, cảnh goá bụa, mồ côi, sự xấu hổ,… về nguyên tắc, không thể trị giá được bằng tiền theo nguyên tắc ngang giá trị như trong trao đổi và không thể phục hồi được. Nhưng với mục đích an ủi, động viên đối với người bị thiệt hại về tinh thần, cũng như một biện pháp giáo dục nhằm ngăn chặn người có hành vi trái pháp luật. Bộ luật dân sự quy định người xâm hại phải: “bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân thích gần gũi của người đó phải gánh chịu. Ví dụ như: đi xe máy, xe bị nổ lốp đổ vào người bên đường làm người đó bị thương phải tháo khớp vai, làm mất một cánh tay thì phải bồi thường cho người đó từ 24 đến 26 triệu đồng theo: “bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người” ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ trưởng Bộ tài chính, ngoài ra nếu người đó yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần vì người ta mặc cảm khi bị mất một cánh tay như thì người gây thiệt hại phải bồi thường thêm một khoản tiền để bù đắp tinh thần. Nếu trong trường hợp này mà người đó chết thì ngoài việc phải bồi thường một khoản tiền đến 30 triệu thì phải bồi thường thêm một khoản tiền bù đắp tinh thần cho người thân thích của người bị hại. b) Thiệt hại phải do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, phân biệt với thiệt hại do hành vi của con người gây ra. Điều 623 liệt kê các loại nguồn nguy hiểm cao độ và điều luật này xác định rất rõ ràng: “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”. Bản thân nguồn nguy hiểm cao độ luôn tiềm ẩn trong nó “nguy cơ” gây ra thiệt hại và “nguy cơ” đó thể xảy ra trên thực tế bất cứ lúc nào, ngoài tầm kiểm soát của con người. Xuất phát từ lý do này mà pháp luật qui định: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật”. Chúng ta cần phân biệt thiệt hại “do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” với thiệt hại “do hành vi trái pháp luật của con người gây ra có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ”. Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là thiệt hại do “tự thân” nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại (ví dụ: xe ô tô đang vận hành thì bị nổ lốp, mất phanh…gây thiệt hại, một người điều khiển xe máy trên đường nhưng tay ga bị kẹt nên không làm chủ được tốc độ gây thiệt hại), còn thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ là thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con người khi gây thiệt hại nhưng liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ, ví dụ: lái xe phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn, say rượu bia điều khiển xe gây tai nạn…Trên thực tế, đã có sự nhầm lẫn trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra khi người áp dụng không phân biệt được “thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” và thiệt hại “liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ”. Nhiều trường hợp khi áp dụng pháp luật, người áp dụng cứ thấy có hành vi trái pháp luật của con người gây thiệt hại, hành vi gây thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ lại được xác định là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nên trong trường hợp này cần phải xác định rõ ràng để tránh gây nhầm lẫn về trách nhiệm bồi thường và các trách nhiệm khác khi xử lý tình huống cụ thể. Cần chú ý đối với các nguồn nguy hiểm là các phương tiện giao thông vận tải hay nhà máy công nghiệp thì các nguồn nguy hiểm này phải gây thiệt hại khi đang hoạt động và phải do tự than nó gây thiệt hại như ô tô đang chạy trên đường thì nổ lốp và đâm vào người khác gây thiệt hại. Nếu như ô tô đã dừng lại không hoạt động hay nhà máy đã ngừng hoạt động thì không đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. c) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại với sự “tự thân” gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ. Như đã phân tích ở trên, thiệt hại xảy ra thì phát sinh trách nhiệm bồi thường, tuy nhiên để có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì thiệt hại xảy ra phải trực tiếp do bản thân nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại. Ví dụ: Nhà ông A nuôi gấu lấy mật, gấu của ông A bị xổng chuồng và đi lang thang ngoài đường, do tính hung dữ nên đã định cắn bà B làm bà bị rách chân phải điều trị ở bệnh viện. Khi đó, ông A phải bồi thường thiệt hại cho bà B chi phí cứu chữa, phục hồi và bồi dưỡng. Nhưng nếu gấu chưa kịp cắn bà B mà bà ta chỉ nhìn thấy con gấu, sợ quá chạy lao ra giữa đường thì bị xe máy đâm gãy xương chân phải. Trong ví dụ này thì con gấu của ông A không làm gãy chân bà B mà do xe máy đâm vào làm gãy. Nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại không đặt ra với ông A. Nếu thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con người gây ra mà có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ thì không áp dụng Điều 623 để giải quyết mà đây là trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thông thường do hành vi trái pháp luật của con người gây ra. Ví dụ: H điều khiển xe ôtô khi nồng độ cồn trong máu vượt quá quy định cho phép, lạng lách đánh võng đâm vào bà K làm nạn nhân chết ngay tại chỗ thì hành vi của H là trái pháp luật hình sự (Điều 202 BLHS) và trách nhiệm bồi thường ở đây là trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra. Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ cần thoả mãn các điều kiện trên đây. Điều kiện về lỗi không có ý nghĩa đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra bởi đây là loại “trách nhiệm pháp lý nâng cao”, thậm chí kể cả khi chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi vẫn phải bồi thường trừ trường hợp do pháp luật quy định (Khoản 3, Điều 623). 2. Các trường hợp pháp luật quy định không phải bồi thường: Theo khoản 3 Điều 623 BLDS năm 2005 thì: ‘‘Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Cụ thể từng trường hợp được hiểu như sau: + Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại: Người bị thiệt hại có ý định cố ý gây thiệt hại cho chính mình, ví dụ: nạn nhân tự mình lao vào ôtô tự tử; bị thiệt hại trong hành lang an toàn đường sắt như thiệt hại đối với gia súc thả rông, người qua lại… thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ không đặt ra với tình huống trên. + Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác: Ví dụ trường hợp gây thiệt hại bằng nguồn nguy hiểm cao độ như: Cảnh sát hình sự được trang bị súng ngắn để truy bắt tội phạm, do trong quá trình truy bắt, tội phạm cũng có súng và chống trả quyết liệt nên các chiến sĩ cảnh sát đã bắn hạ tên tội phạm tránh gây thiệt hại đến những người dân vô tội xung quanh hiện trường. Ở đây thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng không đặt ra cho người gây ra thiệt hại. Cần chú ý là trong trường hợp pháp luật có quy định khác về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó. Quy định trên được hướng dẫn cụ thể trong phần 2 Mục III của Nghị quyết số 03/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 07 năm 2006 – Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. III. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ đặt ra khi thiệt hại thoả mãn được các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường và không thuộc các trường hợp pháp luật quy định khác như đã phân tích ở phần trên. Khi đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định như sau: 1) Về năng lực, nguyên tắc bồi thường, xác định thiệt hại và thời hạn bồi thường trong vấn đề xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng là một trong các trường hợp của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy ở phần điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có khác so với các điều kiện phát sinh trách nhiệm chung cho các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do trường hợp bồi thường này là loại “trách nhiệm pháp lý nâng cao” nên không cần có lỗi của chủ thể nhưng các quy định chung khác về năng lực, nguyên tắc bồi thường, xác định thiệt hại và thời hạn bồi thường đều giống với các quy định chung. Những quy định này được thể hiện rõ trong các điều luật tại Chương XXI, Mục 1 của Bộ luật dân sự năm 2005 về những quy định chung trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 2) Xác định chủ thể bồi thường thiệt hại. Tại khoản 2 Điều 623 BLDS quy định: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác”. và khoản 4 Điều 623 quy định: “Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.” Trong khoản 2 Điều 623 BLDS xác định các chủ thể phải bồi thường thiệt hại. Đây là vấn đề rất quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thường thuộc về ai, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại. Các chủ thể cụ thể là: + Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ. + Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thoả thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường. Ví dụ: Các thoả thuận sau đây là không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường: - Thoả thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; - Thoả thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước, sau đó người được giao chiếm hữu, sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường; - Ai có điều kiện về kinh tế hơn thì người đó thực hiện việc bồi thường thiệt hại trước. + Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. Ví dụ: Chủ sở hữu biết người đó không có bằng lái xe ô tô, nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. + Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật). Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. + Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây ra tai nạn và gây thiệt hại thì cần phải phân biệt: - Nếu B chỉ được A thuê lái xe ô tô và được trả tiền công, có nghĩa B không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà A vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, A phải bồi thường thiệt hại. - Nếu B được A giao xe ô tô thông qua hợp đồng thuê tài sản, có nghĩa A không còn chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà B là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp; do đó, B phải bồi thường thiệt hại. Nếu trong trường hợp này được sự đồng ý của A, B giao xe ô tô cho C thông qua hợp đồng cho thuê lại tài sản, thì C là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó; do đó, C phải bồi thường thiệt hại. Như vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm giữ, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cho chủ thể khác để kịp thời khắc phục thiệt hại gây ra cho người bị hại và người thân. Tuy nhiên, trong thực tế, việc áp dụng các quy định trên đây khi giải quyết phần trách nhiệm dân sự trong các vụ án gây thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nhất là thiệt hại do các phương tiện giao thông cơ giới gây ra vẫn còn gặp phải nhiều vướng mắc trong. Có những trường hợp rất khó xác định ai là người phải bồi thường thiệt hại, xác định là chủ sở hữu hay người được chủ sở hữu giao chiếm hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 3) Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về việc bồi thường thiêt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. a) Ví dụ thực tiễn: Ví dụ sau đây là một trong những điển hình về khó khăn trong áp dụng các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: - Nguyễn Đình Thuận sinh năm 1980 là lao động tự do, sau một ngày làm thuê đã về nhà mình lấy xe máy của bố trực tiếp điều khiển đưa hai người bạn của mình về nhà. Trên đường đi do xe đứt phanh, Thuận không làm chủ được tay lái nên đã gây tai nạn với người đi ngược chiều là Nguyễn Đình Tý. Hậu quả là anh Tý bị thương nặng phải vào bệnh viện cấp cứu và điều trị. Theo hồ sơ điều trị và kết quả xác minh, anh Tý phải chi phí hết 30 triệu đồng. Vụ tai nạn giao thông đã được các cơ quan chức năng làm rõ Nguyễn Định Thuận - người điều khiển xe máy bị khởi tố và truy tố theo Điều 202 Bộ luật hình sự về “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Về trách nhiệm dân sự áp dụng khoản 2 Điều 623 BLDS và hướng dẫn từ Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán – Tòa án nhân dân tối cao. Hướng dẫn áp dụng một số các quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng buộc Nguyễn Đình Thuận – người chiếm hữu chiếc xe máy hay bố của Thuận – người sở hữu chiếc xe máy phải bồi thường thiệt hại cho anh Nguyễn Đình Tý. Trong vụ án này còn có những quan điểm khác nhau về việc xác định ai là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là anh Thuận hay bố của Thuận. Có hai quan điểm sau: + Quan điểm thứ nhất cho rằng: Nguyễn Đình Thuận là một công dân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, việc Thuận sử dụng xe máy (nguồn nguy hiểm cao độ) được sự đồng ý của chủ sở hữu nên được xem là theo đúng quy định của pháp luật tại điểm b Phần 2 Mục III Nghị quyết số 03 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán – Tòa án nhân dân tối cao. Hướng dẫn áp dụng một số các quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: “Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thoả thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường”. Do đó, Thuận phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại là anh Tý. Chủ sở hữu chiếc xe là bố của anh Thuận không có trách nhiệm liên đới. + Quan điểm thứ hai cho rằng: Việc người bố của Thuận giao xe cho Thuận sử dụng chỉ là tức thời, trong lúc này, người quản lý, nắm giữ, khai thác công dụng từ chiếc xe máy này vẫn thuộc về chủ sở hữu. Do đó, trách nhiệm dân sự phải buộc chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Điều này phù hợp với hướng dẫn tại các điểm a, đ phần 2, Mục III của nghị định trên: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ” và “Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại”. Từ những quy định này, thì bố của anh Thuận – chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là chiếc xe phải bồi thường trước tiên cho anh Tý và có quyền yêu cầu anh Thuận bồi hoàn lại cho mình. Quan điểm thứ hai là đúng và phù hợp với quy định của pháp luật vì khi chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì phải có trách nhiệm xác định các điều kiện của người mà mình giao cho hoặc có những cam kết, thỏa thuận cụ thể giữa họ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. Nếu như giữa chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ và người được giao chiếm hữu, sử dụng không đưa ra những điều kiện cụ thể nào thì phải có trách nhiệm trong việc bồi thường thiệt hại cùng với người sử dụng đã gây thiệt hại bồi thường cho nạn nhân để khắc phục ngay những thiệt hại mà mình đã gây ra. Sau đó, người đã sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại phải bồi hoàn cho chủ sở hữu số tiền đã thực hiện trách nhiệm bồi thường. b) Nhận xét: Trên thực tế, việc xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường còn khó khăn, việc áp dụng các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trong thực tế không phải lúc nào giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng cũng có thỏa thuận hay cam kết với nhau về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. Trường hợp có thỏa thuận chủ yếu thông qua hợp đồng thuê tài sản là những nguồn nguy hiểm cao độ. Khi đó, theo ví dụ hướng dẫn tại điểm đ phần 2 Mục III Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì chủ sở hữu không còn chiếm hữu, sử dụng nữa mà khi đó người thuê tài sản sẽ là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp. Nếu khi nguồn nguy hiểm cao độ đó gây ra thiệt hại thì người thuê sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp cho thuê lại cũng vậy, người thuê lại cũng sẽ là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Còn lại, các trường hợp khác đều có sự chuyển dịch giữa các chủ thể mà không thông qua hợp đồng hay thỏa thuận như: con lấy xe của bố đi như vụ án thực tế nêu trên, hàng xóm sang mượn xe máy của nhau đi, bạn bè đi xe máy của nhau… Những trường hợp này khi xảy ra thiệt hại thì sẽ việc xác định chủ thể và áp dụng các quy định của pháp luật để yêu cầu bồi thường thiệt hại cho người bị hại sẽ gặp khó khăn. Ví dụ: B là hàng xóm của A, sang nhà A mượn xe máy đi chơi. Trên đường đi do xe mất phanh nên gây tai nạn làm chết người. Trong trường hợp này, A vẫn là người chủ sở hữu thực tế của chiếc xe máy và có mọi quyền với chiếc xe, nên A phải bồi thường thiệt hại do không có thỏa thuận gì cả, không phải là hợp đồng thuê hay mượn tài sản theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên A nhận thấy sau khi bồi thường cho nạn nhân rồi mới được yêu cầu B bồi hoàn mà biết rằng B không thể nên không chịu bồi thường. Điều đó gây khó khăn cho việc yêu cầu bồi thường để khắc phục hậu quả cho người bị hại. Còn trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ đã rời khỏi sự kiểm soát của chủ sở hữu ví dụ như: Xe máy bị mất cắp, chủ sở hữu không có lỗi, chưa kịp khai báo với cơ quan công an để tìm chiếc xe thì xe đó gây tai nạn chết người, kẻ gây tai nạn bỏ trốn không tìm thấy được. Lúc đó, chủ sở hữu sẽ gặp rắc rối với vụ việc này. Như vậy, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại và quan trọng khắc phục hậu quả cho nạn nhân sẽ không thể tiến hành được. Cũng tương tự như trường hợp trên, khi chủ sở hữu gây tai nạn, bỏ xe chạy trốn và trình báo là đã mất xe từ trước đó chưa kịp khai báo, lúc đó, cơ quan điều tra lại phải xác minh và lại mất thời gian, trách nhiệm bồi thường thiệt hại để khắc phục hậu quả sẽ khó xác định và thực hiện hơn. Việc quy định chế độ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng nhằm mục đích bảo về quyền lợi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.doc
Tài liệu liên quan