Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và phân tích vận dụng mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

B. NỘI DUNG 2

Chương I: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến 2

1. Phép biện chứng duy vật 2

2. Nội dung biện chứng về mối liên hệ phổ biến 3

2.1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến 3

2.2. Bản chất của mối liên hệ phổ biến 4

2.3. ý nghĩa của phương pháp luận 4

Chương II: Mối liên hệ giữa vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế 5

1. Lý luận chung về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế 5

11. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế hiệu quả 5

1.2. Đảm bảo 1 số yếu tố cần thiết cho sự phát triển hiệu quả và bền vững cũng như tự chủ kinh tế trong bất cứ hoàn cảnh nào 9

1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế và việc gia nhập của Việt Nam 10

2. Mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay 14

2.1. Thực trạng xây dựng nền kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay 14

2.2. Giải pháp để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế ở nước ta hiện nay 18

2.3. Những vấn đề đặt ra cho quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay 22

2.4. Biện pháp vượt qua thách thức trong tiến trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế 23

C. KẾT LUẬN 26

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6092 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và phân tích vận dụng mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g xây dựng kết cấu hạ tầng có hiệu quả, vượt qua những khó khăn trước mắt . Phát triển một số nghành và cơ sở công nghiệp có vai trò nền tảng : Về lâu dàI, sức mạnh kinh tế của nước ta chủ yếu dựa vào công nghiệp . Phát triển công nghiệp vẫn là nhiệm vụ trọng tâm của công nghiệp hóa , hiện đại hoá. Sức mạnh kinh tế , khả năng tự chủ về kinh tế phụ thuộc vào sức mạnh cạnh tranh trên thị trường cho nền phát triển công nghiệp phảI ưu tiên cho những ngành và sản phẩm có thể tạo ra sức cạnh tranh dựa trên thé mạnh, lợi thế của những sản phẩm , doanh nghiệp và quốc gia Việt Nam . An toàn môI trường : Ngày nay , cùng với sự phát triển về kinh té thì vấn đề thị trường ngày càng được quan tâm trước những thách thức to lớn về sự suy thoáI, phá huỷ môI trường trên phạm vi toàn cầu . Nếu xẩy ra thảm họa về môI trường thì trước hết ảnh hưởng đến sức mạnh kinh tế và cuộc sống của nhân dân , đồng thời nếu có sự trợ giúp thì không loại trừ có những đIều kiện đối với ta . 1.3.Hội nhập kinh tế quốc tế và việc gia nhập của Việt Nam 1.3.1.KháI niệm Những năm gần đây xuất hiện thuật ngữ “ hội nhập kinh tế quốc tế ”. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì ? Trên thế giới có rất nhiều khái niệm, như :hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư ; hội nhập kinh tế quốc tế là từng bước tự do hoá các hoạt động kinh tế và tham gia vào phân công lao động quốc tế ; hội nhập kinh tế quốc tế là sự nỗ lực chủ động gắn kết nền kinh tế quốc gia với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới thông qua việc tiến hành các biện pháp tự do hoá, mở của và tham gia các định chế quốc tế…Các cách tiếp cận trên đều đề cập đến vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế là mở rộng các mối quan hệ kinh tế của quốc gia với thế giới bên ngoài, chưa đề cập đến bản chất hội nhập kinh tế quốc tế. Trên thực tế, hội nhập kinh tế quốc tế là hoạt động kinh tế có tính chất toàn cầu mà ai cũng đều được tham gia, sự hội nhập kinh tế đem lại lợi ích và cả thiệt hại cho bất kỳ ai. Vì vậy các quốc gia chỉ tham gia hội nhập kinh tế một khi có được lợi ích, lợi ích ở đây xét cả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Về thực chất, hội nhập kinh tế quốc tế là một quốc gia tham gia ngày càng sâu vào quá trình phân công lao động và trao đổi quốc tế, làm gia tăng các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ được thực hiện đối với các nền kinh tế mở cửa. Hội nhập kinh tế quốc tế, một quốc gia phải tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, các liên kết kinh tế khu vực và thế giới. Trong các tổ chức này, các nước thoả thuận và đưa ra các cam kêt ràng buộc về mở cửa thị trường và dành cho nhau những điều kiện ưu đãi trong quan hệ kinh tế thương mại nhầm phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là việc các nước tìm kiếm một số những điều kiện nào đó mà họ có thể thoả thuận thống nhất được với nhau tạo ra sự công bằng trong quan hệ hợp tác kinh tế nhằm khai thác một cách có hiệu quả các khả năng của mỗi nước phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia. Mục tiêu của hội nhập là tạo thêm nguồn lực tạo thêm sức mạnh tổng hợp để đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH theo định hướng XHCN thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Nội dung của hội nhập là phải tìm cách tham gia một cách đầy đủ trong các tổ chức kinh tế trong khu vực và thế giới đặc biệt là các tổ chức thương mại thế giới (WTO), một sân chơi bị ràng buộc bởi các bộ luật gồm 22.000 trang. Đây là một nội dung rất đa dạng và phức tạp đòi hỏi các nhà sản xuất trước hết là các doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, khẩn trương và nghiêm túc. Về hình thức hội nhập kinh tế quốc tế là đa phương và song phương không nên hiểu hội nhập là gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế mà quan trọng hơn là thiết lập các quan hê thương mại đầu tư khoa học kỹ thuật với từng nước. 1.3.2. Hội nhập kinh tế quốc tế – Một tất yếu khách quan trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay Ngay từ những năm cuối của thế kỷ XX, sự phát triển của nền kinh tế thế giới đã chịu sự tác động sâu sắc của một loạt những xu thế mới. Đó là xu thế phát triển của cách mạng khoa học công nghệ, quốc tế hoá và toàn cầu hoá đời sồng kinh tế thế giới và xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại giúp cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ. ngày nay, xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển đã ngày càng trở thành xu thế lớn phản ánh đòi hỏi, bức xúc của các quốc gia, các dân tộc vì sự phát triển kinh tế giữa các nước. Thế giới đang xây dựng nền kinh tế với những chính sách hợp tác, hội nhập quốc tế sâu rộng. Khi toàn cầu hoá về kinh tế đang trở thành một xu hướng khách quan thì yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế càng trở nên cấp bách. Thực tế cho thấy, dù muốn hay không thì cuối cùng các quốc gia trên thế giới đều phải đi đến hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Sự hội nhập đó càng sớm bao nhiêu thì càng tạo điều kiện cho nền kinh tế quốc gia đó có những bước tiến đáng kể, thể hiện sự chủ động sáp nhập nền kinh tế của mình vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Nhưng ngược lại nếu sự hội nhập đó là quá muộn sẽ đẩy quốc gia đó vào thế bị động trong hội nhập, các giải pháp và chính sách đưa ra để hội nhập đều mang tính chất chống đỡ, do đó hiệu quả của các chính sách đưa ra sẽ không cao; khiến cho hội nhập kinh tế quốc tế không những không phát huy được những tác động tích cực mà còn gây ra những hậu quả tiêu cực khó tránh khỏi. Vậy tại sao các quốc gia cần phải tham gia hội nhập kinh tế quốc tế? Trước hết xét ở phạm vi quốc tế, nếu tất cả các quốc gia trên thế giới đều duy trì một nền kinh tế đóng, trên thế giới không có sự giao lưu buôn bán hàng hoá giữa các nước thì nền kinh tế thế giới sẽ vô cùng trì trệ, kém phát triển, và có thể hiểu đó là một cỗ máy đang đi vào bế tắc, không có khả năng để tiếp tục vận hành, khi đó xã hội loài người sẽ không thể đạt đến trình độ văn minh như hiện nay. Việc các quốc gia cùng hội nhập, cùng tham gia liên kết kinh tế quốc tế đã tạo tiền đề cho sự phát triển nền kinh tế toàn cầu nói chung, và nền kinh tế mỗi quốc gia nói riêng, đồng thời nó còn là cơ sở cho việc phát triển những mối quan hệ kinh tế quốc tế và áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào công cuộc phát triển kinh tế của mỗi nước. Còn xét ở phạm vi từng quốc gia, việc đóng cửa duy trì một nền kinh tế tự cung tự cấp sẽ gây ra nhiều khó khăn cho quốc gia đó trên con đường phát triển của mình. Thực tế đã chứng minh, vào những năm 70, 80 của thế kỷ XX, sau khi đất nước ta vừa thoát khỏi chiến tranh, nền kinh tế mang tính tập trung quan liêu bao cấp, không có cạnh tranh, không mở rộng thị trường, không làm nảy sinh nhu cầu kinh doanh, không hối thúc sự cần thiết phải tháo vát năng động và đổi mới cách nghĩ cách làm. Nó chỉ thúc đẩy con người đi theo các tiêu chí sao cho ở vào một địa vị xã hội thuận lợi, có điều kiện được hưởng bao cấp ưu đãi của Nhà nước. Do những ràng buộc và sự kìm hãm bởi các quan niệm về định hướng giá trị xã hội, do những chính sách và cơ chế đã khiến xã hội rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội những năm 80 làm cho tình trạng nghèo đói ở nước ta ngày càng trở nên trầm trọng nơn, cái nghèo đói ở thời kỳ này ở vào trạng thái “bùng nhùng” không tìm ra lối thoát. Có thể nói việc chúng ta duy trì nền kinh tế đòng tập trung quan liêu bao cấp trong một thời gian dài là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Ngược lại với quá trình trên là tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Một nền kinh tế mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới sẽ tạo ra động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên những tác động tiêu cực của hội nhập kinh têa quốc tế là khó tránh khỏi nhưng những lơị ích mà nó mang lại thì quả thực không phải là nhỏ. Và điều làm cho hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một tất yếu khách quan? Dựa vào bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, có những nguyên nhân mang tính chủ quan và khách quan buộc các chủ thể phải đi đến hội nhập kinh tế quốc tế. *Các nguyên nhân khách quan : Thứ nhất, do sự tác động của xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đời sống kinh tế thế giới đặc biệt là quá trình toàn cầu hoá về mặt kinh tế đòi hỏi các quốc gia phải có quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học công nghệ với nhau. Sự tác động đó khiến cho không một quốc gia nào có thể phát triển kinh tế một cách riêng rẽ được. Thứ hai, do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng và sự phát triển đó đã vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia, mang tính quốc tế, từ đó thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Phân công lao động quốc tế là sự chuyên môn hoá sản xuất của những người sản xuất ở những nước khác nhau để sản xuất ra những sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm nhất định tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế kỹ thuật… của từng nước. Phân công lao động quốc tế là tiền đề cơ bản của nền kinh tế thế giới và sự phát triển của thị trường thế giới. Do đó khi phân công lao động quốc tế càng được mở rộng thì chuyên môn hoá và hợp tác quốc tế ngày càng sâu sắc, thương mại quốc tế càng nhanh chóng, đòi hỏi nền kinh tế của mỗi quốc gia từng bước phải hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Thứ ba, do sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo điều kiện và đòi hỏi nền kinh tế của mỗi nước cần phải khai thác có hiệu quả những thành tựu khoa học công nghệ của thế giới vào sự phát triển nền kinh tế quốc gia. Muốn vậy, các quốc gia cần phải tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế. Thứ tư, do xu thế hoà bình hợp tác cùng phát triển của các quốc gia đặc biệt là trong lĩnh vực chính xã hội đòi hỏi các dân tộc và các quốc gia trên thế giới cần phải chuyển từ đối đầu sang đối thoại về kinh tế. Mô hình kinh tế phát triển trong xu thế hoà bình, hợp tác đang thay thế cho mô hình kinh tế phát triên trong tình trạng đối đầu và chiến tranh lạnh. một nền kinh tế được xây dựngtrong điều kiện phải luôn ứng phó dù là lạnh đã khác hoàn toàn với một nền kinh tế phát triển trong xu thế hoà bình và hợp tác. Một bên phải thực thi chính sách tự cung tự cấp, công nghiệp phải gắn bó với quốc phòng, khi xây dựng các công trình phải tính đến khả năng chịu đựng được chiến tranh tàn phá v.v…nghĩa là một nền kinh tế có tính chiến tranh chi phí cao, hiệu quả thấp ; còn một bên khác thực thi chính sách hợp tác, hội nhập quốc tế sâu rộng, lấy việc tăng hiệu quả kinh tế tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế là quốc sách hàng đầu. Những nguyên nhân mang tính khách quan trên làm cho nền sản xuất vật chất vượt qua khuôn khổ quốc gia, tham gia ngày càng sâu sắc vào quá trình phân công lao động quốc tế, khiến cho việc không đẩy mạnh trao đối hàng hoá, mở rộng sự phân công hợp tác quốc trên các lĩnh vực khoa học, kinh tế, xã hội là một nhu cầu không thể thiếu của đời sống kinh tế và là một tất yếu đối với tất cả các nước.Việc tăng nhanh khối lượng và chất lượng của sản xuất do tác động của việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ đã tạo cơ sở vật chất để mở rộng thị trường thế giới và tăng nhanh các quan hệ kinh tế quốc tế, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế các quốc gia vào nền kinh tế thế giới được diễn ra nhanh chóng. *Các nguyên nhân chủ quan : Một là, trong quá trình phát triển nền kinh tế, trên thế giới không có một quốc gia nào có đủ lợi thế tất cả các nguồn lực để phát triển kinh tế, ngay cả hai cường quốc kinh tế lớn là Mỹ và Nhật Bản cũng không thể có đủ được tất cả các nguồn lực trong nước để phát triển kinh tế. Do vậy hội nhập kinh tế quốc tế là nhằm giải quyết các khó khăn của mỗi nước trong việc phát triển kinh tế. Đó chính là biện pháp để phân phối lại các nguồn lực nhằm giúp các chủ thể có điều kiện phát triển về kinh tế. Hai là, các nước đều không muốn mình bị tụt hậu quá xa trong quá trình phát triển kinh tế, do vậy mỗi nước đều phải tìm mọi cách để hội nhập với xu thế chung nhằm từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế với các nước khác. Như vậy, xuất phát từ những nhận thức về tình hình thực tế của mỗi quốc gia đòi hỏi mỗi nước trong quá trình phát triển không thể duy trì một nền kinh tế đóng cửa mà cần phải xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. 2.. Mối quan hệ giũa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay 2.1. Thực trạng xây dựng nền kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay 2.1.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay Đảng ta khẳng định nước ta cần chủ động tham gia hội nhập kinh tế, quốc tế và trên thực tế chúng ta đã và đang tham gia tích cực có hiệu quả. Nhấn mạnh phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ không có nghĩa là coi nhẹ vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế. Trái lại, Đảng ta luôn luôn coi hội nhập kinh tế quốc tế là một nội dung trong đường lối kinh tế, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta ; kết hợp nội lực với ngoại lực để tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng chính là nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đáp ứng yêu cầu và lợi ích của quốc gia, đồng thời thông qua hội nhập kinh tế quốc tế để phát huy vai trò và tiềm năng của nước ta trong quá trình hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới, tranh thủ các nguồn vốn, thiết bị, vật tư và các thành tựu khoa học – công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường tăng cường quan hệ hợp tác cùng có lợi làm cho nước ta phát triển ngày càng nhanh và ngày càng bền vững. Chúng ta không thể đồng tình với ý kiến phê phán một chiều tính chất tiêu cực, mặt trái của vấn đề mở cửa, hội nhập để từ đó dẫn tới đóng cửa, khép kín, phản bác chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Nội dung chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế mà nước ta cần và có thể tham gia từng bước là mở cưả thị trường về thương mại, đầu tư và dịch vụ. Hội nhập kinh tế quốc tế có cả hình thức đa phương và song phương, vừa tham gia các tổ chức và diễn đàn kinh tế thế giớivà khu vực, vừa thiết lập quan hệ thương mại, đầu tư khoa học kỹ thuật với từng nước. Dù ta có tham gia ngày càng nhiều các tổ chức kinh tế đa phương khu vực và toàn cầu thì quan hệ song phương với từng nước, từng lãnh thổ cũng không phải không ngừng mở rộng. Thực tế hiện nay cho thấy, các định chế kinh tế đa phương, nhất là đa phương toàn cầu, có giá trị hướng dẫn, tạo khuôn khổ chi phối các quan hệ song phương, nếu ta không tham gia các tổ chức đa phương thì có khó khăn trong việc mở rộng quan hệ trong các lĩnh vực kinh tế song phương, nhất là với các nước thành viên của tổ chức kinh tế quốc tế, và nếu có quan hệ thì các nước đó cungz không dành cho ta những ưu đãi như họ dành cho các đối tác khác cùng tham gia tổ chức kinh tế đa phươngvới họ. Nguyên tắc cơ bản bao trùm trong hội nhập kinh tế quốc tế là phải bảo đảm giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn giá trị truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ và cải thiện môi trường. Trong các quan hệ dù là song phương hay đa phương đều phải giữ vững nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Nguyên tắc đó được ngay trong từng định chế thể thức mà các bên cam kết và được thực hiện trong hành động. Một mặt không để thiệt hại đến lợi ích mà nước ta được hưởng, mặt khác chúng ta phải chấp nhận một sự chia sẻ lợi ích nhất địnhvới các đối tác tuỳ theo mức đóng góp của các bên tham giahợp tác. Thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ kinh tế quốc tế nhằm bảo đảm lợi ích của đất nước, giữ vững độc lập tự chủ và sự cân bằng trong các mối quan hệ tránh sự lệ thuộc một chiều vào một hoặc một số nước đối tác. 2.1.2. Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam Nền kinh tế khu vực đã, đang và sẽ tiếp tục có những thay đổi to lớn với xu hướng nổi bật là tự do hoá nền thương mại thế giới, nhất là thể hoá nhiều nền kinh tế thành các khu vực, khối kinh tế chung… Hội nhập kinh tế quốc tế là chiến lược kinh tế cơ bản nhất của Việt Nam những năm trở lại đây, mở ra những vận hội và thách thức mới đối với nền kinh tế nước ta. Là một nước đang phát triển, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta sẽ có thêm nhiều cơ hội mới để phát triển. Đó là : Thứ nhất là, được tận dụng các nguyên tắc phi kì thị và cạnh tranh công bằng để bảo vệ mình, được hưởng những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển về quy chế tối huệ quốc vô điều kiện, ưu đãi về thuế quan, được cung cấp thông tin về tự do hoá mậu dịch, về các quy tắc kỹ thuật, thủ tục hải quan, các tiêu chuẩn thuế v.v…Đây là cơ hội để mở rộng thị trường, và loại bỏ được những thiệt thòi khi chưa ra nhập các tổ chức kinh tế quốc tế Thứ hai là, có cơ hội để xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh trong tham gia phân công sản xuất và hợp tác quốc tế, qua đố mà thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm, cơ cấu mặt hàng, mở rộng khả năng sản xuấtcủa nền kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Thứ ba là, tranh thủ được vốn kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước đi trước để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho công cuộc xây dựng CNXH. Đồng thời có cơ hội để chúng ta tham gia đầu tư ra nước ngoài,phát triển doanh nghiệp. Thứ tư là, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế chính là việc thiết lập các quan hệ kinh tế, gắn bó tăng độ tin cậy và hợp tác giữa nước ta với các nước. Điều này có lợi cho hoà bình, tạo cơ hội cho phát triển của chúng ta. Hội nhập kinh tế là quá trình hợp tác trên cơ sở hợp tác có đi có lại, trong đó các quốc gia dành cho nhau sự đối xử ưu đãi trên cơ sở tôn trọng, chấp nhận các luật lệ và tập quán quốc tế. Vì vậy hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu tạo điều kiện giúp Việt Nam tránh được tình trạng bị cô lập, phân biệt đối xử hay chèn ép trong quan hệ kinh tế, từng bước tạo dựng thế và lực trên trường quốc tế.Tất cả tổ chức thương mại khu vực và thế giới đều có một mục tiêu chung là xoá bỏ rào cản đói với quá trình giao lưu kinh tế. Tham gia hội nhập các doanh nghiệp trong nước sẽ có điều kiện để tranh thủ những công nghệ mới, học tập kinh nghiêm quản lý, hiệu quả sử dụng vốn, hoạt động điều hành, và khả năng tổ chức sản xuất kinh doanhđược nâng cao Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế và chấp nhận các luật lệ chung của các thể chế thương mại quốc tế sẽ dần dần tạo lập và củng cố lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài, vào cơ chế chính sách của Viêt Nam. Các chính sách kinh tế của Việt Nam sẽ dần được điều chỉnh theo các thông lệ quốc tế, từng bước tạo dựng một môi trường đầu tư thông thoáng và bình đẳng. Môi trường đầu tư lành mạnh được hình thành đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Các doanh nghiệp hoạt động theo pháp luật, năng động hiệu quả mới giữ được uy tín để tồn tại và phát triển trên thương trường, người lao động cũng có một thị trường lao động rộng mở. Tình hình đầu tư trong nước trở nên sôi động, nhiều doanh nghiệp mới thành lập hoặc mở rộng sản xuất sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới cũng như viẹc xuất khẩu lao động ra nước ngoài sẽ thuận lợi hơn…Đồng thời ta cũng có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, các hình thức tín dụng, tài trợ của các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)… Bên cạnh những cơ hội trên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt nền kinh tế nước ta trước nhiều khó khăn thách thức gay gắt.Mặc dù hơn mười năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế đã cao, lại không bị tác động mạnh bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính như các nước khác nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, nhưng hiện tại ta vẫn là nước bị tụt hậu khá xa so với nhiều nước phát triển cũng như nhiều nươvs đang phát triển trong khu vực. Đây là một thách thức lớn trong hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng toàn dân ta. Trên thị trường nội địa, hiện tại giá thành sản xuất của nhiều sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm chủ yếu, của ta còn cao hơn giá chuẩn quốc tế, giá xuất xưởng cao hơn giá bán sản phẩm cùng loại nhập khẩu, nên giá cạnh tranh của ta còn rất yếu. Hơn thế nữa, thách thức mà nhiều người lo ngại nhất là do tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, nước ta phải giảm dần thuế quan, và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, thì hàng hoá nước ngoài sẽ ồ ạt đổ vào nước ta, chèn ép nhiều đơn vị kinh doanh trong nước, kéo theo hệ quả xấu về việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động. Với lo ngại đó, nhất là doanh nghệp trung bình và yếu kém thi hành chính sách bảo hộ càng lâu càng tốt. Hơn nữa sức cạnh tranh của các doanh nghiệpvà hàng hoá rất yếu. Một trong số các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhận thức về xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ trong bối cảnh hội nhập còn chưa thật đầy đủ. Sự chậm đổi mới đã kìm hãm sự phát triển của thị trường, của hội nhập kinh tế quốc tế. Gắn liền với quá trình này là việc quá nhấn mạnh các yếu tố bên trong, chưa thật coi trọng yếu tố bên ngoài, cơ chế chính sách đối với các loại hình doanh nghiệp chưa thực sự thể hiện sự bình đẳng, minh bạch. Kết cục là không thể huy động tốt và có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho sự phát triển. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Vuệt Nam còn yếu. Nguyên nhân do một mặt phần lớn các doang nghiệp chưa thật sự quan tâm đến hội nhập, chưa chủ động đổi mới cho phù họp với điều kiện quốc tế, không năng động. Mặt khác gần đây có xu hướng quay lại áp dụng cơ chế cũ như cơ chế xin cho, hiện tượng bao cấp quá lớn, gây lãng phí thất thoát nguồn lực… Sự ưu ái vẫn nghiêng về phía các doanh nghiệp nhà nuớc, khó khăn vẫn dồn vào các doanh nghiệp tư nhân. Trên thực tế vẫn có những chính sách thể hiện không bình đẳng như chính sách tín dụng. Thực tế này đang cản trở lớn đến việc huy động nguồn lực và phát huy tối ưu các lợi thế so sánh của quốc gia trong phân công lao độngvà hợp tác quốc tế. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế cũng đang tồn tại không ít bất cập. Về phương châm, chúng ta muốn chuyển đổi cơ chế một cách căn bản nhung tư duy, thể chế và hành động vẫn mang nặng dấu ấn của cơ chếkế hoạch hoá tập trung. Quản lý vĩ mô của nhà nước còn rất yếu, cơ chế chính sách thay đổi chậm, không đồng bộ thiếu nhất quán. Hiện còn tình trạng ôm đồm quá nhiều công việc, nhiều lĩnh vực. Năng lực đội ngũ cán bộ vĩ mô còn rất yếu dẫn đến trong chỉ đạo điều hành còn nhiều bất cập, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành. Công tác chỉ đạo thiếu cụ thể, chung chung, xa rời thực tế, không khả thi dẫn đén hiệu nhập kém hiệu quả, bỏ lỡ nhiều cơ hội, thách thức khó khăn có chiều hướng gia tăng. Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống của dân cư. Nhưng tăng trưởng trong điều kiện hội nhập ở nưóc ta hiện nay chưa gắn liền với sự phát triển bền vững. Cùng với đà tăng trưởng trong thời gian qua đã kéo theo tình trạng môi trường sinh thái có xu hướng ngày càng suy thoái. Tình trạng tàn phá và hủy hoại môi trường tự nhiên chưa có chiều hướng giảm, đất bạc màu, tình trạng sử dụng chất kháng sinh và hóa chất trong sản xuất kinh doanh đang đe dọa đời sống dân cư cũng như khả năng cạnh trang của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Môi trường xã hội đang bộc lộ những hiện tượng thiếu lành mạnh, trật tự kỷ cương không được chấp hành nghiêm đang gây bất ổn trong sản xuất kinh doanh cũng như đời sống xã hội. Trên thị trường thế giới, hàng xuất khẩu của ta chủ yếu gồm các loại nguyên liệu và sản phẩm sơ chế như dầu thô, gạo, cà phê, chè, cao su…Đây là những mặt hàng rất dễ bị tác động xấu về giá cả. Chẳng hạn năm 1998, tuy xuất khẩu được 12,1 triệu tấn dầu thô vượt rất xa so với mức 9,8 triệu tấn của năm1997 nhưng vì giá xuống nên tổng kim ngạch thu được từ mặt hàng này lại bị thấp hơn so với năm 97, các sản phẩm công nghiệp chế biến còn thiếu khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới do sản lượng còn ít, chất lượng sản phẩm thấp giá thành cao. Hiện tại, ta mới chỉ có một số mặt hàng như dệt, may và giày da là có sản lượng xuất khẩu tương đối lớn. Thị trường xuất khẩu của ta vẫn là vào các nước trong cùng khu vực là chủ yếu (khoảng 70% kim nghạch xuất khẩu), buôn bán với các nước Châu Âu và châu lục khác tuy có tăng lên nhưng tỷ trọng còn thấp. Cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính vừa qua tại các nước trong cùng khu vực có sức tàn phá rất lớn, đồng nội tệ của các nước này sụt giá rất nhanh so với các đồng nội tệ mạnh, làm cuốn đi các nỗ lực của nhiều năm xuất khẩu, hoạt động ngoại thương và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bị suy giảm. Nhưng sau cơn bão khủng hoảng mất giá của đồng nội tệ lại làm tăng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu của các nước này, trong khi đó, đồng tiền Việt Nam vẫn tương đối ổn định tỷ giá so với các đồng ngoại tệ mạnh càng làm cho sức cạnh tranh hàng hoá của ta phải chịu những thách thức gay gắt bất lợi. Một thách thức rất nhạy cảm và hệ trọng được đặt ra là phải làm sao giữ được độc lập tự chủ trong tiến trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Không ít ý kiến cho rằng nước ta hiện nay xuất phát điểm kinh tế thấp, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, thị trường phát triển chưa đồng bộ, một bộ phận đáng kể của nền kinh tế chưa thoát khỏi lối sản xuất hàng hoá nhỏ, cộng nghệ lạc hậu năng suất lao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và phân tích vận dụng mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế ở nước.doc
Tài liệu liên quan