Tiểu luận Phương pháp dạy học môn tin học đại cương

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC VÀ LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHO MÔN HỌC .4

A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC .4

B. LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHO MÔN HỌC .6

1- Vai trò, vị trí của môn học trong chương trình đào tạo 6

2- Mục đích của môn học .7

3- Tầm quan trọng của môn học .8

4- Tài liệu tham khảo 8

5- Thiết kế tổng quan 9

6- Kết luận .18

CHƯƠNG II. LẬP KẾ HOẠCH CHO CHƯƠNG IV “ HỆ SOẠN THẢO WINWORD” .19

1- Vai trò vị trí của chương 19

2- Bài và số tiết dạy trong chương 4 .19

3- Những nội dung phải dạy trên lớp và những nội dung học sinh tự nghiên cứu 22

4- Nội dung được sử dụng để lồng vào dạy phương pháp nhận thức .24

5- Đề tài thảo Semminar .24

6- Bài tập trên lớp và thực hành 26

CHƯƠNG III :THIẾT KẾ CHI TIẾT MỘT BÀI DẠY TRÊN LỚP THEO

QUAN ĐIỂM TÍCH CỰC .34

1- Mục tiêu của bài dạy .34

2- Phân tích cấu trúc nội dung của bài từ đó xác định trọng tâm của bài theo bảy

thao tác sư phạm kinh điển 34

3- Lựa chọn phương pháp hoặc hệ phương pháp dạy học cùng với các phương

tiện dạy học tương ứng để giảng dạy những đơn nguyên phải trình bày trên lớp .36

4- Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học để triển khai bài .36

5- Thiết kế phần tự lực cho những nội dung giao cho học sinh tự nghiên cứu cùng

những câu hỏi, bài tập tương ứng .36

6- Soạn thảo nội dung kiểm tra đánh giá toàn bài .37

7- Trình bày giáo án .39

KẾT LUẬN .51

Tài liệu tham khảo .52

 

 

 

 

 

 

 

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6958 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phương pháp dạy học môn tin học đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
con. - Nội dung phụ trợ : Function và cách lựa chọn, biến toàn cục, biến cục bộ, tầm tác dụng. - Chương này thực hành : Cho thấy cấu trúc của chương con trên máy,, thực hiện các thao tác lập trình. - Giảng - Đọc tài liệu -Hình thức : lớp bài - PT : Phấn + bảng 17 CHƯƠNG XII: Kiểu bản ghi. I.Khái niệm. II.Mô tả bản ghi. III.Sử dụng bản ghi. IV.Câu lệnh WITH. V.Mảng các bản ghi. VI. Câu hỏi và bài tập. 2 - HS nắm được : Khái niệm về bản ghi. Mô tả và sử dụng bảng ghi. Biết cách sử dụng câu lệnh WITH - Đây là chương phụ. -Nội dung trọng tâm : các mô tả bản ghi, sử dụng bản ghi, mảng bản ghi - Giảng - Đọc tài liệu -Hình thức : lớp bài - PT : Phấn + bảng 18 CHƯƠNGXIII: Dữ liệu kiểu tệp. I.Khái niệm về tệp. II.Tập tin có định kiểu. III.Các thủ tục chuẩn. IV. Các hàm chuẩn. V.Tập tin văn bản. VI. Câu hỏi và bài tập. (Giao đề tài seminar số 4) 2 - HS nắm được khái niệm về tệp, cách khai báo và truy nhập vào tệp, mở tệp, các hàm chuẩn, kiến thức về tập tin văn bản. - HS viết được các chương trình quản lý một tập tin. - Đây là chương phụ - Nội dung trọng tâm : khái niệm về tệp, khái niệm tập tin văn bản, tập tin có định kiểu, các thao tác với tệp,một số hàm truy xuất tập tin của văn bản. - Nội dung phụ trợ :So sánh tập tin văn bản với tập tin định kiểu. - Hướng dẫn : Tự đọc tài liệu 19 Thực hiện đề tài 3 Cũng cố, phát triển các kiến thức chương 10, 11, 12, 13 - Buổi thảo luận có vai trò quan trọng hệ thống các kiến thức của chương 10, 11, 12, 13. nhất là kiến thức của chương 10, 11 đây là kiến thức trọng tâm. Thảo luận 20 Thực hành 4 - HS biết cách cài đặt và thao tác trên phần mềm turbo pascal. - Sử dụng ngôn ngữ pascal để lập trình giải quyết các bài toán. - Phần quan trọng để hình thành kỹ năng lập trình pascal Hướng dẫn. PT: phòng máy 21 Thi kết thúc học kỳ Kết luận Quan đặc trưng của từng chương thì có kết luận như sau : Các chương I,III, IV, V của phần 1 và từ các chương VI, VII, VIII, IX của phần 2, là những chương trọng tâm. Đây là các chương có các khái niệm, định nghĩa, phương pháp giải quyết vấn đề cho nên giáo viên có thể lồng vào dạy phương pháp nhận thức để học sinh hiểu rõ được vấn đề và lĩnh hội được những tri thức đó. Các chương II,XII,XIII là chương phụ của môn học giáo viên hướng dẫn các em các phần trọng tâm còn lại để nghiên cứu thêm ở nhà. Phần thực hành rất quan trọng cho nêu giáo viên phải chú trọng lập kế hoạch để hướng dẫn học sinh thực hiện tốt. Nhất là phải xây dựng được bài thực hành đáp ứng mục tiêu rèn luyện kỹ năng thực hành trên máy tính. CHƯƠNG II:LẬP KẾ HOẠCH CHO CHƯƠNG IV “ HỆ SOẠN THẢO WINWORD” Trong bước thiết kế dạy học cho môn học đã xác định được những chương trình sẽ dạy trên lớp , trong đó có chương 4 “Hệ soạn thảo winword ”. Tuy nhiên với chương này áp dụng cụ thể như sau : Vai trò vị trí của chương. Vị trí : Chương này là chương thứ tư sau khi học sinh đã nắm được các kiến thức cơ bản về tin học nhất là hệ điêu hành windows. Vai trò Chương này có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh về soạn thảo văn bản. Soạn thảo văn bản là công việc được sử dụng rất nhiều trong các cơ quan,xí nghiệp cũng như nhu cầu của bất kì cá nhân nào hiện nay. Ngày nay, khi mà công nghệ thông tin đang phát triển rầm rộ, công nghệ thay đổi từng ngày, những bài toán, những khó khăn của con người đang dần dần được máy tính hoá, thì việc soạn thảo những văn bản bằng máy tính đã trở thành những công việc rất bình thường cho bất kì ai biết sử dụng máy tính. Vì vậy chương này có vai trò quan trọng. Đây là một chương không khó đối với học sinh nhưng rất cần để ứng dụng vào thực tiễn học sinh cần nắm rõ các nguyên tắc thực hiện các thao tác. Trong quá trình thực hiện sẽ gặp những vấn đề chưa giải quyết được đòi hỏi phải có sự hướng dẫn của giáo viên. Bài và số tiết dạy trong chương 4 . Số bài dạy :4 bài Số tiết dạy : 5 tiết Tên bài và các nội dung trong bài Tổng số tiết Mục đích Đặc trưng Phương pháp, phương tiện I. Giới thiệu microsoft word 1.1. Khởi động microsoft word 1.2. Màn hình microsoft word 1.3. Thêm bớt các thanh công cụ 1.4. Kết thúc làm việc với Microsoft Word 1 tiết - Học sinh biết được phần mềm soạn thảo văn bản. - Học sinh biết cách khởi động Word. - Học sinh làm quen được các thành phần chính của cửa sổ Word. - Nhận biết và sử dụng được các bảng chọn và các nút lệnh trên thanh công cụ và lệnh tương ứng trong bảng chọn. - Đây là bài học đóng vai trò cơ sở, giới thiệu chung về microsoft word - Hình thành học sinh có cái nhìn tổng quan nhất về microsoft word, và biết được một số thao tác cơ bản trong winword. - Thuyết trình, đàm thoại. - Phấn bảng, tranh ảnh II. Một số thao tác cơ bản trong soạn thảo văn bản 2.1. Tạo một file văn bản mới 2.2. Cách gõ tiếng Việt trong soạn thảo văn bản kiểu text 2.3. Lưu trữ một đoạn văn bản 2.4. Mở một tài liệu đã có sẵn 2.5. Lựa chọn từ, một dòng hoặc một đoạn văn bản. 2.6. Sao chép, di chuyển văn bản 2.7. Định dang đoạn văn bản 1 tiết - Học sinh biết thao tác cơ bản trong soạn thảo văn bản. - Nhận biết và sử dụng được các bảng chọn và các nút lệnh trên thanh công cụ và lệnh tương ứng trong bảng chọn. - Biết cách tạo văn bản mới, mở văn bản đã lưu, lưu văn bản và kết thúc phiên làm việc với Word, lựa chọn một từ hay, một dòng một đoạn văn bản, sao chép di chuyển văn bản, định dạng đoạn văn bản. Đây là bài rất quan trọng giúp cho học sinh đầy đủ nhất các kĩ năng soạn thảo và định dạng văn bản đa dạng ,dễ sử dụng. Các kiến thức trong chương này là cơ sơ cho những chương tiếp theo. - Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, trực quan - Phương tiện:Phấn bảng, tranh ảnh minh họa III. Một số công cụ soạn thảo văn bản 3.1 Định dạng ký tự lớn đầu dòng 3.2. Chèn ký tự đặc biệt 3.3. Phân cột cho tài liệu 3.4. Định dạng khung và màu nền cho văn bản 3.5. Đưa và làm việc hình ảnh với văn bản 1 tiết - Học sinh biết cách trình bày văn bản. Định dạng kí tự đạt những yêu cầu cần thiết như rõ ràng , đẹp, nội dung dễ nhớ. - Rèn kỹ năng hoàn chỉnh một văn bản với những kiểu dáng đạt yêu cầu chung. - Đây cũng là phần quan trọng vì hướng dẫn học sinh như định dạng văn bản, tạo chữ nghệ thuật,ký tự đặc biệt, chèn hình ảnh. - Phần này sau khi học sinh có thể áp dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn. Thuyết trình, đàm thoại, trực quan Phương tiện: Phấn bảng, tranh ảnh minh họa 3.6. Vẽ hình trong văn bản 3.7. Chèn chữ nỗi vào văn bản 3.8. Đưa ký hiệu toán học vào văn bản. 1 tiết IV. Bảng biểu trong văn bản 4.1. Tạo bảng 4.2. Kẻ khung cho văn bản 4.3. Thao tác trong bảng 4.3 Thêm bớt hàng trong bảng 4.4. Thêm bớt cột trong bảng 4.5 Thay đổi kích thước của dòng với cột 1 tiết - HS biết cách thêm hàng, cột; biết cách xoá hàng, cột và bảng. - Rèn tính nhanh nhẹn , trình bày khoa học cho học sinh. - Bảng là công cụ hữu ích để họp nhóm, tổ chức và định dạng các dữ liệu giống nhau và được sử dụng thường xuyên. - Việc ứng dụng bảng biểu trong văn bản là rất quan trọng nhất. - Nội dung trọng tâm là tạo bảng, di chuyển và lựa chọn các ô trong bảng, gộp ô trong bản, chèn và xóa các cột và hàng. Phương pháp: Thuyết trình , đàm thoại, trực quan. Phương tiện: Tranh ảnh minh họa , phấn bảng Nối và tách ô trong bảng Nhập và trình bày dữ liệu trong bảng 4.7. Tạo màu nền cho bảng Tạo tiêu đề cho bảng Sắp xếp dữ liệu trong bảng Tính tổng cuối cột hay cuối hàng Những nội dung phải dạy trên lớp và những nội dung học sinh tự nghiên cứu. Những nội dung học ở trên lớp Qua tiêu chí về vị trí và vai trò, số bài và số tiết được quy định trong đề cương thì những nội dung dạy trên lớp phải là các kiến thức cơ bản và trọng tâm nhất để đáp ứng về mặt thời gian cũng như nội dung trong bài. Ta có thể dạy những kiến thức: I.Giới thiệu microsoft word 1.1. Khởi động microsoft word 1.2. Màn hình microsoft word 1.3. Thêm bớt các thanh công cụ 1.4. Kết thúc làm việc với Microsoft Word II. Một số thao tác cơ bản trong soạn thảo văn bản 2.1. Tạo một file văn bản mới 2.2. Cách gõ tiếng Việt trong soạn thảo văn bản kiểu text 2.3. Lưu trữ một đoạn văn bản 2.4. Mở một tài liệu đã có sẵn 2.5. Lựa chọn từ, một dòng hoặc một đoạn văn bản. 2.6. Sao chép, di chuyển văn bản 2.7. Định dang đoạn văn bản Microsoft Word III. Một số công cụ soạn thảo văn bản 3.1 Định dạng ký tự lớn đầu dòng 3.2 Chèn ký tự đặc biệt 3.3 Phân cột cho tài liệu 3.4 Định dạng khung và màu nền cho văn bản 3.5 Đưa và làm việc hình ảnh với văn bản 3.6 Vẽ hình trong văn bản 3.7 Chèn chữ nỗi vào văn bản 3.8 Đưa ký hiệu toán học vào văn bản IV. Bảng biểu trong văn bản 4.1. Tạo bảng 4.2. Kẻ khung cho văn bản 4.3. Thao tác trong bảng 4.4. Thêm bớt hàng trong bảng 4.5. Thêm bớt cột trong bảng 4.6. Thay đổi kích thước của dòng với cột 4.7. Nhập và trình bày dữ liệu trong bảng 4.8. Tạo tiêu đề đã cho trong bản b.Những nội dung học sinh tự nghiên cứu Trong chương này hầu hết nội dung đều khá trọng tâm và ứng nhiều về sau. Nhưng winword có rất nhiều ứng dụng mà trong khi dạy giáo viên có thể truyền đạt được hết các chức năng của nó. Vì vậy học sinh cần phải tìm hiểu sâu và kỹ về các ứng dụng của winword. Học sinh tìm hiểu vấn đề sau : 2.8. Tìm hiểu các nút trên văn bản (II) 3.8. Công cụ tìm kiếm và thay thế, đánh số trang tự động (III) 3.8. Định dạng trước khi in (III) 4.9. Sắp xếp dữ liệu trong bản (IV) 4.10. Tính tổng cuối cột hay cuối hàng (IV) Nội dung được sử dụng để lồng vào dạy phương pháp nhận thức Khái niệm về microsoft word Định dạng văn bản Sử dụng công cụ hỗ trợ soạn thảo văn bản. Từ nội dung thì có thế hướng dẫn học sinh từ kiến thức cơ bản dần dần lĩnh hội cách kiến thức cao hơn. Làm cho học sinh hình thành phương pháp tư duy để giải quyết vấn đề. Đề tài thảo Semminar Khi tổ chức thảo luận thì tổng hợp cả hai chương IV, V nên sẽ chia thành các đề tài khác nhau trong đó có một đề tài có nội dung chương IV. Câu 1 : Nêu quy trình soạn thảo văn bản. Những điều kiện nào để nhập chữ Tiếng Việt? Câu 2 : Tìm hiểu về lịch sử phát triển của phần mềm microsoft Office word ? . Hãy tìm hiểu về microsoft office word 2010 ? Mục đích của đề tài : Câu 1: + Học sinh nắm rõ các bước thực hiện soạn thảo văn bản. Từ đó có hình thành thói quen đúng khi soạn thảo văn bản. + Biết được điều kiện nhập chữ Tiếng Việt sẽ tránh tình trạng bị sai font chữ. Câu 2: Giúp học sinh nắm bắt nhanh với những ứng dụng mới nhất của winword tránh bị bở ngỡ khi sử dụng hệ soạn thảo mới. Mục tiêu của buổi thảo luận: + Bài thảo luận làm trên hệ soạn thảo winword nên học sinh rèn luyện khả năng soạn thảo văn bản, định dạng văn bản. + Học sinh nắm rõ quy trình thực hiện các bước soạn thảo văn bản. + Qua tiết thảo luận Seminar phát triển năng lực nhận thức thông qua đọc tài liệu học tập + Phát triển năng lực hoạt động trí tuệ như: phân tích tổng hợp, so sánh.. nội dung mà các em đã được học Soạn thảo văn bản hướng dẫn học sinh thực hiện đề cương. + Học sinh cần đọc và nghiên cứu kỹ 2 câu hỏi lý thuyết, để giải quyết được nội dung của đề tài thì học sinh phải nghiên cứu tài liệu tham khảo theo nguồn thông tin từ sách báo, internet, vở ghi trên lớp và nhớ lại những kiến thức mà giáo viên trang bị cho học sinh trong các giờ lý thuyết. + Sau khi nghiên cứu kỹ về câu hỏi lý thuyết các em sẽ vận dụng lý thuyết đó vào để giải quyết các câu hỏi đã cho. + Học sinh phải biết chọn lọc các kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu + Tài liệu tham khảo : Giáo trình “Tìm hiểu Microsoft Office Word 2010” của Lê Văn Hiếu. Đáp án Câu 1 : Học sinh phải nêu được các bước làm khái quát: Khái niệm hệ soạn thảo văn bản : Hệ soạn thảo văn bản là một phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện các thao tác liên quan đến công việc soạn thảo văn bản: Gõ (nhập) văn bản, trình bày, kết hợp với các văn bản khác, lưu trữ và in văn bản. Quy trình soạn thảo văn bản - Chuẩn bị môi trường soạn thảo văn bản . - Lưu văn bản với tên mới. - Nhập và hiệu chỉnh văn bản. - Tiến hành định dạng văn bản. - Kiểm tra văn bản và lưu văn bản lần cuối cùng . Những điều kiện nào để nhập chữ Tiếng Việt - Phải nạp chương trình điều khiển bàn phím Tiếng Việt(Vietkey, Unikey..). - Khi sử dụng phải chú ý lựa chọn bộ mã hóa chữ việt và cách gõ chữ việt và Font chữ cho phù hợp. Câu 2: Lịch sử phát triển : Phát hành Phiên bản Ghi chú 11.1983 Word 1.0 Phiên bản Word đầu tiên này chạy trên hệ điều hành MS-DOS. 1989 Word for Windows Phiên bản Microsoft Word đầu tiên chạy trên Windows. 1991 Word for Windows 2.0 Word 2.0 trở nên khá phổ biển đối với người sử dụng trước khi có Word 6.0. 1993 Word 6 for Windows Word 6.0 dùng cho cả DOS và Windows. Phiên bản này đã được dùng khá phổ biển trong suốt thời gian đó cùng với các ứng dụng khác của bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office phiên bản 4.3. Word 6.0 for DOS cũng là bản cuối cùng của Word dành cho MS-DOS. 2001 Word XP Đi kèm với bộ phần mềm Microsoft Office XP. Còn được gọi là Word 2002. 2003 Office Word 2003 Phiên bản này đi cùng với gói công cụ văn phòng Microsoft Office 2003. 2006 Office Word 2007 Đi kèm với Microsoft Office 2007. Phiên bản này có giao diện hoàn toàn khác so với các phiên bản trước. Định dạng văn bản mặc định được đổi thành .docx (theo chuẩn Office Open XML) thay vì .doc như các phiên bản trước. 2010 Office Word 2010 Cập nhật giao diện Ribbon từ Office 2007. Có nhiều tính năng mới. Định dạng văn bản .docx giống Microsoft Office word 2007. Tìm hiểu về microsoft office word 2010 - Năm ra đời :12/5/2010 - Điều kiện sử dụng Microsoft office word 2010 , người dùng cần phải có hệ thống CPU tối thiếu là 500 MHz với 256 MB RAM. Office 2010 yêu cầu cấu hình cao gấp đôi so với Office 2003 Bảng mô tả hệ điều hành Windows có thể chạy được bản Office 2010 + Ngoài ra, để cài đặt Office 2010 người dùng cần phải có không gian ổ cứng trống tối thiểu là 1,5GB. - Một số tính năng nổi bật so với phiên bản trước đó +Tối ưu Ribbons + Hệ thống menu mới lạ + Chức năng Backstage View + Chức năng Paster Preview + Chức năng Text Effect + Lưu file dưới dạng PDF và XPS được tích hợp sẵn + Hiển thị thông tin chi tiết của file văn bản trong Office Button + Khả năng mở rộng màn hình +Chức năng chỉnh sửa file Media chuyên dụng + Phát triển chức năng tìm kiếm Hình thức tổ chức: Buổi seminar được tiến hành trong 4 tiết, 20 phút đầu tiên là quá trình tự thảo luận của học sinh, tiết còn lại các nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm, các nhóm còn lại theo dõi và đưa ra ý kiến phản biện. Cuối cùng giáo viên tổng kết, nhận xét và đưa ra kết luận chính xác nhất. Ở đây các nhóm tự phân chia nhóm trưởng, nhóm trưởng có nhiệm vụ đôn đốc, quản lý các thành viên trong nhóm, điều hành buổi thảo luận của nhóm đạt hiệu quả cao nhất. Nhóm trưởng cũng là người cử đại diện lên trình bày quan điểm của nhóm về đề tài được giao. 6- Bài tập trên lớp và thực hành Mục tiêu sử dụng bài tập trên lớp : Củng cố kiến thức về hệ soạn thảo winword, sinh trả lời được câu hỏi có liên quan, rèn luyện tính nhanh nhẹn khoa học cho học sinh, thái độ học tập tích cực môn tin học. Mục tiêu học thực hành: Học sinh có kỹ năng sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản microsofr word, thái độ học tập tích cực học phần tin học, học nghiêm túc khi học trong phòng máy. a. Bài tập trên lớp Câu 1: Để mở một cửa sổ mới trong Winword ta thực hiện : Cách 1:Vào File ->New Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl +N Cách 3: Nhấn vào nút New trên thanh công cụ Câu 2: Lưu văn bản với tên có sẵn như thế nào? Cách thực hiện : có 3 cách Cách 1 : Vào File ->Save Cách 2 :Nhấn tổ hợp phím Ctrl +S Cách 3 :Nhấp nút Save trên thanh công cụ Câu 3: Đóng cửa sổ văn bản? Cách thực hiên : có 3 cách Nhấn vào nút Close trên thanh menu Vào menu File -> Close Nhấn tổ hợp phím Ctrl +F4 Câu 4: Khi thực hiện định dạng đoạn văn bản cần chọn cả đoạn văn bản hay không? Không, chỉ cần đặt điểm chèn vào đoạn văn bản cần định dạng. Câu 5: Đưa ra một ô là các nút lệnh. Học sinh trả lời chức năng của từng nút lênh? Nút lệnh Tên Chức năng New Mở mới văn bản Open Mở văn bản đã có sẵn Save Lưu văn bản Print In văn bản Copy Sao chép Cut Di chuyển Paste Dán văn bản Undo Phục hồi thao tác vừa thực hiện Câu 6: Hãy nêu các bước chèn hình ảnh vào văn bản? Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chèn hình ảnh. - Vào lệnh Insert\ Picture\ From File. - Nháy chọn tệp hình ảnh cần chèn và nháy nút Insert. Câu 7: Nêu cách chèn thêm hàng? Di chuyển con trỏ soạn thảo sang bên phải bảng (ngoài cột cuối cùng) và nhấn phím Enter -> một hàng mới được tạo ra thêm sau hàng có con trỏ soạn thảo. b.Bài tập thực hành : Bài 1 : Phần căn bản Khởi động Winword . Quản lý thanh công cụ (Toolbars) : thực hiện bật/tắt : Ruler(Vertical , Horizontal) . Formatting Toolbar . Standard Toolbar . Drawing Toolbar . Cài đặt Font chữ trong Winword theo các trường hợp sau : Hãy cài đặt Font chữ mặc nhiên trên Winword như sau : Fontname : VNI-Times , Font Style : Normal , Size : 12 . Sau khi cài đặt , hãy đóng Winword và khởi động lại để kiểm tra kết quả cài đặt . Hãy cài đặt Font chữ mặc nhiên trên Winword như sau : Fontname : Tahoma, FontStyle : Regular , Size : 12 . Sau khi cài đặt , hãy đóng Winword và khởi động lại để kiểm tra kết quả cài đặt . Vị trí lưu trữ tập tin (Files location) : Thực hiện tuần tự các yêu cầu sau : Dùng chương trình Windows Explorer (hoặc Winword) để tạo một SubFolder mang tên THUCTAP (trong Folder My Documents) . Xác định vị trí lưu trữ mặc nhiên của Winword là C:\My Documents\THUCTAP Chỉnh kiểu giấy thành Landscape Chỉnh biên giấy (Margins) : Top : 0,5” - Bottom : 0,5” – Left : 1,0” , Right : 1,0” Chỉnh kiểu giấy lại thành Portrait . Bài 2 :Hãy thực hiện lệnh gán phím cho các Symbols sau : Sau đó thử nghiệm kết quả của việc gán phím này Bài 3 : 1.Tạo tập tin có nội dung sau (sau đó lưu lại với tên tùy ý) Họ và tên Mức lương Phụ cấp Thực lãnh Nguyễn Văn A 333 12.00 Lê Thị B 359 13.50 Trần Viết C 333 10.00 Nguyễn Trần D 405 18.50 Lê Thanh E 333 19.00 2. Chèn thêm một dòng vào đầu danh sách (sau dòng tiêu đề) và thêm vào nội dung như sau: Thái Phương F 500 30.00 3. Chèn thêm một cột vào trước cột đầu tiên có tiêu đề là Stt và đánh số thứ tự cho danh sách (Format/ Bullets and Numbering). 4. Dùng công thức tính cột Thực lãnh = Mức lương + Phụ cấp. Hướng dẫn: chọn menu Table/ Formula... 5. Sắp xếp danh sách theo thứ tự Mức lương tăng dần, đối với những người có cùng mức lương thì sắp xếp theo thứ tự Phụ cấp giảm dần. 6. Chèn thêm một dòng vào đầu danh sách (trên dòng tiêu đề) và một dòng cuối danh sách. Sau đó định dạng lại Table như sau: Stt Họ và tên Lương - Phụ cấp - Thực lãnh của CB-CNV Mức lương Phụ cấp Thực lãnh 6 Thái Phương F 500 30.00 4 Nguyễn Trần D 405 18.50 2 Lê Thị B 359 13.50 3 Trần Viết C 333 10.00 1 Nguyễn Văn A 333 12.00 5 Lê Thanh E 333 19.00 Tổng cộng Bài 4: Tạo tập tin có nội dung sau (sau đó lưu lại với tên tùy ý) Em sẽ kể anh nghe Chuyện con thuyền và biển T ừ ngày nào chẳng biết Thuyền nghe lời biển khơi Cách hải âu, sóng biếc Đưa thuyền đi muôn nơi L òng thuyền nhiều khát vọng Và tình biển bao la Thuyền đi hoài không mỏi Biển vẫn xa ... còn xa N hững đêm trăng hiền từ Biển như cô gái nhỏ Thầm thì gửi tâm tư Quanh mạn thuyền sóng vỗ C ũng có khi vô cớ Biển ào ạt xô thuyền (Vì tình yêu muôn thuở Có bao giờ đứng yên?) Bài 5 : Vẽ các hình sau Hình b a b I R x y Bài 7 : Đánh công thức toán học sau: Bài 8 : Dùng thanh công cụ Drawing để vẽ sơ đồ sau: Đơn vị xử lý trung tâm Thiết bị nhập Bộ nhớ trong Thiết bị xuất Bộ nhớ ngoài c.Nhiệm vụ giáo viên hướng dẫn thực hành - Trước kia vào thực hành giáo viên hướng dẫn nội quy phòng máy. - Giáo viên chuẩn bị phương tiện để học sinh thực hành thực hành. - Giao cho học sinh đề bài thực hành qua văn bản. - Để học sinh thực hiện khi có vướng mắc thì có thể hỏi giáo viên hướng dẫn. - Sau khi học sinh thực hành xong yêu cầu học sinh lưu bài lại và giáo viên tiến hành kiểm tra đánh giá. CHƯƠNG III :THIẾT KẾ CHI TIẾT MỘT BÀI DẠY TRÊN LỚP THEO QUAN ĐIỂM TÍCH CỰC BÀI DẠY : Một số công cụ hỗ trợ soạn thảo văn bản(2 tiết) Bài này nằm ở giữa chương nên đã có các kiến thức căn bản ở bài học trước. 1- Mục tiêu của bài dạy. Học sinh đạt được mục tiêu sau: Giáo dưỡng, giáo dục, phát triển. a. Về giáo dục: Trang bị kiến thức cách thao tác để sử dụng hỗ trợ soạn thảo văn bản như : Định dạng ký tự lớn đầu dòng, chèn ký tự đặc biệt, phân cột cho tài liệu, định dạng khung và màu nền văn bản, đưa và làm việc với văn bản, vẻ hình trong văn bản, chèn chữ nổi (Word art) vào văn bản, đưa ký tự toán học vào văn bản. b. Về giáo dục: Xây dựng cho học sinh tính tham thích môn học, có tinh thần kỷ luật cao. c. Về phát triển: Trang bị kỹ năng như thực hiện được các thao tác định dạng ký tự lớn đầu dòng, chèn ký tự đặc biệt, phân cột cho tài liệu, định dạng khung và màu nền văn bản, đưa và làm việc với văn bản, vẻ hình trong văn bản, chèn chữ nổi (Word art) vào văn bản, đưa ký tự toán học vào văn bản. 2- Phân tích cấu trúc nội dung của bài từ đó xác định trọng tâm của bài theo bảy thao tác sư phạm kinh điển. a. Phân chia nội dung thành các phần và các đơn nguyên kiến thức độc lập tương đối với nhau. Sau khi đã thực hiện phần thiết kế tổng quan cho cả môn học và cho chương IV. Đối với từng bài cụ thể thì phải chia từng đơn nguyên nhỏ theo logic của quá trình nhận thức và nội dung dạy học. Chương IV chia làm 3 phần lớn và phần lựa chọn cho tiết học này là mục II : “Một số công cụ hỗ trợ soạn thảo văn bản”. Ta chia thành 8 đơn nguyên như sau : 3.1. Định dạng ký tự lớn đầu dòng 3.2. Chèn ký tự đặc biệt 3.3 Phân cột cho tài liệu 3.4. Định dạng khung và màu nền cho văn bản 3.5. Đưa và làm việc hình ảnh với văn bản 3.6. Vẽ hình trong văn bản 3.7. Chèn chữ nỗi vào văn bản 3.8. Đưa ký hiệu toán học vào văn bản b. Các khái niệm cần hình thành + Định dạng ký tự + Đồ họa trong văn bản c. Các đơn nguyên kiến thức đóng vai trò mở đường, cơ sở cho toàn bài và còn dùng về sau này Cái đơn nguyên kiến thức đóng vai trò mở đường nằm ở mục I, II : Giới thiệu microsoft word, các thao tác cơ bản trong soạn thảo văn bản. Đối với bài một số công cụ hỗ trợ văn bản thì kiến thức đóng vai trò mở đường, cơ sở cho toàn bài : Chèn ký tự đặc biệt 3.5. Đưa và làm việc với hình ảnh với văn bản Sau khi học xong thì học sinh biết cách chèn theo các bước theo cách vào thanh thực đơn chính và tiếp theo đó lựa chọn để xuất hiện các hộp thoại để thực hiện các thao tác. Khi học phần đưa kiến thức “Đưa và làm việc hình ảnh với văn bản” các kiến thức đã được sử dụng sẽ áp dụng tương tự với các đơn nguyên khác trong bài. Đơn nguyên còn áp dụng về sau : Tất cả các nội dung được trình bày trong bài đều áp dụng cho việc soạn thảo và định dạng văn bản. d. Xác định cơ sở khoa học của các hiện tượng, các quá trình, các giải pháp kỹ thuật đã nêu trong bài. Khi sử dụng các công cụ soạn thảo văn bản đề phải tuân theo các bước làm. Yêu cầu học sinh phải đi lần lượt từng bước. e. Những đơn nguyên khó dạy, khó tiếp thu Đây là phần dạy các kiến thức căn bản nên không có nội dung khó tiếp thu. f. Xác định các đơn nguyên có thể lồng vào dạy phương pháp nhận thức. Đơn nguyên lồng vào phương pháp dạy nhận thức : + Đưa và làm việc với hình ảnh trong văn bản + Vẽ hình trong văn bản Để hình thành cho học sinh phương pháp nhận thức thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh pháp triển trí tuệ theo cơ sơ của sự phát triển của Vưgôtxki là “vùng phát triển gần nhất”. Đối với học sinh để phát triển trí tuệ của mình không có cách nào khác là phải tự mình hành động, hành động một cách tích cực và tự giác. Hướng cho học sinh nắm được quy luật chung cho những phương pháp hỗ trợ soạn thảo văn bản. h. Xác định những kiến thức học sinh đã học từ trước có liên quan trực tiếp tới bài giảng: + Thêm bớt thanh công cụ + Lựa chọn một từ, một dòng hoặc một đoạn trong văn bản + Sao chép, di chuyển văn bản + Thay đổi kiểu chữ i. Giáo dục những nội dung giáo dục nhân cách có thể lồng vào trong quá trình dạy kiến thức chuyên môn + Tính kỷ luật cao + Tinh thần ham học hỏi, tự tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo + Thái độ tích học khi học học phần tin học j. Chỉ ra cách khai thác tính ứng dụng của bài vào giải quyết những vấn đề thực tiễn Sau khi học bài này học sinh biết các trình bày văn bản theo mô hình khoa học như : Nhấn mạnh văn bản bằng ký tự đầu dòng, đưa hình ảnh vào văn bản để minh họa thêm, biết vẽ hình bằng công cụ Drawing, đưa ký tự toán học vào văn bản, biết chèn chữ nổi để làm nổi bật tiêu đề. Văn bản được trình bài một các khoa học làm điều kiện thuận lợi để người đọc dễ nắm bắt nội dung. 3- Lựa chọn phương pháp hoặc hệ phương pháp dạy học cùng với các phương tiện dạy học tương ứng để giảng dạy những đơn nguyên phải trình bày trên lớp: a. Phương pháp Do cơ sở vật chất chưa đáp ứng được so với nhu cầu của môn học nên phương pháp sử dụng chủ yếu là phương pháp thuyết trình. Phương pháp bổ trợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận phương pháp dạy học môn tin học đại cương.doc
Tài liệu liên quan