Tiểu luận Quan điểm của K.Marx về tha hoá lao động

Lao động bị tha hoá đảo ngược quan hệ đó khiến cho con người chính vì là một sinh vật có ý thức, chỉ biến hoạt động sinh sống của mình, bản chất của mình thành phương tiện để duy trịư tồn tại của mình mà thôi.

Cho nên chính trong việc cải biến thế giới vật thể, con người lần đầu tiên thực sự khẳng định mình là một sinh vật có tính loài. Sự sản xuất đó là đời sống có tính loài tích cực của con người. Nhờ sự sản xuất đó. Giới tự nhiên biểu hiện ra là tác phẩm của nó (con người) và thực tại của nó. Do đó đối tượng lao động là sự đối tượng hoá đời sống có tính loài của con người, con người nhân đôi mình không chỉ về mặt trí tuệ như xảy ra trong ý thức nữa, mà còn nhân đôi mình một cách hiện thực, một cách tích cực và con người ngắm nhìn bản thân mình trong thế giới do mình sáng tạo ra.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4273 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan điểm của K.Marx về tha hoá lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quan điểm của K.Marx về tha hoá lao động Xuất phát từ những tiền đề của kinh tế chính trị học, nhưng nếu kinh tế chính trị học bỏ không nói đến sự tha hoá trong thực chất của lao động, vì nó không xem xet quan hệ trực tiếp giưa người công nhân (lao động) và sản phẩm do anh ta sản xuất ra, thì K.Marx trong “bản thảo Kinh tế - triết học năm 1844” có bàn về vấn đề tha hoá lao động đã chỉ ra rằng: Lao động sản xuất ra những vật phẩm kì diệu cho những người giàu, vì chính nó lại sản xuất ra sự bần cùng hoá công nhân. Nó tạo ra lâu đài, nhưng cũng tạo ra cả những nhà ổ chuột cho công nhân. Nó sáng tạo ra cái đẹp, nhưng cũng làm què quặt công nhân nó thay lao động thủ công bằng lao động máy móc, nhưng nó lại ném một bộ phận công nhân trở về với lao động da màu và biến một bộ phận công nhân khác thành những cái máy. Nó sản xuất ra trí tuệ, nhưng cũng sản xuất ra cặ đần độn, ngu ngốc cho công nhân. Theo K.Marx, không chỉ xét sự tha hoá của con người chỉ về một phương diện quan hệ của anh ta với sản xuất lao động của anh ta. Sự tha hoá xuất hiện không chỉ trong kết quả cuối cùng của sản xuất mà cả trong bản thân hành vi sản xuất . Vậy sự tha hoá của lao động là gì? Một là, lao động là cái gì đó bên ngoài dv người công nhân, không thuộc bản chất của anh ta; trong lao động của anh ta, anh ta không khẳng định mình mà phủ định mình, không cảm thấy mình sung sướng, mà cảm thấy mình khổ sở, không phát huy một cách tự do nghị lực thể chất và tinh thần của mình, mà làm kiệt quệ thân thể của mình và phá hoại tinh thần của mình. Cho nên chỉ có ở ngoài lao động, công nhân mới cảm thấy mình là chính mình, còn trong quá trình lao động thì cảm thấy mình bị tách khỏi bản thân mình. Anh ta cảm thấy như ở nhà mình khi anh ta không làm việc, còn khi anh ta làm việc thì anh ta thấy không còn như ở nhà mình nữa. Do đó, lao động của anh ta không phải là tự nguyện mà là bắt buộc, đó là lao động cưỡng bức. Do không phải là sự thoả mãn nhu cầu lao động, mà chỉ là một phương tiện để thoả mãn những nhu cầu khác, chứ không phải nhu cầu lao động. Tính bị tha hoá của lao động biểu hiện rõ rệt ở chỗ là một khi không còn sự cưỡng bức lao động về thể xác hoặc về mặt khác thì người ta trốn tránh lao động như trốn tránh bệnh dịch hạch vậy. Lao động bên ngoài, lao động mà trong quá trình của nó con người tha hoá mình, là sự tự hy sinh mình, là sự tự hành hạ mình. Và cuối cùng, dv người công nhân tính chất bên ngoài của lao động biểu hiện ở chỗ là lao động đó không thuộc về anh ta mà thuộc về người khác và bản thân anh ta, trong quá trình lao động, không thuộc về anh ta mà thuộc về người khác. Cũng giống như trong tôn giáo, sự hoạt động của động của trí tưởng tượng của con người, của đầu óc con người và của trái tim con người tác động đến cá nhân một cách độc lập dv cá nhân đó, nghĩa là tác động với tư cách là một hoạt động xa lạ nào đó của thần linh hoặc củâm quỷ, cũng như hoạt động của người công nhân cũng không phải là hoạt động chủ động của mình. Hoạt động đó thuộc về người khác, hoạt động đó là việc công nhân đánh mất bản thân mình. Do đó, ta có được luận điểm là con người (công nhân) chỉ cảm thấy mình hành động tự do trong khi thực hiện những chức năng động vật của mình - ăn, uống, sinh con đẻ cái, nhiều lắm là trong chuyện ở, chuyện trang sức, v.v…, còn trong những chức năng con người của anh ta thì anh ta cảm thấy mình chỉ còn là con vật. Cái vốn có của súc vật trở thành chức phận của con người, còn cái có tính người thì biến thành cái vốn có của súc vật. Cố nhiên là ăn, uống, sinh con đẻ cái v.v… cũng là nhưng chức năng thực sự có tính người. Nhưng trong khái niệm trừu tượng tách chúng khỏi phạm vi hoạt động khác của con người và biến chúng thành những mục đích cuối cùng và duy nhất thì những chức năng ấy mang tính súc vật. Chúng ta đã xét hai phương diện của hành vi tha hoá của hoạt động thực tiễn của con người, tức là của lao động. Một là quan hệ của công nhân với sản phẩm của lao động, như với một vật xa lạ và thống trị anh ta. Quan hệ đó đồng thời là quan hệ với thế giới hữu hình bên ngoài, với những vật trong giới tự nhiên, một thế giới xa lạ, đối lập với anh ta một cách thù địch. Hai là quan hệ của lao động với hành vi sản xuất trong bản thân quá trình lao động. Quan hệ đó là quan hệ của công nhân với hoạt động của bản thân anh ta, với tính cách là cái xa lạ, không thuộc về anh ta. Ở đây hoạt động biểu hiện ra là sự đau khổ; sức mạnh biểu hiện ra là sự bất lực, sự thai nghén biểu hiện ra là sự tuyệt đường sinh dục; nghị lực thể chất và tinh thần của bản thân người công nhân, đời sống cá nhân của anh ta (vì đời sống là gì nếu không phải là hoạt động?) biểu hiện ra là hoạt động chống lại bản thân anh ta, không phụ thuộc vào anh ta, không thuộc về anh ta. Đó là sự tha hoá, trong khi ở trên kia đã nói về sự tha hoá của vật. Giờ đây, từ hai định nghĩa đó về lao động bị tha hoá, chúng ta còn phải rút ra một định nghĩa thứ ba nữa. Con người là một sinh vật có tính loài, không những với ý nghĩa là cả về thực tiễn cũng như về lý luận, con người biến loài, cả loài của chính mình cũng như loài của những vật khác, thành vật của mình, mà còn với ý nghĩa - và đây chỉ là cách diễn đạt cũng điều ấy theo một lối khác mà thôi. Con người đối xử với bản thân mình như với một loài hiện đang sống, con người đối xử với bản thân mình như với một thực thể phổ biến và do đó là một thực thể tự do. Về mặt thể xác thì ở con người cũng như ở con vật, đời sống có tính loài là ở chỗ con người (cũng như con vật) sống bằng giới tự nhiên vô cơ, và con người càng có tính phổ biến so với con vật thì phạm vi của giới tự nhiên vô cơ mà nó dựa vào để sống càng có tính phổ biến. Cũng như về mặt lý luận, thực vật, động vật, đá, không khí, ánh sáng v.v… là một bộ phận của ý thức con người, một phần với tính cách là đối tượng của khoa học tự nhiên, một phần với tính cách là đối tượng của nghệ thuật, là giới tự nhiên tinh thần vô cơ của con người, là món ăn tinh thần mà con người phải chuẩn bị trước rồi mới có thể thưởng thức và tiêu hoá được, - về mặt thực tiễn, những cái đó cũng là một bộ phận của đời sốn con người và của hoạt động con người. Về mặt thể xác, con người chỉ sống bằng những sản phẩm tự nhiên ấy, dù là dưới hình thức thực phẩm, nhiên liệu, áo quần, nhà ở v.v. Vềmặt thực tiễn, tính phổ biến của con người biểu hiện ra chính ở cái tính phổ biến toàn bộ giới tự nhiên thành thân thể vô cơ của con người, vì thứ nhất, giới tự nhiên là tư liệu sinh sống trực tiếp dv con người, và thứ hai giới tự nhiên là vật liệu, đối tượng và công cụ của hoạt động sinh sống của con người. Giới tự nhiên - cụ thể là cái giới tự nhiên trong chừng mực bản thân nó không phải là thân thẻ của con người - là thân thể vô cơ của con người. Con người sống bằng giới tự nhiên. Như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phảỉơ lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại. Nói rằng đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên, nói như thế chẳng qua chỉ có nghia là giới tự nhiên gắn liền với bản thân giới tự nhiên, vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên. Con vật đồng nhất trực tiếp với hoạt động sinh sống của nó. Nó không tự phân biệt nó với hoạt động sinh sống của nó. Nó là hoạt động sinh sống ấy. Còn con người thì làm cho bản thân hoạt động sinh sông của mình trở thành đối tượng của ý chí và của ý thức của mình. Hoạt động sinh sống của con người là hoạt động sinh sống có ý thức. Đó không phải là cái tính quy định mà con người trực tiếp hoà làm một với nó. Hoạt động sinh sống có ý thức phân biệt trực tiếp con người với hoạt động sinh sống của con vật. Chính chỉ vì thế mà con người là một sinh vật có tính loài. Hoặc còn có thể nói thế này: con người là một sinh vật có ý thức, nghĩa là đời sống của bản thân con người là một đối tượng dv con người, chính chỉ vì con người là một sinh vật có tính loài. Chỉ vì thế mà hoạt động của con người là hoạt động tự do. Lao động bị tha hoá đảo ngược quan hệ đó khiến cho con người chính vì là một sinh vật có ý thức, chỉ biến hoạt động sinh sống của mình, bản chất của mình thành phương tiện để duy trịư tồn tại của mình mà thôi. Cho nên chính trong việc cải biến thế giới vật thể, con người lần đầu tiên thực sự khẳng định mình là một sinh vật có tính loài. Sự sản xuất đó là đời sống có tính loài tích cực của con người. Nhờ sự sản xuất đó. Giới tự nhiên biểu hiện ra là tác phẩm của nó (con người) và thực tại của nó. Do đó đối tượng lao động là sự đối tượng hoá đời sống có tính loài của con người, con người nhân đôi mình không chỉ về mặt trí tuệ như xảy ra trong ý thức nữa, mà còn nhân đôi mình một cách hiện thực, một cách tích cực và con người ngắm nhìn bản thân mình trong thế giới do mình sáng tạo ra. Cho nên khi tước của con người đối tượng sản xuất của con người, lao động bị tha hoá cũng tước của con người đời sống có tính loài của con người, tính đối tượng có tính loài thực sự của con người, và biến cái thế hơn của con người so với con vật thành cái tiêu cực đối với con người, vì con người bị trước mất thân thể vô cơ của mình, tức là giới tự nhiên. Cũng vậy, lao động bị tha hoá trong khi hạ thấp tinh thần chủ động, hoạt động tự do xuống mức một phương tiện đơn thuần, thì cũng biến đời sống có tính loài của con người thành phương tiện duy trì sự tồn tại thể xác của con người. Vậy, sự tha hoá của lao động dẫn tới những kết quả như sau: Bản chất có tính loài của con người - giới tự nhiên cũng như tài sản tinh thần có tính loài của con người - bị biến thành một bản chất xa lạ với con người, thành phương tiện duy trì sự tồn tại cá nhân của con người. Lao động bị tha hoá làm cho thân thể của bản thân con người, cũng như giới tự nhiên ở bên ngoài con người, cũng như bản chất tinh thần của con người, bản chất nhân loại của con người, trở thành xa lạ với con người. Kết quả trực tiếp của việc con người bị tha hoá với sản phẩm lao động của mình, với hoạt động sinh sống của mình, với bản chất có tính loài của mình, là sự tha hoá của con người với con người. Khi con người đối lập với bản thân mình thì con người khác đối lập với nó. Nhưng điều có thể nói về quan hệ của con người với lao động của mình, với sản phẩm lao động của mình và với bản thân mình cũng có thể nói về quan hệ của con người với con người khác cũng như với lao động và đối tượng lao động của con người khác. Vậy bằng lao động bị tha hoá, con người không chỉ sản sinh ra quan hệ của mình với đối tượng và hành vi sản xuất, như với những lực lượng xa lạ và đối địch với mình - con người cónản sinh ra mối quan hệ của những người khác với sự sản xuất của mình và với sản phẩm của mình và mối quan hệ của bản thân mình với nhữn người khác vv. Cũng giống như con người biến hoạt động sản xuất của bản thân mình thành việc tự loại mình ra khỏi thực tại, thành hình phạt đối với mình, còn sản phẩm của bản thân mình thì bị mình đánh mất, trở thành sản phẩm không thuộc về mình; con người cũng sản sinh ra quyền lực của kẻ không sản xuất đối với sản xuất và đối với sản phẩm. Tha hoá hoạt động của bản thân mình với mình, con người cho phép người khác chiếm hữu hoạt động không phải của người này. KẾT LUẬN: K.Marx rút ra được khái niệm lao động bị tha hoá (đời sống bị tha hoá) từ kinh tế, chính trị học, với tính cách là kết quả của sự vận động của sở hữu tư nhân. Nhưng sự phân tích khái niệm ấy chỉ ra rằng, mặc dù sở hữu tư hữu tư nhân tiêu biểu ra là cơ sở, là nguyên nhân của lao động bị tha hoá, nhưng thực ra là ngược lại, nó hoá ra là kết quả của lao động bị tha hoá cũng giống như thần thánh lúc đầu không phải là nguyên nhân, mà là kết quả của sự nhầm lẫn của lý trí con người. Sau này, quan hệ đó biến thành quan hệ tác động lẫn nhau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH (70).doc
Tài liệu liên quan