Tiểu luận Quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Mục lục

Lời mở đầu. 1

I. Các lý luận chung : 2

1. Khái niệm “phát triển kinh tế” : 2

2. Thuật ngữ “Môi trường” và “bảo vệ môi trường” : 2

II. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế : 5

1. Thứ nhất, môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống 6

2. Thứ hai, môi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển kinh tế - xã hội 7

3. Thứ ba, môi trường có liên quan tới tương lai của đất nước, dân tộc 7

III. Thực trạng về công tác bảo vệ môi trường của nước trong quá triình phát triển kinh tế hiện nay : 8

1. Chất lượng môi trường tại các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất : 9

2. Chất lượng môi trường tại khu vực đô thị : 10

3. Ô nhiễm từ biến động cơ cấu sử dụng đất : 12

4. Bảo vệ môi trường không đi đôi với phát triển kinh tế : 12

5. Những bất cập của Luật bảo vệ môi trường : 12

IV. Một số giải pháp nhắm hạn chế những tác động bất lợi của quá trình phát triển kinh tế đến môi trường : 13

1. Giái pháp quy hoạch : 14

2. Giải pháp quản lý : 15

3. Giải pháp công nghệ : 16

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 27742 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng nông thôn giảm tương đối so với tỷ trọng vùng thàn thị, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp tăng, đặc biệt là ngành dịch vụ. Cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở nên tươi đẹp hơn; giáo dục, y tế, tinh thần của người dân được chăm lo nhiều hơn, môi trường được đảm bảo. Phát trển kinh tế đòi hỏi mở cửa nền kinh tế, do đó mà trình độ tư duy quan điểm sẽ thay đổi. Phát triển kinh tế là một quá trình tiến hoá theo thời gian và do những nhân tố nội tại (bên trong) quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó. Thuật ngữ “Môi trường” và “bảo vệ môi trường” : Môi trường : Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. (theo điều 1 luật bảo vệ môi trường VN) Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội… Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường,… các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. Các chức năng của môi trường : Môi trường có những chức năng cơ bản sau : Thứ nhất, môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Thứ hai, môi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Thứ ba, môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Thứ tư, môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. Thứ năm, môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người . Bởi vì môi trường cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người ; lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gien, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác ; cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xẩy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất, v.v.. Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi. Do đó, việc bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng, cấp thiết. Bảo vệ môi trường : Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường". Để bảo vệ môi trường, chúng ta phải : không đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái ; không thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí, không phát phóng xạ, bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh ; không thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước ; không chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép ; không khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ ; không nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải ; không sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế : Môi trường và phát triển kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít. Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Mà môi trường cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên : Rất nhiều quốc gia phát triển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại,... Có thể nói, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung (trong đó có cả tài nguyên) có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương vì: Thứ nhất, môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động của con người để tạo ra sản phẩm hàng hoá. Những dạng vật chất trên không phải gì khác, mà chính là các yếu tố môi trường. Các hoạt động sống cũng vậy, con người ta cũng cần có không khí để thở, cần có nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập nâng cao hiểu biết... Những cái đó không gì khác là các yêu tố môi trường. Như vậy chính các yếu tố môi trường (yếu tố vật chất kể trên - kể cả sức lao động) là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống của con người. Hay nói cách khác: môi trường là “đầu vào” của sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng môi trường tự nhiên cũng có thể là nơi gây ra nhiều thảm hoạ cho con người (thiên tai), và các thảm hoạ này sẽ tăng lên nếu con người gia tăng các hoạt động mang tính tàn phá môi trường, gây mất cân bằng tự nhiên. Ngược lại môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa đựng, đồng hoá “đầu ra” các chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và đời sống. Quá trình sản xuất thải ra môi trường rất nhiều chất thải (cả khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trong các chất thải này có thể có rất nhiều loại độc hại làm ô nhiễm, suy thoái, hoặc gây ra các sự cố về môi trường. Quá trình sinh hoạt, tiêu dùng của xã hội loài người cũng thải ra môi trường rất nhiều chất thải. Những chất thải này nếu không được xử lý tốt cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thứ hai, môi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển kinh tế - xã hội Phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Trong hệ thống kinh tế - xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất đến lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, chất thải. Các thành phần đó luôn luôn tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Tác động của con người đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho quá trình cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên - đối tượng của sự phát triển kinh tế - xã hội hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực. Để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả năng gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển và bảo vệ môi trường. Thứ ba, môi trường có liên quan tới tương lai của đất nước, dân tộc Như trên đã nói, bảo vệ môi trường chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội được bền vững. kinh tế - xã hội phát triển giúp chúng ta có đủ điều kiện để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc. Điều đó lại tạo điều kiện ổn định chính trị xã hội để kinh tế - xã hội phát triển. bảo vệ môi trường là việc làm không chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn, cao cả hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai. Nếu một sự phát triển có mang lại những lợi ích kinh tế trước mắt mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, huỷ hoại môi trường, làm cho các thế hệ sau không có điều kiện để phát triển mọi mặt (cả về kinh tế, xã hội, thể chất, trí tuệ, con người...), thì sự phát triển đó phỏng có lợi ích gì ! Nếu hôm nay thế hệ chúng ta không quan tâm tới, không làm tốt công tác bảo vệ môi trường, làm cho môi trường bị huỷ hoại thì trong tương lai, con cháu chúng ta chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ. Nhận thức rõ điều đó, trong bối cảnh chúng ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Bộ Chính trị ban chấp hành TW Đảng CS Việt Nam đã ra Chỉ thị 36/CT/TW ngày 25/6/1998 về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Ngay những dòng đầu tiên, Chỉ thị đã nêu rõ: “bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ trên phạm vi toàn thế giới". Như vậy bảo vệ môi trường có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sự nghiệp phát triển của đất nước. Mục tiêu “dân giàu, nước mạch, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” không thể thực hiện được nếu chúng ta không làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ môi trường. Thực trạng về công tác bảo vệ môi trường của nước trong quá triình phát triển kinh tế hiện nay : Phát triển kinh tế, kéo theo đó là quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá gắn liền với đô thị hoá. Tại Việt Nam, quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng, theo xu hướng toàn cầu. Năm 1990, cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã tăng lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tỷ lệ dân số đô thị hiện nay dưới 40%, theo quy hoạch phát triển đến năm 2010, tỷ lệ đó sẽ đạt 56-60%, đến năm 2020 là 80%. Tác động của đô thị hoá, công nghiệp hoá tới môi trường là không nhỏ. Chất lượng môi trường tại các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất : Hiện nay Theo thống kê, Việt Nam có trên 800.000 cơ sở sản xuất công nghiệp với khoảng 100 khu chế xuất-khu công nghiệp tập trung, tuy nhiên chúng ta cũng phải chịu nhiều thiệt hại về môi trường do lĩnh vực công nghiệp gây nên. Nước ta hiện có khoảng 90% cơ sở sản xuất công nghiệp và phần lớn các khu công nghiệp chưa có trạm xử lý nước thải. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nặng nhất là các nhà máy nhiệt điện, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản. Trong các cơ sở công nghiệp dệt may, công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình 9 - 11, chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/l và 2.500mg/l. Hàm lượng chất rắn cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Nghiêm trọng hơn nữa nước còn có chứa cả kim loại nặng, các chất đa vòng thơm Clo hoá là những hợp chất có chứa độc tính sinh thái cao và có nguy cơ gây ung thư, rất khó phân huỷ trong môi trường. Có những nhà máy giấy, lượng nước thải lên tới 4.000 - 5.000m3/ngày, các chỉ tiêu BOD, COD gấp từ 10 - 18 tiêu chuẩn cho phép, lượng nước thải này không được xử lý mà đổ trực tiếp vào sông, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nước thải của các ngành công nghiệp hoá chất, phân bón, khai thác chế biến khoáng sản chứa xyanua (CN) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần TCCP nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư. Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất ở Hà Nội và TPHCM khi nước thải trực tiếp xả ra sông, hồ, kênh, mương. Mỗi ngày Hà Nội thải 300.000 - 400.000m3. Hiện nay mới chỉ có 5/31 bệnh viện ở Hà Nội có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện. 36/400 cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý nước thải. 1.200 m3 rác thải sinh hoạt/ngày chưa được thu gom đang xả vào các khu đất ven hồ, kênh mương. Chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông hồ đều vượt quá quy định cho phép. Tại TPHCM, chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn có xử lý nước thải,  còn khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.  Tại Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương... độ nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, BOD, COD, oxy hoà tan đều vượt từ 5 - 10 lần, thậm chí 20 lần tiêu chuẩn cho phép. Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, do nuôi trồng thuỷ sản ào ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Việc sử dụng nhiều và không đúng quy cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn thừa lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc. Chất lượng môi trường tại khu vực đô thị : Chất lượng môi trường đô thị bị tác động bởi các hoạt động xây dựng chỉnh trang đô thị, giao thông và hoạt động của các cơ sở sản xuất xen lẫn trong khu vực dân cư. Về ô nhiễm không khí, ngoài tác động của sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải cũng là nguồn thải rất quan trọng. Ở thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm các phương tiện vận tải trên địa bàn thành phố tiêu thụ khoảng 210.000 tấn xăng và 190.000 tấn dầu Dizel, thải vào không khí khoảng 1100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4200 tấn CO2, 4500 tấn NO2, 116000 tấn CO, 1,2 triệu tấn CO2, 13200 tấn Hydrocacbon và 156 tấn Aldehyt. Chính vì thế, tại nhiều khu vực trong các đô thị có nồng độ các chất ô nhiễm lên khá cao. Tại Hà Nội, vào nhưng năm 1996-1997 ô nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Thượng Đình với đường kính khu vực ô nhiễm khoảng 1700 mét và nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép khoảng 2-4 lần ; xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Minh Khai – Mai Động, khu vực ô nhiễm có đường kính khoảng 2500 mét và nồng độ bụi cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần. Cũng tại khu công nghiệp Thượng Đình, kết quả đo đạc các năm 1997-1998 cho thấy nồng độ SO2 trong không khí vượt tiêu chuẩn cho phép 2-4 lần. Về ô nhiễm môi trường nước, hệ thống sông ngòi Việt Nam, gồm 8 lưu vực với 10.000 km2 sông ngòi, kênh rạch, đang bị ô nhiễm ở mức báo động. Dân số gia tăng khiến hệ thống cấp thoát nước ở các đô thị xuống cấp nghiêm trọng. Dự báo đến năm 2010, các đô thị vẫn sử dụng hệ thống thoát nước chung và xử lý nước phân tán ở các bể tự hoại, tức là chỉ xử lý được 30% lượng chất lơ lửng và 5-10% lượng BOD. Theo báo cáo của các chuyên gia Việt Nam tại hội nghị môi trường nước khu vực Đông Nam Á “ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã đến mức báo động”. Về ô nhiễm môi trường đất : không khí, nguồn nước ô nhiếm là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất. Các chất khí độc hại trong không khí như ôxit lưu huỳnh, các hợp chất nitơ... kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm ô nhiễm đất. Một số loại khói bụi có hại ngưng tụ cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất. Việc lợi dụng nước thải để tưới ruộng cũng gây nên tình trạng ô nhiễm đất, nếu sử dụng hợp lý nguồn nước thải tưới đồng ruộng sẽ tận dụng được lượng Nitơ, Photpho, Kaki... trong nước, có lợi cho cây trồng, nhưng nếu như nước ô nhiễm chưa qua xử lý cần thiết, tưới bừa bãi, thì có thể đưa các chất có hại trong nguồn nước vào đất gây ô nhiễm. Ngoài ra, các chất phế thải như chất thải rắn của công nghiệp, của nghành khai thác mỏ, rác của đô thị… gây ra ô nhiễm đất. Ô nhiễm từ biến động cơ cấu sử dụng đất : Do bản chất của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá là sự mở rộng các đô thị và các khu công nghiệp để đáp ứng các nhu cầu về phát triển kinh tế, kết quả là những diện tích đất nông nghiệp màu mỡ và cả đất lâm nghiệp dần dần biến thành những đô thị và những khu công nghiệp hoặc chuyển sang mục đích sử dụng khác. Việc giảm diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp làm mất diện tích lớp phủ thực vật, kết quả làm cho các tác động tiêu cực của các quá trình tự nhiên như mưa, gió, lũ lụt,… phát triển Bảo vệ môi trường không đi đôi với phát triển kinh tế : Việc bảo vệ môi trường ngay từ đầu đã không được chú trọng đồng thời với phát triển kinh tế. Do đó mà hiện nay môi trường đô thị của chúng ta đang tụt hậu, chậm hơn kinh tế, xuất hiện những dấu hiệu suy thoái ngay trong quá trình đô thị hóa. Chúng ta ở ngưỡng ô nhiễm, nếu không có biện pháp thì sẽ rất nguy hại. Những bất cập của Luật bảo vệ môi trường : Luật Bảo vệ Môi trường đã được ban hành và thực hiện song chưa thực sự hiệu quả. Theo luật môi trường, nhiều nhà máy phải bị đóng cửa từ lâu, nhưng trên thực tế, các cơ quan chức năng đã không thể đình chỉ hoạt động của các cơ sở này. Tại Thái Nguyên, về mùa cạn, nước thải  công nghiệp từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than đã chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu. Nước thải  từ sản xuất giấy có pH từ 8,4 - 9 và hàm lượng NH4 là 4mg/l, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu, nước thải sản xuất gang có mùi phenon, hàm lượng NH4 cao, từ 15 - 30mg/l, hàm lượng chất hữu cơ cao, từ 87 - 126mg/l. Khu gang thép Thái Nguyên, duy trì được sản xuất có lãi đã khó, bỏ tiền ra mua thiết bị xử lý môi trường trở thành chuyện không tưởng.  Nhà máy này đang giải quyết công ăn việc làm cho hơn 13.000 lao động và 7 vạn lao động ăn theo, việc đóng cửa nhà máy có thể sẽ gây hậu quả khôn lường. Bộ KHCNMT và Bộ CN đã bàn bạc nhiều lần, đưa ra nhiều phương án: Đầu tư thiết bị xử lý môi trường, di dời nhà máy. Nhưng tất cả vẫn là kế hoạch trên giấy. Theo đánh giá chung, “cứ 4 đơn vị sản xuất lại có 1 đơn vị vi phạm Luật Môi trường”, nhưng từ khi Luật Môi trường ra đời năm 1993, chưa có phiên toà nào xét xử về tội phạm môi trường (tính đến năm 2003). Việc xử lý vi phạm Luật Môi trường chỉ dừng lại ở mức độ xử lý hành chính. Thậm chí, không ít việc, thanh tra môi trường đo đạc, phân tích, rồi kết luận các chỉ tiêu môi trường đều vượt quá mức cho phép, nhưng rồi cũng để đấy, mặc cho người dân phàn nàn, khiếu nại. Thêm vào đó, Luật Bảo vệ Môi trường cũng còn nhiều bất cập, khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi thực hiện…Việc xử phạt các trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ môi trường còn lỏng lẻo, mức phạt còn quá thấp, chưa đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm nỗ lực thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường hoặc thay đổi hành vi gây ô nhiễm… Ngoài ra, sự chồng chéo về chức năng, quyền hạn giữa các cơ quan, ban ngành, đặc biệt là giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các bộ ngành khác, sự chồng chéo này thể hiện rất rõ trong lĩnh vực thanh tra và thẩm địh báo cáo đánh giá tác động môi trường, dẫn đến tình trạng phức tạp trong việc ban hành, quản lý, nhất là thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và khu công nghiệp nói riêng. Một số giải pháp nhắm hạn chế những tác động bất lợi của quá trình phát triển kinh tế đến môi trường : Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng như đã nêu ở trên là do các giải pháp quy hoạch chưa hợp lý, bộ máy quản lý hoạt động chưa thực sự hiệu quả, cơ sở kĩ thuật còn chưa đa dạng và chưa được đầu tư đúng mức... Để giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế cần triển khai những giải pháp đồng bộ và mang tính tổng hợp, đồng thời phải có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và có sự thống nhất cao của các cấp chính quyền, cộng đồng các doanh nghiệp. Em xin đề xuất một số giải pháp như sau : Giái pháp quy hoạch : Phân bố lại địa bàn sản xuất công nghiệp theo hướng tập trung hoá và quy hoạch hợp lý hơn. Đối với các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Cần Thơ… việc hình thành các khu công nghiệp, ngoài động lực phát triển sản xuất còn mang một ý nghĩa lớn trng công cuộc chỉnh trang đô thị, thông qua việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi các khu dân cư để làm sạch môi trường sóng, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và hạn chế những thiệt hại do sự cố công nghiệp đã từng xảy ra tại nhiều nơi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Quy hoạch tách riêng hệ thống thoát nước mưa khỏi nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Cải tạo hệ thống hồ điều tiết nước mưa trong khu vực nội thành để tăng cường khả năng thoát nước, góp phần hạn chế tình trạng ngập úng khi mưa lớn. Quy hoạch vị trí xây dựng các trạm xử lý nước thải đô thị và xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp. Xây dựng bãi rác mới đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về xây dựng và vệ sinh môi trường theo qui định. Quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị, đảm bảo tỷ lệ lớp phủ thực vật thích hợp : Mục tiêu không chỉđể cải thiện chất lượng môi trường không khí và giảm thiểu xói mòn rửa trôi, mà còn tạo không gian phục vụ giải trí cho dân cư và phát triển du lịch. Giải pháp quản lý : Đây là giải pháp quan trọng có tính quyết định nhất tới công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Cần phối hợp đồng bộ giữa các ngành, cơ chế chính sách, quy định phù hợp, đàu tư hợp lý cho khâu bảo vệ môi trường ; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường (hoàn thiện Luật Bảo vệ môi trường, ban hành các văn bản dưới luật, nghiên cứu đổi mới cơ chế kế hoạch công tác Bảo vệ môi trưòng …). Mặt khác, cần kiểm soát thường xuyên, thanh tra môi trường công nghiệp, khuyến khích vằ bắt buộc áp dụng các biện pháp xử lý chất thải nhằm đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp tích cực đổi mới thiết bị công nghệ, thay đổi sản phẩm, áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 trong hệthống quản lý, đóng cửa và di dời các đơn vị gây ô nhiễm môi trường. Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý môi trường khu công nghiệp thống nhất, đồng bộ, phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp, tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trườg từ trung ương đến địa phương. Bố trí cán bộ chuyên trách chăm lo bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp, trong từng doanh nghiệp khu công nghiệp. Có một hệ thống quản lý theo ngành dọc thống nhất để có thể quản lý chặt chẽ hơn công tác bảo vệ môi trường ở từng cơ sở, trong và ngoài khu công nghiệp. Bên cạnh đó, cần gắn kết các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, quảng bá công tác bảo vệ môi trường với việc hoàn thiện các chính sách/quy định về sử dụng môi trường và tài nguyên liên quan trực tiếp đến cộng đồng. Gắn lợi ích kinh tế của cộng đồng với các hoạt động bảo vệ môi trường . Hỗ trợ cộng đồng trong việc tìm kiếm các cơ hội làm việc và kế sinh nhai, đặc biệt khi có những yêu cầu thay đổi ngành nghề truyền thống do việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển mới. Phát triển công tác giáo dục nâng cao nhận thức môi trường bằng những hình thức thích hợp.Mục tiêu của giải pháp này là tuyên truyền giáo dục, xây dựng thói quen, nếp sống thân thiện với môi trường làm cơ sở cho việcvận động sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Giải pháp công nghệ : Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng các thành tựu trong lĩnh vực công nghệ môi trường, nhanh chóng làm chủ các công nghệ tiên tiến, phát huy tối đa các công nghệ truyền thống và tiến tới sáng tạo công nghệ mới theo các định hướng như sau: -Đa dạng hóa các loại hình công nghệ môi trường, ưu tiên nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải. -Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các loại vật liệu mới, ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước phục vụ chế tạo trang thiết bị xử lý chất thải. -Nghiên cứu, phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại và chất thải khó phân hủy sinh học. -Ưu tiên phát triển công nghệ thân thiện môi trường và tái sử dụng, tái chế chất thải. Kết luận Chính sách mở cửa thu hút đầu tư đã giú

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở VN.DOC
Tài liệu liên quan