Tiểu luận Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu trong lĩnh vực đầu tư: Thực tiễn, triển vọng và những giải pháp tăng cường

Để khai thác tốt các cơ hội hợp tác mới, Hiệp định đối tác, hợp tác toàn diện (PCA) vừa được ký tắt vào ngày 4/10/2010, tạo ra một khuôn khổ mới, dài hạn và toàn diện cho quan hệ Việt Nam – LMCÂ.

Với Việt Nam, việc ký kết PCA là nhằm mở rộng, nâng tầm quan hệ với LMCÂ thành đối tác toàn diện, lâu dài; ưu tiên hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, và hợp tác phát triển với LMCÂ; khai thác hiệu quả lợi ích trong hợp tác và tận dụng tốt sự hỗ trợ của LMCÂ để phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Về phía LMCÂ, việc ký kết PCA là nhằm mở rộng vai trò tại khu vực Đông Nam Á; tranh thủ sự hợp tác của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề thách thức toàn cầu; khai thác các lợi thế của LMCÂ trong hợp tác với Việt Nam để tận dụng tiềm năng đất nước và vị thế quốc tế ngày càng cao của Việt Nam.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1950 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu trong lĩnh vực đầu tư: Thực tiễn, triển vọng và những giải pháp tăng cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Quan hệ song phương giữa Việt Nam – Liên minh châu Âu (LMCÂ) đã được hơn 20 năm, cho đến nay vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO đã đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức, đặc biệt là ở thị trường giàu tiềm năng nhưng cũng rất khó khăn như LMCÂ. Hiện nay, LMCÂ là nhà cung cấp viện trợ phát triển không hoàn lại hàng đầu cho Việt Nam và tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực ưu tiên như phát triển con người, cải cách kinh tế, xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài “Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu trong lĩnh vực đầu tư: Thực tiễn, triển vọng và những giải pháp tăng cường” không những giúp chúng ta có được cái nhìn toàn cảnh về những lợi ích mà LMCÂ mang lại cho Việt Nam, những thành tựu đã đạt được mà từ đó có thể đưa ra những phương hướng mới cho mối quan hệ giữa hai bên trong tương lai. B. NỘI DUNG I. Thực tiễn quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu trong lĩnh vực đầu tư 1. Lịch sử hình thành mối quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu Việt Nam và LMCÂ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 11/1990. Năm năm sau, vào ngày 17/7/1995 đã diễn ra lễ ký kết “Hiệp định khung về hợp tác, thiết lập các nguyên tắc cơ bản nhằm thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Liên minh châu Âu” có hiệu lực vào ngày 01/6/1996. Hiệp định khung đề ra bốn mục tiêu, trong đó có mục tiêu “Tăng cường đầu tư và thương mại song phương”. Hiệp định khung về hợp tác giữa Ủy ban châu Âu (EC) và Việt Nam được tự động áp dụng cho các nước thành viên mới của LMCÂ đã gia nhập Liên minh vào ngày 1 tháng 5 năm 2004, cũng như cho các nước thành viên của LMCÂ trong tương lai. Tiếp đó, vào tháng 1/1996, EC lập Phái đoàn đại diện thường trực và cử Đại sứ - Trưởng Phái đoàn tại Hà nội và chính thức đi vào hoạt động. Từ tháng 3/1997, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN – LMCÂ. Từ tháng 5/2007 đến nay, Việt Nam và LMCÂ đã thoả thuận tiến hành đàm phán “Hiệp định Đối tác và Hợp tác” (PCA). 2. Thực tiễn quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu trong lĩnh vực đầu tư Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với LMCÂ, Việt Nam cùng LMCÂ đã ký hơn 10 Hiệp định quan trọng liên quan đến hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, các hoạt động hỗ trợ, viện trợ cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới. Tính đến ngày 20/10/2010, với 1.036 dự án, tổng vốn đăng ký xấp xỉ 16 tỷ USD, LMCÂ đang là một trong các nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Hiện tại, các tập đoàn lớn của LMCÂ đều đã có mặt tại Việt Nam và đang hoạt động hiệu quả như Shell (Anh), Siemens (Đức), Alcatel (Pháp), BP (Anh), Total Elf Fina (Pháp), Daimler (Đức)… Thời gian gần đây, dù vẫn tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao nhưng đầu tư từ LMCÂ đã có xu hướng quan tâm hơn tới các ngành dịch vụ như viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ… Các nhà đầu tư LMCÂ đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam nhưng tập trung nhiều nhất vào ngành công nghiệp và xây dựng (chiếm 52% số dự án và khoảng 59% tổng số vốn đầu tư), trong đó công nghiệp nặng khoảng 40% số dự án, tổng vốn đầu tư 6 tỷ USD, tiếp theo là khai thác dầu khí với gần 20 dự án và 2,4 tỷ USD vốn đầu tư. Do có ưu thế về công nghệ, các nhà đầu tư LMCÂ đã góp phần tích cực trong việc tạo ra một số ngành mới và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao. Trong lĩnh vực dịch vụ, LMCÂ có 158 dự án với tổng vốn đầu tư là 2,3 tỷ USD và trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp gồm 48 dự án, tổng vốn đầu tư là 452,5 triệu USD có nguồn gốc từ LMCÂ. * Nguồn vốn FDI LMCÂ là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam, chiếm gần 1/5 tổng số vốn đầu tư thực hiện. Trong 8 tháng đầu năm 2010, có 47 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư lớn nhất là Hà Lan với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,2tỷ USD chiếm 19,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. * Viện trợ ODA Năm 2010 Liên minh là nhà tài trợ ODA lớn nhất, cung cấp hơn một nửa số viện trợ chính thức trên toàn cầu bất chấp suy giảm kinh tế. Ba trong số năm nhà tài trợ lớn nhất trên toàn thế giới là thành viên củaLiên minh là Pháp, Đức và Anh. Thụy Điển, Hà Lan, Lúc-xăm-bua và Đan Mạch đã đạt được mức 0,7% và vẫn giữ ở mức cao hơn mức này nhiều. Có tất cả 9 nước thành viên đạt cao hơn mục tiêu tối thiểu đặt ra cho các nước thành viên LMCÂ cho năm 2010: Lúc-xăm-bua, Thụy điển, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Phần Lan, Ai-Len và Síp. Trong nhiều năm LMCÂ là nhà viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam. Tổng vốn ODA Liên minh cam kết cho Việt Nam từ năm 1996 đến 2010 là 11,05 tỷ USD (đã giải ngân khoảng 5 tỷ USD). Nguồn vốn này tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực ưu tiên như xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn, nước sạch, trồng rừng nguyên liệu, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cấp cơ sở hạ tầng, miền núi, giáo dục đào tạo, y tế và nhiều chương trình phát triển xã hội khác, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội giúp Việt Nam sớm đạt được nhiều chỉ tiêu trong các mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs). Triển vọng quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu trong lĩnh vực đầu tư Để khai thác tốt các cơ hội hợp tác mới, Hiệp định đối tác, hợp tác toàn diện (PCA) vừa được ký tắt vào ngày 4/10/2010, tạo ra một khuôn khổ mới, dài hạn và toàn diện cho quan hệ Việt Nam – LMCÂ. Với Việt Nam, việc ký kết PCA là nhằm mở rộng, nâng tầm quan hệ với LMCÂ thành đối tác toàn diện, lâu dài; ưu tiên hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, và hợp tác phát triển với LMCÂ; khai thác hiệu quả lợi ích trong hợp tác và tận dụng tốt sự hỗ trợ của LMCÂ để phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Về phía LMCÂ, việc ký kết PCA là nhằm mở rộng vai trò tại khu vực Đông Nam Á; tranh thủ sự hợp tác của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề thách thức toàn cầu; khai thác các lợi thế của LMCÂ trong hợp tác với Việt Nam để tận dụng tiềm năng đất nước và vị thế quốc tế ngày càng cao của Việt Nam. Đặc biệt, PCA được coi là tiền đề quan trọng để Việt Nam và LMCÂ tiến tới đàm phán và ký kết Hiệp định tự do thương mại song phương (FTA) mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại lớn hơn. Lúc đó môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam sẽ tăng thêm tính hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư của LMCÂ. Những giải pháp tăng cường quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu trong lĩnh vực đầu tư - Thực hiện các chính sách đãi ngộ, ưu đãi cho các nhà đầu tư từ LMCÂ đồng thời đảm bảo họ được đối xử bình đẳng như những nhà đầu tư trong nước, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp đáng chú ý là các công tý đa quốc gia hàng đầu LMCÂ vào các ngành công nghiêp chế tạo, công nghệ cao như tin học, viễn thông, sinh học, năng lượng… thông qua cơ chế hành lang thông thoáng, thủ tục nhanh gọn… - Xúc tiến đàm phán để kí kết các hiệp định bảo hộ đầu tư với các nước thành viên LMCÂ (chế độ đãi ngộ - MFN, hiệp định vận tải hàng không – ASA, hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện – PCA,..). - Nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư theo hướng xoá bỏ các thủ tục phiền hà, ổn định môi trường pháp lý đế tạo sự tin tưởng cho các doanh nghiệp, làm họ yên tâm đầu tư lâu dài. - Điều chỉnh lại các quy định không còn phù hợp với thông lệ quốc tế hoặc chưa minh bạch. Khuyến khích các doanh nghiệp và địa phương chủ động tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư Khuyến khích thành lập các cơ quan, tổ chức tư vấn pháp luật, xúc tiến đầu tư tại các địa phương có nhiều hoạt động trong quan hệ với LMCÂ (coi đây như những địa điểm tin cậy cung cấp thông tin cần thiết). Xây dựng phương án đầu tư phát triển các khu du lịch trên cơ sở cải thiện rõ rệt và đồng bộ môi trường du lịch của Việt Nam trong Chương trình tổng thể phát triển du lịch quốc gia, nhằm làm cho Việt Nam trở thành điểm đến an toàn và thân thiện của du khách châu Âu và quốc tế. KẾT LUẬN Từ quan hệ giữa một bên là các nước cung cấp viện trợ phát triển và một bên là nước nhận viện trợ theo bản Hiệp định khung về hợp tác năm 1995, nay với thỏa thuận tiến tới PCA cùng những thay đổi về cơ cấu lẫn chính sách trong mối quan hệ Việt Nam - LMCÂ sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt, trong đó có quan hệ đầu tư thời gian tới sẽ được mở rộng và khắc sâu hơn trên nhiều lĩnh vực. Có thể nói, quan hệ Việt Nam - LMCÂ đang trên đà phát triển tốt đẹp, nhưng triển vọng hợp tác giữa hai bên sẽ càng thuận lợi hơn một khi những người trong cuộc biết tận dụng nó, với một quyết tâm mạnh mẽ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực tiễn quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu trong lĩnh vực đầu tư Triển vọng và giải pháp tăng cường.doc
Tài liệu liên quan