Tiểu luận Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Vân Canh

Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những năm qua đã được UBND huyện quan tâm, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định. Trên địa bàn huyện đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến tháng 12 năm 2008 trên địa bàn huyện đã cấp được 52 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức với diện tích 39.757,0 ha ( thẩm quyền cấp tỉnh ), cấp cho hộ gia đình cá nhân được 5270 giấy chứng nhận với diện tích 5.288,0 ha ( thẩm quyền cấp huyện ).

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 17632 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Vân Canh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
82 ha (chiếm 0,35% diện tích tự nhiên); Đất Phù sa (P): Fluvisols (FL): Diện tích: 2.367 ha (chiếm 2,96% diện tích tự nhiên): Phân bố tập trung tại các xã: Canh Vinh, Canh hiển, Canh Hiệp. Đất Xám (X): Acrisols (AC): Diện tích: 76.270 ha (chiếm 95,58% diện tích tự nhiên). + Tài nguyên khoáng sản Đá xây dựng trên địa bàn huyện phần lớn là chủng loại granit, gabro, bazan. Đá có chất lượng tốt, cường độ cao, sử dụng tốt cho các công trình công nghiệp, dân dụng và cơ sở hạ tầng đường giao thông, thuỷ lợi. Cát xây dựng phân bổ trong các bãi bồi, doi cát và lòng sông cạn dọc theo sông Hà Thanh với khối lượng lớn đáp ứng nhu cầu xây dựng trong huyện. II.1.2. Thùc tr¹ng ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi + Kinh tế Thời kỳ 1995 - 2008 nền kinh tế của Vân Canh có mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân mỗi năm khoảng 6,35% ( bình quân cả tỉnh 8,95% ). Trong đó thời kỳ 1995 - 2000 tăng bình quân 4,83% năm và thời kỳ 2001-2008 tăng bình quân 7,9% năm. Nhìn chung cơ cấu kinh tế của huyện Vân Canh kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, thời gian qua cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch, tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng, nhưng vẫn còn chậm. Hiện nay, nền kinh tế của huyện bước đầu đi vào ổn định và đang được quan tâm đầu tư để phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện một bước. Tuy nhiên so với mặt bằng chung của tỉnh thì nền kinh tế của huyện Vân Canh phát triển còn rất chậm. . + Dân số, lao động và việc làm Qua 10 năm từ năm 1998 đến 2008, dân số Vân Canh có sự phát triển khá nhanh, tăng 1,2 lần và tốc độ tăng bình quân hàng năm là 1,88% ( bình quân cả tỉnh chỉ 1,17%). Dân số trên địa bàn huyện năm 2008 là 25.253 người. Mật độ dân số 32 người/km2, quá thấp so với mật độ bình quân của cả tỉnh. Dân số trên địa bàn huyện năm 2008 là 26.213 người. Năm 2008, toàn huyện có 13.717 người trong độ tuổi lao động, công nhân lành nghề, và chất lượng nguồn lao động không đồng đều giữa các vùng trong huyện. Hàng năm đã giải quyết việc làm cho khoảng 500 động lao. Tuy nhiên trong 5 năm tới sẽ có khoảng 3000 người đến tuổi lao động nên gây áp lực rất lớn về việc làm cho nhân dân, vì vậy cần được các cấp, các ngành quan tâm giải quyết trong những năm tới. II.1.4. T×nh h×nh sö dông ®Êt vµ tiÒm n¨ng ®Êt ®ai + Hiện trạng sử dụng đất: Theo số liệu thống kê đất đai năm 2005, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 80.020,84 ha, được phân bố sử dụng cho các loại đất chính như sau: Loại đất Tổng diện tích tự nhiên(ha) Cơ cấu(%) Tổng diện tích tự nhiên 80.020,84 100 - Đất nông nghiệp 55.055,07 68,80 - Đất phi nông nghiệp 2.097,77 2,62 - Đất chưa sử dụng 22.868,00 28,58 ( Chi tiết các loại đất có bảng 03- TKĐĐ: thống kê diện tích đất đai kèm theo ) + Tiềm năng đất đai Diện tích đất chưa sử dụng còn 22.868,00 ha, chiếm 28,58% diện tích đất tự nhiên của huyện, đây được xem là nguồn tiềm năng dồi dào giúp cho huyện có thể khai thác bổ sung đưa vào sử dụng cho các mục đích, đặc biệt là đất sản xuất nông, lâm nghiệp. Tiềm năng đất để phát triển rừng của huyện trong thời gian tới là rất lớn khoảng 7.000 ha. Vân Canh còn có nguồn nguyên liệu từ khoáng sản (khai thác đá làm vật liệu xây dựng, phục vụ chế biến đá ốp lát), từ sản xuất nông, lâm nghiệp (phục vụ chế biến gỗ). Hệ thống hạ tầng cơ sở ở mức độ trung bình và đang ở trong giai đoạn đầu tư phát triển. Với vị trí khá gần thành phố Quy Nhơn, cộng với cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều lễ hội, phong tục tập quán hấp dẫn của đồng bào dân tộc Chăm, Bana...chứa đựng nhiều tiềm năng du lịch, với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn mang tính đặc thù riêng. II.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước trên địa bàn huyện II.2.1. Thùc tr¹ng tæ chøc bé m¸y qu¶n lý nhµ n­íc, tr×nh ®é chuyªn m«n cña ®éi ngò c¸n bé qu¶n lý ®Êt ®ai trªn ®Þa bµn huyÖn Trước năm 2005 bộ máy quản lý đất đai trên địa bàn chưa được ổn định, số lượng còn ít, trình độ chuyên môn chưa được đào tạo đúng chuyên ngành, còn kiêm nhiệm nhiều công việc. Từ năm 2005 được sự quan tâm của UBND huyện và nhu cầu thực tế của công việc, bộ máy QLNN về đất đai ở cấp huyện được thành lập mới bao gồm: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn Phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện. Đối với cấp xã, thị trấn cán bộ địa chính được bố trí từ 01 đến 02 người, có nghiệp vụ chuyên môn đúng chuyên ngành, ổn định và định biên hưởng lương chính thức . ( số liệu cụ thể như sau ): Danh sách cán bộ phòng Tài Nguyên & Môi Trường huyện Vân Canh. STT Họ và Tên Chức vụ Trình độ chuyên môn Dân tộc Tuổi 01 Trần Thị Đào Trưởng phòng ĐH Kinh tế Kinh 54 02 Võ Văn Chí Chuyên viên ĐH QLĐĐ Kinh 47 03 Trần Thị Hoa Chuyên viên ĐH CNMT Kinh 26 Danh sách cán bộ Văn phòng Đăng Ký QSDĐ huyện Vân Canh. STT Họ và Tên Chức vụ Trình độ chuyên môn Dân tộc Tuổi 01 Phạm Thế Phong P. giám đốc TC ĐC Kinh 35 02 Trần Minh Dũng Chuyên viên ĐH QLĐĐ Kinh 32 03 Nguyễn Tiến Sỹ Chuyên viên ĐH QLĐĐ Kinh 29 04 Đinh Minh Tuấn Chuyên viên ĐH QLĐĐ Kinh 23 Cán bộ địa chính các xã, thị trấn STT Họ và Tên Đơn vị Số lượng Trình độ chuyên môn Dân tộc Tuổi 01 Nguyễn Trọng Phước Canh Vinh 2 TC ĐC Kinh 53 02 Nguyễn Hà Tư TC NN Kinh 49 03 Trần Văn Đức Canh Hiển 2 TC ĐC Kinh 39 04 Bùi Tấn Trực TC ĐC Kinh 29 05 Nguyễn Mạnh Đàm Canh Hiệp 1 TC ĐC Kinh 43 06 Nguyễn Tữu TT Vân Canh 1 TC GTVT Kinh 42 07 Hồ Văn Tèo Canh Thuận 1 TC ĐC Kinh 44 08 Lưu Mạnh Hùng Canh Hòa 1 TC ĐC Kinh 25 09 Đinh Thành Nhanh Canh Liên 1 không Ba na 37 ( Nguồn: Phòng TNMT huyện Vân Canh ) II.2.2. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện thời gian (2005-2008) + Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện Thi hành Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, của UBND tỉnh, UBND huyện Vân Canh theo thẩm quyền hàng năm đã kịp thời ban hành một số văn bản để chỉ đạo các ban ngành, UBND các xã, thị trấn nhằm thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn, cụ thể như sau: - Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 25/01/2005 của UBND huyện Vân Canh về việc thành lập Ban Chỉ đạo kiểm kê đất đai năm 2005; - Quyết định số 136/QĐ-CTUBND ngày 22/4/2005 của Chủ tịch UBND huyện Vân Canh về việc thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để giải quyết khiếu nại, tố cáo của một số hộ dân xã Canh Hiển; - Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 08/11/2005 của UBND huyện Vân Canh về việc Thành lập Hội đồng bồi thường GPMB, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện; - Công văn số: 99/UBND ngày 02/3/2007 của UBND huyện Vân Canh về việc khẩn trương giải quyết các hồ sơ đất đai còn tồn đọng. - Quyết định số 388/QĐ-UBND ngày 07/6/2007 của UBND huyện Vân Canh về việc thành lập Ban Chỉ đạo QHSDĐ cấp xã trên địa bàn huyện. - Công văn số: 02/UBND ngày 02/01/2008 của UBND huyện Vân Canh về việc kiểm kê đất đai của các tổ chức đang quản lý sử dụng trên địa bàn huyện. - Công văn số: 308/UBND của UBND huyện Vân Canh về việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. Ngoài ra, UBND huyện còn ban hành nhiều các văn bản về việc chỉ đạo, xử lý giải quyết về quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn huyện như quyết định giao-cho thuê đất; quyết định thu hồi; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn xã, thị trấn; quyết định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã. + Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Thực hiện Chỉ thị 364/CP của Chính phủ về việc: lập, quản lý hồ sơ địa giới hành chính, đến nay UBND các xã, thị trấn đã tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa, hoàn thành việc lập hồ sơ địa giới hành chính và quản lý tốt phạm vi ranh giới hành chính theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện Vân Canh vẫn còn sự tranh chấp ranh giới hành chính giữa xã Canh Hòa và xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên ( do khi thực hiện Chỉ thị 364/TTg số liệu trên bản đồ và hồ sơ chưa đúng với thực tế đang sử dụng ). Hiện nay đang được các cấp, các ngành có liên quan đang tiến hành lập các thủ tục theo quy định, đề xuất các cấp có thẩm quyền giải quyết. + Công tác đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất - Thực hiện Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về đo đạc thành lập bản đồ phục vụ kịp thời công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và công tác quản lý đất đai ở địa phương, các huyện trong tỉnh đã tiến hành đo đạc lập bản đồ giải thửa ở tỷ lệ 1/2000 theo chỉ thị 299 TTg của thủ tướng chính phủ (gọi chung là bản đồ giải thửa) và đây là cơ sở quan trọng cho việc xét cấp GCNQSDĐ cho nhân dân theo Nghị định 64 CP của Chính phủ. Đến nay trên địa bàn huyện Vân Canh các xã, thị trấn đã được đo đạc và thành lập bản đồ giải thửa và bản đồ địa chính, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai: tổng số tờ bản đồ giải thửa tỉ lệ 1:2000 đã thành lập là:144 tờ, trong đó: Canh Vinh: 28 tờ, Canh Hiển: 11 tờ, Canh Hiệp: 15 tờ, Canh Thuận: 34 tờ, Canh Hòa: 23 tờ, Canh Liên: 33 tờ. Riêng thị trấn Vân Canh được UBND tỉnh Bình Định đầu tư kinh phí trong năm 2002 để thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy theo hệ tọa độ quốc gia VN2000, công nghệ bản đồ số, tổng cộng 73 tờ bản đồ bao gồm 25 tờ ở tỷ lệ 1/2000 và 48 tờ ở tỷ lệ 1/500. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, của huyện và các xã, thị trấn đã được xây dựng hoàn chỉnh theo định kỳ 5 năm cùng với công tác kiểm kê đất đai. Đặc biệt kiểm kê đất đai năm 2005 đã xây dựng hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở cả 2 cấp (huyện và xã) bằng công nghệ số. Cụ thể chi tiết như sau: STT Bản đồ HTSDĐ cấp huyện, xã Số tờ Tỉ lệ Phương pháp thực hiện 01 Bản đồ HTSDĐ năm 2005 huyện Vân Canh 01 1:50000 Công nghệ số 02 Bản đồ HTSDĐ năm 2005 TT Vân Canh 01 1:5000 Công nghệ số 03 Bản đồ HTSDĐ năm 2005 xã Canh Hiển 01 1:10000 Công nghệ số 04 Bản đồ HTSDĐ năm 2005 xã Canh Vinh 01 1:10000 Công nghệ số 05 Bản đồ HTSDĐ năm 2005 xã Canh Hiệp 01 1:25000 Công nghệ số 06 Bản đồ HTSDĐ năm 2005 xã Canh Hòa 01 1:10000 Công nghệ số 07 Bản đồ HTSDĐ năm 2005 xã Canh Thuận 01 1:10000 Công nghệ số 08 Bản đồ HTSDĐ năm 2005 xã Canh Liên 01 1:25000 Công nghệ số Tổng cộng: 08 ( Nguồn: Phòng TNMT huyện Vân Canh ) - Bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã và cấp huyện: Trong 02 năm 2007- 2008 được sự quan tâm của UBND tỉnh và huyện tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn được bố trí kinh phí để thực hiện công tác Quy hoạch - Kế hoạch sử dụng đất nên hệ thống bản đồ Quy hoạch sử dụng đất của các xã đã được đồng loạt thành lập. Số tờ, tỉ lệ bản đồ, công nghệ thành lập bản đồ tương tự như bản đồ HTSDĐ đã nêu trên. * Với hệ thống bản đồ đã thành lập sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho địa phương thực hiện tốt chức năng QLNN về đất đai, góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện. - Đối với công tác đánh giá, phân hạng đất thì thời gian qua Hội khoa học đất Việt Nam, với phương pháp đánh giá đất của FAO-UNESCO đã thực hiện, nên kết quả này giúp cho các nhà quản lý hoạch định các chương trình phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, bố trí hợp lý cây trồng vật nuôi cho từng loại đất nhằm tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất. + Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Những năm trước đây, do nhiều nguyên nhân trên địa bàn huyện chưa tiến hành công tác lập quy hoạch sử dụng đất, chỉ thực hiện công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm và kế hoạch sử dụng đất 5 năm làm cơ sở cho công tác giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, các kế hoạch sử dụng đất này mới dựa vào danh mục đầu tư công trình do UBND tỉnh giao đầu năm hoặc HĐND cấp huyện thông qua và nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, cá nhân trên địa bàn, do đó thiếu tính thống nhất và cơ sở khoa học trong việc quản lý Nhà nước về đất đai. Xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nên vừa qua trong 02 năm 2007 và 2008 đã được UBND huyện và UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai công tác này đồng loạt ở cấp huyện, cấp xã với kỳ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Chính nhờ thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà UBND huyện, thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, phân bổ quỹ đất cho các ngành, các lĩnh vực đúng quy định của pháp luật + Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp, Nghị định 79/CP ngày 01 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 17/CP trong việc chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại. Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho cá nhân, được UBND huyện thực hiện thường xuyên, kịp thời theo đúng thẩm quyền. Thời kỳ 1993-1997 thực hiện đề án giao quyền sử dụng đất cho nhân dân theo Nghị định 64/CP của chính phủ, hầu hết các loại đất đã được Nhà nước giao và cấp GCNQSDĐ. Theo số liệu điều tra đến năm 2005 diện tích đất được giao theo đối tượng sử dụng là 49.726,77 ha, chiếm 62,14% diện tích tự nhiên, trong đó giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 8.757,45 ha; diện tích đất được giao theo đối tượng để quản lý là 31.093,47 ha, chiếm 37,86% diện tích đất tự nhiên. Từ 2005 đến 2008 theo thẩm quyền UBND huyện đã giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng như sau: Năm Mục đích sử dụng Đối tượng sử dụng (Hộ gia đình, cá nhân) Đất SXNN Đất LN Đất ở Diện tích Số hộ 2006 41,60 126,41 3,55 171,56 202 2007 57,41 39,76 1,77 98,94 127 2008 98,00 206,60 3,23 307,83 248 Cộng 197,01 372,77 8,55 578,33 577 ( Nguồn: Phòng TNMT huyện Vân Canh) - Công tác cho thuê đất: Trong 04 năm (2005-2008), UBND xã, thị trấn theo phân cấp đã tiến hành cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp để tạo nguồn thu cho địa phương với tổng diện tích cho thuê là: 905.36 ha bao gồm đất sản xuất nông nghiệp 765,46 ha, đất lâm nghiệp 139,90 ha, UBND huyện đã cho thuê đất cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất để làm kinh tế trang trại với 7 trường hợp tổng diện tích cho thuê là 7,5 ha. Ngoài ra trên địa bàn huyện UBND tỉnh đã cho thuê đất đối với 23 tổ chức, với tổng diện tích cho thuê là 403,41 ha. Trong đó năm 2006 cho thuê 7 tổ chức với diện tích 213,27 ha; năm 2007 cho thuê 11 tổ chức với diện tích 152,64 ha; năm 2008 cho thuê 5 tổ chức với diện tích 37,5 ha, chủ yếu là Lâm trường Hà Thanh, các công ty trách nhiệm hữu hạn thuê đất để trồng rừng sản xuất. ( Nguồn: Phòng TNMT huyện; Sở TNMT Bình Định ). - Công tác chuyển mục đích sử dụng đất: Từ năm 2005-2008, UBND huyện đã thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất như sau:Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp là 39,43 ha, trong đó lấy từ đất sản xuất nông nghiệp 31,56 ha; từ đất lâm nghiệp 7,87 ha; chuyển 60,00 ha đất rừng sản xuất sang đất trồng cây hàng năm tại xã Canh Hiển; chuyển 48,00 ha đất rừng sản xuất sang đất cây lâu năm tại xã Canh Hòa và Canh Thuận; chuyển đổi đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở : 0,36 ha. - Công tác thu hồi đất: Trong những năm qua, tình hình kinh tế xã hội của địa phương phát triển mạnh, đã đáp ứng kịp thời với yêu cầu, huyện đã tiến hành thu hồi diện tích đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp sử dụng kém hiệu quả để thực hiện các dự án xây dựng các công trình phục vụ nhu cầu dân sinh và phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương. Từ năm 2005-2008 huyện Vân Canh tiến hành thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức được tổng cộng là 40,58 ha. (trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 29,59 ha; đất lâm nghiệp 7,87 ha; đất phi nông nghiệp 3,12 ha) * Nhìn chung công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ những năm 2005 đến nay trên địa bàn huyện đã được chuyển biến tích cực, các công việc được thực hiện theo đúng thẩm quyền trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tình trạng giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, thu tiền sử dụng đất sai quy định không còn xảy ra như những năm 2000 trở về trước. + Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những năm qua đã được UBND huyện quan tâm, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định. Trên địa bàn huyện đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến tháng 12 năm 2008 trên địa bàn huyện đã cấp được 52 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức với diện tích 39.757,0 ha ( thẩm quyền cấp tỉnh ), cấp cho hộ gia đình cá nhân được 5270 giấy chứng nhận với diện tích 5.288,0 ha ( thẩm quyền cấp huyện ). Hồ sơ địa chính như: bản đồ, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp GCNQSDĐ, sổ theo dõi biến động đất đai trên tất cả 6 xã, 1 thị trấn đều có đầy đủ. Chất lượng hồ sơ địa chính hầu hết là thực hiện vào những năm 1994 - 1998, chưa thực hiện theo công nghệ số, độ chính xác chưa cao. Do quá trình phát triển kinh tế trong thời gian gần đây tương đối mạnh mẽ, kéo theo các nhu cầu về sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất cấp GCNQSDĐ của nhân dân trên địa bàn huyện xảy ra thường xuyên theo từng ngày. Tuy nhiên Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bổ sung, nhiều xã chưa thực hiện thường xuyên và kịp thời, công tác cấp GCNQSDĐ theo yêu cầu của người dân có trường hợp còn chậm trễ và kéo dài. + Công tác thống kê, kiểm kê đất đai Công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện được thực hiện tốt ở cả 2 cấp. Thực hiện Chỉ thị số 28/2004/CT-TTG ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai năm 2005, Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chỉ thị số 02/2005/CT-UB của UBND tỉnh Bình Định về việc triển khai công tác kiểm kê đất đai năm 2005. Huyện đã hoàn thành tốt công tác kiểm kê đất đai năm 2005 với chất lượng được nâng cao, hạn chế được tình trạng sai lệch về số liệu, bản đồ với thực tế giữa các đợt thống kê, kiểm kê, phục vụ đắc lực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện. + Quản lý tài chính về đất đai Công tác quản lý tài chính về đất đai trên địa bàn huyện Vân Canh được thực hiện theo đúng qui định của pháp luật. Các nguồn thu và việc chấp hành thu, chi các loại phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, tiền chuyển mục đích, tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong những năm qua đảm bảo đúng mục đích, có hiệu quả và tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước.Vì là huyện miền núi nên các nguồn thu từ đất còn rất thấp và chỉ tập trung tại một số vị trí gần các trục đường giao thông chính và thị trấn Vân Canh. Số liệu các nguồn thu ngân sách qua các năm gần đây như sau : Đơn vị tính: nghìn đồng Loại thu ngân sách Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Tiền sử dụng đất 996.900 666.809 1.058.300 853.154 2. Thuế chuyển QSDĐ 53.800 65.424 74.709 66.031 3. Phí và lệ phí 45.000 47.680 94.918 42.579 Tổng số: 1.095.700 779.913 1.227.927 961.764 (Nguồn: Chi cục thuế huyện Vân Canh) + Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản Nhìn chung, thị trường bất động sản tại tỉnh Bình Định nói chung còn chưa phát triển và tại huyện Vân Canh hầu như chưa có giao dịch và nếu có cũng chỉ mang tính tự phát, công tác quản lý nhà nước còn chưa được chú ý. Vì là huyện miền núi nên các điều kiện để thúc đẩy thị trường bất động sản còn gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, trong các năm vừa qua (2005-2008), thị trường quyền sử dụng đất (chủ yếu là đất ở) tại huyện Vân Canh đã bước đầu hình thành thông qua việc Nhà nước tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở tại các vị trí có khả năng sinh lợi, góp phần thu ngân sách Nhà nước ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho phát triển trên địa bàn huyện . + Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Trong thời gian gian qua UBND huyện, xã cùng với các ngành đã quan tâm và thực hiện tốt theo thẩm quyền chức năng quản lý, giám sát các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo các điều, khoản mà Luật đã quy định như: quyền được cấp GCNQSDĐ; quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất v.v...Giám sát chặt chẽ việc sử dụng đất theo đúng mục đích, ranh giới; việc thực hiện các trình tự, thủ tục đăng ký đất đai của người sử dụng đất; giám sát việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, các biện pháp về bảo vệ đất, bảo vệ môi trường và ngăn chặn các trường hợp lấn chiếm đất đai của người sử dụng đất. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất của một số hộ gia đình chưa đúng quy định còn diễn ra ( các xã Canh Vinh, Canh Hiển, Canh Thuận và thị trấn Vân canh ), tình trạng mua bán, sang nhượng đất trái phép; tình trạng lấn chiếm đất đai vẫn còn, việc giám sát kiểm tra của các cấp các ngành về thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất có lúc, có nơi chưa được thường xuyên và liên tục. + Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về pháp luật đất đai. Từ khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành, được sự hướng dẫn chỉ đạo của UBND tỉnh, của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện đã thành lập Đoàn thanh tra liên ngành của huyện, đã tập trung chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai của các tổ chức, công dân trên địa bàn. Cụ thể từ năm 2005-2008 đã thanh tra và xử lý 49 trường hợp vi phạm đất đai; trong đó: lấn chiếm đất cất nhà trái phép12 trường hợp, chiếm và phát dọn rừng trái phép 16 trường hợp, sử dụng vào các mục đích khác 21 trường hợp ( trong đó kiểm tra nhắc nhở và xử lý việc khai thác vật liệu xây dựng (đá, cát) tại 4 xã với 12 trường hợp ). Nguồn:( Thanh tra huyện Vân Canh ). + Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai Tính từ năm 2005 đến năm 2008, Thanh tra huyện đã tiếp nhận 23 hồ sơ khiếu nại, về tranh chấp đất đai ( năm 2005: 07 hồ sơ, năm 2006: 05 hồ sơ, năm 2007: 09 hồ sơ, năm 2008: 02 hồ sơ ). Kết quả đã giải quyết 21 hồ sơ, còn tồn đọng 02 hồ sơ. Về việc đơn thư tố cáo các vi phạm pháp luật đất đai không xảy ra. Tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai đến nay đã giảm dần. UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn, thanh tra liên ngành tập trung giải quyết dứt điểm các trường hợp tranh chấp đất đai theo thẩm quyền nhằm hạn chế đơn thư vượt cấp, góp phần ổn định an ninh - trật tự xã hội trên địa bàn huyện. (Nguồn: Thanh tra huyện Vân Canh ). II.3. NhËn xÐt, ®¸nh gi¸ ( ­u, khuyÕt ®iÓm) II.3.1. Ưu điểm: Được sự chỉ đạo chặt chẽ của UBND tỉnh, sự hướng dẫn về chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường, nhất là từ khi Luật Đất đai 2003 ra đời cho đến nay, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Vân Canh đã có nhiều tiến bộ hơn hẳn những năm trước đây. Các cấp, các ngành triển khai thực hiện pháp luật đất đai tương đối đồng bộ, công tác QLNN về đất đai chặt chẽ và đi vào nề nếp, tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm đầu tư, thâm canh phát triển sản xuất, việc khai thác sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, các thành tựu khoa học, công nghệ được áp dụng vào lĩnh vực chuyên ngành quản lý đất đai ngày càng tiến bộ hơn. - Công tác tổ chức, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai của các cấp, các ngành, trên các hệ thống thông tin đại chúng cho nhân dân ngày càng được sâu rộng, việc chấp hành pháp luật đất đai của hệ thống chính trị và trong nhân dân ngày càng nghiêm minh, nhận thức về pháp luật đất đai của cán bộ, nhân dân trên địa bàn huyện ngày càng nâng cao. - Công tác thiết lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính; công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công tác thống kê, kiểm kê lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo định kỳ được UBND huyện, UBND tỉnh quan tâm đầu tư kinh phí và chỉ đạo thực hiện, nên hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, trang thiết bị máy móc phục vụ cho các công việc chuyên môn ngày càng có chất lượng, các loại hồ sơ, tài liệu, bản đồ đã và đang chuẩn hóa theo công nghệ mới ( thiết lập theo công nghệ số ), chất lượng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được nâng cao, giảm dần tình trạng quy hoạch “ treo ”, hầu hết diện tích đất nông nghiệp, đất ở của hộ gia đình và đất đang sử dụng của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận QSDĐ. - Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ theo hướng đơn giản, nhanh chóng, kịp thời, đúng trình tự, thủ tục ( thực hiện theo cơ chế một cửa ).Công tác thu hồi đất, bồi thường, tái định cư được công khai, minh bạch và áp giá đền bù sát với giá thị trường tạo sự hợp lý và thỏa đáng cho người

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Vân Canh.doc
Tài liệu liên quan