Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu

MỤC LỤC

I. MỞ BÀI 2

II. THỦ TỤC THÔNG QUAN XUẤT KHẨU 3

1. KHÁI NIỆM 3

2. QUY TRÌNH THÔNG QUAN XUẤT KHẨU 3

2.1. Quy trình 3

2.2. Một số thuận lợi và vướng mắc trong quá trình làm thủ tục thông quan xuất khẩu 7

2.2.1. Thuận lợi 7

2.2.2. Một số vướng mắc trong thực hiện thủ tục thông quan 8

3. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ 10

3.1. Thời hạn khai điện tử 11

3.2. Thời điểm kiểm tra thông tin 11

3.3. Phân luồng hàng hóa 13

3.4. Kiểm tra hồ sơ 15

3.5. Thông quan hàng hóa 17

3.6. Thu nhập thuế và lệ phí hải quan 20

3.7. Hổ trợ doanh nghiệp và giải quyết khiếu nại (nếu có) 20

3.8. Xử lý vi phạm (nếu có) 21

3.9. Kiểm tra sau thông quan 21

3.10. Quản lý rủi ro 21

4. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA THÔNG QUAN ĐIỆN TỬ KHI ÁP DỤNG VÀO VIỆT NAM 22

4.1. Ưu điểm 22

4.2. Nhược điểm 23

4.3. Thực trạng 24

III. KIẾN NGHỊ 26

IV. KẾT BÀI 28

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2519 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c chứng từ khác có liên quan theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính. + Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, ngoài các giấy tờ nêu trên, phải có thêm: Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký tại cơ quan hải quan, đối với các trường hợp phải đăng ký danh mục theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 101 Thông tư này: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu và trừ lùi. Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu xuất khẩu), hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hàng hoá, trong đó có quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu. Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế. Bảng kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đề nghị miễn thuế. - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) - Thời hạn giải quyết: 8 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ. - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân. - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: + Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan. + Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan. + Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan. - Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan. - Lệ phí (nếu có): 20.000 đồng - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): + Tờ khai hàng hóa xuất khẩu HQ/2002-XK. - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có. - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: + Luật Hải quan sửa đổi năm 2005. + Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan. + Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. + Quyết định 1171/QĐ-TCHQ ngày 16/5/2009 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. + Quyết định 1257/QĐ-TCHQ ngày 04/12/2001 v/v ban hành mẫu tờ khai hải quan hàng hóa XK, NK, giấy thông báo thuế và quyết định điều chỉnh thuế. Một số thuận lợi và vướng mắc trong quá trình làm thủ tục thông quan xuất khẩu. 2.2.1. Thuận lợi. Thủ tục hải quan đã cơ bản được thực hiện đơn giản, hài hòa dựa trên phương pháp quản lý rủi ro và áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) song song với việc đẩy mạnh áp dụng kiểm tra sau thông quan. Các quy trình thủ tục hải quan đã rõ ràng, hiệu quả, phân định được trách nhiệm của từng khâu nghiệp vụ, từng công chức thực hiện. Đặc biệt, thủ tục xuất khẩu đã đơn giản, giảm nhiều giấy tờ cũng như thời gian, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy kinh tế đối ngoại; Đã áp dụng phương pháp quản lý rủi ro (QLRR) trong một số khâu nghiệp vụ hải quan; do đó, tỷ lệ hàng hóa phải kiểm tra thực tế chỉ còn 20-25%, thời gian thông quan được rút ngắn. Thủ tục hải quan ngày càng được chuẩn hóa theo các chuẩn mực quốc tế theo hướng đơn giản và hài hòa, giảm thiểu các loại chứng từ phải nộp cho cơ quan hải quan. 2.2.2. Một số vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục HQ: Theo quy trình, thủ tục xuất khẩu của các doanh nghiệp (DN) hiện nay gồm một số bước: đóng gói kiểm đếm hàng hóa (do cơ quan đại diện của nhà nhập khẩu phụ trách), xin chứng nhận chất lượng, mở tờ khai hải quan, làm thủ tục và lấy vận đơn từ hãng tàu, rồi xin C/O (để được hưởng các ưu đãi thuế quan hoặc theo yêu cầu của bạn hàng). Cơ quan quản lý nhiều lần khẳng định thủ tục đã thông thoáng, nhưng thực tế những thủ tục hành chính ấy tưởng dễ mà vẫn khó.VD: DN phải lại 3-4 lần mới xin được giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), ít nhất hơn một tuần mới có được giấy chứng nhận chất lượng, tranh thủ làm đêm để truyền được dữ liệu hải quan điện tử,... Tình trạng đường truyền dữ liệu hải quan điện tử bị đứt mạng liên tục, khiến DN mệt mỏi và bị thiệt hại nhiều. Một số DN được áp dụng các hình thức ưu đãi trong kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra hàng hóa ngày càng tăng. Tuy nhiên, bên cạnh những DN chấp hành tốt pháp luật cũng có nhiều DN vi phạm, đặc biệt là tình hình vi phạm có biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Ví dụ: HQ Đà Nẵng đã phát hiện nhiều DN có hành vi xuất khống với số lượng lớn, tự ý tiêu thụ nội địa hàng hóa là nguyên liệu NK để sản xuất hàng XK, gian lận định mức hàng gia công, sản xuất XK... HQĐN đã truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính lên đến vài trăm triệu đồng. Đây là một trong những thách thức đối với ngành HQ trong chống buôn lậu, gian lận thương mại trong tình hình mới. Tình trạng đường truyền dữ liệu hải quan điện tử bị đứt mạng liên tục, khiến DN mệt mỏi và bị thiệt hại nhiều. Về phía DN, thực tế đội ngũ nhân viên làm công tác XK của các DN đều chưa được đào tạo qua lớp khai thuê HQ, chưa nắm bắt chính xác các quy trình thủ tục HQ, đồng thời đội ngũ nhân viên XNK của các DN thường hay thay đổi, dẫn đến việc thực hiện thủ tục HQ thường có sai sót, vi phạm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý của cơ quan hải quan. Nhiều thủ tục nhiêu khê đang "hành" cả DN và hải quan. Đó là hàng loạt các văn bản thừa mà bấy lâu nay vẫn đang thực hiện. Ví dụ: Để thực hiện lấy mẫu, DN phải có đơn, trong khi, đó là vấn đề quản lý của hải quan, hiển nhiên phải làm. Ông Tô cũng chỉ ra nhiều mẫu đơn vô lý khác, đó là đơn đề nghị hải quan ngoài cửa khẩu lấy mẫu và niêm phong, đơn chuyển cửa khẩu. Theo ông, mỗi chi cục hải quan ngoài cửa khẩu đã có một mã số. Mỗi tờ khai của DN đều đã được ghi mã số này, chỉ cần mở ra nhìn là quản lý được nhưng vẫn phải làm đơn. Ông Tô cũng cho rằng, ngành hải quan cứ đi "làm hộ" những ngành khác rồi đẻ ra những thủ tục không cần thiết, như quy định gửi thông báo cho chi cục thuế địa phương khi làm hồ sơ chứng từ XNK tại chỗ để cục thuế theo dõi thuế giá trị gia tăng,… Hiện nay, việc triển khai các quy trình thủ tục mới của ngành HQ và triển khai các văn bản mới của nhà nước còn gặp một số khó khăn, cả đối với HQ cũng như đối với DN. Cụ thể như Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23-1-2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và đại lý mua bán, gia công, quá cảnh hàng hóa với nước ngoài là một văn bản pháp lý quan trọng. Nghị định này đã có hiệu lực thi hành từ đầu tháng 5-2006, tuy nhiên đến nay vẫn còn một số bộ, ngành chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, do đó việc triển khai thực hiện còn nhiều lúng túng. Trong thời gian đầu thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan, Luật thuế XK, thuế NK và các văn bản hướng dẫn các quy trình thủ tục Hải quan mới, doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc do chưa nắm chính xác, đầy đủ nội dung các quy định mới. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ LỰA CHỌN LÔ HÀNG KIỂM TRA QUẢN LÝ THUẾ QUYẾT ĐỊNH THÔNG QUAN XÁC NHẬN THỰC NHẬP THỰC XUẤT KIỂM TRA HỒ SƠ LuỒNG XANH LuỒNG VÀNG LuỒNG ĐỎ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN PHÂN CÔNG KIỂM TRA HÀNG HÓA KIỂM TRA HÀNG HÓA KHAI HẢI QUAN TIẾP NHẬN TỞ KHAI PHÂN LUỒNG Doanh nghiệp Cơ quan hải quan Sơ đồ 1: Quy trình hải quan điện tử 3.1. Thời hạn khai điện tử. Doanh nghiệp tiến hành khai Hải quan chậm nhất là 8 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; thông tin khai Hải quan điện tử có giá trị làm thủ tục hải quan trong trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan chấp nhận thông tin hải quan điện tử. Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau khi khai Hải quan điện tử: Tạo thông tin khai Hải quan điện tử: Thông tin tạo trên máy tính của doanh nghiệp theo đúng tiêu chí và khuôn dạng chuẩn theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan (112 tiêu chí). Trung thực và chính xác. Gửi thông tin đến Hải quan: Dữ liệu về doanh nghiệp sẽ được truyền đến chi cục Hải quan điện tử nơi tiếp nhận hồ sơ. Nhận và thực hiện các công việc theo Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử: Đối với hàng hóa xuất khẩu: hàng cấm xuất khẩu, hàng xuất khẩu có điều kiện hoặc buộc phải giám định, phân tích phân loại…thì doanh nghiệp nộp hoặc xuất trình các giấy phép có liên quan (giấy phép, văn bản cho phép, giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa hoặc thông báo miễn kiểm tra, giấy đăng ký kiểm dịch do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, kết quả phân tích,…) 3.2. Thời điểm kiểm tra thông tin Trong giờ hành chính từ 8h00 đến 12h00 và từ 13h00 đến 17h00 (trừ ngày nghỉ và ngày lễ). Nếu cần phải kiểm tra thông tin ngoài giờ hành chính phải có lệnh của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan điện tử quyết định cho phép kiểm tra. Tiếp nhận và kiểm tra tờ khai: Kiểm tra thông tin do doanh nghiệp cung cấp: Hệ thống XLDL điện tử Sơ đồ 2: Quy trình kiểm tra tự động đối với hàng hóa xuất khẩu Nếu Doanh nghiệp không thuộc danh sách được phép tham gia khai điện tử, hệ thống sẽ ghi nhận thông tin này vòa thông điệp điện tử không chấp nhận tờ khai. Trong trường hợp nhầm mã, doanh nghiệp sẽ gửi lại chứng từ điện tử, quá trình thực hiện lại từ đầu.(đk 1) Nếu doanh nghiệp thuộc diện bỏ trốn, giải thể thì hệ thống XLDLĐT sẽ ghi nhận thông tin này vào thông điệp điện tử không chấp nhận tờ khai.(đk 2) Hệ thống kiểm tra tính logic các tiêu chí khai: các thông tin hợp chuẩn (mã HS, đơn vị tính,…) sắc thuế, thuế xuất, công thức tính thuế.(đk 3) Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách cưỡng chế thì vẫn cho phép mở tờ khai nhưng ghi nhận thông tin này vào thông tin điện tử chấp nhận tờ khai.(đk 4) Ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận thông tin khai hải quan: Tờ khai nếu vi phạm các điều kiện 1,2,3 hệ thống XLDLĐT sẽ gửi thông điệp điện tử không chấp nhận tờ khai cho doanh nghiệp. trong trường hợp ngược lại, hệ thống XLDLĐT sẽ cấp số tờ khai chính thức và gửi thông điệp điện tử chấp nhận tờ khai cho doanh nghiệp theo các hình thức sau: Chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin hải quan điện tử (luồng xanh). Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan hàng hóa (luồng vàng). Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi thông quan hàng hóa (luồng đỏ). 3.3. Phân luồng hàng hóa Bộ phận tiếp nhận Chuyển khâu nghiệp vụ kế tiếp Bắt đầu phân luồng 4. Gửi thông điệp báo hướng dẫn thủ tục HQĐT cho DN 2. Đề xuất phân luồng 1. Lấy thông tin hỗ trợ phân luồng Hệ hỗ trợ phân luồng Thông tin cưỡng chế Thông tin vi phạm Thông tin trị giá hải quan Lãnh đạo Chi cục 3. Duyệt phân luồng Sơ đồ 3: Phân luồng hàng hóa Nguyên tắc phân luồng: Luồng xanh: Nếu có đủ một trong các điều kiện sau: Hàng xuất khẩu (trừ hàng xuất khẩu từ nguyên liệu nhập khẩu). Hàng hóa xuất khẩu có điều kiện nhưng đã nộp văn bản cho phép cho cơ quan Hải quan. Luồng vàng: Hàng hóa thuộc diện bắt buộc phải có giấy phép nhưng nhưng doanh nghiệp chưa nộp văn bản cho phép cho cơ quan Hải quan. Hàng hóa thuộc diện phải nộp thuế ngay. Hàng hóa thuộc luồng xanh nhưng phát hiện có nghi vấn về hồ sơ hải quan. Luồng đỏ: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật về Hải quan. Hàng hóa không thuộc luồng xanh, luồng vàng, căn cứ vào kết quả thu thập, phân tích thông tin quản lý rủi ro từ cơ sở dữ liệu, từ trinh sát hải quan, từ cơ quan, tổ chức, cá nhân và hải quan các nước mà xác định có khả năng vi phạm pháp luật về hải quan phải kiểm tra thực tế. Phân luồng. Cán bộ tiếp nhận đề xuất phương án phân luồng căn cứ thông tin từ hệ thống hổ trợ phân luồng. trường hợp doanh nghiệp thuộc danh sách cưỡng chế, hệ thống tự động không cho phép phân luồng xanh. Lãnh đạo Chi cục Hải quan duyệt phương án phân luồng. Nếu hàng hóa đã được phân luồng xanh, luồng vàng như quy định nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì lãnh đạo Chi cục có thể thay đổi luồng. Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử được hệ thống tự động gửi cho doanh nghiệp sau khi lãnh đạo Chi cục duyệt phân luồng. thông báo hướng dẫn gồm thông tin phân luồng, tờ khai, thông báo thuế. Đối với luồng xanh, thông báo hướng dẫn thủ tục gồm cả thông tin đồng ý thông quan đối với lô hàng. 3.4. Kiểm tra hồ sơ Bộ phận kiểm tra hồ sơ Sơ đồ 4: Quy trình kiểm tra hồ sơ a. Công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ: - Kiểm tra hồ sơ thực hiện đối chiếu thông tin khai điện tử với hồ sơ giấy. - Kiểm tra chính sách mặt hàng tiến hành đối chiếu chính sách mặt hàng, kiểm tra giấy phép. - Ghi nhận thông tin kiểm tra. - Trong trường hợp không phải kiểm tra về thuế: + Nếu cần phải kiểm tra thực tế hàng hóa thì trình lãnh đạo chi cục kiểm tra thực tế hàng hóa. + Nếu không phải kiểm tra thực tế hàng hóa và hồ sơ không hợp lệ thì phải hồi lại cho doanh nghiệp để bổ sung hồ sơ. + Nếu không phải kiểm tra thực tế hàng hóa và hồ sơ hợp lệ thì chuyển sang khâu giám sát để thông quan. - Trong trường hợp cần phải kiểm tra về thuế, chuyển hồ sơ sang nhóm kiểm tra chính sách thuế. - Nhóm kiểm tra chính sách thuế tiến hành đối chiếu chính sách thuế. - Ghi nhận thôn tin kiểm tra: + Nếu cần kiểm tra thực tế hàng hóa thì trình lãnh đạo chi cục kiểm tra thực tế hàng hóa. + Nếu không phải kiểm tra thực tế hàng hóa và hồ sơ không hợp lệ thì phải hồi lại cho doanh nghiệp để bổ sung hồ sơ. + Nếu không phải kiểm tra thực tế hàng hóa và hồ sơ hợp lệ thì chuyển sang khâu giám sát để thông quan. b. Nếu doanh nghệp có đơn đề nghị sao trích nội dung giấy phép để làm thủ tục hải quan tại chi cục khác, công chức Hải quan có nhiệm vụ: - Kiểm tra, đối chiếu dữ liệu về lượng hàng hóa đã thực xuất với đơn đề nghị của doanh nghiệp. Công chức Hải quan khi trừ lùi giấy phép sẽ xác nhận lượng hàng còn lại và trả lại trên phiếu theo dõi trừ lùi đối với với giấy phép đó. - Giấy phép trừ lùi được in, chuyển cho đội trưởng đội thông quan ký, đóng dấu nghiệp vụ “Chi cục Hải quan điện tử”. Sau đó, trả giấy phép trừ lùi cho doanh nghiệp. 3.5. Thông quan hàng hóa Trường hợp thông quan luồng xanh: Doanh nghiệp: mang tờ khai in (02 bản) đến bộ phận giám sát của chi cục hải quan, cửa khẩu để thông quan hàng hóa. Bộ phận giám sát của chi cục hải quan cửa khẩu: + Tiếp nhận tờ khai của doanh nghiệp. + Kiểm tra, đối chiếu tờ khai với thông tin khai điện tử trên hệ thống. + Xác nhận hàng đã thông quan điện tử lên tờ khai in, giao cho người khai hải quan 01 bản, chuyển 01 bản cho chi cục Hải quan điện tử lưu (sau 15 ngày) + Cập nhật kết quả đã xác nhận vào hệ thống xử lý dữ liệu Hải quan điện tử + Hủy việc xác nhận thực xuất trên hệ thống xử lý dữ liệu Hải quan điện tử đối với hàng hóa đã được xác nhận thực xuất nhưng không xuất khẩu. Trường hợp thông quan luồng vàng: Doanh nghiệp: nộp, xuất trình tờ khai in (02 bản) cùng chứng từ giấy thuộc hồ sơ cho Chi cục Hải quan điện tử theo yêu cầu. Công chức Hải quan: + Kiểm tra các chứng từ thuộc hồ sơ Hải qua do doanh nghiệp nộp, xuất trình. + Nhập kết quả kiểm tra vào hệ thống. +In phiếu ghi kết quả kiểm tra chuyển trả cho doanh nghiệp một bản, lưu 1 bản cùng chứng từ giấy đã được kiểm tra. + Xác nhận thông quan trên hệ thống nếu các chứng từ nộp, xuất trình hợp lệ. + Yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi thông quan nếu có nghi vấn. Trường hợp hàng hóa được thông quan ngay thì đội trưởng đội thông quan Chi cục Hải quan điện tử phê duyệt kết quả kiểm tra và quyết định thông quan trên hệ thống. Trường hợp hàng hóa được kiểm tra thực tế thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan điện tử quyết định việc kiểm tra thực tế trước khi thông quan. Trường hợp hàng hóa phải phân tích, phân loại, trưng cầu giám định thì yều cầu Chi cục Hải quan của khẩu lấy mẩu đi giám định. Khi có kết quả gửi cho Chi cục Hải quan điện tử để hoàn tất thủ tục. Hàng hóa phải kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan thiếu một số chứng từ nhưng được Chi cục Hải quan điện tử đồng ý cho nộp chậm có thời hạn thì được thông quan. Hàng hóa chưa nộp, nộp chưa đủ số tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định mà được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì được chấp nhận thông quan. Trường hợp thông quan luồng đỏ: Doanh nghiệp: nộp, xuất trình tờ khai in (02 bản) cùng chứng từ giấy thuộc hồ sơ cho Chi cục Hải quan điện tử Công chức Hải quan: Tại Chi cục Hải quan điện tử kiểm tra các chứng từ do doanh nghiệp xuất trình theo yêu cầu. nhập kết quả vào hệ thống. Doanh nghiệp xuất trình hàng hóa cho chi cục Hải quan cửa khẩu để kiểm tra thực tế. Công chức Hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa, nhập kết quả kiểm tra vào hệ thống,in phiếu ghi kết quả và cùng đại diện doanh nghiệp ký xác nhận. Bắt đầu Chuyển kết quả cho bộ phận kiểm tra hồ sơ Đối chiếu hồ sơ và thực tế hàng hóa Ghi nhận thông tin kiểm tra Bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa Sơ đồ 5: Quy trình kiểm tra thực tế hàng hóa Chi cục Hải quan điện tử kiểm tra và tính lại thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế qua kiểm tra thực tế hàng hóa phải tính lại thuế. Đội trưởng đội thông quan Chi cục hải quan điện tử phê duyệt kết quả kiểm tra và quyết định thông quan trên hệ thống. Chi cục Hải quan cửa khẩu lưu chứng từ giấy nộp hồ sơ Hải quan và chuyển cho Chi cục Hải quan điện tử, giao tờ khai in 2 bản cho doanh nghiệp. Trường hợp hàng hóa được thông quan thì thực hiện các công việc trên. Trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật Hải quan thì xử lý theo quy định hiện hành. 3.6. Thu nhập thuế và lệ phí Hải quan Thuế xuất, nhập khẩu được tính theo trị giá GATT, trị giá hàng sẽ giao dịch hoặc đã giao dịch. Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ về thuế và lệ phí Hải quan theo thông báo của Chi cục Hải quan điện tử qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử: + Đối với hàng hóa phải nộp thuế ngay, sau khi cơ quan Hải quan chấp nhận thông tin khai điện tử và cấp số tờ khai Hải quan điện tử, doanh nghiệp nộp thuế theo thông báo hướng dẫn làm thủ tục Hải quan điện tử và xuất trình chứng từ nộp thuế hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp cho chi cục Hải quan điện tử trước khi thông quan. + Đối với hàng hóa được ân hạn thuế thì doanh nghiệp phải nộp thuế theo Thông báo hướng dẫn làm thủ tục Hải quan điện tử trong thời gian ân hạn theo quy định. + Việc nộp lệ phí Hải quan của các lô hàng đã được thông quan tháng trước được thực hiện tại ngày 1 của tháng đến ngày 10 tháng sau tại Chi cục Hải quan điện tử. Công chức Hải quan thuộc Chi cục Hải quan điện tử thực hiện: - Thu, theo dõi nộp thuế, nợ thuế và kế toán theo quy định. - Tính, thu lệ phí Hải quan hàng tháng theo quy định. 3.7. Hỗ trợ doanh nghiệp và giải quyết khiếu nại (nếu có). Doanh nghiệp tham gia thủ tục Hải quan điện tử sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía cơ quan Hải quan trong việc đào tạo, tiếp nhận các văn bản pháp lý quy định về thủ tục Hải quan điện tử; doanh nghiệp có quyền đề nghị cơ quan Hải quan giải đáp vướng mắc liên quan đến quá trình thông quan điện tử. Nếu vướng mắc vượt quá thẩm quyền Chi cục phải báo cáo và có đề xuất kịp thời với cơ quan cấp trên. 3.8. Xử lý vi phạm (nếu có). - Chi cục trưởng Chi cục Hải quan điện tử thực hiện xử lý vi phạm theo thẩm quyền do pháp luật quy định. Sau khi xử lý thì nhập kết quả xử lý vào hệ thống. - Đối với hàng hóa cần kiểm tra thực tế, Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa nếu phát hiện vi phạm thì xử lý. Kết quả xử lý sẽ được nhập vào hệ thống. 3.9. Kiểm tra sau thông quan. - Tiếp nhận và lưu trữ các tờ khai in, chứng từ giấy thuộc hồ sơ Hải quan đã thông quan điện tử từ các Chi cục Hải quan cửa khẩu chuyển về theo định kỳ hàng tháng. - Thu thập thông tin từ các nguồn. - Trên cơ sở kiểm tra kết quả, nếu có dấu hiệu vi phạm về chính sách mặt hàng, chín sách thuế, trị giá Hải quan mã số hàng hóa, xuất sứ hàng hoa thì yêu cầu doanh nghiệp mang chứng từ giấy thuộc hồ sơ Hải quan và các chứng từ khác liên quan đến hàng hóa để thực hiện việc kiểm tra theo quy định. - Phân loại, phân tích, đánh giá thông tin để xác định đối tượng; lập kế hoạch kiểm tra sau thông quan; báo cáo cục trưởng cục Hải quan tỉnh, thanh phố phê diệt và trao quyết định kiểm tra sau thông quan. 3.10. Quản lý rủi ro. - Tổ chức thu thập thông tin, tài liệu từ cơ sở dữ liệu, chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan, từ bộ phận thông quan, kiểm tra sau thông quan, trinh sát hải quan, từ thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân, và hải quan các nước. - Phân loại, phân tích, đánh giá và xử lý thông tin kịp thời để xác định khả năng rủi ro phục vụ cho việc thông quan hàng hóa, kiểm tra sau thông quan và chống buôn lậu trên địa bàn hoạt động của mình. - Lập hồ sơ quản lý doanh nghiệp theo mức độ tuân thủ phát luật hải quan. - Nhập kết quả vào hệ thống để phục vụ công tác nghiệp vụ hải quan. - Đề xuất tiêu chí phân luồng và tiêu chí kiểm tra sau thông quan trình Lãnh đạo chi cục Hải quan điện tửHHHHHHHHHHyyyyhhhhHHHHHhhhhhhgfgdggggj 4. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA THÔNG QUAN ĐIỆN TỬ KHI ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM. 4.1. Ưu điểm. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng lớn, loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng. Để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và đầu tư phát triển, đồng thời phải đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan chặt chẽ đúng pháp luật, ngành hải quan đã ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), áp dụng các kỹ thuật nghiệp vụ hải quan hiện đại, các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để đẩy nhanh tốc độ xử lý thông tin, nâng cao hiệu quả quản lý. Những lợi ích mang lại cho DN có thể dễ dàng nhận rõ là HQĐT giúp DN giảm thời gian làm thủ tục, giảm chi phí. Luồng xanh (những DN được ưu tiên, không vi phạm pháp luật, chấp hành đầy đủ thủ tục và chính sách của Nhà nước) giảm 5-10 phút so với trước, giảm số lượng chứng từ phải nộp xuống còn 50% vì chỉ phải khai tờ khai hải quan mà không phải xuất trình, nộp hồ sơ hải quan (lưu tại DN). Luồng vàng (Những DN có ghi vấn, phải in hồ sơ và đem đến cơ quan hải quan để đối chiếu, nếu không có vi phạm sẽ được thông quan) giảm 20-30 phút so với trước, chỉ xuất trình các chứng từ hải quan yêu cầu. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hỗ trợ số liệu, hướng dẫn thủ tục hải quan  nhanh trên mạng. Đặc biệt, HQĐT giúp nâng cao tính minh bạch, công bằng trong giải quyết thủ tục hải quan, giảm thiểu các tiêu cực phát sinh do việc tiếp xúc trực tiếp giữa hải quan và DN. DN có thể thực hiện việc khai báo hợp đồng, phụ kiện hợp đồng (bao gồm cả danh mục kèm theo) và định mức mà không cần phải xuất trình các giấy tờ có liên quan nêu trên để cơ quan hải quan kiểm tra. Đối với cơ quan hải quan, thủ tục HQĐT giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hải quan,... 4.2. Nhược điểm. Bên cạnh những ưu điểm, việc thực hiện HQĐT thời gian qua cũng bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc, đòi hỏi có giải pháp khắc phục kịp thời như giải quyết các bước trong quy trình nghiệp vụ vẫn liên quan nhiều đơn vị hải quan, DN vẫn còn phải đi lại, chờ đợi; hệ thống mạng đôi lúc vẫn trục trặc, phần mềm ứng dụng triển khai vẫn còn phải hiệu chỉnh nhiều, hệ thống mạng HQÐT hiện chưa kết nối với các tổ chức thương mại, cơ quan quản lý nhà nước như thuế, kho bạc, ngân hàng... nên nhiều khâu vẫn phải thực hiện theo phương pháp thủ công, gây chậm trễ. Hạn chế mà nổi bật là hệ thống mạng và tính kết nối với các hệ thống khác.  Hệ thống mạng hải quan điện tử hiện chưa kết nối với các tổ chức thương mại, các cơ quan quản lý nhà nước như thuế, kho bạc, ngân hàng... Vì vậy, nhiều khâu vẫn phải thực hiện theo phương pháp thủ công dẫn tới ùn tắc, chậm trễ thời gian giấy tờ do khâu chuyển tiếp bàn giao chứng từ. Khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp, công chức phải mở cùng lúc nhiều chương trình giống như hải quan thủ công (hệ thống quản lý giá tính thuế GT22, hệ thống kế toán KT 559, hệ thống thông tin vi phạm...). Các hệ thống này không được thiết kế riêng cho hải quan điện tử nên không đồng bộ với hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử.  Hệ thống xử lý dữ liệu thông quan điện tử còn chậm. Bên cạnh đó, hệ thống đường truyền luôn báo lỗi, tỷ lệ các tờ khai phân luồng vàng, luồng đỏ còn rất cao, các phần mềm vừa chạy, vừa xây dựng nên vẫn còn trục trặc. Điều này khiến các doanh nghiệp chưa mặn mà, thậm chí có doanh nghiệp nản, muốn quay lại việc khai báo truyền thống. 4.3. Thực trạng. Hiện nay, nhiều DN rất quan tâm, chú ý đến phương thức làm thủ tục mới của ngành hải quan nhưng vẫn còn rất e dè, tham gia chỉ để thử. Sau đó họ lại tiếp tục làm theo nếp cũ. Ngay trong nội bộ hải quan cũng có những tư tưởng, nhận thức chưa hoàn toàn đầy đủ, đúng đắn về việc phát triển, mở rộng hải quan điện tử. Nhiều DN vốn quen làm thủ công, khai thủ tục hải quan trên giấy, khi chuyển sang khai báo điện tử cũng gặp khó khăn. Mức độ tự động hóa của hệ thống phụ thuộc nhiều vào chuẩn hóa, mã hóa danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu phải quản lý, tuy nhiên, thông tin về chính sách mặt hàng do các bộ, ngành quản lý còn chậm. Hầu hết thông tin, số liệu do các Bộ, ngành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTL QTXNK5.doc
  • pptTieuluan nhom 5 ..ppt
Tài liệu liên quan