Tiểu luận Quy định pháp luật về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

MỤC LỤC

1. Những vấn đề chung về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh .1

1.1. Khái niệm về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh .1

1.2. Đặc điểm về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh .2

1.3. Phân loại quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh .3

2. Quy định pháp luật về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh . .4

2.1. Quảng cáo so sánh . .4

2.2. Quảng cáo bắt chước .5

2.3.Quảng cáo gây nhầm lẫn . 6

3. Thực tiễn thực hiện quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh .7

3.1. Thực tiễn hoạt động quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh . .7

3.2. Bất cập và phương hướng hoàn thiện . .9

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10535 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quy định pháp luật về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lành mạnh Quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh là một trong các hành vi của cạnh tranh không lành mạnh, hành vi quảng cáo có đặc điểm chung giống với hành vi cạnh tranh không lành mạnh và có đặc điểm riêng biệt. Thứ nhất, hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh là một hành vi cạnh tranh do các chủ thể kinh doanh trên thị trường thực hiện nhằm mục đích lợi nhuận. Trên thị trường cạnh tranh, mỗi hành vi kinh doanh của một doanh nghiệp cũng chính là hành vi cạnh tranh trong tương quan với doanh nghiệp khác. Để thu được lợi nhuận doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh với đối thủ hoạt động trong cùng lĩnh vực nhằm thu hút khách hàng về phía mình. Chủ thể thực hiện hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh là các doanh nghiệp thực hiện tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường bao gồm: mọi tổ chức hay cá nhân tham gia tìm kiếm lợi nhuận một cách thường xuyên, chuyên nghiệp. Thứ hai, hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh là hành vi có tính chất đối lập, đi ngược lại các thông lệ tốt, các nguyên tắc đạo đức kinh doanh, có thể hiểu là các quy tắc xư sự chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động kinh doanh trên thị trường. Các quy định về quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh được hình thành và hoàn thiện qua bề dày thực tiễn phát triển kinh tế xã hội. Để có thể phán định một hành vi có đi ngược lại những quy tắc xư sự chung trong kinh doanh đòi hỏi cơ quan xử lý hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh cần hiểu biết và đánh giá sâu sắc về thực tiễn thị trường. Thứ ba, hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh cần được ngăn chặn khi nó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho đối tượng khác. Hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh là hành vi gây thiệt hại nhất định dù thiệt hại này đã xảy ra hay chưa và hành vi này cần được ngăn chặn. Những thiệt hại cũng gắn liền với trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên. Đặc điểm này mang ý nghĩa về tố tụng và gắn liền với yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trên đây là đặc điểm chung của cạnh tranh không lành mạnh và quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, những đặc điểm riêng của quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện cụ thể trong từng hình thức quảng cáo riêng biệt. 1.3. Phân loại quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh được chia ra làm 3 loại tùy thuộc vào hành vi quảng cáo cụ thể, bao gồm: quảng cáo so sánh, quảng cáo bắt chước. quảng cáo gây nhầm lẫn. Theo Đại từ điển Black’s Law, quảng cáo so sánh được định nghĩa như sau:“Quảng cáo so sánh là quảng cáo mà so sánh một cách đặc biệt nhãn hiệu hàng hóa này với nhãn hiệu hàng hóa khác của cùng một loại sản phẩm”. Hiện nay, ở Việt Nam chưa xây dựng khái niệm quảng cáo so sánh hiểu một cách chung nhất: Quảng cáo so sánh là quảng cáo trong đó có nội dung so sánh giữa hàng hóa, dịch vụ, khả năng kinh doanh của một doanh nghiệp (người quảng cáo) với đối tượng cùng loại của một hay một số doanh nghiệp cạnh tranh khác. Đây là hoạt động quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh phổ biến nhất, vì lợi ích của mình và nhằm cạnh tranh không lành mạnh với đối thủ mà bên đưa ra quảng cáo sẽ tìm cách so sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với bên đối thủ để hạ thấp hàng hóa, dịch vụ của đối thủ và thu hút khách hàng, lợi nhuận về phía mình. Quảng cáo bắt chước hiểu một cách đơn giản là làm theo cách của người khác. Quảng cáo bắt chước là quảng cáo được thực hiện với nội dung, cách thức giống hệt hoặc tương tự quảng cáo của người khác. Khi thấy lợi ích nhất định của quảng cáo đem lại cho hàng hóa, dịch vụ đối với doanh nghiệp đó thì doanh nghiệp khác có thể bắt chước về nội dung, hình thức, phương pháp quảng cáo với mong muồn tạo ra hiệu quả như sản phẩm, dịch vụ trước đó được quảng cáo. Quảng cáo gây nhầm lẫn chia ra làm hai loại quảng cáo gian dối và quảng cáo gây nhầm lẫn. Quảng cáo gian dối có thể hiểu là đưa ra thông tin sai những nội dung sai lệch so với thực tế khách quan, từ đó lừa dối người tiêu dùng. Khi doanh nghiệp muốn nhận được lợi nhuận cao nhất họ có thể đưa ra nhiều thông tin về sản phẩm mà những thông tin đó có thể không có thật, không đúng về sản phẩm. Quảng cáo gây nhầm lẫn không đưa ra thông tin sai nhưng nội dung không đầy đủ không rõ ràng hoặc bỏ sót từ đó tạo ra sự hiểu lầm cho người tiêu dùng. Khi doanh nghiệp muốn người tiêu dùng chú ý đến mặt hàng của mình thì họ có thể đưa thông tin không đầy đủ, không cụ thể nhằm gây hiểu lầm nhất định về mặt hàng và hiểu lầm đó có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2. Quy định pháp luật về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh 2.1. Quảng cáo so sánh Quảng cáo so sánh là nội dung truyền thống của pháp luật cạnh tranh không lành mạnh, quá trình phát triển và hoàn thiện các quy định về quảng cáo so sánh phản ánh những đặc thù của quá trình phát triển pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh. Theo ghi nhận tại Khoản 1 Điều 45 luật cạnh tranh 2004 thì cấm hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ. Hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp thể hiện qua những nội dung quảng cáo về một loạt hàng hóa, dịch vụ cạnh tranh hoặc đối thủ cạnh tranh đã cung cấp hàng hóa, dịch vụ đó. Nội dung đó có thể là lời nói, chữ viết, hình ảnh, âm thanh…khiến người tiếp nhận quảng cáo (khách hàng, người tiêu dùng) nhận thức về hàng hóa,dịch vụ và đối thủ cạnh tranh. Những trường hợp ám chỉ, suy diễn sẽ không được coi là thuộc phạm vi so sánh trực tiếp (Điều 2c Chỉ thị 2006/114/EC). Về bản chất hành vi quảng cáo so sánh nhằm cạnh tranh không lành mạnh có thể được xem xét dưới góc độ lợi dụng uy tín hoặc công kích, gièm pha đối thủ cạnh tranh. Quảng cáo so sánh gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh khi thu hút khách hàng về phía mình thông qua hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Về nội dung, quảng cáo so sánh bao gồm nhiều nội dung nhưng chủ yếu so sánh về giá và quảng cáo so sánh về đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ như tính năng, công dụng, chất lượng…đây là những nội dung mà khách hàng quan tâm khi lựa chọn hàng hóa, dịch vụ. Về hình thức, quảng cáo so sánh bao gồm so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về quảng cáo so sánh tương đối và tuyệt đối nhưng có thể thấy rõ nhất cấp độ so sánh của hai loại hình quảng cáo này hoàn toàn khác nhau. Khi quảng cáo so sánh tuyệt đối đi kèm sự kiểm chứng, xác nhận của một bên thứ ba độc lập, khách quan (hiệp hội ngành nghề, tổ chức tiêu dùng, cơ quan truyền thông…) thì đây là cơ sở kiểm chứng thông tin và đồng thời là cơ sở để xử lý vi phạm nếu có. Trường hợp ngoại lệ của quảng cáo so sánh theo pháp luật Việt Nam ghi nhận trong Nghị định số 37/2006/NĐ-CP cho phép thương nhân có thể thực hiện so sánh hàng hóa của mình với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong sản phẩm quảng cáo thương mại sau khi có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh Như vậy tính chất không lành mạnh của hành vi quảng cáo so sánh được đánh giá theo hai hướng: lợi dụng tên tuổi, uy tín, lợi thế cạnh tranh của người khác hoặc công kích, hạ thấp uy tín đối thủ cạnh tranh. Khi thông tin quảng cáo chính xác những lợi thế có thật của người này so với đối thủ cạnh tranh thì sẽ làm giảm chi phí, thời gian và công sức tìm hiểu thông tin của người tiêu dùng, góp phần minh bạch hóa thị trường. Mặt khác khi doanh nghiệp có những lợi thế cạnh tranh chính đáng so với đối thủ, sẽ không hợp lý khi ngăn cản người đó công bố chúng, nếu ngăn cản có thể gây ảnh hưởng tiêu cực với cạnh tranh. Trong mối quan hệ đối lập về lợi ích giữa các doanh nghiệp tham gia thị trường, quảng cáo so sánh luôn có nguy cơ lệch hướng trở thành cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng tới người tiêu dùng, làm mất uy tín doanh nghiệp. Nên pháp luật cạnh tranh không lành mạnh cần đặt hành vi này trong sự giám sát chặt chẽ chống lại việc lạm dụng. 2.2. Quảng cáo bắt chước Quảng cáo bắt chước được quy định tại Khoản 2 Điều 45 luật cạnh tranh 2004 “Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng”. Tính chất không lành mạnh của quảng cáo bắt chước thể hiện ở việc lợi dụng thành quả đầu tư lợi thế cạnh tranh của người khác gây hậu quả tạo sự nhầm lẫn không đáng có cho khách hàng (người tiêu dùng). Nhầm lẫn có thể chia ra nhiều loại khác nhau như nhầm lẫn về nguồn gốc, nhầm lẫn về liên hệ… Nhầm lẫn về nguồn gốc: khi khách hàng tiếp nhận những quảng cáo giồng nhau gây nên sự ngộ nhận rằng hai loại hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo thuộc cùng một chủ sản xuất. Nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa chính là thương hiệu của sản phẩm, điều tạo nên lòng tin cho người tiêu dùng, khi người tiêu dùng có nhầm lẫn về nguồn gốc của hai loại hàng hóa dẫn tới nhu cầu tiêu dùng của họ bị tác động và gây hậu quả nhất định đối với hàng hóa, dịch vụ bị nhầm lẫn. Nhầm lẫn về liên hệ: khi hai loại hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo thuộc cùng một nguồn gốc, người tiếp nhận quảng cáo vẫn có thể cho rằng giữa hai nhà sản xuất có mối liên quan, liên hệ, cùng thuộc một tập đoàn, có quan hệ đối tác hay ủy thác, nhượng quyền. Hành vi này tạo dựng niềm tin không có thật cho người tiêu dùng nhằm thu hút lợi nhuận cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động quảng cáo. Pháp luật cạnh tranh không lành mạnh còn xem xét quảng cáo bắt chước ở trường hợp đặc biệt là bắt chước mù quáng: tính không trung thực, tính không thiện chí thể hiện ở chỗ người bắt chước không có sự nghiên cứu, đầu tư, sáng tạo, mà chỉ biết sao chép một cách đơn giản thành quả của người khác, bất chấp thực tế rằng có những phương thức cạnh tranh hiệu quả khác. Đây là hành vi lợi dụng đặc biệt, sản phẩm sao chép không chỉ lặp lại các điểm cơ bản, quan trọng của sản phẩm mẫu, mà cón sao chép cả chi tiết mỹ thuật… mà những chi tiết này hoàn toàn có thể biến đổi, thay thế được. Có thể do hiệu quả mà quảng cáo trước đó đạt được nên doanh nghiệp khác khi muốn quảng cáo hàng hóa, dịch vụ đã chấp nhận bắt chước y hệt mẫu quảng cáo có sẵn, hành vi có thể gây nên tác dụng xấu cho doanh nghiệp quảng cáo bắt chước khi gặp phải sự phản ừng từ phía người tiêu dùng và doanh nghiệp quảng cáo trước đó. 2.3.Quảng cáo gây nhầm lẫn Quảng cáo gây nhầm lẫn là loại hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh phổ biến nhất và thường gặp trong thực tiễn cuộc sống nhất. Quy định quảng cáo gây nhầm lẫn tại Khoản 3 Điều 45 luật cạnh tranh 2004 “Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây: a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác”. Tính trung thực được đánh giá theo tác động đến đối tượng của hành vi quảng cáo trực tiếp đặt gia là khách hàng và người tiêu dùng. Nhưng bên cạnh đó không thể phủ nhận những tác động của quảng cáo gây nhầm lẫn đến đối thủ cạnh tranh khi khách hàng mua sản phẩm dựa trên những trên những thông tin sai lệch và chịu thiệt hại nhất định về kinh tế thì đồng nghĩa với việc các đối thủ cạnh tranh mất khách hàng này. Quảng cáo gây nhầm lẫn tạo nên hậu quả xấu làm thị trường trở nên không minh bạch và phúc lợi nền kinh tế bị tổn hại. Quảng cáo gây nhầm lẫn và quảng cáo gian dối là hai loại quảng cáo khác nhau, có nhiều quan điểm về hai loại quảng cáo này nhưng theo quy định luật cạnh tranh 2004 thì hai hành vi này được quy định trong cùng một điều luật với cách thức và chế tài xử lý giống nhau. Điều 45 liệt kê nhiều nội dung quảng cáo có thể gian dối hoặc gây nhầm lẫn và từ thực tiễn cho thấy các nội dung quảng cáo gây nhầm lẫn hoặc quảng cáo gian dối thuộc các trường hợp sau: gian dối gây nhầm lẫn về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bao gồm giá cả, chất lượng, đặc điểm, khả năng và tình trạng cung ứng; gian dối, gây nhầm lẫn về uy tín, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp; gây nhầm lẫn, gian dối về bản chất của giao dịch. Các hình thức quảng cáo gây nhầm lẫn và quảng cáo gian dối tồn tại trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Thực tiễn pháp lý ở nhiều nước cho thấy mỗi ngành kinh tế phải có những chế định chống quảng cáo gian dối và quảng cáo gây nhầm lẫn đặc thù. Trong ngành hàng không quảng cáo gây nhầm lẫn và quảng cáo gian dối thường liên quan giá vé máy bay, trong ngành kinh doanh bất động sản quảng cáo gây nhầm lẫn và quảng cáo gian dối thường liên quan đến diện tích bất động sản được bán, dịch vụ kèm theo…Trong ngành bảo hiểm quảng cáo gây nhầm lẫn và quảng cáo gian dối thường liên quan các ưu đãi dịch vụ bảo hiểm, cam kết trả bảo hiểm… Bên cạnh tính chất cạnh tranh không lành mạnh thì hành vi này còn xem xét dưới góc độ pháp luật dân sự và pháp luật hình sự. Xét dưới góc độ dân sự: việc cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn trong quảng cáo không chỉ vi phạm nguyên tắc trung thực mà còn vi phạm nguyên tắc tự nguyện vì khách hàng, người tiêu dùng đã thể hiện ý chí mua hàng đối với sản phẩm mà người đó nhận biết khi xem quảng cáo thay vì sản phẩm thực tế. Giao dịch xác lập tự sự nhầm lẫn do quảng cáo gây ra khi đó không phản ánh ý chí đích thực của người mua sản phẩm, vi phạm tự do ý chí dẫn tới hợp đồng vô hiệu. Xét góc độ hình sự: Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về tội quảng cáo gian dối tại Điều 168 “1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hoá, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm” đây là cơ sở pháp lý cho những trường hợp hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng đến người tiêu dùng và đời sống xã hội nói chung. 3. Thực tiễn thực hiện quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh 3.1. Thực tiễn hoạt động quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường. Đảm bảo cạnh tranh tự do và công bằng là giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế chung của đất nước. Để chống lại đối thủ cạnh tranh, duy trì sự tồn tại, mở rộng thị trường, thu nhiều lợi nhuận, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng sử dụng phương pháp cạnh tranh công bằng, lành mạnh. Thay vào đó, nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng cả các thủ đoạn cạnh tranh bị coi là “không lành mạnh”. Thực tiễn cho thấy nhiều trường hợp các doanh nghiệp thực hiện hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Theo số liệu báo cáo của cơ quan quản lý ở các tỉnh, thành phố, chỉ tính riêng giai đoạn 2002 - 2006, thanh tra ngành văn hóa đã xử lý 9.947 trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 11 tỷ đồng, buộc tháo dỡ hàng nghìn sản phẩm quảng cáo trên bảng hiệu và các phương tiện quảng cáo khác. Riêng Tp.HCM đã xử lý hơn 6.000 trường hợp vi phạm, phạt hơn 7,5 tỷ đồng. Đây là vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo nói chung và chưa có số liệu cụ thể về những vi phạm trong quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Dưới đây là những vụ án có hành vi vi phạm về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Tháng 07/2003, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã công bố Quyết định số 20/2003/HĐTP-DS ngày 23/06/2003 về vụ án hai Công ty Vạn Thành và Ưu Việt kiện công ty Kymdan yêu cầu công ty Kymdan chấm dứt hành vi quảng cáo và xin lỗi công khai. Vụ kiện nảy sinh khi tháng 7/2001, Kymdan đăng quảng cáo với nội dung: “Đối với nệm lò xo, do tính chất không ưu việt của nguyên liệu sản xuất nên chất lượng nệm sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu độ đàn hồi của lò xo cao, lò xo dễ bị gãy, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Đối với nệm nhựa tổng hợp poly-urethane (nệm mút xốp nhẹ) tính dẻo ưu việt nên không có độ đàn hồi, mau bị xẹp. Chính vì những lý do đó mà Kim đan hoàn toàn không sản xuất nệm lò xo cũng như nệm nhựa poly-urethane. Tất cả các sản phẩm của Kim đan đều được làm từ 100% cao su thiên nhiên, có độ bền cao và không xẹp lún theo thời gian...”. Ngay sau khi mẫu quảng cáo trên phát hành, 2 công ty sản xuất nệm lò xo và nệm mút đã khởi kiện Kim Đan ra toà với lý do quảng cáo của Kim Đan không có căn cứ, gây thiệt hại đến uy tín sản phẩm của họ. Có thể thấy, trong vụ án này, sản phẩm quảng cáo của công ty Kymdan chỉ đưa ra thông tin so sánh giữa sản phẩm đệm mút và sản phẩm đệm lò xo. Qua thông tin đó, khách hàng đã nhận dạng và khoanh vùng loại sản phẩm và nhóm doanh nghiệp có sản phẩm bị so sánh, các loại đệm này là cùng loại vì cùng đáp ứng cho một nhu cầu của người tiêu dùng. Hành vi bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng. Việc nhãn hiệu gây nhầm lẫn của công ty cà phê Trung Nguyên: Công ty cà phê Trung Nguyên với thương hiệu G7 nổi tiếng cũng bị quy vào một trong những doanh nghiệp có hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Công ty Trung Nguyên đã sử dụng nhãn hiệu ba chiều hình cốc đỏ của Nestlé để so sánh trực tiếp sản phẩm G7 của họ với sản phẩm Nescafé của Nestles. Đó thực chất là việc so sánh trực tiếp sản phẩm nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Tháng 8-12/2008 Cục Quản lý cạnh tranh khởi xướng điều tra đối với hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty Việt Am phát hiện hành vi quảng cáo sai lệch về doanh nghiệp, sản phẩm bán hàng đa cấp và buộc người tham gia mua sản phẩm để tham gia bán hàng đa cấp. Cục đã tiến hành theo thủ tục tố tụng cạnh tranh và quyết định phạt 240 triệu đồng, Quyết định số 115/QĐ-QLCT ngày 22/12/2008 Tháng 10-12/2008 Cục Quản lý cạnh tranh tự khởi xưởng điều tra Vụ việc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vĩnh Nhật Quang với nội dung quảng cáo sai lệch phát hiện hành vi: quảng cáo sai lệch về tính năng, công dụng sản phẩm và đưa ra quyết định phạt 40 triệu, Quyết định số 126/QĐ-QLCT ngày 31/12/2008. 3.2. Bất cập và phương hướng hoàn thiện Sau gần 10 năm thực hiện, Pháp lệnh Quảng cáo đã bộc lộ nhiều hạn chế nhằm tháo gỡ những hạn chế trên, Dự thảo Luật Quảng cáo đã được xây dựng và sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ hai, khai mạc vào ngày 20/10/2011. Dự thảo Luật Quảng cáo được xây dựng với 5 chương, 47 điều, với mục tiêu điều chỉnh toàn diện hoạt động về quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam, xác định những vấn đề cơ bản về nội dung, hình thức quảng cáo. Sau khi ban hành Luật quảng cáo cùng với luật cạnh tranh 2004 sẽ có sự thống nhất tạo nên cơ sở pháp lý vững chắc kiểm soát quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Hiện nay việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung và xử lý vi phạm về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh nói riêng còn hết sức khiêm tốn. Điều này có nguyên nhân cả từ trong sự chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật cũng như sự thiếu kinh nghiệm trong công tác đấu tranh chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong thời gian qua, để triển khai Luật Cạnh tranh cũng như các quy định xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như: Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15-09-2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh; Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh; Nghị định 05/2006/NĐ-CP ngày 09-01-2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh; Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh. Nhưng để triển khai có hiệu quả các quy định về cạnh tranh không lành mạnh, vẫn còn nhiều vấn đề về mặt pháp lý cần phải được hoàn thiện như: Thứ nhất, cần xác định lại bản chất “thương mại” của hoạt động quảng cáo, pháp luật thương mại, pháp luật quảng cáo không nên điều chỉnh luôn cả hoạt động quảng cáo phi thương mại như hiện nay. Điều này sẽ giúp cho hoạt động quảng cáo nói chung và quảng cáo so sánh nói riêng được thông suốt, thuận lợi hơn về mặt quản lý nhà nước. Nên điều chỉnh hoạt động quảng cáo so sánh tập trung trong một hoặc hai văn bản nhất định, như Luật Cạnh tranh và một văn bản hướng dẫn thi hành Luật này có liên quan đến quảng cáo so sánh. Các văn bản luật khác như: Luật Thương mại, Luật Quảng cáo chỉ nên quy định cấm các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Điều này sẽ giúp cho các quy định liên quan đến quảng cáo so sánh được thống nhất và nâng cao vai trò và tầm quan trọng thích đáng của pháp luật cạnh tranh trong xử lí các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Thứ hai, định hướng xây dựng những nội dung cụ thể của vấn đề quảng cáo so sánh. Các nội dung đó bao gồm: Định nghĩa quảng cáo, Vai trò của việc xây dựng một định nghĩa quảng cáo chuẩn và có tính định hướng chung cho việc quy định cụ thể các nội dung của vấn đề này là cần thiết. Trong định nghĩa quảng cáo so sánh tại Chỉ thị 84/450/EEC có đề cập đến “sự làm nhận ra một cách trực tiếp” và “sự làm nhận ra một cách gián tiếp” nhưng lại không giải thích thêm như thế nào là “sự làm nhận ra một cách trực tiếp/gián tiếp”. Việc nêu ra “sự làm nhận ra một cách trực tiếp/gián tiếp” trong định nghĩa có mục đích thông tin về các cách thức thực hiện một quảng cáo so sánh và điều này không ảnh hưởng gì đến khả năng áp dụng của các quy định pháp luật trên. Có thể đưa ra một định nghĩa như sau: “Quảng cáo so sánh là quảng cáo làm nhận ra một hoặc một vài đối thủ cạnh tranh hoặc các sản phẩm hay các dịch vụ cùng loại mà đối thủ cạnh tranh sản xuất, cung ứng hay phân phối và đáp ứng được một số điều kiện khác do pháp luật quy định”. Về chủ thể thực hiện được phép tiến hành hoạt động quảng cáo. Nên quy định rõ ràng và cụ thể những đối tượng nào được phép thực hiện hoạt động quảng cáo. Pháp luật cạnh tranh Việt Nam nên quy định cụ thể hơn các chủ thể: nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ và nhà phân phối hàng hóa/dịch vụ đều được tham gia hoạt động này để: tránh gây phân biệt đối xử giữa các thành phần thương nhân; không gây ra một lỗ hổng khi không điều chỉnh những quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh được thực hiện bởi một trong các chủ thể nêu trên. Về mức phạt của hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện quảng cáo so sánh nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Điều 35 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/09/2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh phải được sửa đổi lại mức phạt cao hơn để góp phần răn đe các doanh nghiệp và phù hợp với thực trạng quảng cáo tại Việt Nam hiện nay. Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại. Vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra không được quy định cụ thể mà Luật lại dẫn chiếu đến pháp luật dân sự (Điều 117 Luật Cạnh tranh). Như vậy, vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ được áp dụng theo các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Bộ luật dân sự năm 2005. Cần xác định rõ chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra và theo quy định tại Điều 9 Bộ luật dân sự năm 2005. Đồng thời cần xác định rõ những loại chế tài nào sẽ được áp dụng cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Thứ tư, hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Khoản 1 Điều 115 Luật Cạnh tranh quy định: “Trường hợp không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc tòan bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại ra Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền”. Việc giải quyết đơn kiện tại Toà Hành chính đối với Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, trong đó có hành vi cạnh tranh không lành mạnh được thực hiện theo pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Vấn đề đặt ra là Toà Hành chính sẽ xem xét lại toàn bộ vụ việc từ đầu, xem xét lại cả nội dung và thủ tục cạnh tranh đã được áp dụng bởi các cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh hay chỉ xem xét về mặt hình thức. Giá trị pháp lý của Quyết định giải quyết khiếu nại của Toà án như thế nào. Điều này cần có văn bản hướng dẫn cụ thể của Toà án nhân dân tối cao, đặc biệt là cơ chế phối hợp giữa Cơ quan quản lý cạnh tranh với Toà án trong việc xem xét, giải quyết đơn khởi kiện. Thứ năm, về sự phối hợp giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với Tòa án trong việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Thực tế ở Việt Nam, Tòa án chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chính vì thế, việc phối kết hợp giữa Tòa án với Cơ quan quản lý cạnh tranh không lành mạnh trong quá trình xử lý các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra là rất cần thiết. Thứ sáu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Đấu tranh với các hành vi cạnh tranh không lành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập học kỳ luật cạnh tranh- Quy định pháp luật về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.doc
Tài liệu liên quan