Tiểu luận Quyền và nghĩa vụ nhân thân, tài sản của các bên trong trường hợp chung sống như vợ chồng và bài tập tình huống

MỤC LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

 

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

 

I. QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG.

 

II. QUYỀN VA NGHĨA VỤ NHÂN THÂN, TÀI SẢN CỦA CÁC BÊN TRONG TRƯỜNG HỢP CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG.

1. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân.

2. Quyền và nghĩa vụ về tài sản.

3. Nghĩa vụ cấp dưỡng.

4. Quyền thừa kế tài sản chung.

 

III. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THỰC TẾ VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NHÂN THÂN, TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG HỢP CÁC BÊN CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG.

1.Tình huống thứ nhất

a) Tình huống

b) Giải quyết tình huống

2. Tình huống thứ hai

a) Tình huống

b) Giải quyết tình huống

 

IV. MỞ RỘNG VỀ THỰC TIỄN HIỆN NAY CỦA VẤN ĐỀ NÀY.

 

C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.

 

 

docx20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6585 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quyền và nghĩa vụ nhân thân, tài sản của các bên trong trường hợp chung sống như vợ chồng và bài tập tình huống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm và vật chất trong đời sống vợ chồng ,bảo đảm lợi ích chung của gia đình và xã hội. Trong trường hợp là vợ chồng hợp pháp theo luật định ,tức là có đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền,thì quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng là một nội dung quan trọng hơn bao giờ hết.Nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa vợ và chồng gắn liền với nhân thân của vợ chồng mà không thể chuyển giao cho người khác.Chỉ có tư cách là vợ chồng của nhau thì họ mới có các quyền và nghĩa vụ đó thôi.Nếu là vợ chồng hợp pháp thì giữa họ có mối quan hệ về những lợi ích tinh thần tình cảm ,không mang nội dung kinh tế và cũng không phụ thuộc vào yếu tố tài sản.Các nghĩa vụ và quyền đó bao gồm cả tình yêu ,sự hoà thuận sự tôn trọng lẫn nhau,việc xự sự trong gia đình ,quan hệ đói với cha mẹ,các con và những thành viên trong gia đình .Theo luật định thì quyền và nghĩa vụ đó được thể hiện ở mối quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng ,thể hiện quyền bình đẳng tự do dân chủ của vợ chồng.Song trường hợp đề bài nêu ra thì là cặp nam nữ sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn nên nghĩa vụ và quyền về nhân thân là hoàn toàn không có. Điều 11, Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng”. Thực tế pháp lý và đời sống đã chứng minh, vợ chồng có đăng kí kết hôn thì quyền lợi của đôi bên mới được đảm bảo như: Quyền về tài sản, được thương yêu, được tôn trọng, chung thủy... đặc biệt là quyền lợi của con cái. Ngoài ra, việc đăng ký kết hôn còn như một cam kết để vợ chồng cùng có trách nhiệm xây dựng, giữ gìn gia đình và chung tay nuôi dạy con cái. Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội quy định: Từ ngày 1/1/2001, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật chấp nhận là vợ chông . Tại khoản 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội hướng dẫn về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 11 của luật này được thực hiện như sau: a. Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 3/1/1987 đến ngày 1/1/2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 1/1/2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Từ sau ngày 1/1/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng. c) Kể từ ngày 1/1/2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật chấp nhận là vợ chồng…”. Như vậy xét ở trường hợp ở đề bài nêu ra thì đều không thuộc điểm a và điểm b khoản 3 nên họ sẽ không được công nhận là vợ chồng trên thực tế. 2.Quyền và nghĩa vụ về tài sản Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng bao gồm:quyền sở hữu tài sản ,quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thừa kế. Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng (còn gọi là chế độ tài sản giữa vợ chồng) là một phạm trù thuộc quyền sở hữu công dân được ghi nhận trong Hiến pháp (Điều 58 – Hiến pháp 1992).Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định vợ chồng có quyền sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất và vợ ,chồng có quyền sở hữu đối với tài sản riêng.Theo điều 27 luật hôn nhân và gia đình quy định việc xác định tài sản chung của vợ và chồng dựa theo nguồn gốc phát sinh tài sản nên trong trường hợp đề bài nêu ra tuy nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn nhưng giữa họ vẫn phát sinh quyền và nghĩa vụ về tài sản.Sở dĩ như vậy vì nam nữ tự nguyện chung sống như vợ chồng cũng có nghĩa là họ cùng làm việc lao động sản xuất kiếm tiền và số tiền đó được mang về đóng góp cho quỹ tài sản chung của 2 người.Số tiền đó được dùng đẻ chi trả cho các hoạt động sinh hoạt ăn uông,mua sắm....Tài sản chung hợp nhất của họ còn được tích góp từ các nguồn thu nhập khác của đôi nam nữ trong thời gian họ sống chung với nhau,có thể là tiền lương ,tiền thưởng, tiền trợ cấp... Còn tài sản mà đôi nam nữ có trước khi quyết định sống chung với nhau do được tặng cho thừa kế thì vẫn là tài sản riêng của mỗi người.Mỗi bên nam và nữ có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung .Theo quy định tại điều 219 bộ luật dân sự năm 2005 và điều 27 của luật hôn nhân và gia đình năm 2000tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.Trong trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn cũng vậy.Chỉ có khác ở điều đó là nếu như đối với vợ chồng hợp pháp thì việc phân chia tài sản chỉ căn cứ vào nguồn gốc thời điểm phát sinh tài sản mà không căn cứ vào mức đóng góp của mỗi người vào việc tạo dựng và phát triển khối tài sản đó.Còn riêng đối với trường hợp của đôi nam nữ nói trên thì sự phân chia tài sản lại là phân chia theo phàn theo mức đóng góp vào khối tài sản chung của mỗi người,ai góp nhiều hưởng nhiều ai góp ít hưởng ít.Tuỳ theo sự thoả thuận chung của hai bên nếu không tự thoả thuận được thì có quyền yêu cầu toà án giải quyết. 3..Nghĩa vụ cấp dưỡng. Căn cứ vào điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng thì ta thấy nghĩa vụ đó chỉ phát sinh giữa những người có quan hệ hôn nhân ,huyết thống hoặc nuôi dưỡng .Quan hệ hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi đã kết hôn .Quan hệ đó phải hợp pháp ,tức là phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn và cấm kết hôn ,có đăng ký kết hôn.Chỉ có hôn nhân hợp pháp mới làm phát sinh ngĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng.Trong trường hợp đè bài nêu ra là đôi nam nữ sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì theo luật không phải là vợ chồng hợp pháp chính vì vậy giữa họ không phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng đương nhiên. 4.Quyền thừa kế tài sản chung . Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Tuy nhiên, Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: "Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng". Cụ thể hơn, Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3-1-2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp nhấn mạnh: "Kể từ sau ngày 1-1-2003 nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 của Quốc hội, họ không được công nhận là vợ chồng". Liên quan đến hậu quả pháp lý của việc "không được pháp luật công nhận là vợ chồng", khoản 3 Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con". Áp dụng trong trường hợp này ,đôi nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì khi một trong 2 người chết hoặc có một sự kiện pháp lý phát sinh quyền thừa kế thì sẽ được xử lý như sau.Vì họ không được công nhân là vợ chồng do đó khi có một người qua đời thì người còn lại không được được coi là người thừa kế đương nhiên vì người đó không thuộc hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản do người chết đi để lại.Tuy nhiên nếu trong quá trình chung sống ,nếu người còn lại có công sức đóng góp tạo dựng hoặc duy trì khối tài sản chung với người còn lại thì ngoài việc lấy lại những tài sản riêng của mình bạn còn được hưởng một phần di sản của người đã chết tương ứng với công sức đóng góp của mình.Trong trường hợp trước khi sống chung với nhau một trong 2 người đã có con thì trong trường hợp này nếu một bên không thoả thuận được với con của người còn lại thì có thể yêu cầu toà án giải quyết đẻ bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình . III. . MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THỰC TẾ VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NHÂN THÂN, TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG HỢP CÁC BÊN CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG. Tình huống thứ nhất Tình huống Chị Nguyễn Thu Xuân năm nay 26 tuổi, sống chung với người bạn trai bằng tuổi là anh Đinh Văn Tuấn. Đã 6 năm nay chị Xuân có thuê nhà ở chung và sắm sửa một số đồ đạc chung với anh Tuấn, hai người có góp tiền mua chung một miếng đất ở Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh nhưng anh Tuấn đứng tên. Thời gian gần đây, anh Tuấn ngang nhiên thuê nhà trọ khác để chung sống với người bạn gái mới. Chị Xuân đánh ghen nhiều lần nhưng kết quả vẫn như cũ, chẳng có gì khá hơn.   Vậy anh Tuấn sống chung như vợ chồng với chị Xuân rồi lại chung sống như vợ chồng với người khác thì có vi phạm pháp luật gì hay không? Chị Xuân có thể nộp đơn xin ly dị để đòi chia tài sản hay không? Nếu không được thì có cách nào để chị Xuân lấy lại tài sản trong khối tài sản chung không? Nhất là miếng đất. b) Giải quyết tình huống Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình thì: “Những trường hợp quan hệ vợ chồng xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, mà chưa đăng ký kết hôn, thì được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận tiện cho đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn đối với những trường hợp này không bị hạn chế về thời gian. Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn. Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn, thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng”. Ở đây chị Xuân và anh Tuấn mình sống chung với nhau mới 6 năm thôi nên chắc chắn không thể rơi vào trường hợp 2 bạn sống chung với nhau từ trước ngày 03/1/1987, như vậy, hai bạn sống chung với nhau mà không đăng ký kết hôn theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định thì sẽ không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Khi pháp luật không công nhận quan hệ vợ chồng của hai người thì anh Tuấn sẽ không vi phạm pháp luật nếu anh ta sống chung như vợ chồng với người phụ nữ khác. Mặc dù hai người không được pháp luật công nhận là vợ chồng nhưng chị Xuân vẫn có thể gửi đơn ra Tòa án nhân dân Quận 9 để yêu cầu Tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng giữa hai người, đồng thời yêu cầu tòa án phân chia tài sản theo quy định tại điểm c khoản 3  Nghị quyết số 35/2000/QH của Quốc hội. Cụ thể tại điểm c khoản 3  Nghị quyết số 35/2000/QH của Quốc hội có nội dung như sau: “c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như  vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 để giải quyết” về khoản 2, khoản 3 Điều 17 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định về hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật: “2. Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn. 3. Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.” Quay trở lại với trường hợp trên, do miếng đất hiện tại đang được anh Tuấn đứng tên nên rất khó có cơ sở để bạn yêu cầu tòa án buộc anh ấy chia quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình về tài sản chung hình thành trong giai đoạn hôn nhân, ngoại trừ trường hợp chị Xuân có các giấy tờ, văn bản chứng minh bạn có góp tiền vào việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên. Trường hợp không chứng minh được sự đóng góp của mình vào những tài sản hình thành trong giai đoạn sống chung thì cách tốt nhất chị Xuân nên thỏa thuận về vấn đề phân chia tài sản với bạn trai trước khi tiến hành đưa vụ việc ra tòa án. Thông qua trường hợp của chị Xuân và anh Tuấn nêu trên, thiết nghĩ các bạn trẻ ngày nay nên cẩn trọng hơn nữa trong việc sống chung như hôn nhân với nhau mà không đăng ký kết hôn, đặc biệt khi góp chung tiền bạc và tài sản để phục vụ cho cuộc sống chung không đăng ký kết hôn này. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn, các bạn cần lưu giữ tất cả các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc góp tiền bạc và tài sản để tránh thiệt thòi khi xảy ra tranh chấp. Đừng ngại mất lòng trước được lòng sau. Tuy nhiên, nếu cả hai người đều có ý định gắn bó lâu dài để đạt được một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc thì chúng ta cũng nên đăng ký kết hôn một cách hợp pháp vì cuộc sống chung giữa nam và nữ nếu muốn bền lâu thì cũng phải được pháp luật bảo vệ, bởi nếu sống mà trong tâm trạng dè chừng thì cũng rất khó để đạt được hạnh phúc bền lâu. Tình huống thứ hai Tình huống Không đăng ký kết hôn, có được hưởng thừa kế? Chị Nguyễn Lan Hương chung sống với một người đàn ông góa vợ từ năm 2004 nhưng không đăng ký kết hôn. Nay anh đột ngột qua đời, không để lại di chúc, dẫn đến việc các con riêng của anh ấy tranh chấp quyền hưởng di sản với chị Hương .Vậy chị Hương có quyền thừa kế đối với di sản của anh không? Giải quyết tình huống Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Tuy nhiên, Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: "Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng". Cụ thể hơn, Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3-1-2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp nhấn mạnh: "Kể từ sau ngày 1-1-2003 nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 của Quốc hội, họ không được công nhận là vợ chồng". Liên quan đến hậu quả pháp lý của việc "không được pháp luật công nhận là vợ chồng", khoản 3 Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con". Căn cứ các quy định nêu trên, việc chị Nguyễn Lan Hương chung sống với người đàn ông từ năm 2004, nhưng không làm thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì về mặt pháp lý chị Hương và người đàn ông đó không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Do vậy, chị Hương không thuộc hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản thừa kế do người đàn ông để lại. Tuy nhiên, nếu trong quá trình sống chung, nếu chị Hương có công sức đóng góp tạo dựng hoặc duy trì khối tài sản chung với người đàn ông thì ngoài việc được lấy lại những tài sản riêng của mình, chị Hương còn được hưởng một phần di sản của người đã chết, tương ứng với công sức đóng góp. Nếu chị Hương và các con của người đàn ông đó không thỏa thuận được, chị có thể yêu cầu tòa án giải quyết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. IV. MỞ RỘNG VỀ THỰC TIỄN HIỆN NAY VỀ VẤN ĐỀ NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHÔNG. Trong tình hình thực tế hiện nay, có rất nhiều những đôi quan hệ với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn. Họ không hề dự liệu hết được những tác động tiêu cực của vấn đề này. Mặc dù pháp luật nước ta đã quy định về vấn đề này song nó còn chưa mang tính chất cụ thể hóa, còn chưa đưa ra những hậu quả pháp lý của nó. Vì thế, việc quan hệ như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ngày càng phổ biến hơn. Vấn đề nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn đang là vấn đề nổi cộm hiện nay trên xã hội và được cả xã hội quan tâm. Nhà nước ta đã đề cập đén vấn đề này trong Luật hôn nhân và gia đình 2000. Hậu quả pháp lí củ tình trạng này là vô cùng phức tạp. Đặc biệt là về quyền và nghĩa vụ nhân than, tài sản. Thực tiễn hiện nay cho thấy, tình trangj nam nữ chung sống như vợ chông diễn ra một cách phức tạp và một phần lớn chủ thể trong đó là giới trẻ với suy nghĩ và s hiểu biết hết sức hạn chế. Nguyên nhân: Do sống xa nhà nên thiều thốn tình cảm, thiếu sự quản lí của gia đình nên buông thả, do sức ép về kinh tế nên phải góp gạo thổi cơm chung, và, đặc biệt là do ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây....Rất ít khi thấy mọi người đưa ra lí do đơn giản nhất mà đầu tiên nhất là Tình yêu. Cụ thể,thứ nhất là điều kiện kinh tế của cả bạn nam và nữ chưa cho phép họ làm đám cưới, mua nhà, tổ chức đời sống gia đình. Thứ hai, đa số bạn trẻ sống chung trước hôn nhân đều ở xa gia đình, xa sự quản lý của bố mẹ nên có thể sống theo ý mình. Thứ ba là đôi nam nữ bị thúc đẩy bởi nhu cầu tình dục cần được thỏa mãn. Có thể nói, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sống chung trước hôn nhân là do giáo dục và nhận thức. Hiện nay vấn đế giáo dục về tính dục cho con em giữa gia đình và nhà trường còn hạn chế. Vì thế giới trẻ tự trang bị cho mình những kiến thức đó qua phim ảnh, sách báo, những trang web về tình dục... Và như vậy một trong những nguyên nhân khiến sống thử được giới trẻ ủng hộ vì nó phù hợp với tâm lý tò mò, háo hức khám phá cái mới của giới trẻ. Xét về mặt hoàn cảnh đó là những người sống xa gia đình, không có người thân bên cạnh làm chỗ dựa tinh thần. Xét về mặt tâm lý đó là những người yếu đuối, cảm thấy cô đơn và có nhu cầu về tình cảm cao. Mặt khác, tình trạng sống chung trước hôn nhân chủ yếu ở các đô thị vì nơi đó không có sự kiểm soát của gia đình, nơi đây không có người thân thiết, và rồi họ tìm đến nhau để bù đắp cho nhau những thiếu thốn đó. Một nguyên nhân nữa khiến ngày càng có nhiều bạn trẻ quan hệ tình dục trước hôn nhân đó là ngày nay có nhiều các phương pháp ngừa thai nhân tạo hiệu quả Giải pháp: Điều ai cũng biết là ở Việt nam, khi một cặp đang yêu đương bị xẩy ra những việc đáng tiếc như có thai ngoài mong muốn, thì phản ứng của gia đình và xã hội đối với người phụ nữ thường là nặng nề hơn. Và nếu quan hệ có sự trục trặc xẩy ra, thì người phụ nữ cũng thường phải gánh hậu quả lớn hơn. Nếu quan hệ tình dục là hệ quả của những suy xét thiếu chín chắn, vị kỷ, hoặc thậm chí trục lợi, thì rõ ràng những tình huống kiếu này thường ít được tính đến trong quyết định của hai người tham dự vào quan hệ. Và vì vậy những hậu quả đó lại thường hay xẩy ra. Ngược lại, nếu đó là quyết định được suy xét bởi những người hiểu rõ trách nhiệm về việc mình làm, thì gánh nặng rủi ro của người phụ nữ, nếu kết cục xấu thực sự xẩy ra, phải được cả hai cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đi đến quyết định “sống thử”. Vì vậy, việc có hay không tiếng nói của người phụ nữ trong quyết định về “sống thử” có thể được xem như một tín hiệu cho thấy quan hệ đó đang đi theo chiều hướng nào, tích cực hay tiêu cực. Gia đình là nhân tố quyết định hình thành nên nhận thức của mỗi con người. Vì vậy vai trò của những bậc ba mẹ là hết sức quan trọng trong việc rèn luyện tính cách và giúp các em hiểu rõ về những mối quan hệ hết sức phức tạp trong cuộc sống hàng ngày.Để các em có một nhận thức đúng đắn trong tình cảm cũng như hiểu rõ quan điểm tình dục trước hôn nhân. Thiết nghĩ tương lai của các em đang ở phía trước. Vì vậy có nên sống thử sống gấp như vậy hay không trong khi việc cần thiết của các em là tập trung học hành, bồi dưỡng kiến thức để trở thành người có ích cho xã hội về sau. Sự quan tâm của cộng đồng, đặt biệt là trường học cần trang bị cho học sinh những kiến thưc cơ bản của giáo dục giới tính, có những môn học cần thiết về giáo dục giới tính sẽ giúp các em hiểu và nhận thức rõ về vấn đề tình dục như hiện nay. Tình yêu là tình cảm thiêng liêng, không thể thiếu trong đời sống của mỗi con người. Tình yêu nam nữ giúp con người thăng hoa trong đời sống tinh thần. Nhưng nó càng có ý nghĩa hơn khi mỗi người hiểu đúng giá trị của tình yêu, biết trân trọng và thực sự giữ gìn cho nhau, như vậy tình yêu sẽ mang tới cho mỗi con người giá trị chân thực của cuộc sống và sống tốt đẹp hơn trong tương lai. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng tại Việt Nam hiện nay đang là vấn đề bức thiết của xã hội, được nhà nước quan tâm và đưa và quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Từ vấn đề nm nữ chung sống như vợ chồng phát sinh quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của các bên, buộc các nhà làm luật phải biết vận dụng thực tiễn vào từng sự viẹc cụ thể để xử lí, nhằm hoàn thiện bộ máy pháp luật và khắc phục tình trạng tiêu cực đang tồn đọng trong xã hội hiện nay./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình, Đại học luật Hà Nội, NXB.CAND, Hà Nội, 2005. Luật hôn nhân và gia đình 2000. Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2010 của Quốc hội. Về sự điều chỉnh quan hệ pháp luật đối với quan hệ chung sống như vợ chồng, THs.Thái Trung kiên, Tạp chí nhà nước và pháp luật. Các trang web: PHỤ LỤC "Nghị định 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 đăng ký kết hôn cho những người chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn trước 1/1/2000" Trích yếu: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị định này quy định chi tiết về đăng ký kết hôn đối với: a) Các trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực pháp luật, mà chưa đăng ký kết hôn; b) Các trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực pháp luật, mà chưa đăng ký kết hôn.  2. Quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm cả các trường hợp giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam; các trường hợp giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam hoặc cả hai bên đều là người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam. Người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam nói tại khoản này là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không được các nước khác thừa nhận có quốc tịch nước đó, đang làm ăn và sinh sống ổn định, lâu dài ở Việt Nam. Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị định này quy định chi tiết về đăng ký kết hôn đối với: a) Các trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực pháp luật, mà chưa đăng ký kết hôn; b) Các trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực pháp luật, mà chưa đăng ký kết hôn. 2. Quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm cả các trường hợp giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam; các trường hợp giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam hoặc cả hai bên đều là người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam. Người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam nói tại khoản này là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không được các nước khác thừa nhận có quốc tịch nước đó, đang làm ăn và sinh sống ổn định, lâu dài ở Việt Nam. Điều 2. Khuyến khích đăng ký kết hôn và nghĩa vụ đăng ký kết hôn 1. Những trường hợp quan hệ vợ chồng xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, mà chưa đăng ký kết hôn, thì được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận tiện cho đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn đối với những trường hợp này không bị hạn chế về thời gian. 2. Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn. Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn, thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng. Điều 3. Công nhận ngày hôn nhân có hiệu lực Quan hệ hôn nhân của những người đăng ký kết hôn theo quy định tại Nghị định này, được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế. Ngày công nhận hôn nhân có hiệu lực phải được ghi rõ trong Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn theo hướng dẫn của Bộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBài tập luật hôn nhân và gia đình học kì (9 điểm).docx
Tài liệu liên quan