Tiểu luận Rừng và ảnh hưởng của rừng đến kinh tế Việt Nam

Không thể phủ nhận rằng rừng có vai trò hết sức to lớn đối với mọi loài trên Trái đất này.

Trước hết, rừng cấu thành nên sự sống của Trái đất. Rừng là thành phần cơ bản của sinh quyển, là nguồn gen vô tận cho sự đa dạng sinh học. Rừng cũng là nơi cư trú của các loài động thực vật.

Với vai trò to lớn là bảo vệ môi trường, rừng điều hòa khí hậu, điều hòa nước, làm sạch không khí với 16 tấn oxy và 26,5 tỉ tấn dưỡng khí cho mọi loài mỗi năm. Ngoài ra, rừng còn góp phần chống lại xói mòn đất, giảm tiếng ồn

Hơn thế, rừng còn là động lực phát triển kinh tế, xã hội nhờ vào các hoạt động khai thác và chế biến, sản xuất và tiêu dùng tài nguyên rừng, đồng thời tạo ra nhiều công ăn việc làm cho con người.

 

docx5 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6249 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Rừng và ảnh hưởng của rừng đến kinh tế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thuyết trình môn Địa lí kinh tế Lớp K10406_Nhóm 2 RỪNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA RỪNG ĐẾN KINH TẾ VIệT NAM. Khái quát chung: Khái niệm rừng: Từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng. Theo thời gian, những khái niệm này được tích lũy, hoàn thiện và trở thành những học thuyết về rừng. Để hình thành những khái niệm ấy, trên thực tế đã có nhiều quan điểm: Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.(theo Mê-lê-khốp) Rừng là một tổng thể cây gỗ có mối liên hệ lẫn nhau, chiếm một không gian nhất định trên mặt đất và trong khí quyển, làm nên một bộ phận của cảnh quan địa lí.(theo Morozov) Rừng là một quần xã sinh vật với các hợp phần của nó bao gồm tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật.(theo Tcachenco) Một cách dễ hiểu, rừng là một vùng đất đủ rộng, có cây cối mọc lâu năm. Phân loại: Để phân loại rừng, người ta đã đưa ra những cách như phân loại theo nguồn gốc, theo tuổi, trữ lượng, hay dựa vào sự tác động của con người. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đề cập đến 2 cách phân loại thông dụng là phân loại theo chức năng sử dụng và theo đặc điểm sinh thái (dựa vào thảm thực vật). Phân loại theo mục đích sử dụng: Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Rừng sản xuất Phân loại theo thảm thực vật: Rừng lá kim Rừng rụng lá ôn đới Rừng mưa nhiệt đới Vai trò: Không thể phủ nhận rằng rừng có vai trò hết sức to lớn đối với mọi loài trên Trái đất này. Trước hết, rừng cấu thành nên sự sống của Trái đất. Rừng là thành phần cơ bản của sinh quyển, là nguồn gen vô tận cho sự đa dạng sinh học. Rừng cũng là nơi cư trú của các loài động thực vật. Với vai trò to lớn là bảo vệ môi trường, rừng điều hòa khí hậu, điều hòa nước, làm sạch không khí với 16 tấn oxy và 26,5 tỉ tấn dưỡng khí cho mọi loài mỗi năm. Ngoài ra, rừng còn góp phần chống lại xói mòn đất, giảm tiếng ồn… Hơn thế, rừng còn là động lực phát triển kinh tế, xã hội nhờ vào các hoạt động khai thác và chế biến, sản xuất và tiêu dùng tài nguyên rừng, đồng thời tạo ra nhiều công ăn việc làm cho con người. Hiện trạng: Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên rừng thế giới 1958-2006: Theo thời gian, diện tích và trữ lượng rừng ngày càng bị thu hẹp, cụ thể: Đầu thế kỉ 20: 6 tỉ hecta. 1958: 4.4 tỉ ha. 1973: 3.8 tỉ ha. 1995: 2.3 tỉ ha. Như vậy, từ năm 1958 đến 1995, diện tích rừng thế giới đã bị suy giảm hơn một nửa. Tốc độ mất rừng hàng năm trên thế giới là 20 triệu ha/năm và trong những năm gần đây, con số đó đang gia tăng mạnh. Trong đó diện tích rừng nhiệt đới bị suy giảm nhiều nhất. Rừng ôn đới tuy không suy giảm về diện tích nhưng suy giảm về trữ lượng và chất lượng. Hiện nay, chỉ có khoảng 5% diện tích rừng trên thế giới được quản lí có hiệu quả. Dự đoán đến năm 2020, 40% diện tích rừng còn lại sẽ bị phá hủy nghiêm trọng. Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên rừng Việt Nam1943-2006: Ở Việt Nam, trước chiến tranh, độ che phủ rừng là 60% Năm 1943, diện tích rừng ở Việt Namlà 14 triệu ha, độ che phủ là 43%, với 7000 loài thực vật. 1976: 11 triệu ha, độ che phủ 34%. 1976: 11 triệu ha, độ che phủ 34%. 1985: 9.8 triệu ha, độ che phủ 30%. 1995: 8 triệu ha, độ che phủ 28%. 2006: 7.8 triệu ha, độ che phủ 23.6% Như vậy trong vòng 63 năm, diện tích rừng giảm 19.4%. Từ năm 1943 đến năm 1993, khoảng 5 triệu ha rừng tự nhiên bị phá, tốc độ mất rừng là 100 000 ha/năm. Trong những năm gần đây, diện tích rừng bị phá tuy đã giảm đáng kể nhưng tình trạng mất rừng và khai thác gỗ trái phép vẫn còn tiếp diễn. Diện tích rừng ngập mặn ven biển giảm 80%. Hệ sinh thái rừng Việt Namsuy thoái trầm trọng. Diện tích rừng trồng hàng năm là 200 000 ha, mục tiêu đạt tới 300 000 ha/năm. Trong khi tỉ lệ mất rừng hiện nay từ 120 000 đến 150 000 ha/ năm. Nguyên nhân làm suy giảm diện tích rừng: Có nhiều nguyên nhân làm suy giảm diện tích rừng, trong đó ta có thế kể đến các nguyên nhân chính sau: Chiến tranh Phá rừng (hoạt động khai thác gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ, trồng cây công nghiệp) Hoạt động quản lí rừng của nhà nước còn yếu kém Khai thác bừa bãi Du canh du cư, đốt nương làm rẫy Thiên tai, cháy rừng Bùng nổ dân số Chính sách bảo vệ rừng chưa triệt để Hậu quả nếu mất rừng: Mất rừng sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của con người. Thời tiết thay đổi thất thường, gây ra hạn hán kéo dài, lũ lụt lớn, nắng nóng chưa từng thấy và cháy rừng trên diện rộng. Mất rừng, khả năng giữ nước và điều hòa nước bị hạn chế làm cho đất nông nghiệp bị xói mòn, rửa trôi thậm chí gây nên hiện tượng sa mạc hóa làm cho năng suất canh tác thấp. Mạch nước ngầm ngày càng thấm sâu vào lòng đất gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Các rừng ngập mặn bị tàn phá dẫn đến sự lấn chiếm đất canh tác của cát biển, đồng thời gây nhiễm mặn nguồn nước. Việc tàn phá rừng còn làm cho các loài động vật hoang dã và thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Ước tính mỗi năm có khoảng 50000 loài bị tuyệt chủng. Đặc biệt, cùng với sự mất rừng, tốc độ phát triển công nghiệp đã phá vỡ cân bằng hàm lượng CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính. Biện pháp khắc phục: Ban hành các văn bản luật pháp và dưới luật về công tác bảo vệ rừng. Riêng Việt Namđã kí kết nhiều công ước về môi trường liên quan đến bảo vệ rừng. Việc khai thác phải đi đối với bảo vệ và phục hồi rừng: + Khai thác hợp lý: Đối với rừng tự nhiên còn giàu gỗ, chỉ cần chặt hạ những cây đến tuổi khai thác, cây già cây sâu bệnh. Đối với rừng tự nhiên đã bị khai thác cạn kiệt cần có biện pháp phục hồi lại nhanh chóng. + Trồng rừng Đẩy mạnh các dự án trồng rừng phủ kín đất trống đồi trọc Giao đất hỗ trợ giống, kỹ thuật cho người dân tham gia trồng rừng. Đưa ra các biện pháp phục hồi rừng bị hư hại nặng. (Phấn đấu năm 2010 phục hồi được 85% tổng diện tích trong đó có 50% rừng đầu nguồn). Nghiêm cấm buôn bán trái phép tài nguyên rừng. Việc khai thác rừng phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quản lý tốt tài nguyên rừng: Tăng cường lực lượng kiểm tra giám sát chặt chẽ, cơ động phòng chống lâm tặc kịp thời. Xây dựng hệ thống dự báo, dụng cụ phòng chống cháy rừng một cách hiệu quả. Thắt chặt việc kinh doanh sử dụng tài nguyên rừng. Thúc đẩy công tác tuyên truyền ý thức bảo vệ tài nguyên rừng rộng rãi trong toàn dân. Hoạt động kinh tế: Rừng góp phần vào các hoạt động kinh tế Việt Nam nhờ vào các khả năng: Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp khai thác, chế biến gỗ. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm. Cung cấp các nguồn dược liệu quí. Cung cấp các hoạt động dịch vụ mà có thể kể đến là du lịch sinh thái. Ngành lâm nghiệp chiếm khoảng 1% trong tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP), tuy nhiên, theo ý kiến của một số nhà khoa học, nếu tính cả giá trị kinh tế và giá trị môi trường thì đóng góp thực tế của ngành lâm nghiệp vào GDP khoảng 3~4%. vào GDP khoảng 3~4%. Trong những năm gần đây, diện tích rừng đã tăng trở lại. giá trị xuất khẩu của ngành lâm nghiệp tăng đáng kể, khoảng 1.5 tỉ USD vào năm 2005. Thuận lợi: +Với diện tích rừng lớn, chủng loại rừng đa dạng, rừng Việt Nam là một nguồn cung cấp nguyên liệu liên tục, lâu dài với chất lượng nguyên liệu cao cho các ngành công nghiệp. +Là nguồn đa dạng sinh học. Cụ thể, riêng các loại gỗ đã có tới 200 loại có giá trị thương phẩm, trong đó có những loại có giá trị quốc tế lớn như lim, sến, táu, tẻ, bồ đề… Ngoài ra, rừng Việt Nam còn có nhiều loại tre, trúc, nứa…làm nguồn nguyên liệu lớn cho công nghiệp giấy, mĩ phẩm, vật liệu xây dựng, sợi dệt, lấy tinh dầu… Bên cạnh đó, rừng mưa nhiệt đới Việt Namcòn là nơi cư trú của nhiều loại chim thú đặc sắc, có giá trị kinh tế đặc biệt. Khó khăn: +Tuy chủng loại cây rừng phong phú nhưng rừng lại mọc hỗn loạn, phân tán trên những địa hình phức tạp, gây khó khăn cho việc khai thác và áp dụng các quy tắc kĩ thuật phù hợp cho quá trình khai thác. +Địa hình nước ta phức tạp, đường xuất vận còn nhiều khó khăn, việc cơ giới hóa và vận chuyển bị hạn chế. +Không chỉ thế, do việc khai thác bừa bãi, không khoa học và thiếu chăm sóc tu bổ mà rừng Việt Nam ngày càng bị thoái hóa. Định hướng: Định hướng: Rà soát, bố trí lại hệ thống rừng phòng hộ quốc gia. Củng cố lại hệ thống rừng đặc dụng hiện có theo hướng nâng cao chất lượng rừng và đa dạng sinh học. Xây dựng các vùng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung. Trồng mới rừng sản xuất, rừng phòng hộ... Các lĩnh vực mà tư nhân có thể tham gia: Bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường. Chế biến gỗ và thương mại, lâm sản. Quản lí rừng bền vững. Nghiên cứu, giáo dục, đào tạo khuyến lâm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtai_nguyen_rung.docx