Tiểu luận Sinh thái công nghiệp

MỤC LỤC

PHẦN I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

PHẦN II. NỘI DUNG 2

2.1. Tổng quan về sinh thái công nghiệp 2

2.1.1. Khái niệm 2

2.1.2. Hệ sinh thái công nghiệp 3

2.1.3. Quá trình trao đổi chất trong hệ STCN 4

2.2. Xây dựng khu công nghiệp sinh thái 8

2.2.1. Khái niệm KCNST 8

2.2.2. Mục tiêu của KCNST 9

2.2.3. Nguyên tắc xây dựng KCNST 9

2.2.4. Yêu cầu đối với KCNST 10

2.2.5. Các tiêu chí của khu công nghiệp sinh thái 11

2.2.6. Lợi ích của việc phát triển KCNST 11

2.3. Kinh nghiệm xây dựng KCNST từ các nước có nền CN phát triển 13

2.3.1. Đan Mạch, KCNST Kalundborg 13

2.3.2. Khu Công Nghiệp Sinh Thái Burnside, Nova Scotia, Canada 16

2.3.3. Thái Lan 17

2.3.4. Công ty Powerday, London (Anh) 18

2.3.5. KCNST ở Quảng Đông, Trung Quốc 18

2.4. Khả năng ứng dụng mô hình KCNST ở Việt Nam 19

2.4.1. Tình hình phát triển các khu công nghiệp ở nước ta 19

2.4.2. Cơ hội và thách thức trong việc áp dụng mô hình KCNST 21

2.4.3. Xây dựng KCN mới 23

2.4.4. Triển vọng xây dựng KCNST ở Việt Nam 26

PHẦN 3: KẾT LUẬN 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5974 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sinh thái công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tranh sinh tồn giữa các sinh vật. Một hệ STCN cũng là một hệ tự điều chỉnh. Trong hệ sinh thái tự nhiên, chu trình sinh học của vật liệu được duy trì bởi 3 nhóm chính: sản xuất, tiêu thụ và phân hủy. Nhóm sản xuất có thể là cây trồng và một số vi khuẩn có khả năng tự tạo ra nguồn thức ăn cần thiết cho bản thân chúng nhờ quá trình quang hợp hoặc để cung cấp năng lượng và protein cần thiết cho cơ thể chúng. Nhóm phân hủy có thể là nấm và vi khuẩn. Nhóm này có khả năng chuyển hóa các chất hữu cơ thành nguồn thức ăn cần thiết cho nhóm sản xuất. Do đó, nhóm phân hủy cũng đóng vai trò của cơ sở tái chế. Với nguồn năng lượng là ánh nắng mặt trời, thế giới tự nhiên có khả năng duy trì chu trình sản xuất - tiêu thụ- phân hủy một cách vô hạn. Hay nói cách khác, một thực thể tồn tại độc lập nhỏ nhất cũng là một hệ sinh thái. Trong các hệ công nghiệp, hoạt động sản xuất bao gồm tạo ra năng lượng và những sản phẩm khác. Nhóm tiêu thụ sản phẩm có thể là những nhà máy khác, con người (thị trường) và động vật. Quá trình phân hủy bao gồm xử lý, thu hồi và tái chế chất thải. Tuy nhiên, khác với hệ sinh thái tự nhiên, hệ công nghiệp không thể dựa vào nhóm phân hủy để tái sản sinh hoàn toàn vật liệu đã sử dụng trong quá trình sản xuất. Hiện tại, hệ công nghiệp vẫn thiếu nhóm phân hủy và tái chế hiệu quả. Đó là lý do tại sao những vật liệu không mong muốn (cả chất thải và phế phẩm) được thải ra môi trường xung quanh. Theo khía cạnh này, hệ công nghiệp là một hệ thống không hoặc ít khép kín. Để đạt tiêu chuẩn của một hệ STCN, các sản phẩm phụ và chất thải phải được tái sử dụng và tái chế. Dòng vật chất và năng lượng là hai yếu tố quan trọng trong quá trình trao đổi chất công nghiệp. Trong hệ công nghiệp hiện tại, có hai hình thức sử dụng nguyên liệu. Dạng thứ nhất gọi là hệ trao đổi chất một chiều. Trong hệ thống này không có sự liên hệ giữa nguyên vật liệu cung cấp cho hệ thống và sản phẩm tạo thành. Quá trình sản xuất, sử dụng và thải bỏ vật chất xảy ra không đi kèm theo hoạt động tái sử dụng hoặc thu hồi năng lượng và nguyên liệu. Dạng thứ hai có đặc tính tái sử dụng tối đa dạng vật chất trong chu trình sản xuất nhưng vẫn cần cung cấp nguyên vật liệu và vẫn tạo ra chất thải cần thải bỏ. Trên cơ sở hiểu biết quá trình trao đổi chất công nghiệp, chúng ta có thể tối ưu hóa hệ công nghiệp để tăng đến mức tối đa hiệu quả sản xuất, giảm thiểu chất thải và hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường bằng cách tự tạo chu trình vật chất khép kín. Điều đó có nghĩa là chu trình vật chất có thể được khép kín càng nhiều càng tốt theo phương thức mà vật liệu không cần thiết phải di chuyển quá xa đến nơi sử dụng/tái sử dụng. Như vậy, thị trường tiêu thụ phế phẩm/phế liệu/chất thải tại địa phương cần được phát triển để chuyển hóa những vật liệu thải này thành sản phẩm có giá trị hơn. Bảng 1: Đặc điểm quá trình trao đổi chất của hệ sinh thái tự nhiên và hệ công nghiệp hiện đại Đặc tính Hệ sinh thái tự nhiên Hệ công nghịêp hiện đại Đơn vị cơ bản Sinh vật Nhà máy Dòng vật chất Hệ khép kín Chủ yếu là biến đổi theo một chiều Tái sử dụng Hầu như hoàn toàn Thường rất thấp Vật liệu Có khuynh hướng cô đặc, chẳng hạn CO2 trong không khí được chuyển hóa thành sinh khối qua quá trình quang hợp Hầu như được sử dụng một cách phung phí để chế tạo ra vật liệu khác, vật liệu bị pha loãng quá mức có thể tái sử dụng, nhưng lại bị cô đặc đủ để gây ô nhiễm Quá trình tái tạo Một trong những chức năng chính của sinh vật lŕ sự tự sinh sản Sản xuất ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ là mục đích chủ yếu của hệ công nghiệp nhưng tái sản xuất không phải là bản chất của hệ công nghiệp 2.2. Xây dựng khu công nghiệp sinh thái (KCNST) 2.2.1. Khái niệm KCNST [3],[6],[8] Khái niệm KCNST được hai nhà khoa học Mỹ là Frosch và Gallopoupos đề xuất vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX. KCNST hình thành trên cơ sở Sinh thái học Công nghiệp (STHCN), sản xuất sạch, quy hoạch, kiến trúc và xây dựng bền vững, tiết kiệm năng lượng và hợp tác các doanh nghiệp (DN). GIA CÔNG CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU XỬ LÝ CHẤT THẢI KHU VỰC TIÊU THỤ NGUYÊN LIỆU, NĂNG LƯỢNG NGUYÊN THUỶ Hình 1. Sơ đồ chức năng hệ sinh thái công nghiệp Các nhà khoa học cho rằng: Hệ thống CN không phải là các thực thể đơn lẻ mà là tổng thể các hệ thống giống như hệ sinh thái tự nhiên (STTN). STHCN tìm cách loại trừ khái niệm "chất thải" trong SXCN. Sơ đồ trên hình 1 phản ánh mô hình hoạt động SXCN theo hệ thống, các dòng năng lượng và vật chất luân chuyển tuần hoàn. Những bán thành phẩm, chất thải hoặc năng lượng thừa có cơ hội quay vòng tối đa ngay bên trong hệ thống, giảm đến mức thấp nhất các chất thải phát tán vào môi trường tự nhiên. Như vậy, KCNST là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích: hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản lý các vấn đề về môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, “cộng đồng” KCNST sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ gộp lại. 2.2.2. Mục tiêu của KCNST [3], [7] Mục tiêu của KCNST là cải thiện hiệu quả kinh tế của các DN tham gia KCNST đồng thời giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường. Cụ thể là: - Các cơ sở sản xuất thu được nguồn lợi về kinh tế do trao đổi, chuyển nhượng hoặc bán các sản phẩm phụ của mình cho các XN khác trong cùng hệ thống trong mối quan hệ cung - cầu, đôi bên cùng có lợi. - Giảm đáng kể những chi phí xử lý, khắc phục sự cố môi trường đối với chất thải. 2.2.3. Nguyên tắc xây dựng KCNST [8] a) Phát triển KCNST theo quy luật của hệ sinh thái tự nhiên: - Tạo sự cân bằng sinh thái từ quá trình hình thành đến phát triển của KCN (lựa chọn địa điểm, quy hoạch thiết kế, thi công xây dựng, hệ thống HTKT, lựa chọn doanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,…). - Mọi hoạt động liên quan tới phát triển KCNST cần được tiến hành đồng bộ, hợp nhất trên nguyên tắc bảo vệ môi trường và phù hợp với hệ sinh thái tự nhiên. b) Thiết lập hệ sinh thái công nghiệp (HSTCN) trong và ngoài KCNST - Tạo chu trình sản xuất tuần hoàn giữa các doanh nghiệp trong KCN cũng như giữa doanh nghiệp trong KCN với các doanh nghiệp hay các khu vực chức năng khác ở bên ngoài. - Giảm thiểu và tái sử dụng sử dụng các nguồn năng lượng, nước. Tận dụng các nguồn năng lượng, nước thừa trong quá trình sản xuất. Sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng tái sinh: mặt trời, sức gió, sức nước,... - Giảm thiểu sử dụng các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên không thể tái tạo được. Khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu tái sinh. Hạn chế sử dụng các chất gây độc hại. - Giảm thiểu lượng phát thải, đặc biệt là các chất thải độc hại. - Thu gom và xử lý triệt để các chất thải bằng các công nghệ thân thiện với môi trường. Tái sử dụng tối đa các chất thải. c) Thiết lập “cộng đồng” doanh nghiệp trong KCNST - Hợp tác mật thiết và toàn diện giữa các doanh nghiệp trong KCNST cũng như với các doanh nghiệp bên ngoài, chia sẻ thông tin và các chi phí dịch vụ chung như: quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác. - Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sạch và đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường. - Khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân hợp tác tham gia bảo vệ, phát triển môi trường sinh thái trong và ngoài KCN. - Phát triển tổ hợp các chức năng (công nghiệp, dịch vụ, công cộng, ở,...) và phát huy tối đa mối quan hệ tương hỗ giữa chúng. 2.2.4. Yêu cầu đối với KCNST [8] - Phải tương thích về quy mô diện tích chiếm đất, sử dụng nguyên - nhiên liệu, bán thành phẩm, chất thải,... - Giảm khoảng cách giữa các cơ sở sản xuất. - Hạn chế thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình trao đổi. - Kết hợp giữa phát triển CN với các Hệ STTN lân cận: vùng nông nghiệp, cộng đồng dân cư. 2.2.5. Các tiêu chí của khu công nghiệp sinh thái [8] Theo Ernest A. Lowe (2001), thành tựu của một KCNST là cải thiện hiệu quả kinh tế của các công ty thành viên trong khi tối thiểu hoá các tác động môi trường của các công ty này. Các thành tố của cách tiếp cận này bao gồm các thiết kế xanh cho cơ sở hạ tầng và cây xanh (mới hoặc được trang bị thêm); sản xuất sạch hơn, phòng chống ô nhiễm; sử dụng năng lượng hiệu quả; và hợp tác liên công ty. Một KCNST cũng cố gắng mang lại lợi ích cho cộng đồng xung quanh để bảo đảm rằng các tác động ròng của sự phát triển là tích cực. Một KCN sinh thái đúng nghĩa cần có nhiều hơn: • Một quá trình trao đổi phụ phẩm đơn hoặc một mạng lưới trao đổi phụ phẩm; • Một cụm doanh nghiệp tái chế; • Một tập hợp các công ty công nghệ môi trường; • Một tập hợp các công ty sản xuất sản phẩm “xanh”; • Một khu công nghiệp sinh thái được thiết kế trên nền thân thiện với môi trường (VD: một khu công nghiệp sử dụng năng lượng mặt trời); • Một khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng hoặc các công trình thân thiện với môi trường; • Một khu vực phát triển hỗn hợp(công nghiệp, thương mại, và khu dân cư). Một khu công nghiệp sinh thái có thể có mặt bất cứ yếu tố nêu trên; tuy nhiên, để làm thành một khu công nghiệp sinh thái, nền tảng là sự phối hợp giữa các doanh nghiệp thành viên và giữa các doanh nghiệp với môi trường. 2.2.6. Lợi ích của việc phát triển KCNST [9] Các KCNST đem lại lợi ích nhiều mặt, thiết thực, cụ thể: a. Đối với các DN thành viên và chủ đầu tư KCNST - Giảm chi phí, tăng hiệu quả SX bằng cách tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng nguyên - vật liệu và năng lượng: tái chế và tái sử dụng chất thải. - Đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ chia sẻ chi phí cho các dịch vụ chung: quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp và hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác. - Những lợi ích cho các Doanh nghiệp thành viên là làm tăng giá trị bất động sản và lợi nhuận cho chủ đầu tư KCNST. b. Đối với SXCN nói chung - KCNST là một động lực phát triển kinh tế CN của toàn khu vực: tăng giá trị SXCN, dịch vụ, thu hút đầu tư, cơ hội tạo việc làm cho người lao động. - Tạo điều kiện hỗ trợ và phát triển các ngành CN nhỏ địa phương, làng nghề truyền thống cùng tồn tại và phát triển. - Thúc đẩy quá trình đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học, tăng nhanh tốc độ triển khai công nghệ mới. c. Lợi ích cho xã hội - KCNST là một động lực phát triển kinh tế - xã hội mạnh của khu vực lân cận, thu hút các tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài. Tạo việc làm mới trong các lĩnh vực CN và dịch vụ. - Tạo động lực hỗ trợ các dự án phát triển mở rộng của địa phương về: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển nhà ở, cải tạo và nâng cấp hệ thống HTKT,... - Tạo bộ mặt mới, một môi trường trong sạch và hấp dẫn cho toàn khu vực, thay đổi cách nhìn thiếu thiện cảm cố hữu của cộng đồng đối với SXCN lâu nay. - KCNST tạo điều kiện hợp tác với các cơ quan nhà nước trong việc thiết lập các chính sách, luật lệ về môi trường và kinh doanh ngày càng thích ứng với xu thế hội nhập và phát triển bền vững. d. Lợi ích cho môi trường - Giảm các nguồn gây ô nhiễm cho môi trường, giảm lượng chất thải cũng như giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các nghiên cứu mới nhất về SXS, bao gồm: hạn chế ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải, tái tạo tài nguyên và các phương pháp quản lý môi trường và công nghệ mới khác. - Đảm bảo cân bằng sinh thái. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển KCNST: từ việc chọn địa điểm, quy hoạch, XD, tổ chức hệ thống HTKH, lựa chọn doanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,... đều phù hợp với các điều kiện thực tế và đặc điểm sinh thái của khu đất XD và khu vực xung quanh. - Tất cả vì mục tiêu môi trường, mỗi KCNST có một mô hình phát triển và quản lý riêng để không ngừng nâng cao đặc trưng cơ bản của nó về BVMT. * So sánh với mô hình KCN truyền thống So sánh mô hình KCN truyền thống với mô hình KCNST cho thấy: mô hình KCN truyền thống vận hành theo quy trình, phát sinh nhiều chất thải là điều khó tránh khỏi. Trong khi đó, mô hình KCNST vận hành theo hệ thống khép kín trên nguyên tắc: cộng sinh CN, thực hiện trao đổi chất, tái sinh tái chế, tuần hoàn năng lượng và vật chất nhằm giảm thiểu chất thải, đem lại lợi ích kinh tế đồng thời đạt được hiệu quả môi trường là không phủ nhận. Phân tích và tổng hợp các quan điểm về STCN của nhiều nhà khoa học từ nhiều quốc gia, nhận thấy có sự đồng thuận: Các nhà khoa học không nhìn nhận SXCN thông qua một công ty riêng lẻ hoặc viễn cảnh một dây chuyền sản xuất đơn lập, mà nhận thức SXCN như là Hệ sinh thái của mọi tổ chức - trao đổi thông tin, năng lượng và vật chất với nhau và với môi trường của chúng. 2.3. Kinh nghiệm xây dựng KCNST từ các nước có nền CN phát triển 2.3.1 Đan Mạch, KCNST Kalundborg [9] Hình 1: Vị trí địa lí và sơ đồ KCN Kalundborg Thành phần chính trong hệ sinh thái công nghiệp này là Nhà Máy Điện Asnaes công suất 1.500 MW. Hầu hết các trạm phát điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, hiệu suất cực đại để chuyển hóa năng lượng từ quá trình đốt than thành điện năng chỉ đạt 40%. 60% năng lượng còn lại được thải ra môi trường bên ngoài dưới dạng nhiệt và phần lớn ở dạng hơi nước. Bằng cách sử dụng năng lượng thất thoát sẵn có này vào những mục đích khác, Nhà Máy Điện Asnaes đã sử dụng 90% năng lượng có từ than. 225.000 tấn hơi sinh ra hàng năm được tái sử dụng trong hệ thống cấp nhiệt của khu vực, nhờ đó giảm được nhu cầu cung cấp nhiên liệu tương ứng với 19.000 tấn dầu/năm. Nhà Máy Điện Asnaes còn tái sử dụng nhiệt thừa để vận hành các trang trại nuôi cá. Bùn từ các bể nuôi cá được thu hồi và bán làm phân bón. 14.000 tấn hơi/năm cung cấp cho Nhà Máy Lọc Dầu Statoil đã giảm được 40% nhiệt lượng cần cung cấp cho các bể và đường ống. 215.000 tấn hơi/năm cung cấp cho Nhà Máy Sản Xuất Dược Phẩm Và Enzyme Novo Nordisk. Các sản phẩm phụ cũng được thu hồi và tái sử dụng khá hữu hiệu. 80.000 tấn thạch cao (calcium sulphate)/năm từ hệ thống hấp thu khí SO2 của Nhà Máy Điện Asnaes được thu hồi và cung cấp cho Gyproc - một công ty sản xuất ván lát tường. Hàng năm, nhà máy Điện này còn bán 170.000 tấn tro và xỉ sinh ra từ quá trình đốt than làm vật liệu xây dựng và làm đường. Ethane và Methane sinh ra từ Nhà Máy Lọc Dầu Statoil là nhiên liệu cho lò sấy của Công Ty Gyproc và các lò hơi của Nhà Máy Điện Asnaes. Công Ty Gyproc tiêu thụ 900 kg methane và ethane/giờ và Nhà Máy Điện Asnaes có thể giảm được 30.000 tấn than cần sử dụng hàng năm. Phần cặn từ hệ thống hấp thu lưu huỳnh của Nhà Máy Lọc Dầu Statoil được dùng để sản xuất acid sulphuric. Bùn giàu chất dinh dưỡng từ Nhà Máy Novo Nordisk được tái sử dụng làm phân bón cho các nông trường xung quanh. Mô hình hệ sinh thái công nghiệp của KCN Kalundborg được biểu diễn tóm tắt trong Hình. Theo Jorgen Christensen, những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự hình thành quan hệ cộng sinh trong KCN Kalundborg bao gồm:  - Sự phù hợp giữa các ngành công nghiệp về phương diện “trao đổi chất thải” - Khoảng cách (về vị trí địa lý) giữa các nhà máy không quá lớn; - Mỗi nhà máy đều nắm được thông tin liên quan đến các nhà máy khác trong KCN; - Động cơ thúc đẩy các nhà máy tham gia vào KCNST là sự phát triển kinh tế bền vững; - Sự phối hợp giữa các nhà máy là trên tinh thần tự nguyện và phù hợp với quy định của cơ quan chức năng. Thực tế vận hành KCNST Kalundborg, Đan Mạch từ những năm 1970 đến nay (2003) cho thấy mang lại những lợi ích thiết thực như sau (Côté và Hall, 1995; Cohen-Rosenthal và McGalliard, 2003). - Giảm sự tiêu thụ nguồn tài nguyên + Dầu : 19.000 tấn/năm;         + Than đá : 30.000 tấn/năm;         + Nước : 600.000 m3/năm.     - Giảm tải lượng khí thải phát sinh         + CO2 : 130.000 tấn/năm;         + SO2 : 3.700 tấn/năm.     - Tái sử dụng phế phẩm         + Tro : 135 tấn/năm;         + Sulphua : 2.800 tấn/năm;         + Thạch cao : 80.000 tấn/năm;         + Nitơ trong bùn : 800.000 tấn/năm. 2.3.2. Khu Công Nghiệp Sinh Thái Burnside, Nova Scotia, Canada [10] KCN Burnside nằm ở Dartmouth, Nova Scotia (Côté và Hall, 1995), chiếm diện tích khoảng 760 ha (Lambert và Boons, 2002). KCN này bắt đầu được gọi là KCNST vào năm 1992. Đây là một trong năm KCN lớn nhất Canada với khoảng 1.300 nhà máy và 17.000 công nhân (Côté, 2001). Các loại hình công nghiệp đặc trưng của KCN Burnside được trình bày tóm tắt trong Bảng 2.     Bảng 2: Các loại hình công nghiệp đặc trưng của KCN Burnside Loại hình công nghiệp Loại hình công nghiệp Nhà ở Phân phối Keo dán Sản xuất cửa Máy lạnh Thiết bị điện Sửa chữa máy móc Dịch vụ môi trường Sản phẩm nước giải khát Sản xuất đồ gia dụng Vật liệu xây dựng Thiết bị trong công nghệ thực phẩm Trung tâm thương mại Thiết bị công nghiệp Vật liệu làm thảm và sàn nhà Sản xuất thép Sản xuất hóa chất Xưởng cơ khí Máy hút bụi Dụng cụ y tế Máy giặt Tái sử dụng sơn Thiết bị truyền thông Sản phẩm giấy/carton Lắp ráp và sửa chữa máy vi tính In Xây dựng Xi mạ Trong những năm qua, KCN Burnside được sử dụng như phòng thí nghiệm về công nghiệp sinh thái. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu ứng dụng chiến lược phát triển công nghiệp sinh thái, KCN này kết hợp với khu đô thị nhằm làm biến đổi cơ sở hạ tầng và hoạt động của các cơ sở sản xuất hiện tại cũng như trong tương lai. Sự cộng tác xảy ra ở các cấp khác nhau: (1) giữa trường đại học và khu đô thị cùng tham gia nghiên cứu ứng dụng thuyết sinh thái công nghiệp vào quá trình phát triển KCN; (2) giữa trường đại học, công ty cấp điện tư nhân và cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình hình thành Trung Tâm Hiệu Quả Sinh Thái (Eco-Efficiency Center); (3) trao đổi chất thải giữa hai hoặc nhiều cơ sở sản xuất; (4) thành lập những cơ sở sản xuất mới có khả năng tái sử dụng, cho thuê, sửa chữa, tái sinh và tái chế. Hai yếu tố quan trọng cần được quan tâm trong tương lai là quản lý chuỗi nguyên liệu cung cấp trong KCN và sự cộng tác trong quá trình thu hồi phế liệu. Sự phối hợp giữa các cơ sở sản xuất và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc huấn luyện quản lý môi trường sẽ giúp nâng hiểu biết về lợi ích của công nghiệp sinh thái. Mặc dù sự quan tâm và tự nguyện tham gia phát triển công nghiệp sinh thái đóng vai trò quan trọng để thực hiện dự án, yếu tố quyết định sự thành công của dự án là sự tham gia liên tục của nhóm các đối tác từ chính quyền, công nghiệp, viện nghiên cứu và các tổ chức quần chúng. Phát triển công nghiệp sinh thái không phải là những hoạt động có thể hoàn tất trong thời gian ngắn. Nếu không có sự tham gia liên tục của các đối tác nói trên, dự án khó có thể duy trì được. 2.3.3. Thái Lan [8] Đó là các KCNST: Amata Nakorn I.E, Khon Kean, Learm Chabang, Pin Thong, Amata City I.E,... Thái Lan đứng thứ hai trên thế giới về số lượng KCNST (29) chỉ sau Mỹ (40). Thành công của mô hình KCNST Thái Lan là bài học kinh nghiệm thiết thực cho phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam. 2.3.4. Công ty Powerday, London (Anh) [12] Powerday plc đang phối hợp với London Remade để nâng cao nhận thức về sử dụng chất thải và tái chế nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế. Công ty có hệ thống đường sắt và đường thuỷ và Công ty Đường thuỷ của Anh là đối tác của dự án. Powerday đã ký kết một Quy ước Thu mua xanh với Thị trưởng thành phố. London Remade đã tư vấn kinh doanh thực tiễn cho Powerday, giúp họ tìm kiếm địa điểm tốt nhất để đặt nhà máy, hỗ trợ xin cấp vốn và hợp đồng; nguyên liệu tại nguồn, liên kết với viện nghiên cứu và cung cấp vốn. Công ty Powerday đã đầu tư khoảng 9 triệu pao, công ty dự kiến sẽ đạt mức doanh thu này trong vòng 5 năm tới. Dự án sử dụng 3,2 ha đất ô nhiễm đã xử lý và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2006. Hệ thống đường sắt và kênh đào liên kết có nghĩa là sẽ có ít chất thải được vận chuyển bằng đường bộ, vì vậy lưu lượng xe ít hơn nên ách tắc giao thông, phát thải các bon và ô nhiễm tiếng ồn giảm. Năm 2005 đã có gần 50000 tấn chất thải được xử lý tại nhà máy và 2,5 triệu tấn sẽ được xử lý và chuyển tới các bãi chôn lấp trong 5 năm tới. London Remade đang quan tâm tới việc hỗ trợ Powerday trong tương lai, xây dựng trên một địa điểm có diện tích 17 mẫu Anh (1 mẫu bằng 0,4 ha) với số tiền 11 triệu pao – đây là địa điểm tái xử lý lớn nhất ở London đã được cấp giấy phép hoạt động và có công suất là 1,6 triệu tấn/năm. 2.3.5. KCNST ở Quảng Đông, Trung Quốc[11] Ở Trung Quốc, chính quyền tỉnh Quảng Đông đã chọn 6 thành phố để thí điểm phát triển nền kinh tế tái chế. Sáu thành phố này sẽ chọn ra 300 xí nghiệp và khu công nghiệp tham gia chương trình nhằm xây dựng một xã hội bảo tồn tài nguyên và thân thiện với môi trường đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Cho dù Quảng Đông là tỉnh có nền kinh tế thịnh vượng và với tốc độ tăng trưởng cao, nhưng ở đây mức tiêu thụ tài nguyên, xả chất thải gây ô nhiễm vẫn ở mức cao. Sáu thành phố là Quảng Đông, Thẩm Quyến, Foshan, Doguan, Jiangmen và Shantou được lựa chọn cho chương trình thí điểm vì đều là các tỉnh chủ yếu tiêu thụ năng lượng và tài nguyên. Các xí nghiệp được chọn sẽ phải đáp ứng những tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất sạch và tạo ra công nghệ tái chế. Kể từ nghiên cứu thực nghiệm về sản xuất sạch bắt đầu năm 2003, chính quyền tỉnh đã kiểm tra 52 xí nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn cùng với 20 xí nghiệp nữa đang được xem xét. Đồng thời, các KCNST sẽ được chuyển đổi hoặc được xây dựng để “giảm bớt, tái sử dụng và tái chế”. 2.4. Khả năng ứng dụng mô hình KCNST ở Việt Nam 2.4.1 Tình hình phát triển các khu công nghiệp ở nước ta [9] Hình 2: Sơ đồ các KCN ở nước ta Qua mười lăm năm phát triển, đến nay Việt Nam đã có 135 khu công nghiệp được cấp phép hoạt động, chưa tính hàng chục cụm công nghiệp nhỏ và vừa khác [8]. Đặc biệt, trong một năm trở lại đây, số lượng khu công nghiệp được cấp phép tăng lên rất nhanh. Chưa kể, theo thừa nhận của một quan chức Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hàng chục hồ sơ xin phép mở khu công nghiệp vẫn tiếp tục được gửi về bộ. Điều này phần lớn là do việc quy hoạch phát triển hệ thống khu công nghiệp không được xét trên bình diện tổng thể của cả nước mà chỉ theo quy hoạch riêng của từng tỉnh thành đưa đến tình trạng “nhà nhà làm khu công nghiệp”. Bên cạnh đó, việc xây dựng các khu công nghiệp ở Việt Nam đang ở trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp hiện chỉ ở mức 52%, thậm chí nhiều khu công nghiệp chỉ lấp đầy 10-20%, hoặc bỏ trống. Chưa kể nhiều diện tích đất đã được đăng ký sử dụng nhưng việc đầu tư, triển khai dự án kéo dài. Nếu tính cả các khu kinh tế mở, tổng diện tích đất đã được cấp là hơn 60.000 héc ta, và với tỷ lệ sử dụng như trên, rõ ràng sự lãng phí là quá lớn. Một bất cập khác là tình trạng chồng chéo trong quản lý. Hà Nội hiện có 18 khu, cụm công nghiệp đang hoạt động theo bốn mô hình khác nhau. Công tác quản lý nhà nước về khu công nghiệp còn chồng chéo giữa các sở, ngành cũng như giữa thành phố và các quận, huyện. Cần thống nhất khuôn khổ quản lý chung cho các loại hình khu công nghiệp cũng giống như luật đầu tư chung cho các doanh nghiệp. Việc quản lý các khu công nghiệp chỉ dừng ở mức cấp phép thành lập chứ chưa chú ý đến vấn đề quy hoạch. Tại Hà Nội, sau hơn mười năm xây dựng khu công nghiệp người ta mới giật mình nhận ra rằng quá nhiều khu công nghiệp được xây dựng gần trung tâm thành phố như trường hợp các khu công nghiệp Đài Tư, Sài Đồng... Khi thành phố mở rộng, các khu công nghiệp này nằm lọt ngay giữa trung tâm thành phố và một cuộc di dời tốn kém lại được bắt đầu. Các khu công nghiệp trên cả nước là tập trung đa ngành, vì vậy dẫn đến một số khó khăn, chẳng hạn như xử lý việc ô nhiễm môi trường. Bất cập này hiện đang được một số địa phương khắc phục bằng cách chỉ cho phép thành lập các khu công nghiệp theo từng ngành. Một vài con số 135 Tổng số khu công nghiệp trong cả nước 207 Diện tích bình quân một KCN (héc ta) 81 Số khu công nghiệp đang hoạt động 52 Tỷ lệ diện tích cho thuê bình quân (%) Đầu tư tại các KCN 2.400 Số dự án trong nước 116.000 tỉ đồng Số vốn của các dự án trong nước 2.200 Số dự án FDI 17,7 tỉ USD Số vốn của các dự án FDI 1 triệu Tổng số lao động 2.4.2. Cơ hội và thách thức trong việc áp dụng mô hình KCNST[9] a. Cơ hội - Chuyển đổi từ mô hình KCN truyền thống thuộc VKTTĐPN sang mô hình KCNST trên nền tảng của vị trí khu đất hiện có, không cần hình thành trên một địa điểm mới, do vậy không ảnh hưởng tới quỹ đất đô thị và không bị chi phối bởi sự bành trướng của quá trình đô thị hoá và không xâm phạm tới đất đai nông nghiệp có giá trị. - Sử dụng có hiệu quả của hệ thống hạ tầng kỹ thuật có sẵn. - Sử dụng mạng lưới giao thông vận chuyển hiện hữu của vùng, kết nối với mạng lưới giao thông thuỷ, đường bộ, đường sắt và đường hàng không quốc gia và quốc tế. b. Thách thức Trường hợp trên khu đất của KCN cũ: - Khó xây dựng được Hệ STCN đối với bán thành phẩm, phụ phẩm, chất thải nguyên liệu và năng lượng ở đầu vào, đầu ra, vận chuyển trong một số DN hiện hữu và chuyển đổi thành công nghệ Bảo vệ môi trường. - Khó giải quyết mâu thuẫn giữa các DN có sẵn hay tham dự mới vào KCNST. - Khó xác định chính xác năng lực của Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện hữu và các hệ thống dịch vụ khác để chuyển đổi sang Hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctl_stpt_thiep_1029.doc