Tiểu luận So sánh nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc

"Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ một nước so với hàng hoá tượng tự nhập khẩu có xuất xứ từ nước thứ ba hoặc hàng hoá xuất khẩu đến một nước so với Hàng hoá tương tự xuất khẩu đến nước ( khoản 1). Được áp dụng đối với:

1. Thuế, các loại phí và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

2. Phương thức thanh toán và việc chuyển tiền thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

3. Những quy định về thủ tục liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;

4. Thuế và các loại phí thu trực tiếp hoặc gián tiếp trong nước đối với hàng hoá nhập khẩu;

5. Hạn chế định lượng và cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;

6. Các quy định khác của pháp luật có ảnh hưởng đến việc bán, chào bán, mua, vận tải, phân phối, lưu kho và sử dụng hàng hoá tại thị trường trong nước.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11155 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận So sánh nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguồn gốc của nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc: Đối xử quốc gia ( National treatmen – NT) và đối xử tối huệ quốc ( Most favered nation treartmen – MFN) đã xuất hiện và được áp dụng từ rất lâu trong giao lưu dân sự quốc tế nói chung và trong các quan hệ thương mại quốc tế nói riêng. Hiện nay trong xu hướng toàn cầu hóa các quan hệ kinh tế quốc tế, đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia được xác định là những nguyên tắc quan trọng và áp dụng phổ biến trên mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Đối xử tối huệ quốc được biết đến ngay từ thế kỷ 13 nhưng mãi đến thế kỷ 19, 20, đối xử tối huệ quốc mới xuất hiện một cách thường xuyên trong nhiều hiệp ước khác nhau, đặc biệt là trong các hiệp ước hữu nghị, thương mại và hàng hải (FCN treaties), tiền thân của các hiệp định đầu tư song phương (BIT) hiện nay. Sau chiến tranh thế giới thứ II, quy chế MFN được đưa ra bàn thảo trong quá trình đàm phán Hiến chương Havana để thành lập Tổ chức Thương mại quốc tế (ITO). Dù Hiến chương sau cùng không phát huy hiệu lực nhưng việc đưa điều khoản MFN vào trong nhiều hiệp định song phương và đa phương đã trở thành thực tiễn chung được thừa nhận. Từ đây, đối xử tối huệ quốc đã trở thành một thành tố quan trọng, không thể thiếu trong các hiệp định đầu tư quốc tế. Thừa nhận vai trò trọng yếu của quy chế tối huệ quốc trong bối cảnh thương mại quốc tế nói chung và đầu tư nói riêng, năm 1964 Uỷ ban Luật quốc tế (ILC) đã bắt đầu tiến hành một dự án kéo dài nhiều năm chuẩn bị cho việc soạn dự thảo điều luật về quy chế tối huệ quốc. Tuy rằng sau cùng, chưa có công ước nào về MFN chính thức được ra đời nhưng những nghiên cứu của Uỷ ban Luật quốc tế đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản được áp dụng trong việc giải thích điều khoản MFN và cho thấy sự quan tâm từ rất sớm của các quốc gia trên thế giới với vấn đề này. Cơ sở pháp lý áp dụng đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia: Việc áp dụng đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc không phải là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc của các quốc gia nếu nó không được ghi nhận trong pháp luật của quốc gia hoặc trong các điều ước quốc tế mà quốc gia đó ký kết tham gia. Theo quy định tại điều 6 Pháp lệnh của UBTVQH số 41/2002/PL-UBTVQH ngày 25/5/2002 về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế thì Việt Nam sẽ áp dụng một phần hoặc toàn bộ đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia khi: - Pháp luật Việt Nam có quy định; - Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định; - Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thực tế đã áp dụng đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc với Việt Nam; - Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định. Trên lý thuyết là vậy, tuy nhiên việc áp dụng hai nguyên tắc này cũng có một số ngoại lệ. Hiện nay, Việt Nam đã ký kết khá nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương. Trong đó có một số điều ước có áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc. Đồng thời, Việt Nam cũng có ban hành một số văn bản có liên quan tới hai nguyên tắc này. Dưới đây là một số điều ước quóc tế và một số quy định trong pháp luật Việt Nam có sử dụng hai nguyên tắc trên: Một số điều ước quốc tế đa phương: * Công ước Berne về bảo hệ các tác phẩm văn học nghệ thuật 1886; * Hiệp định chung về thương mại dịch vụ- GATS; * Công ước Paris ( 1883) về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; * Công ước giơnevơ 1952 vè bảo hộ nguyên tắc tác giả; * Hiệp định TRIPS- Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Một số điều ước quốc tế song phương: * Hiệp định giữa Việt Nam và Hoa kỳ về quan hệ thương mại ngày 13/7/2000. * Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề các vấn đề dân sự, gia đình, hình sự giwuax các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước cộng hòa nhân dân Bungari quy định tại khoản 1 Điều 1 như sau : “Công dân nước ký kết này được hưởng trên lãnh thổ nước ký kết kia sự bảo hộ pháp lý vè các quyền nhân thấn và tài sản mà nước ký kết kia dành cho công nước mình” Một số quy định trong pháp luật Việt Nam: * Điều 81 Hiến Pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “ Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được nhà nước Việt Nam bảo hộ tính mạng, tài sản quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam”; * Điều 830 Bộ luật dân sự Việt Nam quy định “ Người nước ngoài có năng lực pháp luật như công dân Việt Nam”; * Pháp lệnh của UBTVQH số 41/2002/PL-UBTVQH ngày 25/5/2002 về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế. Khái niệm nguyên tắc “Đối xử quốc gia” và “Đối xử tối huệ quốc”: Chế độ đãi ngộ quốc gia (NT – National Treament) là chế độ cho phép người nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ tương ứng như công dân nước sở tại trong những quan hệ xã hội nhất định. Đây là chế độ áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực dân sự. Thông thường, người nước ngoài được hưởng các quyền dân sự, lao động, thương mại và văn hóa cơ bản như công dân nước sở tại. Chế độ đãi ngộ quốc gia thể hiện mối quan hệ giữa người nước ngoài với công dân nước sở tại, là cơ sở để xác định năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam. Về nguyên tắc, người nước ngoài được hưởng các quyền và nghĩa vụ dân sự chủ yếu ngang bằng với công dân Việt Nam, trừ một số hạn chế do pháp luật quy định, ví dụ: quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam; quyền bầu cử, ứng cử; quyền theo học các trường an ninh, quân sự… Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN – Most Favoured Nation) là chế độ mà theo đó một nước dành cho công dân và pháp nhân của nước kia những quyền và ưu đãi đã, đang hoặc sẽ dành cho công dân và pháp nhân của một nước thứ ba. Khác với chế độ đãi ngộ quốc gia, chế độ đãi ngộ tối huệ quốc được áp dụng chủ yếu trong các lĩnh vực hợp tác quốc tê, thương mại và hàng hải. Chế độ tối huệ quốc đưa lại các điều kiện và cơ hội như nhau cho công dân và pháp nhân nước ngoài khi tiến hành các hoạt động kinh tế, thương mại trên lãnh thổ của nước sở tại, ví dụ như những ưu đãi về thuế, thủ tục hải quan…,đặc biệt là thuế xuất nhập khẩu. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc thể hiện mối quan hệ giữa các cá nhân và pháp nhân nước ngoài với nhau trên lãnh thổ quốc gia nước sở tại. Phạm vi áp dụng: Nguyên tắc Đối xử quốc gia: Chế độ đối xử quốc gia được áp dụng trong các lĩnh vực như dân sự, lao động, thương mại và văn hóa. Theo đó, thông thường, người nước ngoài được hưởng các quyên về dân sự, lao động, thương mại và văn hóa như công dân nước sở tại. Nổi bật nhất là lĩnh vực dân sự và lao động. Bộ luật dân sự 2005 ghi nhận trong trường hợp người nước ngoài có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam, quyền sở hữu tài sản của họ sẽ được giải quyết theo pháp luật Việt Nam ( Điều 761, Điều 766 Bộ Luật dân sự 2005). Ngoài ra, người nước ngoài được mua, nhân tặng cho và sở hữu nhà tại Việt Nam nếu thuộc các đối tượng được pháp luật quy định. Song song với việc bảo hộ quyền sở hữu tài sản, pháp luật Việt Nam đảm bảo quyền thừa kế hợp pháp của người nước ngoài theo quy định của Bộ luật dân sự và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Người nước ngoài có quyền thừa kế đối với tài sản do công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài để lại trên lãnh thổ Việt Nam theo di chúc hay theo pháp luật ( Điều 767, Điều 768 Bộ luật dân sự 2005).Theo đó, trong trường hợp, người nước ngoài không có quyền thừa kế bất động sản ở Việt Nam, nhưng lại là người được thừa kế tài sản đó, thì người nước ngoài chỉ được nhận thừa kế đối với giá trị của bất động sản thong qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Quyền tác gỉa của người nước ngoài cũng được bảo hộ triệt để. Điều 744 Bộ luật dân sự khẳng định“ Quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam được bảo hộ theo quy định của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Trong lĩnh vực lao động nguyên tắc đối xử quốc gia thể hiện ở việc người nước ngoài lao động tại Việt nam được hưởng các quyền lao động và phải thực hiện các nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam. Theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lí người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau ; đủ 18 tuổi trở lên ; có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc ; không có tiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia ; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài ; có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việ Nam cấp, trừ trường hợp không phải cấp giấy phép theo quy định của pháp luật. Người nước ngoài làm việc tại Việt nam theo các hình thức : thực hiện hợp đồng lao động, di chuyển trong nội bộ doang nghiệp có hiện diện thương mại tại Việt Nam, thực hiện các laoij hợp đồng kinh tế, chào bán dịch vụ…được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam( Khoản 1 Điều 1). Nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc: Chế độ tối huệ quốc được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại và hàng hải. Theo quy định tại Điều 1, pháp lệnh ủy ban thường vụ Quốc hội số 41/2002/PL- UBTVQH ngày 25/5/2002 về đối xử tối huệ quốc và đói xử quốc gia trong thương mại quốc tế, đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế được áp dụng đối với thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ : Điều 3, pháp lệnh Ủy ban thường vụ Quốc hội số 41/2002/PL- UBTVQH ngày 25/5/2002 về đối xử tối huệ quốc và đói xử quốc gia trong thương mại quốc tế và Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) "Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ một nước so với hàng hoá tượng tự nhập khẩu có xuất xứ từ nước thứ ba hoặc hàng hoá xuất khẩu đến một nước so với Hàng hoá tương tự xuất khẩu đến nước ( khoản 1). Được áp dụng đối với: 1. Thuế, các loại phí và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; 2. Phương thức thanh toán và việc chuyển tiền thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; 3. Những quy định về thủ tục liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; 4. Thuế và các loại phí thu trực tiếp hoặc gián tiếp trong nước đối với hàng hoá nhập khẩu; 5. Hạn chế định lượng và cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; 6. Các quy định khác của pháp luật có ảnh hưởng đến việc bán, chào bán, mua, vận tải, phân phối, lưu kho và sử dụng hàng hoá tại thị trường trong nước. . "Đối xử tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho dịch vụ và nhà cưng cấp dịch vụ của một nước so với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự của nước thứ ba. Được áp dụng các biện pháp điều chỉnh Hoạt động thương mại dịch vụ có sự tham gia của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam( khoản 2) Điều 3 của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) quy định hàng nhập khẩu phải được đối xử bình đẳng với hàng nội địa. Nguyên tắc đối xử quốc gia chỉ được áp dụng sau khi hàng nhập khẩu đã thâm nhập vào thị trường; do vậy, việc đánh thuế nhập khẩu không vi phạm nguyên tắc này. "Đối xử tối huệ quốc trong đầu tư" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho đấu tư và nhà đầu tư của một nước so với đầu tư và nhà đầu tư của nước thứ ba trong và điều kiện tương tự (khoản 3). Đối xử tối huệ quốc cũng có thể phân biệt theo hai nhóm chính, với hai cách quy định khác nhau. Nhóm thứ nhất dành sự đối xử cho các hoạt động "quản lý, duy trì, sử dụng, hưởng lợi và chuyển nhượng đầu tư" chỉ sau khi đầu tư đã được cho phép tại nước tiếp nhận. Nhóm còn lại dành Đối xử tối huệ quốc cho cả hai giai đoạn trước và sau khi có đầu tư với các hoạt động "thiết lập, quản lý, điều hành, hoạt động, bán và các hình thức chuyển nhượng đầu tư khác" trong lãnh thổ nước tiếp nhận. "Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho việc xác lập, bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó của tổ chức, cá nhân của một nước so với tổ chức, cá nhân của nước thứ ba ( khoản 4) Bao gồm: - Quyền tác giả và quyền liên quan; - Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu háng hoá, Chỉ dẫn địa lý bao gồm cả tên gợi Xuất xứ hàng hoá, Tên thương mại, Bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp, Giống cây trồng; - Quyền chống cạnh tranh không đúng pháp luật liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp và các quyền sở hữu trí tuệ khác. Điều 3 của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) quy định về nguyên tắc đối xử quốc gia như sau: “Mỗi thành viên phải dành cho công dân của thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử đối với công dân của nước mình trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tùy theo các trường hợp miễn trừ đã được quy định tương ứng tại Công ước Paris 1967, Công ước Berne 1971, Công ước Rome và Hiệp ước về Quyền sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp” Ý nghĩa nguyên tắc: Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và đãi ngộ tối huệ quốc là 2 quy chế pháp lý quan trọng và ưu đãi dành cho người nước ngoài, cũng như là 2 quy chế pháp lý quan trọng trong hoạt động của tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc các quốc gia mở cửa hội nhập kinh tế là điều tất yếu, quốc gia nào cũng tích cực thu hút vốn đầu tư cũng như mở rộng thị trường hàng hóa, tuy nhiên, sự chênh lệch về điều kiện kinh tế xã hội giữa các quốc gia là không tránh khỏi, do đó việc đặt ra hai nguyên tắc trên là điều vô cùng cần thiết. Được áp dụng nhiều trong lĩnh vực thương mại quốc tế, 2 nguyên tắc này đã trở thành 2 nguyên tắc nền tảng quan trọng nhất của hệ thương mại đa phương mà ý nghĩa thực sự là bảo đảm việc tuân thủ một cách nghiêm túc những cam kết về mở cửa thị trường mà tất cả các nước thành viên đã chấp nhận khi chính thức trở thành thành viên của WTO. Trong bối cảnh thương mại hiện đại, quy chế Tối huệ quốc mang ý nghĩa chuẩn mực của sự đối xử ưu đãi mà một quốc gia phải dành cho các đối tác thương mại của mình. Nói cách khác, quốc gia phải bảo đảm dành cho tất cả các quốc gia đối tác một chế độ ưu đãi thương mại thuận lợi như nhau. Trong các điều ước quốc tế về thương mại cũng như luật thương mại quốc gia, đãi ngộ tối huệ quốc thường được thể hiện dưới dạng quy định yêu cầu các sản phẩm hàng hoá dịch vụ có xuất xứ từ một quốc gia đối tác được hưởng chế độ thương mại "không kém ưu đãi hơn chế độ ưu đãi nhất" mà quốc gia sở tại dành cho các những sản phẩm hàng hoá dịch vụ tương tự của bất kỳ quốc gia nào khác. Với sự tồn tại của chế độ đãi ngộ tối huệ quốc, các quốc gia sẽ được bảo đảm rằng quốc gia đối tác thương mại của mình sẽ không dành cho quốc gia khác chế độ thương mại ưu đãi hơn, qua đó triệt tiêu lợi thế cạnh tranh tự nhiên của họ đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ cụ thể trong cạnh tranh với các quốc gia liên quan đó. Tóm lại, nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc có những ý nghĩa sau: + Thứ nhất, nó có thể đảm bảo đáp ứng những nhu cầu nhập khẩu một cách có hiệu quả nhất, nâng cao hiệu quả giá thành nhờ lợi thế so sánh; + Thứ hai, Biến đãi ngộ tối huệ quốc thành nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện, nhờ vậy mà có thể bảo vệ thành quả của việc cắt giảm thuế quan song phương, và còn có thể  thúc đẩy việc thực hiện đa biên hoá; + Thứ ba, nhờ cam kết thực hiện Đãi ngộ tối huệ quốc mà có thể bắt buộc các nước lớn phải đối xử công bằng với các nước nhỏ; + Thứ tư, nhờ cam kết đãi ngộ tối huệ quốc mà có thể tinh giản cơ chế quản lý nhập khẩu và bảo đảm các chính sách thương mại rõ ràng hơn. Đối với chế độ đối xử quốc gia, việc người nước ngoài cũng như pháp nhân nước ngoài được hưởng chế độ này nhẳm xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo ra sự bình đẳng pháp lý trong các quan hệ dân sự, thương mại, tố tụng giữa công dân và pháp nhân nước ngoài và công dân, cá nhân nước sở tại. Do quốc gia nào cũng muốn bảo vệ quyền lợi của công dân, pháp nhân nước mình, nên việc áp dụng chế độ đối xử quốc gia sẽ tạo sự giao lưu cũng như hợp tác giữa các quốc gia với nhau trên cơ sở tôn trọng và bình đẳng, thông qua các lĩnh vực thương mại hàng hóa, dịch vụ hay sở hữu trí tuệ, qua đó, các cá nhân xác lập được quyền và nghĩa vụ cũng như địa vị pháp lý bình đẳng với công dân, pháp nhân nước sở tại, là cơ sở cho sự phát triển, cũng như hội nhập của các nước với khu vực.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSo sánh nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc.doc
Tài liệu liên quan