Tiểu luận So sánh phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hoà giải và phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại. ưu, nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Ở phương thức hoà giải thì vai trò của người thứ ba chỉ mang tính hỗ trợ, giúp đỡ các bên thoả thuận với nhau. Người thứ ba làm trung gian hoà giải không có quyền quyết định hay áp đặt bất cứ vấn đề gì nhằm ràng buộc các bên tranh chấp. Quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về các bên tranh chấp khi họ thống nhất được ý chí với nhau về việc giải quyết vụ tranh chấp trên cơ sở hướng dẫn, trợ giúp của người thứ ba.

Còn ở phương thức trọng tài thì sau khi xem xét sự việc, trọng tài có thể đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12818 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận So sánh phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hoà giải và phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại. ưu, nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI SO SÁNH PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG HOÀ GIẢI VÀ PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI. Hoà giải và trọng tài thương mại là hai phương thức giải quyết tranh chấp thương mại có hiệu quả và được sử dụng rộng rãi hiện nay. Vậy, hai phương thức này có những điểm gì giống và khác nhau? Hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hoà giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh. Theo khoản 1 Điều 3 Dự thảo Luật Trọng tài thương mại 2010 thì: “Trọng tài là phương thức giải quyết các tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo thủ tục được quy định tại Luật này”. Khoản 2 điều này quy định: “Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên nhằm giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh giữa các bên”. Như vậy, có thể thấy một vài điểm giống nhau cơ bản giữa hai phương pháp giải quyết tranh chấp này. Giống nhau: Thứ nhất, cả hai phương thức giải quyết tranh chấp này đều được bắt nguồn từ sự thoả thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện. Để đưa tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài hay bằng thương mại thì các bên đều phải có sự thoả thuận trọng tài. Thứ hai, cả hai phương thức này đều có sự hiện diện của bên thứ ba do các bên tranh chấp lựa chọn làm trung gian để trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu nhằm loại trừ tranh chấp. Và đây có thể được coi là điểm giống nhau cơ bản giữa hai phương thức giải quyết tranh chấp này. Thứ ba, đó là điều kiện của bên thứ ba (người thứ ba). Người thứ ba phải hội đủ những phẩm chất nhất định như: có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; am hiểu pháp luật; có kinh nghiệm thực tiễn và đặc biệt là phải có sự độc lập, trung lập với các bên tranh chấp. Người thứ ba không thể có lợi ích liên quan hoặc xung đột với lợi ích của các bên tranh chấp. Trên đây là những điểm giống nhau cơ bản giữa phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hoà giải và phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài. Khác nhau: Điểm khác nhau cơ bản giữa hai phương thức này đó chính là vai trò của người thứ ba. Ở phương thức hoà giải thì vai trò của người thứ ba chỉ mang tính hỗ trợ, giúp đỡ các bên thoả thuận với nhau. Người thứ ba làm trung gian hoà giải không có quyền quyết định hay áp đặt bất cứ vấn đề gì nhằm ràng buộc các bên tranh chấp. Quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về các bên tranh chấp khi họ thống nhất được ý chí với nhau về việc giải quyết vụ tranh chấp trên cơ sở hướng dẫn, trợ giúp của người thứ ba. Còn ở phương thức trọng tài thì sau khi xem xét sự việc, trọng tài có thể đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên. Thứ hai là về cơ chế giải quyết tranh chấp. Pháp luật hiện hành của Việt Nam không có quy định nào ràng buộc, chi phối đến cơ chế hoà giải ngoài các quy định có tính chất ghi nhận thương lượng, hoà giải là những phương thức giải quyết tranh chấp được các bên tranh chấp ưu tiện lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh. Trong khi đó, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp gữa hai yếu tố thoả thuận và tài phán. Do đó, nó chịu sự chi phối của pháp luật. Thứ ba, quá trình tiến hành giải quyết tranh chấp. Quá trình hoà giải các bên tranh chấp không phải chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hoà giải. Quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục cũng như các quy định khác. Ví dự, Điều 20 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 quy định: “Để giải quyết vụ tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi Trung tâm Trọng tài”… Thứ tư, về kết quả giải quyết tranh chấp. Kết quả hoà giải thành được thực thi hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hoà giải. Trái lại, phán quyết của Trọng tài lại có hiệu lực ràng buộc các bên tranh chấp thực hiện. Trên đây là một số điểm khác nhau cơ bản giữa hai phương thức giải quyêt tranh chấp thương mại này. Ưu và nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại Ưu điểm: + Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng; + Các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài; + Khả năng chỉ định Trọng tài viên giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp. Qua đó, có điều kiện giải quyết tranh chấo nhanh chóng, chính xác; + Nguyên tắc trọng tài không công khai giúp các bên hạn chế sự tiết lộ các bí mật kinh doanh. giữ được uy tín của các bên trên thương trường; + Trọng tài không đại diện cho quyền lực tư pháp của Nhà nước nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Nhược điểm: Trọng tài không đại diện cho quyền lực tư pháp của Nhà nước nên có thể gặp khó khăn trong qúa trình giải quyết tranh chấp như xác minh, thu thập chứng cứ, áp dựng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Luật Thương mại, tập 2, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND – 2008; Giáo trình Luật Thương mại, tập 2, TS. Bùi Ngọc Cường (Chủ biên), NXB Giáo dục; Và một số tài liệu tham khảo khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuật thương mại.doc
Tài liệu liên quan