Tiểu luận So sánh quy chế pháp lý vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế

Tính đặc quyền của quốc gia ven biển chấp nhận ngoại lệ là nếu trường hợp quốc gia ven biển không khai thác hết mà tồn tại một số dư của khối lượng cho phép đánh bắt thì quốc gia ven biển phải có nghĩa vụ “tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tối ưu các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền kinh tế” mà không phương hại đến đặc quyền bảo tồn tài nguyên sinh vật của mình, có ưu tiên cho các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý.

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5579 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận So sánh quy chế pháp lý vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tiểu luận So sánh quy chế pháp lý của thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế: I/ Đặt vấn đề: Hai vùng biển: thềm lục địa và đặc quyền kinh tế là hai vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán, và là hai trong số các các chế định được quy định trong Công Ước về Luật Biển được ký kết vào ngày 30/4/1982, quy định những vấn đề thuộc pháp lý, kinh tế, khoa học kỹ thuật, hợp tác, giải quyết tranh chấp, … Nhưng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là hai vùng biển mới được xem xét và đưa vào Luật biển quốc tế, và là hai vùng biển khá đặc thù không giống bất kỳ vùng biển cổ điển nào trước đây. Chính vì vậy, để rõ hơn những quy chế pháp lý của hai vùng biển này, ta sẽ đi so sánh chúng trên nhiều khía cạnh khác nhau. II/ Giải quyết vấn đề: 1/ Khái niệm: + Vùng đặc quyền kinh tế: Là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần V – Vùng đặc quyền kinh tế của công ước luật biển 1982, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, các quyền cũng như các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh. Vùng biển này có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. + Thềm lục địa: bao gồm đáy biển và phần đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó cho đến bề ngoài của rìa lục địa hoặc cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải 200 hải lý khi bề ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn. Thềm lục địa không mở rộng ra ngoài giới hạn 350 hải lý hoặc không đươc vượt quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2500m (điều 77 Công ước 1982). 2/ So sánh quy chế pháp lý giữa vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa: a/ Giống nhau: Đều là hai vấn đề mới được đề cập và mới được xem xét thêm vào luật biển quốc tế tại Công ước luật biển năm 1982. Các quốc gia ven biển đều không có quyền chủ thể mà chỉ có các quyền mang tính chất chủ quyền đối với việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. Đây là quyền mà chỉ có quốc gia hoặc một số các cơ quan chính phủ của nó có thể có và sự sở hữu quyền có tính chất chủ quyền này là cho lợi ích chung và có khả năng thực hiện các chức năng riêng của mình. Các quốc gia ven biển đều có quyền tài phán trên cả hai vùng về việc: + Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; + Nghiên cứu khoa học về biển; + Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Quyền tài phán là hệ quả của quyền chủ quyền, có tác dụng bổ trợ, tạo ra môi trường để thực hiện quyền chủ quyền được tốt hơn và là quyền của các cơ quan hành chính và tư pháp của quốc gia thực hiện và giải quyết các vụ việc theo thẩm quyền của họ. Trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, các quốc gia ven biển đều có những đặc quyền nhất định như sau: + Về vùng đặc quyền kinh tế: Tính đặc quyền thể hiện ở chỗ các quốc gia ven biển có toàn quyền đánh giá nguồn tiềm năng đối với các tài nguyên sinh vật, thi hành các biện pháp thích hợp về bảo tồn và quản lý nhằm làm cho việc khai thác, duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình khỏi bị ảnh hưởng do khai thác quá mức. + Về vùng thềm lục địa: nếu quốc gia ven biển không thăm dò hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa thì quốc gia khác cũng không có quyền tiến hành các hoạt động như vậy khi không có sự thỏa thuận rõ ràng của các quốc gia sở tại. Các quốc gia khác có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không và tự do lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm. b/ Khác nhau: Các tiêu chí so sánh Vùng đặc quyền kinh tế Vùng thềm lục địa Cơ sở phát sinh: - Để khai sinh ra vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, buộc phải có một tuyên bố đơn phương từ phía quốc gia đó. Từ đó mới hình thành nên quy chế pháp lý của các quốc gia trên vùng đặc quyền kinh tế của mình. - Thềm lục địa được hình thành do sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ, tạo nên quy chế pháp lý cho các quốc gia ven biển trên thềm lục địa. - Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào. Phạm vi quyền chủ quyền - Các quốc gia có quyền chủ quyền ở vùng đặc quyền kinh tế cũng có quyền đối với cả phần vùng nước phía trên và vùng trời trên vùng nước này. - Ngoài giới hạn 200 hải lý (tính từ đường cơ sở), vùng đặc quyền kinh tế chấm dứt sự tồn tại, do đó các quốc gia không còn có quyền trên những vùng đó nữa. - Quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên hay của vùng trời trên vùng nước này. - Ngoài giới hạn 200 hải lý, thềm lục địa vẫn có thể tồn tại (trong khi vùng đặc quyền kinh tế không còn tồn tại). Vì vậy, trong giới hạn 200 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế bao gộp cả thềm lục địa. Đối tượng quyền chủ quyền - Quốc gia ven biển chỉ thực hiện quyền chủ quyền trên các tài nguyên thiên nhiên của vùng chứ không phải trên chính vùng đặc quyền kinh tế. - Tài nguyên của vùng đặc quyền kinh tế không bao gồm các loài định cư. - Quốc gia ven biển không chỉ có quyền chủ quyền đối với tài nguyên của thềm lục địa mà còn đối với cả chính thềm lục địa. - Tài nguyên thiên nhiên là đối tượng tác động của quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển không chỉ bao hàm các tài nguyên không sinh vật mà còn cả tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư. Tính chất quyền chủ thể - Do được phát sinh trên cơ sở phải do quốc gia ven biển yêu sách vùng này một tuyên bố đơn phương nên quyền chủ quyền của quốc gia ven biển trên vùng đặc quyền kinh tế không tồn tại một cách thực tế và ngay từ ban đầu - Quốc gia ven biển không có chủ quyền trên vùng đặc quyền kinh tế với tư cách là người chủ hoàn toàn. - Tính đặc quyền của quốc gia ven biển chấp nhận ngoại lệ là nếu trường hợp quốc gia ven biển không khai thác hết mà tồn tại một số dư của khối lượng cho phép đánh bắt thì quốc gia ven biển phải có nghĩa vụ “tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tối ưu các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền kinh tế” mà không phương hại đến đặc quyền bảo tồn tài nguyên sinh vật của mình, có ưu tiên cho các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý. - Do cơ sở phát sinh là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ nên quyền của các quốc gia trên thềm lục địa là quyền đương nhiên và ngay từ đầu. Đó là quyền không thể chuyển nhượng và không thể mất hiệu lực. Các quyền này tồn tại không phụ thuộc vào việc thực hiện nó có hiệu quả hay không. - Nếu quốc gia ven biển không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa, thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của các quốc gia đó. III/ Kết thúc vấn đề: Việc hiểu rõ quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa là vô cùng quan trọng và cần thiết để các quốc gia ven biển thực hiện một cách hợp pháp và đúng đắn quyền của mình, không xâm phạm đến những quyền của quốc gia khác cũng như đối với quốc tế, giúp họ quản lý tốt tài nguyên của mình và thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với các vùng biển này. Tài liệu tham khảo: 1/ giáo trình luật quốc tế - Khoa luật, đại học quốc gia Hà Nội 1994 2/ giáo trình luật quốc tế - đại học Luật Hà Nội 2009. 3/ www.google.com.vn Mục lục: I/ Đặt vấn đề. II/ Giải quyết vấn đề 1/ Khái niệm 2/ So sánh quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. a/ Giống nhau b/ Khác nhau III/ Kết thúc vấn đề.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSo sánh quy chế pháp lý vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.doc
Tài liệu liên quan