Tiểu luận So sánh tự nhiên quan của Nho Gia và tự nhiên quan của Đạo Gia

Mối quan hệ giao cảm giữa chủ thể v à khách thể c àng đư ợc thể hiện

rõ trong t ư tưởng Lão - Trang. Trang Tử chủ trương xuất thế, mặc sức tiêu

dao, đ ạt tới trạng thái “vong ng ã vật hoá”; “trời đất v à ta cùng sinh, vạn

vật và ta đ ều là một” Trong Nam hoa kinh, Trang Tử nhiều lần nói tới

trạng thái ho à vào thiên nhiên, hợp nhất với thiên nhiên: “Thầy Trang v à

th ầy H uệ, ch ơi trên đ ập hào. Thầy Trang nói: - kìa đàn cá lư ợn lờ chơi

b ời, đ àn cá mư ới sướng chứ! Thầy Huệ hỏi: Bác không phải l à cá, sao biết

cái sư ớng của cá?” (Tiêu dao du) Như v ậy, cả Nho giáo và tư tư ởng

Lão- Trang đều ảnh hương mối quan hệ giao cảm giữa con ngư ời và thiên

nhiên, ảnh hưởng tư tưởng “thiên nhân hợp nhất” trong Kinh Dịch. Nhưng

do có cơ sở triết học khác nhau, nên đi sâu vào tìm hi ểu tự nhiên quan của

Nho giáo và tự nhiên quan c ủa tư tưởng Lão - Trang có nhiều nét khác

biệt.

pdf16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2717 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận So sánh tự nhiên quan của Nho Gia và tự nhiên quan của Đạo Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên nhiên) của Nho gia và Đạo gia có gì giống và khác nhau? Thứ hai, qua đây chúng tôi muốn xác lập một tiêu chí để phân định loại hình người ẩn dật của tư tưởng Nho gia và loại hình người ẩn dật của tư tưởng Đạo gia. Thứ ba, qua trường hợp so sánh cụ thể này (thơ viết về thiên nhiên), chúng tôi muốn đi tìm những nét chính của tư tưởng Nho gia và tư tưởng Lão- Trang đã ảnh hưởng tới văn nghệ. Trong thực tiễn sáng tác văn học của Trung Quốc nói riêng và vùng Đông Á nói chung, bộ phận thơ viết về đề tài thiên nhiên không những nhiều về số lượng, mà còn khá đa dạng. Sự đa dạng mà chúng tôi muốn nói ở đây là sự đa dạng về mặt thẩm mỹ, cùng viết về đối tượng là thiên nhiên nhưng nếu tác giả là nhà Nho thì có cách nhìn khác với tác giả là người theo tư tưởng Đạo gia. Đó là do tự nhiên quan của Nho gia khác tự nhiên quan của Đạo gia. Cũng từ trong thực tiễn thơ viết về thiên nhiên ta thấy có sự giao thoa giữa tự nhiên quan của Nho gia và tự nhiên quan của Đạo gia trong loại hình nhà Nho ẩn dật (ở đây nhà Nho ẩn dật có xu hương ảnh hưởng tự nhiên quan của Đạo gia), để chỉ ra con đương vay mượn này ta phải đi làm rõ loại hình người ẩn dật của Nho gia và người ẩn dật của Đạo gia. Như chúng ta đã biết, phương thức sống ẩn dật, là phương thức ứng xử mà cả Nho giáo và Đạo gia đều có. Với Nho giáo, thì đây là một trong hai phương thức ứng xử đã được hai nhà sáng lập “kinh điển” của Nho giáo là Khổng Tử và Mạnh Tử đề xuất cho các môn đệ của mình, nó được đưa ra xuất phát từ chính cuộc đời “bất đắc ý” của cả hai người được các môn đồ tôn là Thánh nhân và Á thánh này. Các nhà Nho hành đạo chân chính, với quan niệm “hữu vi” của Nho giáo, họ luôn quan niệm phải có tinh thần “hữu trách” và họ tin vào “thiên phận” cao cả của mình, trên thì khuyên vua: chăm chỉ vì dân vì nước, không ham mê dục vọng, thực hiện đường lối cai trị Nhân Nghĩa… dưới thì khuyên nhân dân, hướng Đạo cho nhân dân, để xây dựng một xã hội lí tưởng vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn. Nhưng thực tế không diễn ra như nhà Nho mong muốn, trong xã hội chuyên chế phương Đông, rất ít ông vua nếu không muốn nói là không một ông vua nào thoả mãn được các yêu cầu mà nhà Nho mong ước, trong lịch sử “nhan nhản “hôn quân bạo chúa”- sản phẩm tất yếu của chế độ độc tài cực quyền”(1). Không những thế, bộ phận nhà Nho chân chính, những người luôn có tinh thần “nhân sinh chí đạo”(hết lòng vì đạo) thì hạn chế, phần lớn nhà Nho là những kẻ ham công danh, phú quý, tranh giành quyền lực. Thực tế xã hội phương Đông luôn làm nhà Nho rơi vào mâu thuẫn giữa lí tưởng và hiện thực. Khi rơi vào mâu thuẫn đó, nhà Nho chọn cuộc sống ẩn dật- đây là phương thức ứng xử mà Không Tử và Mạnh Tử đã đề xuất như đã nói ở trên. Khổng Tử viết “nước đang nguy thì không nhập, nước đang loạn thì chớ ở, Thiên hạ có Đạo thì hãy xuất hiện, không có Đạo thì hãy tránh đi....”, hay: “dụng tắc hành, sả tắc tàng”. Mạnh Tử thì viết: “cùng, tắc độc thiện kì thân; đạt tắc kiêm thiên hạ”… Đạo gia thì dựa vào quan niệm “vô vi”, phát huy tinh thần độc thiện. Cả Lão Tử và Trang Tử (đặc biệt là Trang Tử) cho rằng tinh thần “hữu vi” chỉ đem lại sự bó buộc cho con người, càng làm cho xã hội thêm loạn, vì vậy chủ trương “vô vi”. Tư tưởng Lão- Trang cho rằng cuộc đời, công danh chỉ là hư ảo, tất cả chỉ là mộng ảo, từ đó chọn phương thức sống: “đạo phát tự nhiên”. Con người sống theo “đạo pháp tự nhiên” là phải: vô vi tự nhiên, không làm trái với quy luật phát triển tự nhiên, không can thiệp vào tự nhiên. Mức độ cao nhất mà con người tuân theo “đạo pháp tự nhiên” là trở về với trạng thái “chất phác”, trở về thời kì “anh nhi”(còn thơ). Để trở về được trạng thái đó, con người phải thực hiện phương thức sông: “vô tư, vô dục” (không riêng, không ham muôn); “bất tranh”(không tranh); “tri túc, thiểu tri”(biết đủ, biết ít); không bộc lộ (1) Trần Ngọc Vương. Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung, NXB Đại học Quốc gia, H, 1999, tr. 55. sắc sảo; chọn cuộc sống gần gũi tự nhiên… Đó là phương thức sống ẩn dật, xuất thế của tư tưởng Lão- Trang . Lối sống ẩn dật cả Nho giáo và tư tưởng Lão- Trang đều có. Các nhà Nho về ở ẩn là những tín đồ trung thành của học thuyết Nho giáo, ứng dụng phương thức ứng xử mà Khổng Tử và Mạnh Tử đã đề xuất. Tuy nhiên, nhà Nho về ở ẩn, sống cuộc sống gần gũi thiên nhiên, cuộc sống cá nhân cô độc, tìm thú vui trong thiên nhiên để thoát khỏi sự ràng buộc của con người chức năng, nhưng lí luận Nho giáo không trang bị cho nhà Nho triết lí sống cá nhân, không cung cấp cho họ thế giới quan để nhìn: “một thế giới tự nhiên không những vô cùng, vô tận mà còn phong phú huyền ảo hấp dẫn, khuyến khích con người phóng khoáng, thoát li mọi ràng buộc, mở rộng trí tưởng tượng, lấy cá nhân làm điểm xuất phát”(1). Vì thế buộc nhà Nho ẩn dật phải vay mượn tư tưởng Lão- Trang…Nhận xét về sự vay mượn này G Trần Đình Hượu khái quát: “xuất hay xử là lí thuyết của Nho giáo, nhưng với người ẩn dật, lí luận Nho giáo không cung cấp đủ thức ăn tinh thần. Nho giáo không cho họ triết lí để sống cô độc, không cho thấy cái đẹp của thiên nhiên để vui thú, nhìn ra cái vô cùng của cuộc sống để xa lánh, thây kệ yên tâm hưởng cảnh thanh nhàn. Những người ẩn dật thường tìm chỗ thiếu hụt đó ở Trang Tử”(2), đó là con đường đi “từ Nho sang Trang”, là quá trình nhà Nho ẩn dật trở thành “chung huyết thống với Nho gia”. Điều này đã làm cho việc phân định người nào là ẩn sĩ của Nho giáo, người nào là ẩn sĩ của Đạo gia trở nên khó khăn và phức tạp. Trên thực tế, việc xác định tiêu chí để phân loại một cách rành mạch người ẩn dật của Nho giáo và người ẩn dật của Đạo gia là không thể, bởi nhà Nho ẩn dật có xu hướng vay mượn tư tưởng Lão- Trang, làm cho họ “không phải Nho thuần tuý mà cũng không phải Trang thuần tuý. Thường thường họ là loại văn nhân gần với “Đương- Tống bất đại gia” (tám tác giả lớn đời Đường- Tống) hơn là một nhà tư tưởng, một học (1) Trần Đỡnh Hượu. Cỏc bài giảng về tư tưởng phương Đụng (Lại Nguyờn Ân biờn soạn), NXb Đại học Quốc gia, H, 2002, tr. 156. (2) Trần Đỡnh Hượu, Nho giỏo và văn học Việt Nam trung cận đại, NXB Giỏo dục, H, 1999, tr. 222. giả…kiểu như Đổng Trọng Thư, Chu Hy hay Trang Chu”(1). Nhưng vì, nhà Nho ẩn dật vay mượn tư tưởng Lão- Trang (triết lí sống cô độc, nhìn ra vẻ đẹp của tự nhiên để vui thú…), nên việc so sánh tự nhiên quan của Nho giáo và tư tưởng Lão- Trang là cần thiết, từ đó cho ta cơ sở để xác định được khoảnh khắc nhà Nho ẩn dật vượt ra ngoài tư tưởng Nho giáo, vay mượn tư tưởng Lão- Trang. Cả tư tưởng Nho gia và tư tưởng Lão- Trang đều là tư tưởng nội sinh, ra đời gần như là cùng một thời điểm, vì vậy có nhiều diểm giống nhau. Trong mối quan hệ chủ thể- khách thể (mối quan hệ giữa con người và thế giới) đều ảnh hưởng bởi thuyết giao cảm trong Kinh Dịch. Theo quan niệm trong Kinh Dịch thì “nhất âm, nhất dương chi vị đạo” (một âm, một dương gọi là đao)(2), đây là quy luật phổ biến tồn tại trong tất cả các sự vật của thế giới tự nhiên. “Từ trời suy ra người”, cuộc sống trong xã hội cũng được hình dung theo nguyên lí một âm- một dương. Theo quan niện này thế giới (cả vũ trụ, cả xã hội con người) đều được hình dung theo các cặp phạm trù đối lập: âm- dương; trơi- đất; cương- nhu; nam- nữ; gần- xa… Các cặp phạm trù đối lập này không tách rời nhau, mà chúng tác động tương hỗ với nhau, làm ra sự vận động, biến đổi và phát triển của vũ trụ. Rõ nhất là sự tác dụng giữa hai cặp đối lập nam- nữ: “trời đất mờ mịt, vạn vật hoá thuần. Nam nữ cấu tinh, vạn vật hoá sinh” (Hệ từ hạ truyện). Trong Kinh Dịch còn nói nhiều tới sự tác động này: “Trời và đất (giao) cảm nên vạn vật hoá sinh; Thánh nhân cảm lòng người nên thiên hạ hoà bình”. (Soán từ thượng truyện. Hàm quái); “Trời đất giao cảm nên vạn vật tương thông, trên dưới giao cảm nên ý chí giống nhau” (Soán từ thượng truyện. Thái quái); “Trời đất không giao cảm thì vạn vật không tương thông; trên dưới không giao cảm thì thiên hạ không còn nước”. (Soán từ thượng truyện. Bĩ quái)…Sự tác động tương hỗ giữa các mặt đối (1) Trần Đỡnh Hượu, Mấy ý kiến bàn về nghiờn cứu Nho giỏo . Tạp chớ “Nghiờn cứư văn học nghệ thuật”, 1984. (2) Những trớch dẫn về Kinh Dịch trong bài viết chỳng tụi đều dẫn theo sỏch Chu Dịch và mĩ học của Lưu Cương Kỉ – Phạm Minh Hoa (Hoàng Văn Lõu dịch), NXB Văn hoỏ - Thụng tin, H, 2002. lập này Kinh Dịch gọi là trạng thái Giao cảm. Giao cảm chính là cơ sở cho sự sinh trưởng và phát triển của vạn vật trong vũ trụ. Sự giao cảm này không chỉ diễn ra ở các sự vật của giới tự nhiên, mà còn có sự giao cảm giữa giới tự nhiên và con người, tình cảm và đạo đức của con người có thể tương thông với Trời, tạo thành “thiên nhân hợp nhất”. Nho giáo ảnh hưởng tư tưởng “thiên nhân hợp nhât”- giữa con người tự nhiên đều có mối tương thông, tương giao. Trong Luận ngữ , thiên Hương đảng đệ thập ghi lại: “{Khổng Tử đi bên khe núi, có nhiều chim rừng núi}, thấy người có sắc mặt nghiêm trang, chim rừng bay lên rồi sà xuống. Thấy vây, Khổng Tử nói: “con chim trĩ mái đậu trên đầu núi, hiểu thời lắm thay”. Công Tôn Ni Tử (có người cho răng ông là “đệ tử tái truyền của Khổng Khâu”), trong Nhạc ký- Nhạc bản thiên cũng cho thấy mối quan hệ giao cảm giữa con người và thiên nhiên, giữa khách thể và chủ thể: “Phàn âm nhạc nổi lên, là từ lòng người sinh ra. Lòng người động, là do sự vật gây ra. Cảm bởi vật mà động, cho nên hình thành ở thanh. Thanh ứng nhau, nên sinh biến. Biến có phương gọi là âm, liền âm lại mà hát và múa lông, múa cờ, gọi là nhạc. Nhạc là do âm sinh ra, gốc của nó là ở chỗ lòng người cảm động từ sự vật vậy”(1). Ở đây cho dù theo Khâu Chấn Thanh quan niệm của Công Tôn Ni Tử là “mang nhân tố duy vật chất phác”(2), mệnh đề “tâm vật cảm ứng” của Công Tôn Ni Tử hoàn toàn đối lập với “thiên nhân hợp nhất”- mang màu sắc duy tâm- thì đó vẫn là mối quan hệ giao cảm giữa chủ thể và khách thể. Thuyết giao cảm này cũng ảnh hưởng tới nhiều nhà lí luận sau này, Lục Cơ cho rằng: “tuỳ theo mùa mà cảm thán, xem xét vạn vật mà suy nghĩ”; Còn Chung Vinh trong Thi phẩm lại dựa vào mối quan hệ giao cảm này giải thích nguồn gốc của văn học: “Khí lay động mọi vật, vật cảm động lòng người, nên tính tình xao động, thể hiện ra lời ngâm điệu múa, soi rọi cõi Tam Tài (trời, đất, người), tô điểm cho muôn vật; như món ăn thành kính cho mọi người, (1) Khõu Chấn Thanh. Lớ luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc (100 điều). (Mai Xuõn Hải dịch). NXB Văn hoc, H, 2001, tr. 30. (2) Khõu Chấn Thanh. Sđd, tr. 32. đem (nội dung) sâu sắc vi diệu để bầy tỏ; cảm động trời đất, xúc động quỷ thần, không gì bằng thơ”(1) Tư tưởng này cũng thể hiện rõ trong thiên Vật sắc- Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp... Mối quan hệ giao cảm giữa chủ thể và khách thể càng được thể hiện rõ trong tư tưởng Lão- Trang. Trang Tử chủ trương xuất thế, mặc sức tiêu dao, đạt tới trạng thái “vong ngã vật hoá”; “trời đất và ta cùng sinh, vạn vật và ta đều là một”…Trong Nam hoa kinh, Trang Tử nhiều lần nói tới trạng thái hoà vào thiên nhiên, hợp nhất với thiên nhiên: “Thầy Trang và thầy Huệ, chơi trên đập hào. Thầy Trang nói: - kìa đàn cá lượn lờ chơi bời, đàn cá mưới sướng chứ! Thầy Huệ hỏi: Bác không phải là cá, sao biết cái sướng của cá?” (Tiêu dao du)… Như vậy, cả Nho giáo và tư tưởng Lão- Trang đều ảnh hương mối quan hệ giao cảm giữa con người và thiên nhiên, ảnh hưởng tư tưởng “thiên nhân hợp nhất” trong Kinh Dịch. Nhưng do có cơ sở triết học khác nhau, nên đi sâu vào tìm hiểu tự nhiên quan của Nho giáo và tự nhiên quan của tư tưởng Lão- Trang có nhiều nét khác biệt. Như trên chúng ta đã chứng minh cả Nho giáo và tư tưởng Lão- Trang đều ảnh hưởng tư tưởng “thiên nhân hợp nhất’’, giữa con người và nhiên nhiên luôn có mối quan hệ tương giao, tương cảm. Không những thế, cả Nho giáo và tư tưởng Lão- Trang đều thể hiện tình cảm yêu mến trước vẻ đẹp của thiên nhiên, gần gũi tự nhiên. Khi nói tới Nho giáo người ta thường cho rằng con người của học thuyết Nho giáo luôn mang tinh thần “nhân sinh chí đạo” (hết lòng vì đạo), các nhà Nho là những con nguời luôn đặt lí trí lên trên tình cảm, loại trừ cảm xúc trước thiên nhiên, vô cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Thực tế không hoàn toàn là như vậy. Cả Nho giáo và tư tưởng Lão- Trang đều thể hiện thể hiện tình cảm yêu mến phong cảnh thiên nhiên, đều có ước vọng được chiêm ngưỡng cảnh sơn thuỷ hữu tình, non xanh nước biếc, chỉ có điều lí tưởng thẩm mĩ của (1) Chuyển dẫn theo Lưu Cương Kỉ – Phạm Minh Hoa, Chu Dịch và mĩ học (Hoàng Văn Lõu dich), NXB Văn hoỏ - Thụng tin, H, 2002, tr. 88 – 89. hai tư tưởng này khác nhau. Trong Luận ngữ có nhiều chỗ thể hiện rõ tình cảm yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên của Khổng Tử. Khổng Tử nói: “Trí giả nhạo sơn, nhân giả nhạo thuỷ’’ (bậc trí giả thích cảnh sông nước, bậc nhân giả thích cảnh núi non). (Luận ngữ. Ung dã đế lục); Hay sau khi nghe Tăng Điểm trả lời: “Xuân muộn, y phục mùa xuân đã may rồi, cùng các chàng trai trẻ năm, sáu người; thiếu niên sáu, bảy người tắm ở sông nghị, hóng gió ở đền Vũ Vu, vừa hát ca, vừa quay về’’, Khổng Tử lộ rõ ước muốn được như Tăng Điểm.(Luận ngữ. Tiên tiến đệ thập nhất)... Nhưng tự nhiên quan của Nho giáo lại bị khúc xạ qua tư tưởng “trung dung’’. Nho giáo cho rằng Tâm của con người có hai phần chính và tà, có tình, có dục, mà cũng có tính, có thiên lí, để cho Tâm của con người không bị phần tà, phần tình và phần dục lấn át phần chính, phần thiên lí thì khi đứng trước sự phong phú, đa dạng của sự vật nói chùng và phong cảnh thiên nhiên nói riêng con người phải tiết chế, không chạy theo sự phong phú của sự vật: “Vật gây ra cảm xúc cho con người thật vô cùng, nếu sự ham muốn của con người không tiết chế được thì vật đến thì hoá người làm vật. Người hoá làm vật tức là bỏ thiên lí mà theo nhân dục cho đến cung’’.(Nhạc kí). Với quan niệm đó, các nhà Nho đứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên luôn phải tiết chế lòng mình không chạy theo sự phong phú, đa dạng của cảnh thiên nhiên, không mặc sức tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên. Họ luôn đi vào những hình ảnh thiên nhiên phù hợp với ý nghĩa đạo đức của Nho giáo, thưởng thức thiên nhiên của nhà Nho không rời xa phương diện đạo đức của Nho giáo. Điều đó giải thích tại sao: “có một thực tế quan trọng khác, là nhà Nho chỉ yêu những loại thiên nhiên nào có khả năng thể hiên được những tư tưởng chủ quan của mình...nhà Nho không có rung cảm hồn nhiên, bản năng thuần tuý có tính chất chiêm ngưỡng cái đẹp của ngoại giới. Họ chỉ rung cảm với loại thiên nhiên nào có khả năng thực hiện chức năng thể hiện cái chủ quan của m ình’’(1). Các (1) Trần Nho Thỡn. Tỡm hiểu nguyờn tắc phản ỏnh thực tai trong văn học nhà Nho (qua thơ văn viết về thiờn nhiờn), Tạp chớ văn hoc số 5- 1986, tr. 148. nhà Nho đến với thiên nhiên, thưởng thức thiên nhiên, nhưng quan trọng đối họ không phải là vẻ đẹp của thiên nhiên, họ luôn coi: “thiên nhiên là trung tâm, là ngọn nguồn ban phát các phẩm chất của nó cho con người. Thiên nhiên là mẫu mực để hình dung ngoại hình con người. Bức tranh thiên nhiên được sử dụng để miêu tả cảm xúc nội tâm của con người’’(2). Tư tưởng này được thể hiện rõ trong tự nhiên quan của Khổng Tử. Khổng Tử đến với thiên nhiên cũng luôn tìm ý nghĩa đạo lí cho các hình ảnh thiên nhiên. Khảo sát về các hiện tượng thiên nhiên trong Luận ngữ Gs.Trần Đình Hượu khái quát: “Ta thấy Khổng Tử chú ý nhiều đến hiện tượng trong giới tự nhiên và trong mỗi hiện tượng rất bình thường, thánh nhân cũng đều tìm kiếm những ý nghĩa đạo lí. Với cách tìm ý nghĩa đạo lí như vậy phong cảnh là núi, sông, núi là sự yên tĩnh, vững chãi, sông là sự lưu chuyển không ngừng; mặt trăng là sự tròn khuyết, sự thịnh suy; bốn mùa là sự thay đổi... Giới tự nhiên không còn là thế giới khách quan sinh động mà chỉ là sự khác biệt chứng minh cho sự phong phú về hình thức của Đạo... Thực tế bị ép mất đi sức sinh động mà biến thành những mẫu, những vật tượng trưng để nói về Đạo’’(3). Khổng Tử nói: “Tuế hàn nhiên hậu tri tùng bách chi hậu điêu dã’’ (tiết lạnh đến mới hay cây tùng, cây bách là những cây điêu tàn sau nhất), các nhà Nho sau này đều ảnh hưởng tư tưởng này, mượn cảnh vật tự nhiên để kí thác những phẩm chất đạo đức cao quý của mình, ví dụ như Khuất Nguyên lấy “quất tụng’’, Đào Uyên Minh lấy hoa cúc... Từ thực tiễn sáng tác thơ vịnh thiên nhiên của các nhà Nho, nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc viết: “Theo quan niệm của Nho giáo, cái mẫu mực thuộc về quá khứ, và cái trong sạch chủ yếu lại ở trong thiên nhiên. Các nhà Nho theo quan niệm xuất xử của Nho giáo, gặp thời thịnh trị thì ra làm việc, phò vua giúp nước, gặp thời loạn thì lui về ở ẩn, lấy thiên nhiên để di dưỡng tính tình. Họ tìm thấy trong thiên nhiên những phẩm chất đạo đức cao quý của con người theo quan niệm Nho giáo: cây (2) Trần Nho Thỡn. Văn học trung đại Việt Nam dưới gúc nhỡn văn hoỏ, NXB Giỏo dục, H, 2003, tr. 373. (3) Trần Đỡnh Hượu. Nho giỏo và văn học Việt Nam trung cận đại, Sđd tr. 28 – 29. tùng là hình ảnh người đại trượng phu, cây trúc là hình ảnh người sĩ quân tử, cúc, mai, là biểu hiện của sự trong trắng, tinh khiết; ngư, tiêu, canh, mục là những nghề trong sạch; tuyết, nguyệt, phong, hoa là những cái thú thanh tao... Họ làm thơ vịnh thiên nhiên là vì vậy’’(1). Như vậy, về tự nhiên quan của Nho giáo, Nho giáo ảnh hưởng tư tưởng “thiên nhân hợp nhất”, giữa con người và thiên nhiên có sự giao cảm, tương thông, nhưng sự hợp nhất này không phải lấy vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làm chủ, mà nó đi vào phương diện đạo đức ẩn sau phong cảnh thiên nhiên làm chủ. Trạng thái hợp nhất giữa con người và thiên nhiên ở đây là sự hợp nhất giữa thiên nhiên và tinh thần đạo đức của con người Nho giáo. Về tự nhiên quan của tư tưởng Lão- Trang, có lẽ không có một học thuyết nào trong “bách gia’’ có thể “tranh minh’’ được với tư tưởng Lão- Trang về phương diện yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên. Tư tưởng “đạo pháp tự nhiên’’ của Lão Tử không chỉ chủ trương xuất thế; bất tranh; tri túc; không bộc lộ sắc sảo...mà còn yêu cầu con người phải sống gần gũi tự nhiên, hướng tới vẻ đẹp thuần khiết của tự nhiên. Tư tưởng hướng tới tự nhiên đến Trang Tử lại được phát triển coi trong hơn. Trong Nam hoa kinh, Trang Tử có nhiều thiên thể hiện sự yêu thích của con người với vẻ đẹp của thiên nhiên: “sơn lâm dữ? cao nhưỡng dữ? sử ngã hân hân nhiên nhi thuỷ dữ? Lạc vị tất dã, ai hựu kế chi’’ (núi rừng ư? gò đất cao bên sông ư? tất cả đều làm ta vui vẻ, vậy vui vẻ ở đâu? Vui vẻ cuối cùng cũng qua đi, bi thương lai tiếp tục), (Bắc trí du). Hay: “Nghiêu tri dân dưới trời, sắp chính trong bể, đi sang núi Rưởu Cô Dịch, ra mắt bốn thần(Hứa Do; Vương Nghệ; Bị Y; Khiết Khuyêt) bâng khuâng quên mất thiên hạ của mình’’ (Tiêu dao du)... Lão Tử và Trang Tử cho rằng xã hội văn minh, tinh thần “hữu vi’’ của Nho giáo chỉ đem lại bi ai, kìm kẹp cho con người, từ đó phản đối các luật lệ hà khắc, phản đối sự văn minh các xã (1) Nguyễn Lộc. Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII – hết thế kỉ XIX), NXB Giỏo dục (tỏi bản lần thứ năm), H, 2001, tr. 38 – 39. hội. Con người chỉ có trở về thời kì “thuần phác’’; “anh nhi’’, mới có lạc thú, mới thoát khỏi những ràng buộc của gông cùm của luật lệ xã hội. Con người chỉ có hoà vào thiên nhiên mới có lac thú. Trong Nam hoa kinh Trang Tử nhiều lần cho thấy trạng thái hoà vào thiên nhiên: “Thầy Trang cùng thầy Huệ, chơi ở trên đập hào. Thầy Trang nói: - kìa đàn cá lượn lờ chơi bời, đàn cá mới sướng chứ! Thầy Huệ hỏi: bác không phải cá, sao biết cái sướng của cá?”.(Tiêu dao du). Hay trong thiên Tê vật luận Trang Tử viết: “Xưa kia Trang Chu chiêm bao ra bươn bướm, phấp phới là bươn bướm thật! Tự thấy thích chí chăng, chẳng biết đến Chu nữa! Thoạt mà thức dậy, thì thù lù là Chu. Không biết Chu chiêm bao làm Chu chăng?”… Qua hai ví dụ trên ta thấy, trạng thái giao cảm giữa con người và thiên nhiên, con người đạt tới trạng thái hợp nhất với thiên nhiên “vong ngã, vật hoá”. Thưởng thức thiên nhiên của tư tưởng Lão- Trang không bị quy định bởi phương diện đạo đức, không bị khúc xạ qua ý nghĩ đạo lí như Nho giáo, con người ở đây hợp nhất với thiên nhiên, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chủ, mặc sức tận hưởng vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên. Để cụ thể hoá tự nhiên quan của tư tưởng Lão- Trang, chúng tôi đi phân tích một số bài thơ ảnh hưởng tự nhiên quan của tư tưởng Lão- Trang trong tập thơ Nam hương tập (tập thượng) của Nguyễn Thượng Hiền. Hiểu khởi văn oanh hoán, Xuân hàn toạ thảo đường. Tinh hà cánh thuỷ đạm, Mai liễu nhập song hương. Bạch nhật thôi nhân sự, Thanh sơn khuyến khách trường. Dạ lai hương quốc mông, Thiên mẫu tận canh tang. (Sơn phòng xuân vãn )(1) Dịch nghĩa: Sáng mai dậy nghe oanh hót, Xuân lạnh ngồi trong nhà tranh. Cách dòng sông Ngân Hà đã nhạt mờ, Mai liễu đưa mùi thơm vào cửa sổ. Ngày tháng thôi thúc việc của con người, Non xanh khuyến khách uống rượu. Đêm đến chiêm bao thấy làng nước, Nghìn mẫu đều cấy lúa trồng dâu cả. Con người trong bài thơ đang sống giữa thiên nhiên, ngôi thảo đường được bao bọc bởi thiên nhiên: chim chóc; cây côi; sông… và con người hoà vào bầu bạn với thiên nhiên. Những động từ ở câu 4 và câu 6 “nhập” và “khuyến” cho thấy trạng thái giao hoà giưa thiên nhiên và con người. Hai câu cuối gợi cho ta nhớ tới giấc mộng của Trang Chu, tất cả là hư ảo, mộng ảo, không có liên quan gì đến bụi trần. Bài thơ hoàn toàn mang màu sắc Lão- Trang, thiên nhiên được cảm nhận theo mĩ học Lão- Trang. Hay trong bài Hoàn sơn Nguyễn Thượng Hiền cũng ảnh hưởng tự nhiên quan của tư tưởng Lão- Trang: Triều khai tùng hạ song, Mộ ỷ hoa gian phi. Thanh sơn mãn nhãn bất tứ tuý, Bạch vân hữu ước kim lai quy. Minh nguệt vi vi ánh khê mãn, Ngã tâm hốt dữ thu không viễn. Tây lai bạch hạc đông nam phi, (1) Những bài thơ của Nguyễn Thượng Hiền được trớch trong bài viết đều được trớch từ Nguyễn Thượng Hiền tuyển tập thơ - văn (Chương Thõu sưu tầm và biờn soạn). NXB Lao Động, H, 2004. Nhất khúc dao sênh dĩ vọng phản. Dich nghĩa: Sáng sớm mở cửa dưới gốc thông, Chiều tối dựa cánh cửa bên giàn hoa. Non xanh đầy mắt say nhìn không chán, Mây trắng có hẹn nay lại trở về. Bóng trăng mờ mờ chiều hôm chiếu xuống khe, Lòng ta bỗng cao ngất như trời mùa thu. Hạc trắng từ tây bay qua đông nam, Khúc sáo ngọc, không trở lại nữa. Tác giả cũng đang hoàn toàn sống giữa thiên nhiên, hoà mình vào thiên nhiên: sáng ra thì “mở cửa sổ dưới gốc thông”, chiều đến lại “bên giàn hoa”. Con người không chỉ say ngắm thiên nhiên “non xanh đầy mắt say nhìn không chán”, mà còn giao hoà với thiên nhiên, tâm hồn nhà thơ như hẹn ước với trăng: “bạch vân hữu ước kim lai quy”; bay theo hoà với trăng, với cánh hạc… Trong bài Tống Vân Phong đạo nhân bắc du cũng ảnh hương đậm đặc tư tưởng Lão- Trang. Tác giả cùng với người đi tu tiên sống cuộc sống gần gũi tự nhiên: “Nam phong thử tich đối sàng miên”(hôm nay cùng nhau nằm kề gường trước ngọn gió nam). Đó là cuộc sống “tạm gác mối hận ngàn năm”, chỉ nói “cái duyên mười năm nơi danh sơn”, với những giấc mộng hoà vào thiên nhiên: “trong giấc mộng thấy hoa sen nổi trên bể biếc; trước con mắt, nhìn bóng hạc rà xuống ruộng xanh”… Tự nhiên quan của tư tưởng Lão- Trang trong các ví dụ trên được thể hiện rõ, tác giả đang hoàn toàn giao hoà, giao cảm với thiên nhiên, mặc sức tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên, không có dấu vết của con người Nho giáo. Trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, giữa con người và thiên nhiên cả Nho gia và Đạo gia đều ảnh hưởng tư tưởng “thiên nhân hợp nhất” của Kinh Dịch, nhưng giữa chúng lại có nhiều điểm khác biệt. Tự nhiên quan của Nho gia lấy hợp nhất tự nhiên và phẩm chất đạo đức của con người làm chính, còn tự nhiên quan của Đạo gia lấy hợp nhất tự nhiên và “tinh thần thẩm mĩ của con người làm chủ”. Từ tự nhiên quan của Nho gia và tự nhiên quan của Đạo gia, chúng tôi đi tìm những nét chính của hai hệ tư tưởng này đã chi phối trong lĩnh vực văn nghệ (ở đây chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu cơ sở tư tưởng Nho gia). Tư tưởng Nho gia, với tư cách là một học thuyết chính trị, đạo đức, ở địa vị thống trị nó đã ảnh hưởng đến Trung Quốc nói riêng và vùng Đông Á nói chung trên một số điểm sau: “Một là, tư tưởng nhập thế lấy “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”(Lễ kí - Đại học) làm trung tâm. Hai là, quan niệm đạo đức lấy “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” làm tiêu chuẩn. Ba là, quan niệm luân lí theo trật tự “thiên, địa, quân, thân, sư”. Bốn là, triết học trung dung theo quy phạm “phải kiêm trì đạo trị nước đúng đắn”(Luận ngữ )”(1). Với sự ảnh hưởng của các mặt trên, cộng với quan niệm văn học “văn dĩ tải đạo”; “thi dĩ ngôn chí” của Nho giáo đã tạo ra sự nghèo nàn, cằn cỗi về nội dung, tư tưởng. Quạn niệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfSo sánh tự nhiên quan của Nho Gia và tự nhiên quan của Đạo Gia.pdf
Tài liệu liên quan