Tiểu luận Sự chênh lệch về thu nhập, chi tiêu ảnh hưởng đến sức khỏe giữa thành thị, nông thôn

 

Mục lục

A.Mở đầu.1

B.Nội dung .2

1. Chênh lệch thu nhập chi tiêu và ảnh hưởng đến sức khỏe .2

a. Thu nhập nông thôn thành thị những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe.2

b. Chi tiêu nông thôn thành thị những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe .6

c. Y tế sức khỏe và tác động qua lại giữa chúng .13

2. Khái quát mối quan hệ giữa thu nhập chi tiêu và sức khỏe thành thị nông thôn .19

3. Giải pháp .21

C. Kết luận .23

 

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2845 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sự chênh lệch về thu nhập, chi tiêu ảnh hưởng đến sức khỏe giữa thành thị, nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệch khá lớn, thành thị thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp thấp hơn rất nhiều so với nông thôn, năm 2002 là 28,0 nghìn VNĐ trong khi ở nông thôn là 99,0 nghìn VNĐ ( gấp 3,5 lần thành thị). Những năm gần đây, nhờ sự chú trọng của Nhà nước thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp đang có xu hướng thu hẹp. Nếu trước kia, trong lĩnh vực nông nghiệp giữa nông thôn và thành chênh lệch nhau là 3,5 nghìn VNĐ thì bây giờ giảm xuống 3,14 nghìn VNĐ. Mặt khác ở thành thị thu trong lĩnh vực dịch vụ rất cao và tăng lên nhanh từ 66,4 nghìn VNĐ (2002) lên 90,0 nghìn VNĐ và 116 nghìn VNĐ (2006). Theo Tổng cục Thống kê có thể khẳng định nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng sang lĩnh vực công nghiệp dịch vụ. Tuy nhiên, nguồn thu của nông thôn vẫn chủ yếu là từ nông nghiệp, trong khi thu nhập từ nông nghiệp chủ yếu theo mùa vụ, thường xuyên chụi ảnh hưởng từ các cơn bão, lũ lụt hạn hán …nên mức thu của họ là rất thấp so với thành thị. Ví dụ, năm 2002 mức lương thu nhập bình quân một nhân khẩu / tháng là 274,4 nghìn VNĐ, nông thôn chỉ có 98,1 nghìn VNĐ cho tới năm 2006, tỷ lệ chênh lệch này còn khá cao nông thôn là 140,0 nghìn VNĐ, thành thị là 453,8 nghìn VNĐ (gấp 3,24 lần nông thôn). Tóm lại, do thu nhập bình quân đầu người tăng, nên đời sống các tầng lớp dân cư ở các vùng tiếp tục được cải thiện số hộ nghèo giảm. Tỷ lệ hộ nghèo lương thực thực phẩm cả nước là từ 13,3% (1999) giảm xuống 9,9% năm 2001- 2002 và 6,9% năm 2003- 2004, tỷ lệ nghèo của cả nông thôn và thành thị giảm. Tuy nhiên, vẫn còn mức chênh lệch quá cao về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, kéo theo rất nhiều vấn đề khác nhau. Khi nguồn thu nhập thấp, tương ứng với nó là vấn đề chi tiêu cũng không cao. Nguồn lương thấp khiến người dân không thể đầu tư cho các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe tốt được, thậm chí một số hộ nông dân nông thôn còn tự cắt thuốc cho mình. b. Chi tiêu giữa nông thôn thành thị những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe Tính chung cả nước chi tiêu theo giá hiện hành năm 2003 – 2004 bình quân đầu người / tháng khoảng 397 nghìn VNĐ, tăng 35% so với năm 2001 – 2002, chi tiêu cho đời sống đạt 360 nghìn VNĐ tăng 33,8 % so với năm 2001- 2002 bình quân mỗi năm tăng cao hơn thời kỳ 1999 – 2002 (+ 10,3%) và thời kỳ 1996 -1999 ( +6,6%). Nếu tính theo giá so sánh, năm 2002 là gốc, chi tiêu thực tế 2003 – 2004 đạt 319 nghìn VNĐ và tăng 10,5% so với 2001 – 2002. Tổng chi tiêu bình quân một nhân khẩu một tháng Nhìn chung, cả nước là 293,7 nghìn VNĐ (2002) tăng lên 396,8 nghìn VNĐ (2004), (tăng lên 103,1 nghìn VNĐ), năm 2006 tăng lên tới 511,4 nghìn VNĐ. Vậy chi tiêu bình quân một nhân khẩu trong cả nước tăng lên. Nhưng giữa nông thôn thành thị có sự khác biệt, thành thị là 497,5 nghìn VNĐ (2002) tăng lên 652,0 nghìn VNĐ (2004) và tăng lên 811,8 nghìn VNĐ, trong giai đoạn 2002 – 2004 tăng lên 154,5 nghìn VNĐ, giai đoạn sau tăng nhanh hơn 2004 - 2006 tăng lên 314,3 nghìn VNĐ, còn nông thôn năm 2002 chi tiêu chỉ có 232,1 nghìn VNĐ và tăng lên 401,7 nghìn VNĐ (2006). Qua số liệu thống kê: Nông thôn tăng nhanh hơn thành thị, nhưng so với thành thị thì chi tiêu cho đời sống của nông thôn còn quá thấp, đặc biệt trong thời kì hiện nay – giá cả leo thang mức chi của người dân nông thôn gặp nhiều khó khăn. Như vậy, bữa ăn của họ không thể đảm bảo tốt, đủ lượng calo theo tiêu chuẩn bình quân của một người là trên 2000 calo / ngày. Trong khi thành thị mức tăng không bằng nông thôn nhưng việc chi tiêu của năm 2006 gấp 2 lần nông thôn. Vậy với mức chi tiêu bình quân một nhân khẩu / tháng của thành thị cao hơn nông thôn họ có thể đảm bảo tốt về khẩu phần ăn cũng như đảm bảo tốt về lượng calo trong mỗi bữa ăn, đồng thời đảm bảo tốt các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Chi tiêu bình quân một nhân khẩu chia theo các khoản Trong thời kì công nghiệp hóa hiện - đại hóa, mức chi tiêu trong tất cả các mặt cũng như tất cả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân đều tăng lên. Cả nước, tổng chi tiêu năm 2002 là 293,7 nghìn VNĐ tăng lên 396,8 nghìn VNĐ (2004), tăng lên 511,4 nghìn VNĐ (2006). Các chi tiêu đời sống, chi tiêu ăn, uống, hút và các chi tiêu khác cũng tăng lên. Nhưng có sự khác nhau giữa nông thôn thành thị, thành thị năm 2002 tổng chi tiêu là 497,5 nghìn VNĐ tăng lên 652,0 nghìn VNĐ năm 2004 (tăng 154,5 nghìn VNĐ gấp 1,3 lần) và cho đến năm 2006 tăng lên 811,8 nghìn VNĐ (tăng 159,8 nghìn VNĐ). Trong đó, chi tiêu đời sống tăng 460,8 nghìn VNĐ năm 2002 lên 738,3 nghìn VNĐ (trong vòng 2 năm chi tiêu cho đời sống ở thành thị tăng lên 277,5 nghìn VNĐ). Chi tiêu cho ăn, uống, hút: năm 2003-2004 chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người / tháng khu vực nông thôn đạt 284 nghìn VNĐ, tăng 34,3%, khu vực thành thị đạt 595 nghìn VNĐ, tăng 29,2% so với 2001-2002 và gấp 2,1 lần khu vực nông thôn. Mức sống tiếp tục có chuyển biến tích cực thông qua số liệu chi tiêu cho đời sống. Chi cho ăn, uống, hút bình quân một người / tháng đạt 193 nghìn VNĐ tăng lên 26,3% so với 2001 – 2002, khu vực thành thị đạt 291 nghìn VNĐ, khu vực nông thôn đạt 61 nghìn VNĐ. Chi tiêu cho ăn, uống năm 2004 là 237,6 nghìn VNĐ tăng lên 356,1 nghìn VNĐ (tăng 118,5 nghìn VNĐ). Đồng thời, có sự khác nhau trong việc mua sắm đồ dùng, thiết bị giữa nông thôn và thành thị. Chi tiêu không phải ăn, uống, hút: Năm 2002 là 223,2 nghìn VNĐ tăng lên 382,3 nghìn VNĐ năm 2004 và năm 2006 là 382,3 nghìn VNĐ. Chi tiêu cho nhà ở, tiện nghi, đồ dùng lâu bền: nhà ở, tỉ lệ hộ có nhà kiên cố là 20,8%, nhà tạm thời và nhà khác là 20,4%. Tỉ lệ nhà kiên cố tăng từ 17,2% năm 2001 -2002 lên 20,8% năm 2003 -2004, tỉ lệ hộ có nhà tạm thời và nhà khác giảm nhanh từ 26% năm 1997 – 1998 xuống còn 24,5% năm 2001 -2002 và 20,4% năm 2003 – 2004. Nguyên nhân giảm xuống là do địa phương đã hoàn thành nhà tình nghĩa giúp hộ nghèo ở nông thôn. Diện tích nhà ở được cải thiện ở cả nông thôn và thành thị, bình quân một người là 12,5 m2 năm 2001 - 2002 tăng lên 13,2 m2 năm 2002 -2004, trong đó khu vực thành thị tăng lên 14,7 m2 tăng lên 15,8 m2 các hộ có xu hướng mua sắm đồ dùng lâu bền ngày càng nhiều. Tỉ lệ hộ có mua sắm đồ dùng lâu bền từ 32,8% năm 1991 – 2002 đã tăng lên 43,3% năm 2003 - 2004, tỉ lệ hộ có đồ dùng lâu bền chiếm 96,9% năm 2001 -2002 tăng lên 98,5% năm 2003 – 2004. Tỉ lệ hộ có đồ dùng lâu bền của khu vực nông thôn thành thị đều tăng. Trị giá đồ dùng lâu bền bình quân một hộ đạt 9,1 triệu đồng năm 2001 – 2002 tăng lên 11,9 triệu đồng năm 2003 - 2004, trong đó hộ thành thị đạt 22,5 triệu đồng, hộ nông thôn đạt 8,2 triệu đồng. Tỉ lệ hộ có ti vi màu đạt 52,7% năm 2001 – 2002 tăng lên 67,8% năm 2003 – 2004, tỉ lệ hộ có đầu video từ 22,5% tăng lên 32,4%, tỉ lệ hộ có xe máy từ 32,3% tăng lên 44,3%, tỉ lệ có máy điện thoại từ 10,7% tăng lên 27,3%, tỉ lệ hộ có tủ lạnh, tủ đá từ 10,9% tăng lên 16,4% tương ứng với các năm trên. Sử dụng hợp vệ sinh và vệ sinh môi trường có tiến bộ đáng kể. Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh làm nguồn nước chính tăng từ 78,1% năm 2001 – 2002 lên 80,7% năm 2003 – 2004, trong đó tỉ lệ hộ dùng nước máy tăng từ 17,6% lên 19,1%. Tỉ lệ hộ dùng nước giếng, nước ao hồ, nước sông giảm từ 18,6% năm 2001 -2002 xuống 15,8% năm 2003 – 2004, trong đó khu vực nông thôn là 16,8% năm 2001 – 2002. Tỉ lệ dùng điện lưới quốc gia tăng nhanh từ 86,5% năm 2001 – 2002 lên 93,4% năm 2003 – 2004, trong đó số hộ dùng điện ở nông thôn tăng từ 82,7% năm 2001 – 2002 lên 91,6% năm 2003 – 2004 từ đó thấy rõ sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. Chi phí cho giáo dục bình quân một thành viên hộ đi học trong 12 tháng qua tăng so với năm 2004. Trung bình các hộ gia đình phải chi 1,211 triệu đồng cho một thành viên đang đi học, tăng 47% so với năm 2004. tốc độ tăng này là 32% năm 2004 so với năm 2002. Các khoản học phí và chi cho giáo dục khác chiếm tỉ trọng lớn, các hộ gia đình khu vực thành thị chi cho giáo dục – đào tạo bình quân 2,096 triệu đồng cho một người đi học cao hơn 2,3 lần so với mức chi bình quân một hộ ở nông thôn. Như vậy, cả nông thôn và thành thị mức độ chi tiêu cho từng lĩnh vực đều tăng, nhưng chênh lệch giữa nông thôn và thành thị là khá cao. Mức sống của người dân thành thị ngày càng được nâng cao, số người được đi học … cao hơn nông thôn. Tuy nhiên, việc chi tiêu ăn, uống, hút tăng lên lại là vấn đề cần phải quan tâm. Tỷ lệ người uống, hút gia tăng thì nguy cơ mắc các bệnh như bệnh lao, bệnh phổi… sẽ tăng nhanh. Không những ảnh hưởng trực tiếp tới người hút mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Tỉ trọng các khoản chi tiêu theo khoản chi: cả nước từ năm 2002 – 2004 – 2006 tổng chi tiêu tính theo giá trị % có sự thay đổi tăng giảm khác nhau. Chi tiêu đời sống nói chung giảm từ 91,6% năm 2002 xuống còn 90,0% năm 2006 giảm 1,6%, đồng thời chi tiêu ăn, uống , hút cũng giảm từ 51,9% xuống 47% năm 2006 giảm 4,4%. Tuy nhiên, chi không phải ăn, uống, hút và chi khác tính vào chi tiêu lại tăng. Chi không phải ăn, uống, hút tăng 39,7% năm 2002 lên 42,5% năm 2006 tăng 2,8%, chi khác tính vào chi tiêu tăng 8,4% năm 2002 tăng lên 10,0% năm 2006 tăng 1,6%. Vì vây, cả nước có sự thay đổi tỉ trọng các khoản chi tiêu theo khoản chi tăng giảm không đồng đều, thành thị tỉ trọng chi tiêu đời sống năm 2002 là 92,6% giảm xuống 91,0% năm 2006 giảm 1,6%. Chi ăn, uống, hút giảm 47,8% (2002) xuống 43,9% (2006) giảm xuống 3,9%. Chi không phải ăn, uống, hút tăng từ 44,9% (2002) lên 47,1% (2006) tăng lên 2,2%, còn chi khác tính vào chi tiêu tăng từ 4% (2002), lên 9,1% (2006) tăng lên 1,7%. Song song với thành thị, ở nông thôn các vấn đề này cũng có sự thay đổi. Chi tiêu đời sống và chi ăn, uống, hút cũng giảm xuống, chi tiêu đời sống từ 91,0% (2002) giảm xuống 89,3% (2006) giảm xuống 1,7%. Chi ăn, uống, hút giảm 54,6% (2002) xuống 46,0% (2006) giảm xuống 2,6%. Chi không phải ăn, uống, hút tăng từ 36,4% (2002) lên 39,1% (2004) và tăng lên 39,2% (2006). Vậy trong vòng 4 năm tăng lên 2,7%. Chi khác tính vào chi tiêu tăng 9,0% (2002) lên 9,8% (2004) tăng lên 0,8%, tăng lên 10,7% (2006) trong 4 năm tăng lên 1,7%. Như vậy, trong việc so sánh giữa nông thôn và thành thị chi tiêu đời sống đều giảm nhưng nông thôn giảm nhiều hơn thành thị. Chi tiêu đời sống ở nông thôn thấp hơn thành thị, trong khi đó lại giảm nhiều hơn ở thành thị. Từ kết quả khảo sát mức sống của tổng cục thống kê ta có thể khẳng định mức sống của người dân nông thôn đã thấp còn thấp hơn. Tỷ trọng chi tiêu cho đời sống trong tổng chi tiêu giảm xuống ở cả nước năm 2002, 2004, 2006 giảm từ 91,6% xuống 90,6% và còn 90,0%, giảm 1,0% (2002 – 2004) và giảm 1,6% (2004 – 2006). Thành thị giảm 92,6% (2002) xuống 91,3% (2004) và năm 2006 chỉ còn 91,0% (từ 2002 – 2006 giảm xuống 1,4%). Nông thôn giảm từ 91,0% (2002) xuống 90,2% (2004) và đến 2006 là 89,3%. Trong giai đoạn 2002 – 2006 giảm 1,7%. Cơ cấu chi tiêu cho đời sống: thông qua cơ cấu chi tiêu cho đời sống, thể hiện sự chênh lệch giữa chi tiêu nông thôn và thành thị. Giai đoạn 2004 – 2006 chi tiêu ở thành thị chủ yếu là do trao đổi và mua bán, nông thôn chủ yếu là tự túc. Năm 2002 mức chi tiêu do trao đổi mua bán thành thị là 49,5% nông thôn là 40,9%, tăng 8,6 % so với thành thị, trong khi nông thôn mức chi cho tự túc khá cao năm 2006 là 15,5 %, thành thị chỉ có 1,8%, tăng 13,7%. Nông thôn chủ yếu là tự cung tự cấp, thành thị chủ yếu do trao đổi mua bán. Người nông thôn không có điều kiện, thu nhập thấp nên hầu hết thức ăn chủ yếu của họ là tự túc, mặc dù có bảo đảm hợp vệ sinh nhưng không đủ chất dinh dưỡng. Thành thị chủ yếu là trao đổi mua bán do có điều kiện phát triển và thu nhập cao nên họ có thể ăn những thức ăn đủ chất, đảm bảo tốt về sức khỏe. Tóm lại, mức chi tiêu đời sống của nông thôn thấp hơn thành thị. Hơn nữa trong giai đoạn gần đây tỷ trọng chi tiêu cho đời sống trong tổng chi tiêu giảm nhanh hơn so với thành thị. Với mức chi tiêu cho đời sống giảm xuống, đặc biệt trong thời kì hiện nay trong xu hướng toàn cầu hóa, hiện đại hóa với giá cả leo thang. Giảm tỷ trọng chi cho đời sống làm cho người dân nông thôn gặp nhiều khó khăn trong tất cả các lĩnh vực về vấn đề chăm sóc sức khỏe. Tỷ trọng các khoản chi tiêu cho đời sống thành thị, nông thôn: theo điều tra của Tổng cục Thống kê tỷ trọng các khoản chi tiêu cho đời sống trong cả nước có sự tăng giảm không dồng đều. Chi ăn, uống, hút giảm xuống rõ rệt: cả nước chi cho ăn, uống, hút năm 2002 là 56,7% đến năm 2006 giảm xuống 52,8%, từ năm 2002 – 2006 giảm 3,9%. Chi không phải ăn, uống, hút tăng lên gần bằng với mức giảm của chi ăn, uống, hút. Năm 2002 là 43,4% tăng lên năm 2004 là 46,5% và năm 2006 tăng lên 47,6%. Giai đoạn 2002 – 2004 tăng 3,1%, giai đoạn 2004 – 2006 tăng 0,7%. Qua thống kê cho thấy giữa nông thôn và thành thị cũng thay đổi, ở thành thị chi ăn, uống, hút thấp hơn ở nông thôn, năm 2002 ở thành thị là 51,6% còn nông thôn là 60,0%, năm 2004 ở thành thị 48,9% còn nông thôn 56,7%. Tuy nhiên, chi không phải ăn, uống, hút ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn. Năm 2002 là 48,4% còn nông thôn là 40,0%, năm 2006 thành thị là 51,1% còn nông thôn 43,8%. Chi tiêu cho đời sống bình quân một nhân khẩu một tháng: Trong những năm qua với sự chú trọng và quan tâm của Nhà nước ta, vì vậy mức sống của người dân không những ở thành thị mà ở nông thôn cũng được nâng lên. Được biểu hiện cụ thể thông qua những số liệu dưới đây: Chi tiêu cho đời sống bình quân một nhân khẩu 1/tháng cả nước tăng, năm 2002 là 269,1 nghìn VNĐ tăng lên 359,7 nghìn VNĐ năm 2004 ( tăng 90,6 nghìn VNĐ), đến năm 2006 tăng lên 460,4 nghìn VNĐ tăng lên 100,8 nghìn VNĐ so với năm 2004. Ở thành thị, năm 2002 – 2006 tăng lên tới 277,5 nghìn VNĐ (từ 460,8 nghìn VNĐ tăng lên 738,3 nghìn VNĐ), ở nông thôn cũng tăng từ năm 2002 – 2006 là 147,8 nghìn VNĐ. Vậy qua số liệu thống kê cả nông thôn và thành thị đều tăng, tuy nhiên mức chi cho đời sống ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Trong khi đó, hiện nay việc đầu tư chi tiêu cho đời sống ở thành thị cao hơn ở nông thôn, chi tiêu ở nông thôn thấp. Với mức tăng chỉ 147,8 nghìn VNĐ so với năm 2002, thì người dân khó có thể đảm bảo chất lượng cuộc sống. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe, sự tăng giảm chi tiêu cho đời sống nó được biểu hiện rõ ở từng lĩnh vực sau: trong lĩnh vực chi cho ăn, uống, hút tăng từ 152,2 nghìn VNĐ năm 2002 đến 192,5 nghìn VNĐ và 242,9 nghìn VNĐ năm 2006, cả nước tăng khoảng 40 nghìn VNĐ trong giai đoạn 2002 – 2004 và khoảng 50,4 nghìn VNĐ năm 2004 – 2006. Thành thị tăng 53,4 nghìn VNĐ giai đoạn 2002 – 2004, tăng mạnh hơn trong giai đoạn 2004 – 2006 lên tới 65,1 nghìn VNĐ. Nông thôn tăng 33,9 nghìn VNĐ giai đoạn 2002 – 2004 và giai đoạn tăng cao hơn 41,5 nghìn VNĐ. Từ đó, kéo theo các mặt về lương thực thực phẩm, chất đốt, ăn, uống ngoài gia đình… cũng tăng lên. Chi không phải ăn, uống, hút tăng lên rõ rệt từ 2002 – 2004 tăng 50,5 nghìn VNĐ, giai đoạn 2004 – 2006 tăng 50,3 nghìn VNĐ. Thành thị giai đoạn 2002 – 2004 tăng 81,3 nghìn VNĐ, giai đoạn 2004 – 2006 tăng 77,8 nghìn VNĐ. Nông thôn giai đoạn 2002 – 2004 tăng 38,5 nghìn VNĐ, giai đoạn 2004 – 2006 tăng 34,4 nghìn VNĐ. Chi không phải ăn, uống, hút tăng lên trong các lĩnh vực như may măc, chăm sóc sức khỏe y tế… nhìn chung tất cả các lĩnh vực đều tăng nhưng thành thị tăng nhanh hơn nông thôn thậm chí cao hơn mức tăng cả nước, nông thôn các mức chi tăng lên nhưng không cao, chăm sóc sức khỏe ở thành thị cao hơn nông thôn. Trong 4 năm từ 2002 – 2006 ở thành thị là 20,4 nghìn VNĐ, nông thôn 11,4 nghìn VNĐ. Mức chi tiêu thấp như vậy sẽ ảnh hưởng đến mức chi cho việc chăm sóc sức khỏe của người dân, trong giai đoạn 2002 – 2006 mức chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe ở thành thị gấp 1,7 lần nông thôn. Có thể khẳng định điều này đúng với lý thuyết bất bình đẳng về sức khỏe. c. Y tế sức khỏe và sự ảnh hưởng của nó Tỉ lệ người mắc bệnh / chấn thương năm 2004: Thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa. Tất cả các lĩnh vực đều khá phát triển, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư không chỉ trong nước mà cả ngoài nước. Tuy nhiên, một số nước phát triển đã lợi dụng việc đầu tư để đem các chất thải sang nước ta gây nên các vấn đề ô nhiễm môi trường. Từ đó, để lại cho người dân những căn bệnh hiểm nghèo và tệ hơn nữa đó là cái chết khi người dân nông thôn nghèo không có tiền để chữa trị. Theo khảo sát mức sống của Tổng cục Thống kê năm 2004 cho thấy tổng số tỉ lệ người bị mắc bệnh/ chấn thương là 38,3% trong đó có khoảng 11% người mắc bệnh trong 12 tháng. Số người phải nằm tại chỗ là 9,8%. Đó là tỷ lệ người mắc bệnh/ chấn thương cả nước nói chung, nông thôn thành thị có sự khác nhau khá rõ rệt, thành thị cao hơn nông thôn là khoảng 4,4% tỉ lệ người mắc bệnh/ chấn thương năm 2002 – 2006 (thành thị 41,6% còn nông thôn là 37,2%), nhưng trong số người mắc bệnh nhiều hơn ở thành thị, số người mắc bệnh/ chấn thương phải nằm tại chỗ và liệt giường ở nông thôn lại cao hơn thành thị 1,1%. Như vậy, mặc dù số người mắc bệnh ở nông thôn thấp hơn thành thị nhưng do nhận thức của người dân chưa cao cùng với vấn đề chăm sóc sức khỏe chưa tốt nên tỷ lệ nằm liệt giường và chăm sóc tại nhà của nông thôn cao hơn thành thị. Tỷ lệ người nằm liệt giường ở nông thôn cao từ đó dẫn đến nguy cơ tử vong ở nông thôn cao hơn ở thành thị. Con số này không những giảm xuống mà ngày càng tăng lên, nếu năm 2004 cả nước chỉ có 38,3% người mắc bệnh/ chấn thương thì đến 2006 con số đã lên tới 49,1%, tăng lên 10,8% chỉ trong vòng 2 năm. Ở thành thị, tăng từ 41,6% năm 2004 lên 53% năm 2006 tăng 11,6%, nông thôn tăng từ 37,2% năm 2004 lên 47,6% năm 2006 tăng lên 10,4%. Trong 4 tuần cũng như 12 tháng tỷ lệ lượt người đi khám tăng lên cả ở nông thôn và thành thị. Tỷ lệ người có bệnh/ chữa bệnh trong 12 tháng nhìn chung cả nước có khoảng 18,9% trong đó, thành thị chiếm 20,4% và nông thôn 18,4%. Thông qua bảng thống kê tỷ lệ người có bệnh điều trị nội trú trong năm 2002 giữa nông thôn và thành thị không có khác biệt. Thành thị 15,8% trong khi nông thôn 13,7%, với nhu cầu phát triển và sự nhận thức về vấn đề sức khỏe nên số người đi đến các y bác sĩ khám ngày càng tăng, năm 2002 là 18,9% đến 2004 tổng số cả nước là 34,3%. Trong đó, tăng nhanh việc khám ngoại trú và đến năm 2006 tổng là 35,2%, nội trú 6,3% và ngoại trú 32,6%. Trong người dân ngày càng đề cao về vấn đề sức khỏe đang giảm dần số hộ dân khám bệnh tại các địa phương, bác sĩ “vườn” mà đến các trung tâm y tế với các phương tiện dịch vụ hiện đại, đa dạng. Chỉ trong hai năm những con số khám chữa bệnh ngoại trú tăng lên gấp 2,1 lần (2002 – 2004), trong khi con số khám điều trị nội trú chỉ tăng 1,2 lần. Từ năm 20024 – 2006 mặc dù con số khám chữa bệnh tăng không nhanh bằng năm trước nhưng điều đáng mừng hơn là con số khám bệnh nội trú giảm 0,8%. Mức sống của người dân được nâng cao, họ đã nhận thức tốt về vấn đề chăm sóc sức khỏe và có đủ điều kiện để khám tư với chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, điều đáng ngại là dân số ở nông thôn con số khám nội trú vẫn còn cao hơn thành thị và khám ngoại trú thấp hơn thành thị. Năm 2006 tỷ lệ người khám chữa bệnh nội trú ở thành thị là 6,2% còn nông thôn là 6,3%, khám ngoại trú ở thành thị là 32,9%, nông thôn là 32,5% ít hơn thành thị. Như vậy, cả nước có tỷ lệ người đi khám chữa bệnh tăng lên, tỷ lệ người khám ngoại trú tăng, tỷ lệ người khám nội trú giảm. Ở nông thôn, chưa có điều kiện nên số người khám nội trú cao hơn thành thị, do vậy vấn đề chăm sóc sức khỏe vẫn chưa tốt. Ví dụ, tỷ lệ phụ nữ sinh con, khám thai ở nông thôn chủ yếu là tại nhà, thậm chí một số bà mẹ khi mang thai không đi khám thai theo định kì mà còn quan niệm ăn ít để sinh con. Nên tỷ lệ con sinh ra dễ tử vong hay suy dinh dưỡng cao hơn thành thị. Tỷ lệ người có khám chữa bệnh trong 12 tháng năm 2004, gần đây Nhà nước ta rất chú trọng cho việc đầu tư vào các loại bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểu y tế tạo điều kiện cho người dân có thể chăm sóc tốt hơn về sức khỏe của chính mình. Trong 12 tháng 2004, tổng cả nước có số người khám chữa bệnh là 34,3% trong đó có 7,1% người điều trị nội trú, 14,4% người có bảo hiểm y tế hoặc sổ khám miễn phí, 30,9% tỷ lệ người có điều trị ngoại trú. Vì vậy, không những vấn đề bảo hiểm được chú trọng ở các thành thị mà ở nông thôn cũng được phát triển. Ở thành thị, tổng số người khám chữa bệnh là 37,2% (trong đó có 17,9% có bảo hiểm y tế hoặc có sổ khám bệnh miễn phí, khám ngoại trú là 34,2%), nông thôn là 33,4% ( trong đó có13,2% có bảo hiểm y tế hoặc có sổ khám bệnh miễn phí nhưng khám ngoại trú vẫn thấp hơn nhiều so với thành thị là 29,9%), đến 2006 bảo hiểm y tế, ngày càng được chú trọng hơn ở cả nông thôn và thành thị, khám nội trú có xu hướng giảm, tăng khám ngoại trú. Nếu ở năm 2004 tỷ lệ người khám có bảo hiểm y tế là 17,9% thì đến năm 2006 tăng lên 24,5%. Trong vòng 2 năm tỷ lệ người khám chữa bệnh ở thành thị có bảo hiểm y tế hoặc sổ khám bệnh miễn phí tăng lên 6,6% còn nông thôn từ 13,2% tăng lên 21,8% tăng khoản 8,6%. Từ khi Nhà nước trú trọng đến bảo hiểm y tế cho cả nông thôn và thành thị tỷ lệ người sử dụng bảo hiểm y tế hoặc có sổ khám bệnh miễn phí ở nông thôn tăng nhanh hơn so với thành thị giai đoạn 2004 – 2006. Tuy nhiên, số phần trăm sự dụng bảo hiểm y tế ở nông thôn vẫn còn thấp, chứng tỏ người dân nông thôn chưa nhận thức tốt về vấn đề sức khỏe. Đồng thời, họ chưa hiểu hết được ý nghĩa của bảo hiểm y tế, bên cạnh một số hộ gia đình nông thôn không mua bảo hiểm y tế vì họ không có tiền và luôn chủ quan trong việc chăm sóc sức khỏe. Tỷ lệ lượt người khám chữa bệnh ngoại trú năm 2004: Trong những năm gần đây, nhờ sự đồng ý và quan tâm của Nhà nước nhiều bệnh việc trạm xá tư nhân được xây dựng để đáp ứng kịp nhu cầu của người dân. Một số, khu vực thành thị và nông thôn nếu trước kia phải đi xa hàng vài km mới có một trạm xá, một hiệu thuốc thì bây giờ chỉ vài trăm m là có các hiệu thuốc. Từ đó, chứng tỏ hệ thống các phòng khám, y bác sĩ của nước ta ngày càng nhiều, ở thành thị số bệnh viện Nhà nước chiếm 35,7%, trạm y tế xã, phường 8,6%, y tế tư nhân 54,3%, tổng số lượt người đi khám bệnh ngoại trú. Tương tự, ở nông thôn số bệnh viện tư nhân cũng tăng lên nhưng khác hoàn toàn với thành thị, nếu như ở thành thị bệnh viện Nhà nước và tư nhân chiếm tỉ lệ cao thì ở nông thôn bệnh viện Nhà nước chỉ có 20,7% trong khi trạm y tế xã, phường chiếm 27,8%, tư nhân 41,8% thấp hơn thành thị 3,5. Đến năm 2006 tỷ lệ lượt người khám chữa bệnh tại bệnh viện Nhà nước tăng, ở thành thị tăng lên 43,2% gần gấp 2 lần nông thôn 23,0%, ở thành thị mức độ lượt người khám chữa bệnh ngoại trú ở trạm y tế xã, phường cũng tăng lên nhưng không đáng kể năm 2004 là 8,6% tăng lên năm 2006 là 9,0% tăng 0,4%. Trong khi bệnh viện Nhà nước tăng từ 35,7% lên 43,2% tăng lên 7,5%, ở nông thôn bệnh viện Nhà nước tăng không đáng kể nhưng tỷ lệ lượt người khám chữa bệnh ở các trạm y tế lại tăng lên 5%. Xét sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn: tỷ lệ khám và chữa bệnh ở nông thôn cao hơn thành thị 3,6 4 lần ( nông thôn: 32,8%, thành thị 9,0% năm 2006). Số thầy lang ở nông thôn thấp hơn thành thị là 0,7% năm 2006 ( nông thôn: 2,6%, thành thị 1,9%), tỷ lệ lượt người đi khám tư ở nông thôn thấp hơn thành thị năm 2006 là 4,8% (thành thị 35,4%, nông thôn 30,6%). Qua số liệu trên ta thấy, một thực tế hiện nay ở nông thôn và thành thị tỷ lệ lượt người đi khám chữa bệnh tăng lên, nhưng ở nông thôn vẫn còn tồn tại hiện tượng tỷ lệ lượt người đi khám ở các trạm ý tế xã, phường còn khá cao, số người tin vào thây lang, mê tín dị đoan vẫn còn tồn tại. Bởi vậy, sức khỏe của người dân nông thôn trong giai đoạn gần đây được Nhà nước chú trọng, nhưng mức sống của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vấn đề về y tế sức khỏe vẫn chưa được nhận thức cao. Song tỷ lệ người khám bệnh ngoại trú năm 2004 – 2006 và tỷ lệ người khám nội trú giữa nông thôn và thành thị cũng có sự thay đổi. Do mức thu nhập ở nông thôn còn thấp nên vấn đề chi tiêu của họ vẫn còn thấp, từ đó việc đầu tư cho khám chữa bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe có sự chênh lệch khác nhau, tỷ lệ khám bệnh ngoại trú ở nông thôn thấp hơn ở thành thị, biểu hiện qua lượt người khám chữa bệnh ở Nhà nước năm 2004 là 8,2%, (thành thị là 85,6%, nông thôn 77,4%). Trong khi tỷ lệ người khám ở các trạm xá, phường xã năm 2004 ở thành thị thấp hơn ở nông thôn: thành thị là 2,2% còn nông thôn13,1% (gấp 5,59 lần). Năm 2006 tỷ lệ lượt người khám chữa bệnh nội trú phường, xã ở thành thị tăng lên mạnh mẽ từ 13,1% năm 2004 lên 18,0% năm 2006 (tăng lên 5%). Tương tự lượt người khám nội trú, phòng khám đa khoa khu vực, y tế tư nhân… cũng có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị. Tỷ lệ bị ốm / bệnh / chấn thương phải năm tại chỗ và phải chăm sóc tại giường năm 2004 của trẻ em và phụ nữ. Nhưng Nhà nước ta rất chú trọng và quan tâm đến việc chăm sóc phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, hiện sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị còn quá cao, tỷ lệ bị ốm / bệnh / chấn thương phải nằm một chỗ và phải chăm sóc tại giường trẻ em từ 0 – 4 tuổi ở thành thị (16,9%) cao hơn ở nông thôn (16%), ngược lại, trẻ em ở độ tuổi 5 – 14 tuổi và phụ nữ trên 15 ở nông thôn (12,1%) cao hơn thành thị (10,6%), nhưng đến năm 2006 tỷ lệ trẻ ở độ tuổi 0 – 4 tăng lên nhanh: thành thị là 20,3%, nông thôn là 19,7%. Tóm lại, lý thuyết về bất bình đẳng về sức khỏe cho rằng thu nhập càng cao thì chi tiêu càng cao và từ đó nó tác động tốt đến sức khỏe của con

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAI IN XHHYT.doc
Tài liệu liên quan