Tiểu luận Sự khác biệt giữa giải thể doanh nghiệp và giải thể hợp tác xã

MỤC LỤC

 

I) ĐẶT VẤN ĐỀ

II) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1) Cơ sở lí luận

2) Những điểm tương đồng giữa giải thể doanh nghiệp và giải thể hợp tác xã.

3) Những điểm phân biệt giữa giải thể doanh gnhieepj và giải thể hợp tác xã.

III) KẾT THÚC VẤN ĐỀ

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3966 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự khác biệt giữa giải thể doanh nghiệp và giải thể hợp tác xã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Cơ sở lí luận Những điểm tương đồng giữa giải thể doanh nghiệp và giải thể hợp tác xã. Những điểm phân biệt giữa giải thể doanh gnhieepj và giải thể hợp tác xã. KẾT THÚC VẤN ĐỀ ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, mỗi ngày đều có thêm rất nhiều doanh nghiêp, hợp tác xã(HTX) được thành lập, thế nhưng không phải mọi doanh nghiệp và HTX đều tồn tại và phát triển theo đúng nguyện vọng của những người thành lập ra nó cũng như theo đúng luật pháp. Và khi đó một giải pháp đã được đặt ra và sử dụng là giải thể. Giải thể doanh nghiệp và giải thể HTX, hai vấn đề có khá nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có không ít sự khác biệt là điều mà em muốn trình bày trong bài tiểu luận này. II) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1)Cơ sở lí luận: Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại, hoạt động của doanh nghiệp, thanh lí các tài sản, thanh toán các khoản nợ khi doanh nghiệp rơi vào trường hợp hoặc có đủ điều kiện được quy định trong Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2005. Giải thể HTX là việc chấm dứt sự tồn tại, hoạt động của HTX khi có lí do, điều kiện nhất định theo Điều 42 Luật Hợp tác xã 2003. Có hai trường hợp giải thể HTX là giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc. 2)Những điểm tương đồng giữa giải thể doanh nghiệp và giải thể HTX. Về các trường hợp giải thể, cả doanh nghiệp và HTX đều có thể giải thể khi có sự đồng thuận của các thành viên( đối với HTX thì cần tới sự chấp thuận của cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh); đồng thời HTX, doanh nghiệp cũng sẽ bị giải thể khi không đáp ứng được hay vi phạm vào các quy định của pháp luật. Về thủ tục giải thể, khi doanh nghiệp hay HTX giải thể đều phải có thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng(trên báo trong 3 số liên tiếp,…). 3) Những điểm phân biệt giữa giải thể doanh nghiệp và giải thể HTX. Để phân biệt giữa giải thể doanh nghiệp và giải thể HTX có thể căn cứ trên bốn phương diện là: Trường hợp và điều kiện giải thể, thủ tục giải thể, nghĩa vụ tài sản và thanh toán nợ, những điều bị cấm sau khi giải thể. Thứ nhất, sự khác nhau về trường hợp và điều kiện giải thể, nếu như Điều 157 Luật Doanh nghiệp quy định các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp ở khoản 1tại các điểm a,c,d và khoản 2 là: khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Trong khi đó, HTX bị giải thể bắt buộc khi: Sau thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà hợp tác xã không tiến hành hoạt động; HTX ngừng hoạt động trong mười hai tháng liền; trong thời hạn mười tám tháng liền, HTX không tổ chức được Ðại hội xã viên thường kỳ mà không có lý do chính đáng; và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật(Điều 42 Luật Hợp tác xã) Thứ hai, sự khác nhau về thủ tục giải thể, giải thể HTX trong trường hợp bắt buộc thì cơ quan cấp đăng kí kinh doanh cho hợp tác xã trình hồ sơ giải thể bắt buộc tới ủy ban nhân dân cùng cấp, ủy ban nhân dân ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể. Đối với giải thể doanh nghiệp thì không có chế định này. Ngoài ra còn có sự khác nhau về các thời hạn như thời hạn thanh toán nợ, thanh lí hợp đồng, xóa tên trong sổ đăng kí kinh doanh,… Thứ ba, về nghĩa vụ tài sản và thanh toán nợ, đối với doanh nghiệp tại Điều158 luật doanh nghiệp đã quy định rất rõ ràng và chặt chẽ về cách thức cũng trình tự thủ tục giải quyết khi doanh nghiệp giải thể, ví dụ như doanh nghiệp chỉ được phép giải thể khi đã thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác; Sau khi đã thanh toán, số còn lại sẽ thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty, thứ tự thanh toán các khoản nợ: nợ lương, trợ cấp thôi việc,… Trong khi đó các chế định về giải thể HTX không có quy định về điều kiện phải thanh toán hết nợ và nghĩa vụ tài sản thì mới được giải thể; có quy định về thời hạn thanh toán nợ, thanh lí hợp đồng là 180 ngày kể từ ngày thông báo giải thể lần thứ nhất; kinh phí phục vụ cho việc giải thể nếu nguồn tài chính còn lại của HTX không đủ thì sử dụng nguồn tài chính từ quỹ hỗ trợ phát triển HTX tại địa phương; Điều 36 Luật Hợp tác xã thì có quy định: “..Khi giải thể, HTX không chia cho xã viên vốn và tài sản chung do Nhà nước trợ cấp mà chuyển giao cho chính quyền địa phương quản lý…”;…. Thứ tư, về những điều bị cấm sau khi giải thể, tại Điều 159 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây: cất giấu, tẩu tán tài sản; từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp. Đây là điều mà Luật Hợp tác xã 2003 không hề nhắc tới, nhưng bên cạnh đó, Luật Hợp tác xã quy định nếu như HTX không đồng ý với quyết định bắt buộc giải thể của ủy ban nhân dân thì có quyền khiếu nại, khởi kiện. III)KẾT THÚC VẤN ĐỀ Trên đây là những so sánh bước đầu của em về giải thể doanh nghiệp và giải thể HTX qua nghiên cứu Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã. Từ đó thấy được những điểm giống và khác nhau giữa chúng cũng như phần nào nhận ra những ưu và khuyết điểm của mỗi loại hình. Tuy còn nhiều thiếu sót nhưng rất mong nhận được những nhận xét đánh giá của các thầy cô giáo. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật Thương mại tập 1, NXB CAND, 2008. Luật Doanh nghiệp 2005. Luật Hợp tác xã 2003. Bài viết trên các trang web: www.vietquocluat.com.vn: www.luattructuyen.net: www.hungyenbusiness.gov.vn:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSự khác biệt giữa giải thể doanh nghiệp và giải thể hợp tác xã - học kì thương mại 1- 9đ.doc
Tài liệu liên quan