Tiểu luận Sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ 1954-1975

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

I. Giai đoạn 1954-1960: Mở đầu sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Quá độ lên CNXH ở miền Bắc 3

1. Hoàn cảnh lịch sử của thòi kỳ 3

2. Chủ trương, lãnh đạo của Đảng chống lại âm mưu và hành động của Mỹ - Ngụy 4

II. Giai đoạn 1961-1965: Đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt ” của đế quốc Mỹ 7

1. Hoàn cảnh lịch sử của thời kì 7

2. Sự lãnh đạo của Đảng chống lại các âm mưu và hành động của Mỹ -Ngụy 8

III. Giai đoạn 1965-1968: Chuyển hướng xây dựng miền Bắc - Đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ 10

1. Âm mưu và hành động của Mỹ tiến hành “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam 10

2. Chủ trương, sự lãnh đạo của Đảng trước hành động của đế quốc Mỹ 11

IV. Giai đoạn 1969-1975: Nhân dân ta từng bước làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” – Hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 13

1. Âm mưu và hành động của Mỹ 13

2. Chủ trương, sự lãnh đạo của Đảng làm phá sản chiến lược “VN hóa chiến tranh” – Hiệp định Paris năm 1973 14

3. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam 15

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 32139 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ 1954-1975, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến động lớn - Ta: Có ưu thế về chính trị và quần chúng nhân dân đông đảo, nhưng không còn lực lượng vũ trang và không có chính quyền. - Địch: Có đầy đủ sức mạnh về kinh tế, quân sự, có trong tay bộ máy Ngụy quyền đồ sộ. Hoàn cảnh lúc này đặt trách nhiệm lịch sử lên vai Đảng cộng sản Việt Nam - đội quân tiên phong của nhân dân Việt Nam là tìm ra đáp số cho bài toán về “con đường giải phóng miền Nam và con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong thời kỳ Mỹ thay chân Pháp thống trị miền Nam”. 2. Chủ trương, lãnh đạo của Đảng chống lại âm mưu và hành động của Mỹ - Ngụy Với tình hình diễn ra không có lợi cho việc tiếp tục tiến công, Đảng ta chủ trương duy trì phong trào cách mạng, giữ gìn lực lượng cách mạng ở Miền Nam, đấu tranh thích hợp nhằm hạn chế tổn thất. Hình thức đấu tranh bấy giờ là: đấu tranh quân sự chủ yếu, các cuộc đấu tranh chính trị, cuộc biểu tình, bãi công rộng lớn, huy động hàng triệu lượt người tham gia, đòi chúng phải thi hành việc ngừng bắn, tổ chức Hiệp thương tổng tuyển cử với miền Bắc, đòi thực hiện các quyền dân sinh, dân chủ, chống mọi hoạt động khủng bố, đàn áp người kháng chiến cũ. Nhận định này của Đảng là rất sáng suốt, bởi trong thời kỳ đầu, việc nghiêm chỉnh thực hiện điều kiện đã ký, ta sẽ có cơ sở hợp lý đòi Mỹ – Ngụy thi hành những điều khoản trong hiệp định. Việc hợp thức hóa các hình thức đấu tranh vũ trang thành đấu tranh chính trị không những tranh thủ được sự đồng tình của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế mà còn buộc chúng không dám vi phạm hiệp định một cách trắng trợn như trước kia. Bên cạnh đó, Đảng nhận định rằng sau quãng thời gian trường kỳ kháng chiến chống Pháp mà mới đây là cuộc chiến khốc liệt ở Điện Biên Phủ, quân đội, lực lượng cách mạng quần chúng nhân dân ta cũng bị tổn thất rất nhiều. Trong khi đó đối phương lại là một đế quốc hùng mạnh, với tiềm lực kinh tế và quân sự vượt trội, do đó ta cần có thời gian để khôi phục và phát triển. Rõ ràng đây là nhận định cực kỳ quan trọng. Báo cáo của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khóa II) diễn ra từ 15 đến 17-7-1954 tại Việt Bắc chỉ ra rằng:’’ Sau thắng lợi ở Điện Biên Phủ, thế ta ngày càng mạnh, thế địch ngày càng yếu, nhưng thế mạnh và thế yếu ấy là tương đối. Đế quốc Mỹ âm mưu kéo dài chiến tranh Đông Dương, phá hoại hiệp định Giơnevơ, tìm cách hất cẳng Pháp để độc chiếm Việt Nam, Campuchia và Lào, biến ba nước ấy thành thuộc địa của Mỹ”. Do đó, báo cáo cũng nhận định: “Tranh lấy hòa bình không phải là chuyện dễ, nó là cuộc đấu tranh trường kỳ, gian khổ và phức tạp”. Cùng với báo cáo của Hội nghị, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương cũng đưa ra những Nghị quyết cụ thể, những bản chỉ thị cho các Đảng bộ miền Nam, miền Bắc. Nghị quyết nêu rõ: Đế quốc Mỹ và tay sai mưu tính phá hoại hiệp định Giơnevơ, nhằm chia cắt lâu dài VN. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam phải chuyển từ đấu tranh vũ tranh sang đấu tranh chính trị. Chỉ thị cũng vạch ra các nhiệm vụ cụ thể trước mắt cho cách mạng miền Nam và dự báo khả năng không thuận lợi cho cách mạng miền Nam, chiến tranh có thể trở lại, việc chia cắt có thể trường kỳ... Nhờ những nhận định, chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng, cùng với tinh thần kiên định cách mạng của cán bộ, Đảng viên và nhân dân miền Nam nên cách mạng không bị tiêu diệt, trái lại đã trụ vững, không những thế mà sau một thời gian ngắn đã phục hồi và phát triển không ngừng chuẩn bị cho thời kỳ bão táp cách mạng sắp sửa diễn ra. Vào cuối năm 1957, đầu năm 1958, kẻ thù bị thất bại trong chính sách thực dân mới cổ điển là thống trị mà không cần dùng đến chiến tranh. Sự thất bại đó thể hiện ở việc Mỹ-Diệm chuyển sang chính sách phát xít hóa nhằm cứu vãn sự phá sản của kế hoạch Aixenhao. Chúng tiến hành các cuộc càn quét, khủng bố đến điên cuồng, lê máy chém đi khắp nơi trên miền Nam. Đặc biệt là việc thi hành luật phát xít 10-59, loại hình tòa án quân sự đặc biệt có thể đưa thẳng người bị bắt ra xét xử và bắn tại chỗ. Theo con số ước tính, đến năm 1959 ở miền Nam có đến 466.000 người bị bắt, 400.000 người bị tù đày, 68.000 bị giết hại (Con số lấy từ sách Lịch sử Đảng - NXB Chính trị quốc gia-2001). Cách mạng miền Nam một lần nữa đứng trước thử thách mới hết sức nghiêm trọng. Trong tình hình nguy cấp này, Đảng ta nhận định rằng: chính sách phát xít của Mỹ-Diệm đã gây nhiều khó khăn cho cách mạng miền Nam, nhưng cũng thể hiện thế yếu của kẻ thù, mâu thuẫn giữa Mỹ-Diệm với nhân dân miền Nam ngày càng bị khoét sâu. Do đó chủ trương mới của Đảng ta, mục tiêu trước mắt là: Kiên trì phát động quần chúng nhân dân đấu tranh chính trị, tiếp tục giữ gìn lực lượng. đi đôi với mục tiêu trước mắt là việc , củng cố, xây dựng các lực lượng vũ trang, chuẩn bị đối đầu với những thử thách mới. Thi hành chủ trương đó, phong trào cách mạng diễn ra rất mạnh mẽ, hàng triệu lượt người tham gia các hình thức đấu tranh chính trị, đi đôi với đấu tranh vũ trang. Sự kết hợp hai lực lượng đấu tranh này tạo nên sức mạnh mới trong cuộc chiến tranh một mất một còn của nhân dân miền Nam đối với Mỹ-Diệm. Trước khí thế mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, Đảng ta nhận định rằng: chúng ta không thể chờ đợi được nữa, phải có quyết định dứt khoát - đánh hay không đánh?. Tháng 1-1959, hội nghị lần thứ 15 BCH Trung ương Đảng (khóa II) đã thông qua Nghị quyết về đường lối cách mạng miền Nam. Nghị quyết này được đưa ra sau quãng thời gian đắn đo, suy nghĩ rất lâu dài của Bộ chính trị, vì nó là quyết định liên quan đến cả một vận mệnh của một dân tộc, cần sự nhìn nhận chính xác về tình hình, về thời cuộc lúc bấy giờ. Tư tưởng chỉ đạo cực kì quan trọng để chuyển cách mạng miền Nam sang bước chuyển biến mới có tính nhảy vọt được đề ra trong Nghị quyết mang tính lịch sử này là: “Nhân dân miền Nam phải dùng con đường bạo lực cách mạng để tự giải phóng mình, ngoài ra, không còn con đường nào khác”. Dưới ánh sáng của Nghị quyết 15, cách mạng miền Nam đã có sự nhảy vọt. Các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ ở từng địa phương đã phát triển thành cao trào “ Đồng Khởi” trong toàn vùng, từ Tây Nguyên đến miền Đông, Tây Nam Bộ và đồng bằng liên khu V. Từ thắng lợi của cao trào, ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Đây là bước nhảy vọt có ý nghĩa lịch sử của cách mạng miền Nam, đồng thời cũng là cột mốc đánh dấu sự thắng lợi đầu tiên của cách mạng và có ý nghĩa chiến lược đới với chính sách xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ. II. Giai đoạn 1961-1965: Đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt ” của đế quốc Mỹ 1. Hoàn cảnh lịch sử của thời kì Thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” của nhân dân miền Nam đã đẩy chính quyền ngụy Sài Gòn vào thời kì khủng hoảng triền miên, chiến lược chiến tranh đặc biệt của Aixenhao ở miền Nam VN bị phá sản hoàn toàn. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đang cuồn cuộn dâng lên, làm sụp đổ từng mảng lớn của hệ thống thuộc địa cũ của chủ nghĩa thực dân. Tại Mỹ, Kennơdi đã lên làm tổng thống, hắn đã đề ra chiến lược “Phản ứng linh hoạt” thay cho “trả đũa ồ ạt” với ba loại hình chiến tranh: chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và chiến tranh tổng lực vũ khí hạt nhân. Cấp độ nguy hiểm của ba loại hình chiến tranh trên tăng dần, trong đó nguy hiểm nhất đó là loại hình thứ 3 với sự giúp sức của vũ khí hạt nhân - thứ vũ khí hủy diệt, giết người hàng loạt trong nháy mắt. Tuy nhiên âm mưu của Mỹ càng thâm độc bao nhêu thì chúng ta càng thấy được sự tài tình của Đảng khi chỉ huy quân và dân ta đánh thắng các cuộc chiến tranh của Mỹ. Đặc biết là sự khôn khéo trong việc không để Mỹ thực hiện phần cuối của chiến lược nguy hiểm này – chiến tranh tổng lực hạt nhân. Trước hết, trong thời kì áp đặt chiến tranh đặc biệt ở miền Nam VN – loại hình chiến tranh xâm lược kiểu mới, Mỹ dùng hai thủ đoạn chủ yếu: Tăng cường ngụy quân có bổ sung thêm phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ. Đây là điểm khác biệt với cuộc chiến trong thời kì 1954-1960. Ngoài ra, chúng đẩy mạnh việc lập “ấp chiến lược”, coi đó là “quốc sách” để bình định phong trào cách mạng miền Nam (Với phương châm “tát nước bắt cá”, coi dân là nước, Đảng viên là cá, tát sạch nước sẽ bắt được cá). Về triển khai, cuộc chiến dự định chia làm 3 bước: - Bước 1: Trong 18 tháng dồn toàn bộ 16.000 dân vào ấp chiến lược – Cơ bản bình định miền Nam – Gây gián điệp ở miền Bắc. - Bước 2: Khôi phục nền kinh tế miền Nam trong năm 1963 – Hoàn tất việc tăng cường lực lượng quân Ngụy – Tiến hành gây rối, pha hoại miền Bắc. - Bước 3: Tập trung phát triển kinh tế miền Nam – Tấn công miền Bắc. 2. Sự lãnh đạo của Đảng chống lại các âm mưu và hành động của Mỹ -Ngụy Để đối phó với âm mưu và hành động của địch, Hội nghị BCT tháng 1-1961 và 2-1962 đã phân tích và nhận định một cách khoa học, so sánh lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam sau cao trào “ Đồng Khởi”. Hội nghị chỉ ra rằng “chiến tranh đặc biệt” là một chiến lược thâm độc, nguy hiểm, gây nhiều khó khăn cho cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Tuy nhiên, chiến lược này ra đời trong thế yếu của Mỹ, nó không những không phát huy tác dụng mà từng bước bị bẻ gãy trước cao trào nổi dậy tiến công của lực lượng cách mạng. BCT cũng chủ trương chuyển từ “ khởi nghĩa sang chiến tranh cách mạng”. Đây là chủ trương cực kì quan trọng, đánh dấu thời kì đổi mới của cách mạng. Từ các cuộc đấu tranh chỉ dừng ở mức khởi nghĩa nhỏ lẻ tại từng địa phương, nay đã chuyển sang đấu tranh trên cả một vùng rộng lớn, ở mọi nơi mọi lúc. Hội nghị cũng đề ra chủ trương chỉ đạo chính xác là tiếp tục giữ vững tư tưởng tiến công chiến lược, thực hiện kế hoạch: “2 chân, 3 mũi, 3 vùng”. Tức là cách mạng miền Nam đứng vững trên hai chân – hai loại hình đấu tranh kết hợp đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang; cuộc chiến của ta đánh địch bằng 3 mũi giáp công phối hợp: quân sự, chính trị, binh vận và nổ ra trên cả 3 vùng chiến lược là: vùng núi, nông thôn, đồng bằng. Ngày 15-2-1961 các lực lượng vũ trang cách mạng thống nhất thành Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đường Trường Sơn cũng được mở rộng, tạo điều kiện cho việc chi viện cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ. Dưới ngọn cờ đoàn kết cứu nước của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam do Đảng lãnh đạo, từ năm 1961, quân và dân ta đã từng bước thu được những thắng lợi mới trong cuộc chiến tranh chống chiến tranh đặc biệt của Mỹ-Ngụy. Quân và dân ta, từ trạng thái đấu tranh du kích cục bộ chuyển sang chiến tranh du kích toàn dân, toàn diện. Rất nhiều lực lượng vũ trang mới đã ra đời, góp phần đánh tan các cuộc càn quét của Ngụy quân với thiết bị hùng hậu của Mỹ. Hơn 80% ấp chiến lược bị ta phá bung, biến chúng thành những pháo đài chống Mỹ. Trong khi đó ở đô thị, phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ, đẩy chế độ thống trị của Diệm nhanh chóng sụp đổ. Kế hoạch Xtalay-Taylor hoàn toàn bị phá sản. Đầu năm 1964, tổng thống mới Gionson của Mỹ (lên thay Kennodi bị ám sát), đã thông qua kế hoạch Macnamara nhằm cứu vãn tình thế bi đát ở Việt Nam. Nội dung chủ yếu của kế hoạch cũng không khác gì mấy so với kế hoạch Xtalay-Taylor nhưng có sự tăng cường về số lượng quân Ngụy, chỉ huy Mỹ và phương tiện chiến tranh. Vẫn lập ấp chiến lược, vẫn ra sức bình định tập trung xung quanh Sài Gòn, cố gắng ổn định tình hình trong vòng hai năm 1964-1965 và dùng không quân tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Tuy nhiên, kế hoạch này một lần nữa cũng đã được Đảng nhận định rằng nó ra đời trong thế thua của Mỹ, chính vì thế một lần nữa nó nhanh chóng gặp thất bại. Đại hội II tháng 11-1964 Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam kêu gọi quân và dân miền Nam “Dốc toàn lực thực hiện đến cùng cuộc kháng chiến toàn diện và trường kì chống đế quốc Mỹ và tay sai bán nước”. Thực hiện chủ trương của Đảng và lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc Gỉải phóng, trong hai năm 1964-1965, sự nỗ lực vượt bậc đẩy mạnh chiến tranh cách mạng của nhân dân miền Nam đã đem lại cho ta những thắng lợi liên tiếp có ý nghĩa quyết định. Chiến thắng Bình Giã (12-1964) mở đầu cho một loạt chiến thắng khác như An Lão (Bình Định 12-1964); Ba Gia (Quảng Ngãi 6-1965); Đồng Xoài (Biên Hòa 6-1965)… Đến giữa năm 1965, ba chỗ dựa vũng chắc của đế quốc Mỹ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt này đều bị lung lay tận gốc: Ngụy quân tan rã, ngụy quyền khủng hoảng do các cuộc đảo chính liên tục ngay trong nội bộ địch sau thời kì anh em Diệm-Nhu bị lật đổ, ấp chiến lược bị phá tan (hơn 85%). Chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ đã được triển khai đến mức cao nhất đã hoàn toàn bị phá sản. Đánh bại chiến lược này là một thắng lợi to lớn, có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta ở miền Nam, tạo cơ sở vững chắc để đưa cách mạng miền Nam tiếp tục tiến lên. III. Giai đoạn 1965-1968: Chuyển hướng xây dựng miền Bắc - Đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ 1. Âm mưu và hành động của Mỹ tiến hành “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Bị thất bại trong chiến lược chiến tranh đặc biệt, tổng thống Mỹ Gionson ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam với qui mô ngày càng lớn, đồng thời lôi kéo các nước chư hầu nhảy vào cuộc nhằm cứu nguy cho ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn đang trên đà sụp đổ. Cuối năm 1964, lực lượng lính Mỹ ở miền Nam là 18.000 thì đến cuối năm 1965 con số đó đã là 180.000, chưa kể 20.000 lính của quân đội các nước chư hầu. “Chiến tranh cục bộ” là một trong ba hình thức chiến tranh phù hợp với chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt”, là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở mức độ cao hơn chiến tranh đặc biệt. Mục đích của chiến lược này là: - Tạo ra ưu thế nhanh chóng về thế và lực quân sự để đánh gãy xương sống của Việt cộng. Chúng muốn giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta về thế phòng ngự, buộc ta phân tán ra làm cho cách mạng tàn lụi dần. - Chuyển từ phương châm “Tát nước bắt cá” sang “Tìm diệt” tức là không cần phải dồn “cá” vào một chỗ mà tìm được là diệt luôn. Rõ ràng đó là một phương châm cực kỳ nguy hiểm cho cách mạng của chúng ta. Bên cạnh đó, chúng cũng ra sức mở rộng, củng cố vùng chiếm đóng, kết hợp các hoạt động càn quét với các hoạt động chính trị, xã hội lừa bịp, tung tiền, đổ của nhiều hơn nhằm “tranh thủ trái tim dân” với cách mạng. Thực chất là giành lại dân, bắt họ trở lại ách kìm kẹp Mỹ-Ngụy. Với hai gọng kìm là “Tìm diệt” và “Bình định”, Mỹ tin tưởng rằng sẽ nhanh chóng vô hiệu hoa phong trào cách mạng của quân và dân miền Nam. Trong khi đó, Mỹ cũng ra sức mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc với ý đồ làm sập căn cứ quốc phòng, ngăn sự chi viện của nhân dân miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Đây cũng là một bộ phận của chiến lược chiến tranh cục bộ. 2. Chủ trương, sự lãnh đạo của Đảng trước hành động của đế quốc Mỹ Việc Mỹ đổ quân thêm vào miền Nam và leo thang đánh phá miền Bắc đặt ra cho toàn quân và toàn dân ta một câu hỏi lớn: Việt Nam có đánh được Mỹ không, nếu có thì đánh theo cách nào? Sự nghiệp xây dựng XHCN ở miền Bắc có tiếp tục nữa hay không? Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) lần thứ 11 và 12 nhận định rằng chiến tranh cục bộ của Mỹ-Ngụy đẻ ra trong thế thua, thế thất bại, thế đi xuống; nó chứa đựng đầy rẫy các mâu thuẫn khó có thể đứng vững. Nói cách khác, vị thế của Mỹ đã yếu thế đi nhiều. Do vậy, tại Hội nghị lần thứ 11, Đảng ta đã quyết định: Chuyển toàn bộ hoạt động miền Bắc từ thời bình sang thời chiến; tiếp tục sự nghiệp xây dựng XHCN trong điều kiện có chiến tranh, quyết tâm đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ; phát huy vai trò của hậu phương lớn đối với tiền tuyến miền Nam đồng thời làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với hai nước bạn Lào và Campuchia. Ở hội nghị lần thứ 12, Đảng cũng đã kết luận, dù Mỹ đưa vào hàng vạn quân viễn chinh thì chúng cũng không thể dồn hết sức lực của mình vào chiến trường miền Nam. Bởi lẽ đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa không thể tuyên bố chính thức trên toàn thế giới, chỉ dám lừa bịp bằng con đường ngụy biện là bảo vệ cho Ngụy. Do đó không huy động được sức mạnh của toàn dân Mỹ, nền kinh tế không chuyển sang thời chiến, nên nhu cầu chiến tranh không được đáp ứng đủ, dẫn đến khó khăn mọi mặt cho cuộc chiến ở miền Nam. Trong khi đó, Mỹ vẫn phải dựa vào Ngụy trong cuộc chiến này, các hoạt động quân sự cũng vì thế mà mất đi tính chủ động, tính bí mật và bất ngờ. Từ các nhận định trên, Hội nghị hạ quyết tâm chiến lược: Động viên lực lượng cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kì tình huống nào, cuộc kháng chiến chống Mỹ là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc. Phương châm chiến lược chung vẫn là đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh cụ thể lúc đó, Hội nghị cũng dự báo một khả năng khác: Trên cơ sở quán triệt vận dụng nội dung phương châm đánh lâu dài, cần phải cố gắng cao độ, tập trung lực lượng của cả hai miền để tranh thủ thời cơ, giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam. Cùng với việc đánh vào đòn tâm lý của Mỹ, đó chính là điểm mấu chốt của sự tài tình, khôn khéo của Đảng ta trong việc không để cho Mỹ chuyển sang giai đoạn tiếp theo của chiến lược “phản ứng linh hoạt” là chiến tranh tổng lực hạt nhân. Qua chủ trương trên ta thấy được rằng nước Việt Nam ta khác hẳn với các nước khác trên thế giới đều e dè, khiếp sợ khi đối đầu với Mỹ - tên thực dân sừng sỏ nhất lúc bấy giờ. Chúng ta có tinh thần dám đánh Mỹ, quyết đánh Mỹ, quyết thắng Mỹ và biết thắng Mỹ, đó chính là cái tài của Đảng ta. Dưới chủ trương rõ ràng, cụ thể của Hội nghị, một cao trào đánh Mỹ đã dấy lên mạnh mẽ khắp chiến trường miền Nam. Từ chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam 5-1965) đến Vạn Tường (Quảng Ngãi 8-1965), đã làm tăng thêm niềm tin của quân và dân ta vào khả năng đánh và thắng Mỹ trong cuộc chiến này. Sự tự tin đó thể hiện ở việc ta đã đập tan hai cuộc phản công chiến lược vào mùa khô liên tiếp (1965-1966; 1966-1967) của Mỹ. Các mục tiêu “Tìm diệt” và “Bình định” của chiến lược bị phá sản hoàn toàn. Tầm ảnh hưởng của phong trào cách mạng miền Nam đã vang dội trên khắp thế giới, cũng qua đó chúng ta đã tranh thủ được sự ủng hộ của bè bạn thế giới. Vào cuối năm 1967, cuộc chiến tranh cục bộ của Mỹ đã được đẩy lên đỉnh cao. Số quân viễn chinh Mỹ đổ vào chiến trường miền Nam đã lên tới con số 48 vạn, vượt quá dự kiến của chiến lược chiến tranh cục bộ , làm cho Mỹ bị vắt kiệt sức, khó có thể có khả năng đối phó với các cuộc nổi dậy khác trên thế giới. Trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan” này Gionson vẫn dự định leo thang mở cuộc tiến công trên bộ ở miền Bắc, nhằm cố tìm lấy một chiến thắng quân sự trên chiến trường miền Nam với hi vọng sẽ tái đắc cử vào chiếc ghế Tổng thống trong kỳ tổng tuyển cử vào đầu năm 1968. Sự nghiệp giải phóng miền Nam và bảo vệ miền Bắc đòi hỏi nhân dân ta phải chặn đứng âm mưu leo thang nguy hiểm đó của Mỹ. Do đó Bộ chính trị của Đảng đã quyết định chuyển cuộc chiến tranh miền Nam sang thời kì mới – thời kì giành thắng lợi quyết định. Con đường dẫn đến thắng đó là “Tổng công kích – Tổng khởi nghĩa”. Quyết tâm của chiến lược trên được thể hiện ngay bằng cuộc tổng tiến công Mậu Thân đầu năm 1968, làm lung lay ý chí chiến thắng của Mỹ, khiến chúng dao động trên chiến trường miền Nam. Chiến thắng này đã buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta. Bản thông báo của Gionson ngày 31-3-1968 là sự thừa nhận thất bại của Mỹ trong chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. IV. Giai đoạn 1969-1975: Nhân dân ta từng bước làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” – Hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 1. Âm mưu và hành động của Mỹ Sau thất bại nặng nề của chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam VN, nước Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng nặng nề cả về tinh thần và chính trị. Tình hình đòi hỏi giai cấp thống trị ở Mỹ phải điều chỉnh chiến lược để tiếp tục thực hiện âm mưu bá chủ thế giới. Năm 1969, Nickson lên làm Tổng thống thay Gionson, đưa ra cái gọi là “Học thuyết Nickson” nhằm áp dụng vào miền Nam VN, bao gồm ba nguyên tắc: Tập thể tham gia – Sức mạnh Mỹ – Sẵn sàng thương lượng. Vận dụng Học thuyết Nickson, gọi là chiến lược VN hóa chiến tranh, phía Mỹ đã rút hết lính viễn chinh Mỹ để lại cho Ngụy quyền Sài Gòn tiếp quản toàn bộ miền Nam Việt Nam. Cùng với hành động đó, Mỹ cũng đưa ra một loạt các biện pháp để cho Ngụy mạnh lên. Hành động này của Mỹ thực chất là sự thay đổi màu da trên xác chết. Không có bất kỳ sự thương vong nào từ phía Mỹ, chỉ có người Việt Nam đánh người Việt Nam. Tuy nhiên bản thân chiến lược này của Mỹ nó vốn đã chứa đựng nhiều mâu thuẫn, nên sự thất bại của Mỹ trong cuộc chiến lần này cũng đã được dự báo trước. Mâu thuẫn ở đây trước hết là giữa Mỹ và quân đội Ngụy: Mỹ muốn rút quân càng nhanh càng tốt, nhưng nếu thế chính quyền Ngụy vốn non yếu nay càng như ngọn đèn dầu trước gió, sẽ sập bất cứ lúc nào; nhưng nếu như Mỹ không rút quân nhanh thì vấp phải sự phản đối của nhân dân Mỹ, họ không hề muốn người thân của mình ở lại lâu trên chiến trường. Đó chính là mâu thuẫn thứ hai. Thứ ba, bản thân nội bộ nước Mỹ vốn có nhiều Đảng phái khác nhau, có Đảng ủng hộ cuộc chiến nhưng cũng có không ít người phản đối… Nói tóm lại là có rất nhiều mâu thuẫn mà Mỹ khó có thể khắc phục được - đó chính là chỗ yếu của Mỹ mà Đảng ta cần khai thác. 2. Chủ trương, sự lãnh đạo của Đảng làm phá sản chiến lược “VN hóa chiến tranh” – Hiệp định Paris năm 1973 Để củng cố tinh thần quyết tâm chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta, trong thư chúc mừng năm mới đầu năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi “Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”. Rút kinh nghiệm từ cuộc tổng tiến công Mậu Thân năm 1968, lại nhận được sự chi viện mạnh mẽ và kịp thời từ đồng bào miền Bắc, quân và dân miền Nam anh dũng đồng loạt mở các hai cuộc tiến công mùa Xuân và Hè 1969, diệt hàng vạn tên địch, hỗ trợ nhân dân nhiều nơi nổi dậy giành chính quyền. Trên đà thắng lợi đó, tháng 6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN ra đời, củng cố mạnh mẽ phong trào cách mạng, nâng cao vị trí trên trường quốc tế của Cộng hòa miền Nam VN. Tuy nhiên, sau các đợt hoạt động Xuân và Hè 1969, lực lượng ta bị hao mòn chưa kịp củng cố thì phía địch lại lợi dụng mùa mưa phản kích quyết liệt tại các vùng nông thôn, các căn cứ ở miền núi. Đồng thời đã xuất hiện tư tưởng hữu khuynh, tiêu cực trong một số cán bộ, Đảng viên. Khiến cho trong thời kì này chúng ta gặp rất nhiều khó khăn. Vùng chiếm đóng của địch được mở rộng. Hội nghị lần thứ 18 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa III tháng 1-1970 đã đánh giá, tổng kết các thắng lợi, các bài học kinh nghiệm, các ưu, khuyết điểm của hai năm 1968-1969. Hội nghị này đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng về chỉ đạo chiến lược: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở các thành thị, đẩy mạnh đấu tranh quân sự và nổi dậy quần chúng ở nông thôn, mở rộng vùng giải phóng. Nhờ Nghị quyết sáng suốt của Đảng, đã tạo ra sự nhất trí, tin tưởng và quyết tâm mới trong toàn quân, toàn dân. chúng ta không những đã giúp hai nước anh em Lào và Campuchia đánh tan hai chiến lược “Lào hóa chiến tranh” và “Campuchia hóa chiến tranh” do Mỹ thực hiện, tăng cường tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc, mà còn mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy với qui mô lớn chưa từng có ở Đông Dương. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 nổ ra nhằm giành thắng lợi quyết định, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trên thế thua, đồng thời cũng là sự chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp chiến tranh kéo dài. Cùng với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không vang dội của quân dân miền Bắc, cuộc tổng tiến công năm 1972 đã làm chuyển biến cơ bản cục diện chiến tranh. Buộc Mỹ phải thừa nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ VN. Mỹ cút – chúng ta đã hoàn thành một phần di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”. 3. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam Sau hiệp định Paris ngày 27-1-1973 được kí kết, tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi một cách mau lẹ có lợi cho cách mạng. Tuy nhiên dù bị thất bại nặng nề, buộc phải ký kết hiệp định về “Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN” song với bản chất ngoan cố, đế quốc Mỹ không hề từ bỏ dã tâm kéo dài cuộc chiến để áp đặt chủ nghĩa thực dân mới và chia cắt lâu dại nước ta. Ngay sau khi quân đội Mỹ và các nước chư hầu rút hết khỏi miền Nam VN, chúng đã ngay lập tức viện trợ ồ ạt cho quân đội Ngụy nhằm tăng hẳn về số lượng và trang thiết bị Mỹ. Đây là cuộc chiến xâm lược của Mỹ mà không có lính Mỹ. Chúng nhanh chóng mở các cuộc trả đũa, chiếm lại các vùng giải phóng mới và một số vùng giải phóng cũ. Rõ ràng chúng đã không hề thi hành bất cứ điều khoản nào của hiệp định Paris. Nhu cầu bức thiết của lịch sử đòi hỏi Đảng ta phải đánh giá đúng tình thế cách mạng, vạch ra phương hướng và nhiệm vụ trước mắt để đưa cách mạng tiến lên. Đảng nhận định rằng Mỹ-Ngụy hiện tại là thế đang mạnh nhưng thế mạnh đó chỉ là nhất thời bề ngoài. Chỗ yếu căn bản của Ngụy là mất chỗ dựa vào quân Mỹ. Sau khi Mỹ rút đi, Ngụy quyền Sài Gòn chỉ còn là cái vỏ bọc. Ngụy đã vậy, Mỹ cũng không hơn gì. Sau 8 năm sa lầy vào chiến tranh, tổn thất cực kỳ tốn kém, lại gặp hai cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới liên tiếp 1969-1971; 1973-1974 làm cho nước Mỹ ngập chìm trong khó khăn. Nguồn viện trợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLSDang (25).doc