Tiểu luận Sự phân công quyền lực ở trong nhà nước Việt Nam

Hiến pháp năm 1992:

Do điều kiện hoàn cảnh mới để đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ mới, Hiến pháp năm 1992 đã ra đời.

Hiến pháp thể hiện: + Đảng thừa nhận sự tồn tại của lập pháp, hành pháp, tư pháp.

+ Phân công công việc cho các cơ quan khác nhau thực hiện có thể độc lập khi thực hiện chức năng thẩm quyền của mình.

+ Có sự phối hợp hoạt động giữa hành pháp, lập pháp, tư pháp (điều 2).

Lập pháp: Quốc hội.

+ Cơ quan đại diện cao nhất của nhà nước

+ Phạm vi quyền lực mở rộng hơn, cụ thể hơn, thể hiện sự tôn trọng pháp chế.

+ Có thêm quyền xây dựng luật, pháp lệnh, ngân sách nhà nước.

+ Không có quyền giao nhiệm vụ cho cơ quan cấp dưới, quyền hạn ngoài Hiến pháp.

Hành pháp: Chính phủ, chủ tịch nước.

Chủ tịch nước: Không được coi là bộ phận lập pháp.

+ Sự độc lập tương đối với Quốc hội khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình do hiến pháp giao.

+ Được quy định một số quyền trong lập pháp, tư pháp tượng trưng.

Quyền: bãi bỏ phó chánh án, thẩm phán.

-> Có vai trò quan trọng trong mối liên hệ phân nhiệm giữa lập pháp hành pháp, tư pháp.

Chính phủ: Không được coi là bộ phận của Quốc hội.

+ Độc lập nhất định khi thực hiện hành pháp (Uỷ ban thường vụ không đồng thời là thành viên của chính phủ).

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5152 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự phân công quyền lực ở trong nhà nước Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU Để đất nước phát triển thì nhà nước phải có một bộ máy quản lý hợp lý và khoa học. Mà muốn có một bộ máy nhà nước khoa học thì sự phân chia quyền lực cho nhà nước là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong phạm vi bài tập này tôi xin đề cập đến sự phân công quyền lực ở trong nhà nước Việt Nam. PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH Trước khi đi sâu vào vấn đề phân quyền trong bộ máy nhà nước ta tôi xin đề cập đến khái niệm của quyền lực nhà nước. I. Khái niệm: là sức mạnh của nhà nước có thể bắt các chủ thể khác trong quốc gia (các tổ chức cá nhân, giai cấp, tầng lớp) phải phục tùng ý chí của nó. II. Đặc điểm và mục đích chính của vấn đề phân chia quyền lực a. Đặc điểm: - Phân định chức năng lập pháp, hành pháp tư pháp trao các chức năng ấy cho các cơ quan khác nhau thực hiện đảm bảo sự độc lập tương đối trong hoạt động của mỗi cơ quan. - Lập pháp có quyền lực cao nhất nhà nước, các ngành khác phụ thuộc vào nó, kiểm soát hoạt động của hành pháp, tư pháp. - Các cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp có sự tiếp xúc qua lại lẫn nhau. b. Mục đích: - Đáp ứng được nhu cầu xây dựng nhà nước dân chủ như nước ta. - Tạo ra một bộ máy quản lý nhà nước có hiệu quả. - Ở đâu không có sự phân quyền thì ở đó bất thành hiến pháp và như vậy đất nước không đi vào ổn định được. III.Nội dung chính của vấn đề. Sự áp dụng tư tưởng phân quyền của nhà nước ta được thể hiện cụ thể thông qua các bản Hiến pháp 1946, 1952, 1980,1992. Hiến pháp 1946: được thể hiện thông qua các cơ quan, ban ngành trong nhà nước. * Nghị viện nhân dân: - Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Điều 22) đại diện cho nhân dân trực tiếp bầu ra, nhiệm kỳ 3 năm. Quyền: + Lập pháp, sửa Hiến pháp. + Biểu quyết ngân sách, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, chuẩn y hiệp ước, chính phủ ký với nước ngoài thành lập và kiểm soát hoạt động của chính phủ. + Bầu, chủ tịch nước, tuyên bố giải thể nghị viện. + Bầu chủ tịch nước, Thủ tướng... + Bộ trưởng, Chủ tịch nước chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Chính phủ: Thành phần: Chủ tịch nước, phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng... Là cơ quan hành pháp cao nhất của nhà nước. Quyền: + Thi hành các luật, dự án sắc luật nghị viện ban hành. + Bãi bỏ mệnh lệnh, quyết định của các cơ quan cấp dưới khi cần. + Lập dự án ngân sách hàng năm. + Thủ tướng lãnh đạo nội các, chịu trách nhiệm trước nghị viện Chủ tịch nước: + Do nghị viện bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm. + Đứng đầu cơ quan hành pháp, đứng đầu quốc gia chỉ đạo chính phủ. + Thay mặt nhà nước trong đối nội, đối ngoại. + Ban bố nghị định mà nghị viện quyết định (có quyền yêu cầu nghị viện thay đổi, nếu nghị viện không đồng ý thì phải ban bố). + Tổng chỉ huy quân đội, không quân, hải quân, phong hàm... + Chọn thủ tướng trong nghị viện để đưa ra nghị viện biểu quyết. Ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng. + Không chịu một tội nào trừ tội phản quốc. Tư pháp: Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân. *Thành phần: Toà án nhân dân tối cao, phúc thẩm toà án nhân dân tối cao, đệ nhị cấp và sơ cấp. *Thẩm phán: Do chính phủ bổ nhiệm. Quyền: Xét xử phân theo pháp luật, không tuân theo bất kỳ cơ quan nào. Mối quan hệ giữa 3 cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp. + Lập pháp và hành pháp có mối quan hệ chặt chẽ tiếp xúc thường xuyên nhau. + Lập pháp thành lập cơ quan hành pháp và chi phối kiềm chế hành pháp (biểu quyết các dự luật, sắc luật do chính phủ đệ trình...) + Hành pháp có thể kiềm chế lập pháp (bằng chủ tịch nước yêu cầu nghị viện thảo luận lại dự luật...). + Hành pháp, tư pháp có mối quan hệ thông qua chính phủ bổ nhiệm thẩm phán và toà án và bắt giam nhân viên nghị viện vi phạm tội khi có sự đồng ý của nghị viện hoặc ban thường vụ. * Nhận xét: Hiến pháp năm 1946 đã thể hiện tư tưởng phân quyền trong bộ máy nhà nước ta. Hiến pháp năm 1959 Đáp ứng điều kiện hoàn cảnh mới giai đoạn chống đế quốc Mỹ thì phải sửa đổi Hiến pháp cho phù hợp. Do đó Hiến pháp năm 1959 ra đời. Hiến pháp năm 1959 đã thể hiện: + Không phủ nhận sự phân định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và sự kiểm soát hoạt động của hành pháp, tư pháp. + Xác định sự phân công, phân nhiệm rành mạch giữa các cơ quan nhà nước, giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương, giữa cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan hành chính nhà nước. Lập pháp: Quốc hội và uỷ ban thường vụ Quốc hội. Quốc hội: + Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất + Toàn quyền làm Hiến pháp và sửa hiến pháp. + Giám sát thi hành Hiến pháp, làm luật, chiến tranh, hoà bình, kéo dài nhiệm kỳ bảo đảm hoạt động của Quốc hội. + Có sự phân công quyền lực giữa quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội. + Bầu chủ tịch nước, thủ tướng, toà án nhân dân tối cao... Uỷ ban thường vụ quốc hội: Bổ nhiệm, bãi nhiệm, phó chánh án ... Hành pháp: Chủ tịch nước, chính phủ. Chủ tịch nước: + Quyền tham dự và chủ toạ các phiên họp quốc hội khi cần thiết. + Toàn quyền của một nguyên thủ quốc gia. + Quyền hành pháp mang ý nghĩa tượng trưng. Hội đồng chính phủ: + Cơ quan chấp hành hành pháph nhà nước cao nhất, chấp hành hành chính nhà nước (điều 71). + Lãnh đạo công tác cán bộ, cơ quan trong chính phủ. + Ban bố nghị định, nghị quyết, chỉ thị kiểm tra, thi hành văn bản chấp hành kế hoạch nội ngoại thương. Tư pháp: Toà án và Viện kiểm soát nhân dân. Toà án: Xét xử Sự độc lập khá cao so với các cơ quan khác (chỉ tuân theo pháp luật) + Thẩm phán do cơ quan đại diện bầu ra, kiểm soát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố nhà nước. + Toà án chịu trách nhiệm, báo cáo cơ quan cùng cấp. Nhận xét: Sự thể hiện phân định chức năng, các hình thức phối hợp kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cách mạng nước ta thời đó. Song cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa lập pháp, hành pháp, kém chặt chẽ hơn Hiến pháp năm 1946. Mối quan hệ của 3 cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Lập pháp: Giám sát thi hành luật của hành pháp. + Bầu các nhân viên của hành pháp, tư pháp. + Chất vấn Hội đồng chính phủ, nhân viên chính phủ, tư pháp chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Hành pháp: Trình dự án luật ra trước Quốc hội và uỷ ban thường vụ Quốc hội. + Hành pháp tham gia thành lập cơ quan tư pháp. Tư pháp: Toà án có quyền xét xử nhân viên quốc hội, chính phủ về thường tội (dưới sự cho phép của quốc hội). +Quyền xét xử các thành viên của Chính phủ. Hiến pháp năm 1980: Nước Việt Nam bước vào thời kỳ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước. Nên cần một bản Hiến pháp thể chế hoá đường lối của ĐCSVN trong giai đoạn mới. Hiến pháp này thể hiện: là đỉnh cao của phân công quyền lực trong tay quốc hội. + Phân định chức năng, thẩm quyền rõ ràng giữa hành pháp và lập pháp. Quốc hội: Quyền lập pháp và Hiến pháp (tăng cường hơn trước) + Quyền lực cao nhất nhà nước. + Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao mọi hoạt động của nhà nước. + Có thể kéo dài nhiệm kỳ khi cần thiết, có thể giao thêm nhiệm vụ cho các cơ quan cấp dưới. Hội đồng nhân dân: Là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, chủ tịch tập thể ở nước ta. + Quyền giám sát công tác, đình chỉ thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ văn bản của Hội đồng bộ trưởng khi trái Hiến pháp. + Quyền đề cử các nhân viên Toà án. Ví dụ: Thẩm phán ... Hành pháp: Chính phủ (Hội đồng bộ trưởng). Hội đồng bộ trưởng: Là cơ quan chấp hành và hành chính cao nhất của Quốc hội. + Đảm bảo thi hành Hiến pháp và pháp luật. + Dự án luật, ra trước quốc hội, dự án kế hoạch nhà nước... + Chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước quốc hội. Tư pháp: Toà án và Viện Kiểm sát nhân dân. Thẩm phán: + Xét xử độc lập tuân theo pháp luật do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu ra chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Viện kiểm soát: + Độc lập cao trong hoạt động của mình. + Thực hành quyền công tố chỉ tuân theo pháp luật. + Cùng quốc hội kiềm chế hoạt động của toà án, hội đồng bộ trưởng. Mối quan hệ giữa 3 cơ quan: Hành pháp, lập pháp, tư pháp. + Quốc hội kiềm chế kiểm soát hoạt động hành pháp, tư pháp. + Lập pháp và hành pháp, tư pháp. Hành pháp và tư pháp có sự tiếp xúc thường xuyên nhau (chung nhân viên). + Tư pháp cũng tham gia vào quá trình lập pháp. Nhận xét: Mặc dù có sự phân định chức năng, thẩm quyền giữa các cơ quan song sự phân định ấy kém rõ ràng hơn các Hiến pháp khác. Sự kiềm chế thể hiện nhiều hơn, mức độ độc lập, hành pháp, tư pháp trước lập pháp thấp. Hiến pháp năm 1992: Do điều kiện hoàn cảnh mới để đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ mới, Hiến pháp năm 1992 đã ra đời. Hiến pháp thể hiện: + Đảng thừa nhận sự tồn tại của lập pháp, hành pháp, tư pháp. + Phân công công việc cho các cơ quan khác nhau thực hiện có thể độc lập khi thực hiện chức năng thẩm quyền của mình. + Có sự phối hợp hoạt động giữa hành pháp, lập pháp, tư pháp (điều 2). Lập pháp: Quốc hội. + Cơ quan đại diện cao nhất của nhà nước + Phạm vi quyền lực mở rộng hơn, cụ thể hơn, thể hiện sự tôn trọng pháp chế. + Có thêm quyền xây dựng luật, pháp lệnh, ngân sách nhà nước... + Không có quyền giao nhiệm vụ cho cơ quan cấp dưới, quyền hạn ngoài Hiến pháp. Hành pháp: Chính phủ, chủ tịch nước. Chủ tịch nước: Không được coi là bộ phận lập pháp. + Sự độc lập tương đối với Quốc hội khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình do hiến pháp giao. + Được quy định một số quyền trong lập pháp, tư pháp tượng trưng. Quyền: bãi bỏ phó chánh án, thẩm phán... -> Có vai trò quan trọng trong mối liên hệ phân nhiệm giữa lập pháp hành pháp, tư pháp. Chính phủ: Không được coi là bộ phận của Quốc hội. + Độc lập nhất định khi thực hiện hành pháp (Uỷ ban thường vụ không đồng thời là thành viên của chính phủ). Hội đồng bộ trưởng: Có thêm một số chức năng tổ chức công tác chống quan liêu tham nhũng trong bộ máy nhà nước. Thủ tướng: Lãnh đạo công tác chính phủ, thành viên của chính phủ. + Ban hành quyết định, bãi bỏ văn bản của các thành viên khác (nếu cần). + Quyền đề nghị bãi bỏ cơ quan ngang bộ, bổ nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của chính phủ. Tư pháp: toà án và Viện kiểm sát nhân dân. + Thẩm phán xét xử tuân theo pháp luật (điều 130) + Có chế độ thẩm phán bổ nhiệm. + Chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội. + Thẩm quyền xem xét trong nội bộ cơ quan toà án cao hơn thông qua việc thành lập một số toà án nhân dân chuyên trách, toà án nhân dân tối cao ... IV. Thực trạng và giải pháp * Lập pháp- Quốc hội. Quyền lập pháp không triệt để. - Quốc hội chỉ dừng ở mức thảo luận và thông qua dự luật do Chính phủ đệ trình. - Bản thân đại biểu quốc hội không đủ trình dự án luật. - Luật chỉ là luật khung, để thực hiện phải có văn bản hướng dẫn. * Giải pháp: Quốc hội tăng thêm số uỷ ban thường trực cho các chủ đề lập pháp, mỗi thành viên chỉ tham gia vào một lĩnh vực giúp họ tập trung về lĩnh vực đó. - Thành lập một văn phòng cố vấn lập pháp giúp soạn thảo dự luật cho các uỷ ban, đại biểu quốc hội đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong đạo luật hiện hành của quốc hội. - Quốc hội phải chuyển sang cơ chế hoạt động thường xuyên giảm bớt làm luật gấp gáp, tránh quá tải công việc cho quốc hội. - Quyền lực nhà nước được kiểm tra và kiểm soát được đảm bảo tôn trọng quyền con người tránh sự xâm hại quyền lực nhà nước. - Nên thành lập một cơ quan bảo hiến đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp của các đạo luật. - Nên thành lập một cơ quan kiểm toán riêng giúp tổng quyết toán ngân sách nhà nước, ngân sách bộ, ngành... đóng góp vào việc chống quan liêu, tham nhũng. - Nên thành lập một cơ quan chuyên trách về quyền con người giúp Quốc hội thường xuyên nắm bắt tình hình, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước. Hành pháp: Chủ tịch nước và Quốc hội. - Nên tăng cường thêm quyền lực cho Chủ tịch nước trong lĩnh vực hành pháp, nhất là vấn đề liên quan đến nhân sự hoặc hoạt động của chính phủ để dẫn dắt quốc gia vững bước trên con đường phát triển. - Xác định rõ chức năng, thẩm quyền nghĩa vụ pháp lý của những người đứng đầu cơ quan nhà nước tránh tình trạng quyền lợi cá nhân hưởng, trách nhiệm thuộc về tập thể. - Quy định quyền phủ quyết luật của Quốc hội cho chủ tịch nước, để tăng thêm trách nhiệm của Chủ tịch nước trong làm luật. - Không ai có quyền đồng thời là thành viên của chính phủ, quốc hội tránh sự chồng chéo, hiệu quả công việc cao hơn. - Hiến pháp nên quy định: “Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất của nước CHXHCNVN”, đảm bảo sự phân công giữa hành pháp và lập pháp giúp chính phủ tập trung các quyền hành pháp. - Chính phủ nên có bộ máy giúp việc phân tích khoa học tư vấn như các nhà khoa học... - Cần xác định rõ ràng hơn bộ, ngành, cơ quan ngang bộ. Tư pháp: toà án và viện kiểm soát nhân dân. - Qui trình đào tạo, bổ nhiệm thẩm phán công phu và chặt chẽ đảm bảo cho thẩm phán có đủ khả năng, trình độ của người đại diện công lý. - Qui định mức lương thẩm phán phù hợp với từng giai đoạn giúp họ tránh được sự tha hoá về phẩm chất đạo đức. - Nên thành lập toà án có thẩm quyền xét xử chung tất cả các lĩnh vực làm cho toà án gọn nhẹ, có hiệu quả, tránh chồng chéo về thẩm quyền. - Chuyển đơn thư khiếu nại của công dân trong cơ quan hành pháp sang tư pháp giúp phân biệt hành pháp và tư pháp. - Qui định rõ quyền hạn, nghĩa vụ vai trò, trình độ của Hội đồng nhân dân, tiêu chuẩn hoá đội ngũ này, quy định cơ quan hội thẩm nhân dân. - Tăng cường giám sát các cơ quan đại diện, Viện kiểm soát đối với hoạt động và chi tiết khi điều kiện thay đổi chỉ thêm điều khoản mà không cần thay đổi toàn bộ, đảm bảo tính lâu dài của Hiến pháp. - Tạo ra cơ chế tự kiểm tra, kiểm tra lẫn nhau giữa các cơ quan nhờ đó xác định được trách nhiệm, năng lực, phẩm chất của mỗi cá nhân, phát hiện loại trừ những người kém năng lực, phẩm chất, làm trong sạch vững mạnh bộ máy nhà nước. PHẦN III. KẾT LUẬN Như vậy thông qua bài viết này cho ta thấy Đảng, Nhà nước ta đã và đang áp dụng được những hạt nhân hợp lý của tư tưởng phân quyền vào trong bộ máy nhà nước ta. Điều đó thể hiện thông qua sự phân định chức năng thẩm quyền cho các cơ quan khác nhau thực hiện tương đối độc lập nhưng ở một mức độ nào đó nó có thể kiềm chế, ngăn cản thậm chí đối trọng nhau trong hoạt động. Song chúng vẫn có sự phối hợp nhau trong hoạt động vì nó là 3 nhánh của cây quyền lực thống nhất, quyền lực nhà nước. Việc áp dụng tư tưởng phân chia quyền lực đã và đang thể hiện vai trò to lớn của mình đối với sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội...trong nhà nước ta. quyền lực ở Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập học kỳ- Đặc điểm và mục đích chính của vấn đề phân chia quyền lực.doc
Tài liệu liên quan