Tiểu luận Tác động của biến động tỷ giá tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

PHẦN 1. TOÀN CẢNH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TỪ KHI GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY 2

PHẦN 2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TỶ GIÁ 2

2.1. Sự can thiệp của Nhà nước bằng các chính sách tỷ giá của mỗi quốc gia 2

2.2. Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia 2

2.3. Yếu tố tâm lý số đông 3

PHẦN 3. SỐ LIỆU THỰC TẾ 3

3.1. Quý I và quý II năm 2010 3

3.1.1. Tháng 1 3

3.1.2. Tháng 2 4

3.2. Quý III năm 2010 7

3.2.1 Tháng 7 7

3.2.2 Tháng 8 7

3.2.3 Tháng 9 8

3.3. Quý IV năm 2010 8

3.3.1. Tháng 10 8

3.3.2 Tháng 11 9

3.3.3 Tháng 12 10

3.4. Quý I năm 2011 10

3.4.1. Tháng 1 10

3.4.2 Tháng 2 11

PHẦN 4. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 12

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 14

DANH SÁCH NHÓM GẬT GÙ 15

 

 

doc15 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tác động của biến động tỷ giá tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng. Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng. 2.3. Yếu tố tâm lý số đông Nhân tố cuối cùng và cũng là nhân tố quan trọng nhất tác động đến tỷ giá hối đoái đó là tâm lý số đông. Người dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối. Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Các hoạt động đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ vọng vào tương lai. Điều này giải thích tại sao, giá ngoại tệ hiện tại lại phản ánh các kỳ vọng của dân chúng trong tương lai. Nếu mọi ngưòi kỳ vọng rằng tỷ giá hối đoái sẽ tăng trong tương lai, mọi người đổ xô đi mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngay trong hiện tại. Mặt khác, giá ngoại tệ rất nhậy cảm với thông tin cũng như các chính sách của chính phủ. Nếu có tin đồn rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại, mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giảm nhanh chóng. PHẦN 3. SỐ LIỆU THỰC TẾ 3.1. Quý I và quý II năm 2010 3.1.1. Tháng 1 Ngày 12/1/2010, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá liên ngân hàng ở mức 17.941 đồng/USD. Đây là mức được duy trì ổn định từ đầu năm.Với mức giá này, tỷ giá USD giao dịch tại các ngân hàng đứng ở mức 18.469–18.479 đồng/USD (mua vào/bán ra). Đây cũng là tỷ giá giao dịch ổn định suốt thời gian qua. Trong khi đó, trên thị trường tự do, giá USD đứng ở mức 19.250–19.300 đồng/USD. Mức giá này đã giảm nhiểu so với đỉnh cao năm 2009. Nhiều doanh nghiệp cho biết, nhờ giá USD ổn định, khoảng cách giữa giá chợ đen và trong ngân hàng được thu hẹp đáng kể, nên việc mua USD dễ dàng hơn, nhất là việc phụ thu phí để tăng tỷ giá thực của USD đã giảm hẳn ở trong ngân hàng. Tuy nhiên, tâm lý kỳ vọng tăng giá USD khiến người dân và doanh nghiệp găm giữ USD. Một lượng lớn USD đã bị rút ra khỏi lưu thông.Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giá USD tháng 1/2010 so với tháng 12/2009 giảm 0,11%, so với tháng 1/2009 tăng 8,96%. Mức giảm chỉ 0,11% qua một tháng nhưng là diễn biến ít thấy trong suốt những năm gần đây.Còn theo niêm yết của các ngân hàng thương mại, tỷ giá USD/VND đứng yên trong tháng 1 vừa qua. Thay đổi chỉ có ở mức chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra. Đúng hơn, đó là sự đứng yên kể từ ngày 10/12/2009 đến nay. Nguyên do, sau những điều chỉnh trong tháng 11/2009, Ngân hàng Nhà nước liên tục cố định mức 17.941 VND của tỷ giá bình quân liên ngân hàng (đây cũng là điều hiếm thấy kể từ kỳ liên tục có biến động mạnh từ năm 2008). Giá USD niêm yết của các ngân hàng thương mại theo đó cũng ở trạng thái luôn kịch trần biên độ cho phép, cố định ở mốc 18.479 VND 3.1.2. Tháng 2 Một vài ngày cuối tháng 1 và đầu tháng 2, tỷ giá bỗng nhiên tăng đột biến, giá USD bán ra trên thị trường chợ đen tăng lên tới 19.500VND. Tuy nhiên tới ngày 8/2, nguồn cung USD đã được cải thiện đáng kể nhờ 1 tỷ USD chào bán trái phiếu quốc tế đã về đến tài khoản. Vì thế USD đã quay đầu giảm giá mạnh. Ngày 8/2, tỷ giá liên ngân hàng được công bố ở mức 17.941 đồng/USD. Theo đó, tỷ giá ở các ngân hàng thương mại duy trì ở 18.469 - 18.479 đồng/USD. Nhưng USD ở thị trường chợ đen đã giảm đáng kể. So với mức giá 19.500 đồng/USD của những ngày cao điểm nhất trong tuần trước, tỷ giá hiện đã giảm khoảng 150 đồng/USD và đứng ở 19.230 - 19.330 đồng/USD. Ngày 11/2, NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 18.544 đồng/USD với biên độ tỉ giá là +/-3%, ngân hàng có thể mua/bán USD với giá trần 19.100 đồng/USD. Ngày 26/2: Tỷ giá liên ngân hàng mà NHNN công bố là 18.544 VND/USD. Các ngân hàng như ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam niêm yết tỷ giá mua vào – bán ra ở mức 18.800 - 19.100 VND/USD; ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu niêm yết ở mức 18.990 - 19.100 VND/USD; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam niêm yết mức 18.900-19.100 VND/USD. Nhiều ngân hàng thương mại mua ngoại tệ dưới giá trần. Tỷ giá giữa USD và VND giao dịch tại các cửa hàng trên phố Hà Trung, Hà Nội chiều 26/2 được chào giá ở mức 19.460 - 19.500 VND/USD (mua vào- bán ra), cao hơn 10 VND/USD so với chiều ngày 25/2. Như vậy, so với thời điểm trước khi điều chỉnh tỷ giá ngày 11/2 thì mức tăng không đáng kể so với mức giá 19.150 - 19.250 VND/USD ở thời điểm điều chỉnh. 3.1.3. Tháng 3 Ngày 1/3, Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục giữ mức tỷ giá liên ngân hàng 18.544 đồng/USD. Tuy nhiên, giá USD tại các ngân hàng lại tăng mạnh đầu mua vào. Giá mua vào ngày 1/3 đã được Ngân hàng Vietcombank đẩy lên đến mức 19.050 đồng/USD. Cao hơn 250 đồng so với mức giá 18.800 đồng so với giá niên yết cuối ngày 28/02.Ngay khi ngân hàng tăng tỷ giá USD, giá USD trên thị trường tự do đã biến động tăng trở lại sau những ngày cuối tháng 2 đứng yên. Ngày 23/3; Giá niêm yết tại các đại lý trao đổi USD trên địa bàn Hà Nội chỉ còn 19.260 – 19.280 đồng/USD, giảm khoảng 30 đồng/USD so với ngày 22/3. Đây là lần đầu tiên giá USD tự do xuống dưới ngưỡng 19.300 đồng sau khi tăng mạnh sau động thái tăng tỷ giá từ Ngân hàng Nhà nước.Trong khi đó, tỷ giá trong hệ thống ngân hàng cũng có điều chỉnh mạnh. Dù tỷ giá liên ngân hàng không thay đổi, vẫn ở mức 18.544 đồng/USD nhưng các ngân hàng thương mại đã giảm mạnh giá USD, tỷ giá của VCB ở mức 19.050 đồng – 19.100 đồng/USD. Giảm giá mua vào đến 30 đồng/USD so với mức của những ngày trước đây.Sáng 29/3, phiên giao dịch đầu tuần cuối cùng của tháng 3, giá USD đã tăng ngược trở lại sau một tuần liền giảm giá khi nhanh chóng vượt qua mốc 19.300 đồng. Giá USD tự do giao dịch ở Hà Nội ở mức 19.290-19.320 đồng/USD, tăng 30 đồng/USD. Trong khi đó, tỷ giá liên ngân hàng vẫn ở mức 18.544 đồng/USD.Tuy nhiên, tỷ giá giao dịch do các ngân hàng thương mại áp dụng cũng đã tăng mạnh lên mức 19.070 - 19.100 đồng/USD, thêm 20 đồng/USD giá mua vào. Giá USD tăng trở lại là nằm trong dự kiến của nhiều người. Chính vì thế, trong những ngày trước, khi giá USD biến động nhiều người dân đổ xô đi mua. 3.1.4. Tháng 4 Sáng 6/4, giá USD trên thị trường tự do tiếp tục giảm sâu, xuống còn 19.160 - 19.200 đồng/USD, mất thêm 20 – 30 đồng/USD.Với mức giá mới này, lần đầu tiên trong gần một năm qua, giá USD xuống hoàn toàn dưới ngưỡng 19.200 đồng/USD. Cùng với đó, khoảng cách giữa giá USD trong và ngoài ngân hàng được thu hẹp ở mức thấp chưa từng có. Hiện, độ chênh là 100 đồng/USD. Sáng 7/4, giá loại ngoại tệ này đã xuống dưới mức 19.000 đồng/USD. Cụ thể, giá giao dịch của VCB ở mức 18.980 – 19.080 đồng/USD. Đây là sự điều chỉnh tỷ giá đáng kể theo xu hướng ngược chiều kể từ sau Tết Nguyên đán 2010 đến thời điểm này. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ tỷ giá liên ngân hàng ở mức 18.544 đồng/USD. Điều này cho thấy, cơ quan quản lý vẫn kiên trì giữ tỷ giá cao, chấp nhận mất giá VND ở mức nhất định để kéo giá ngân hàng và giá tự do xích lại gần nhau. Mặt khác, trên thị trường tự do, giá USD sáng nay tiếp tục mất giá mạnh và hiện chỉ còn ở mức 19.100 – 19.140 đồng/USD, giảm tới 40 – 60 đồng so với ngày 6/4. Với mức giá này, khoảng cách USD trong và ngoài ngân hàng đã gần như không còn được quan tâm nhiều. Giá USD tiếp tục giảm trong ngày 14/4. Lần đầu tiên, giá USD ngoài thị trường tự do thấp hơn cả giá ngân hàng. like codeGiá USD tự do trên thị trường hiện là 19.010 - 19.040 đồng/USD, giảm 10 – 20 đồng so với ngày 13/4.Trong khi Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục giữ tỷ giá liên ngân hàng ở mức 18.544 đồng/USD. Tại các ngân hàng thương mại, giá USD được niêm yết ở mức 18.980-19.050 đồng/USD, giảm 10 đồng so với ngày 13/4.Với mức giá trên, giá bán ra của ngân hàng thương mại đã cao hơn cả giá trên thị trường tự do. Đây có thể là lần đầu tiên diễn ra hiện tượng này. lNgày 20/4, giá USD trên thị trường tự do Hà Nội đã tăng mạnh trở lại vượt ngưỡng 19.000 đồng. Cụ thể, giá USD tự do được giao dịch ở mức 19.010-19.040 đồng/USD. Mức giá này đã tăng khá mạnh do với các ngày 16, 17/4, khoảng 20 đồng/USD. Như vậy, sau một đợt thời gian dài giảm giá liên tục có khi xuống dưới 19.000 đồng, giá USD đã tăng trở lại.Tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố vẫn tiếp tục ở mức 18.544 đồng/USD. Tỷ giá giao dịch thương mại do ngân hàng Vietcombank công bố ở mức 18.950-19.000 đồng/USD. Điều này cho thấy, tình hình cung cầu USD đã được giải quyết thỏa đáng. Chính sách neo tỷ giá ở mức cao để đưa hai loại tỷ giá trong và ngoài ngân hàng về gần nhau đã được thực hiện.Ngày 27/4, trên thị trường ngoại tệ, giá USD tự do tiếp tục giảm từ khi được giao dịch phổ biến tại mức 18,940 – 18.980 VND/USD (mua vào – bán ra).Tại Vietcombank, giá mua và bán USD sáng 27/4 tương ứng lần lượt là 18.950 VND/USD và 19.020 VND/USD, giá bán tăng 20 VND/USD so với 26/4. Tỷ giá USD/VND liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố duy trì ở mức 18.544 đồng/USD. Tháng 5 Ngày 13/5. Sau 1 thời gian ổn định ở mức giá thấp, thời gian này giá USD đã tăng mạnh trở lại. Trên thị trường ngoại tệ tự do, tỷ giá USD/VND sáng 13/5 tiếp tục tăng mạnh khi vượt khi giao dịch phổ biến tại mức 19.120 – 19.180 VND/USD (mua vào – bán ra), giá mua tăng 50 VND/USD và giá bán tăng 60 VND/USD so với chiều 12/05. ( 19.070 – 19.120 đồng/1 USD).Tại Vietcombank, giá mua và bán USD vẫn được giữ nguyên là 18.990 VND/USD và 19.050 VND/USD so với hôm qua. Tỷ giá USD/VND liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố duy trì ở mức 18.544 đồng/USD.Ngày 17/5, chỉ sau vài ngày tăng giá, tới hôm nay giá USD lại tiếp tục giảm mạnh, trở lại mốc như cách đây nửa tháng. Trên thị trường ngoại tệ tự do, tỷ giá USD/VND sáng 17/5 hạ nhiệt khi giao dịch phổ biến tại mức 18.980 – 19.020 VND/USD (mua vào – bán ra), giá mua giảm 40 VND/USD và giá bán giảm 50 VND/USD.Tại Vietcombank, giá mua và bán USD được niêm yết ở mức 18.970 VND/USD và 19.030 VND/USD, giảm 20 VND/USD so với các ngày 15 và 16/5. Tỷ giá USD/VND liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố duy trì ở mức 18.544 đồng/USD. Tháng 6 Ngày 25/6,Trên thị trường ngoại tệ, khối ngân hàng thương mại giữ nguyên giá giao dịch ở mức 18.950 VND (mua vào) - 18.995 VND (bán ra). Còn tại thị trường tự do, giá USD đã vượt qua mốc 19.000 VND, lên 18.980 VND - 19.010 VND, tăng 10 VND.Ngày 28/6,trên thị trrường chính thức, tỉ giá giữa USD và VND đã liên tục tăng trong mấy ngày qua. Tỉ giá niêm yết tại Vietcombank ngày 29.6 ở mức 19.030- 19.030 – 19.080VND/USD mua vào tiền mặt, chuyển khoản và bán ra, tăng 30VND/USD so với ngày 28.6 và tăng 65-70VND/USD so với những ngày trước đó. Như vậy chỉ trong vòng một tuần, giá USD tại đây đã tăng 0,4%. Tại một số Ngân hàng, cùng ngày, tỉ giá VND/USD cũng được niêm yết ở mức cao, giá bán ra tại một số ngân hàng đã tăng mạnh lên 19.100VND/USD: Vietinbank là 19.000 - 19.050VND/USD; Eximbank là 19.040 - 19.050 - 19.100VND/USD; Sacombank là 19.000- 19.020- 19.100VNDUSD. Giá USD tại thị trường tự do trong mấy ngày từ 24/6 đến 28/6 liên tục tăng từ mức 18.960 – 18.990VND/USD ngày 25.6 lên mức trên 19.000VND/USD cả chiều mua vào và bán ra. Dù đã có chút điều chỉnh trong ngày 27.6 nhưng tính đến chiều ngày 29/6, giá USD tại thị trường này đã đạt mức 19.040 – 19.090VND/USD, tăng 10VND/USD so với thời điểm buổi sáng cùng ngày và tăng 40 – 60 đơn vị (tương ứng mỗi chiều mua vào và bán ra) so với ngày 28/6. Như vậy, chỉ trong 4 ngày từ 26 đến 29/6, giá USD tại đây đã tăng 0,4% đối với giá chào mua và 0,5% đối với giá chào bán. 3.2. Quý III năm 2010 3.2.1 Tháng 7 Trong ba ngày liên tiếp 1,2,3 tháng 7 năm 2010, nhiều ngân hàng thương mại yết giá USD bán ra kịch trần biên độ cho phép. Đây là diễn biến bất thường sau khi tỷ giá đã có sự ổn định trong gần ba tháng trước đó. Cầu ngoại tệ có dấu hiệu tăng lên, cộng hưởng với yếu tố tâm lý là nguyên nhân chính. Nguồn ngoại tệ “nhàn rỗi” của các ngân hàng thương mại lúc bấy giờ tương đối dồi dào. Tỷ giá vài tháng trước đó đứng nguyên cột mốc 19.000/USD, thì khoảng giữa thàng 7/2010 lên 19.100/USD. Đây là giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại ở mức trần. Trong tháng 7/2010, tỷ giá VND/USD tại các ngân hàng thương mại luôn kịch trần biên độ, trong khi thị trường tự do tăng 150 điểm trong vòng 10 ngày.Thời điểm quý 3 hàng năm vốn rất nhạy cảm đối với tỷ giá, bởi tỷ giá thường có xu hướng tăng khi nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu, trả nợ vay khá lớn. 3.2.2 Tháng 8 Ngày 3/8/2010, một số ngân hàng đã tạm ngưng bán USD ra cho khách mua lẻ và thu phí đối với khách mua là doanh nghiệp.Người mua lẻ, hoặc 1 số doanh nghiệp phải ra chợ đen mua với giá 19.260 đồng/USD, cao hơn 160 đồng so với giá ngân hàng niêm yết.Thời điểm này rất khó mua USD , vì nhiều người găm giữ USD, kỳ vọng giá cao hơn trong tương lai. Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng mạnh tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng. Mức mới được áp dụng cho ngày 18/8/2010.Chiều 17/8, Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng mạnh tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng. Mức mới được áp dụng cho ngày 18/8/2010 từ mức 18.544 VND lên mức 18.932 VND (tăng gần 2,1%). Trong khi đó biên độ tỷ giá giữ nguyên ở mức +/-3%.Đây là lần thứ hai kể từ đầu năm Ngân hàng Nhà nước trực tiếp tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Trước đó, ngày 11/2/2010, nhà điều hành chính sách tiền tệ cũng đã có quyết định tăng tỷ giá này thêm hơn 3%, lên mức 18.544 VND và cố định từ đó cho đến nay.Với sự điều chỉnh trên, với biên độ +/-3%, mức trần tỷ giá USD/VND mà các ngân hàng thương mại có thể giao dịch trong ngày 18/8/2010 sẽ ở mức 19.500 VND (làm tròn số), thay cho mức tối đa 19.100 VND trước đó.Hầu hết các ngân hàng thương mại đã đồng loạt niêm yết giá USD bán ra kịch trần với 19.100 VND, theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng 18.544 VND và biên độ +/-3%. Giá USD mua vào cũng đã được đẩy sát giá bán ra. Trên thực tế, tại một số ngân hàng, giá mua vào và bán ra những ngày qua đã ngang bằng nhau, ngay cả ở các giao dịch giá trị và mệnh giá thấp. 3.2.3 Tháng 9 Vấn đề tỷ giá vẫn là điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam. Khoảng cuối tháng 9, tỷ giá là 19.500/USD. Nếu dựa vào số liệu từ bài viết của TS. Võ Đại Lược và TS. Lê Xuân Nghĩa trình bày tại hội thảo “Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng: Kinh tế Việt Nam năm 2010, triển vọng năm 2011” sẽ thấy đồng Nhân dân tệ đang được định giá thấp hơn so với đồng Đô la Mỹ 30% trong khi tiền đồng đang bị định giá cao hơn 15% so với đồng Đô la. Hai kịch bản tỷ giá được trình bày trong bảng. Hai kịch bản tỷ giá Tỷ giá Hiện tại Đúng giá Đúng giá/Hiện tại USD/VND 19.500 22.425 15% USD/RMB 6,93 4,85 -30% RMB/VND 2.815 4.625 64% Trong tháng 9, Một báo cáo của ngân hàng Standard Chartered tỏ ra lạc quan về những diễn biến gần đây của kinh tế Việt Nam, nhưng cũng cho rằng giá VND có khả năng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong vòng 12-18 tháng tiếp theo. 3.3. Quý IV năm 2010 3.3.1. Tháng 10 Trong tháng 10, tình hình tỷ giá vẫn chưa ổn định. Sự biến động tỷ giá thể hiện từng ngày từng giờ. Trong ngày 4/10/2010, tỷ giá được niêm yết là 19.560 – 19.670. Tuy nhiên đó là tỷ giá trong buổi sáng. Tới buổi chiều, tỷ giá giao dịch là 19.670 – 19.690. Trong các ngày tiếp theo, tỷ giá tiếp tục tăng mà không có dấu hiệu suy giảm. Điều này có thể gây ra do yếu tố tâm lý cầu lớn hơn cung. Đối với khách hàng là tư nhân mua ngoại tệ với mục đích đầu cơ, khi nhìn thấy tỷ giá không có dấu hiệu giảm, họ lập tức mua vào với số lượng lớn và kỳ vọng trong những ngày sau tỷ giá tăng cao hơn nữa. Tới lúc đó, họ bán số ngoại tệ nắm giữ và hưởng khoản chênh lệch tỷ giá. Kết thúc tháng 10, tỷ giá giữa đồng nội tệ và đô la Mỹ tại thị trường tự do đã vượt ngưỡng 20.000VND/USD là 20.400 – 20.470 VND/USD (mua vào – bán ra). 3.3.2 Tháng 11 Đà tăng giá USD trên thị trường tự do tập trung “cường độ” trong những ngày đầu tháng 11 này, ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước chính thức ban hành Thông tư số 22 quy định về huy động và cho vay vàng của các tổ chức tín dụng với thông điệp “góp phần ổn định thị trường ngoại hối và tiền tệ”. Tham vấn ý kiến của chuyên gia độc lập, trước hết giá USD leo thang trên thị trường tự do là kết quả phản ứng trước quan ngại lạm phát cao đã trở lại, sau sự đột biến của CPI trong tháng 9 và 10. Giá USD thị trường tự do leo thang: “Cú sốc” ngắn hạn, diễn biến tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do hiện nay còn phản ánh một “cú sốc” ngắn hạn khi đặt trong ảnh hưởng của Thông tư 22 mà Ngân hàng Nhà nước mới ban hành. Dòng tiền mà nhà điều hành kỳ vọng sẽ chuyển từ vàng ra không hẳn tất cả sẽ đi vào sản xuất kinh doanh, hay các ngân hàng dùng các công cụ để hút vào hệ thống, mà một bộ phận với tính chất đầu cơ của nó sẽ dồn về một kênh khác. Lúc này, đó là USD, một kênh đầu tư hay được cho là một vịnh tránh bão lạm phát.Cộng hưởng với “cú sốc” đó, sự leo thang của tỷ giá trên thị trường tự do càng bồi thêm kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phá giá VND, tạo tâm lý găm giữ ngoại tệ ở doanh nghiệp. Đó là phản ứng thường thấy trong ngắn hạn. Về dài hạn, chi phí cơ hội cũng được cân nhắc khi lãi suất tiền gửi USD bị khống chế tối đa 1%/năm, cộng thêm áp lực quay vòng của đồng vốn. Trước sức ép của thị trường, tháng 8/2010, NHNN buộc phải tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 2,1%, lên mức 18.932 đồng/USD. Cuối tháng 11, tỷ giá tăng vọt lên mức 21.380 - 21.450 đồng/USD, trên thị trường tự do tỷ giá vượt qua mức 21.500 đồng/USD. Chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chợ đen so với tỷ giá chính thức đến 10%. Đây là mức chênh lệch cao nhất trong lịch sử tài chính Việt Nam từ năm 1990. Tuy nhiên, công bằng mà nói, tỷ giá tăng không chỉ do độ trễ của chính sách mà còn do tác động không nhỏ của giá vàng và lãi suất VND, và CPI (bắt đầu tăng tốc từ tháng 9/2010). Ngày 9/11, giá vàng (ăn theo giá vàng thế giới và chịu tác động tâm lý mạnh của người dân) cũng đã đạt “đỉnh” 38 triệu đồng/lượng. Lãi suất VND thì rập rình trở lại ngưỡng 20%/năm của năm 2008. 3.3.3 Tháng 12 Tính đến 30/11/2010, giá USD trên thị trường tự do đã vượt mức 21.500 đồng/USD, tức là cao hơn 10,25% so với tỷ giá niêm yết của ngân hàng. Ngày 15/12/2009, NHNN ban hành Thông tư số 25/2009/TT-NHNN mở rộng đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ, đặc biệt là các đối tượng xuất khẩu. Danh sách chính thức các đối tượng doanh nghiệp được vay ngoại tệ không nhiều, nhưng “không ai có thể đảm bảo mọi doanh nghiệp vay ngoại tệ đều đúng đối tượng”, lãnh đạo một NHTM thừa nhận. “Làn sóng” tín dụng ngoại tệ ngày càng mạnh. Tín dụng bằng ngoại tệ đã tăng đột biến tới 14,07% trong quý I/2010, trong khi cùng kỳ năm ngoái giảm 2,24%. So với tháng trước, tín dụng bằng ngoại tệ đã tăng lần lượt: tháng 2/2010 là 6,74%; tháng 3 giảm đà còn 5,95%; tháng 4 là 3%/; tháng 5 ở mức 3,16%. Đầu ra tăng mạnh nhưng đầu vào rất khiếm tốn: huy động vốn bằng ngoại tệ trong 6 tháng đầu năm 2010 chỉ tăng 3,09%. Để đáp ứng nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ các NHTM buộc phải tăng lãi suất huy động lên quanh mức 5%/năm.Sự bất thường của tỷ giá còn cho thấy sức mạnh của yếu tố tâm lý người dân. Bất chấp sự mất giá của USD trên thế giới, người dân, doanh nghiệp vẫn găm giữ USD. Việc găm giữ này, xét trên góc độ kinh tế, xã hội là do tình trạng đô la hóa của Việt Nam ngày càng trầm trọng. 3.4. Quý I năm 2011 3.4.1. Tháng 1 Trong tháng 1 do ảnh hưởng của tết tổng số tiền gửi tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến ngày 21/01/2011 giảm 2,46% so với tháng trước. Nhưng về tỷ giá, trên thị trường chính thức, tỷ giá bình quân liên ngân hàng ổn định ở mức 18.932 VND/USD, tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại dao động trong khoảng 19.495-19.500 VND/USD. Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do dao động nhẹ, xoay quanh mức 20.980 – 21.050 VND/USD. Sáng ngày 26/01/2011: Đôla Mỹ xuống dưới 21.000 đồng Việt Nam/USD. Từ ngày 27/01, khi lượng mua tăng cao hơn, tỷ giá đôla Mỹ bắt đầu lên cao dần hơn mức 21.000 đồng Việt Nam/USD. Ngày 28/01/2011: Tỷ giá đôla Mỹ tại Hà Nội ở mức 20.940 – 21.000 đồng Việt Nam/USD. Các ngày sau đồng USD tăng khá mạnh. Sáng ngày 31/01/2011: Đôla Mỹ vượt mức 21.500 đồng Việt Nam. Tỷ giá đôla Mỹ tại Hà Nội chốt ngày giao dịch phổ biến ở mức 21.350 – 21.550 đồng Việt Nam/USD. 3.4.2 Tháng 2 Ngày 01/02/2011(29 tết): Đồng đôla Mỹ hạ nhiệt xuống 21.300 (chiều bán ra). Tỷ giá đôla Mỹ được giao dịch phổ biến ở mức 21.200 – 21.300 đồng Việt Nam/USD. Ngày 11/02/2011: Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, đồng đôla Mỹ chạm mức 21.700 đồng Việt Nam/USD (chiều bán). Sau một thời gian dài kiềm giữ tỷ giá USD chính thức ở mức 18.932 đồng/USD, khiến chênh lệch thị trường chính thức và thị trường tự do bị đẩy lên tới 2000-3000 VND/1 USD, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 9,3%, đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch xuống ±1% từ ngày 11/2/2011. Tỷ giá đôla Mỹ trên thị trường tự do sau quyết định trên không ngừng tăng nóng. Tỷ giá đôla Mỹ tại một số điểm quy đổi tại Hà Nội ở mức 21.450 – 21.550 đồng Việt Nam/USD. Bảo Tín Minh Châu báo giá đôla Mỹ lên tới 21.450 - 21.600 đồng Việt Nam/USD (lúc 5h chiều ngày 11/02/2011). Tại các điểm quy đổi ở Hà Nội, nếu mua với số lượng vài trăm USD, người dân được nhận ngay. Tuy nhiên từ khoảng 10 nghìn USD trở lên, người dân phải nhận giấy ngồi chờ nhận USD trong khoảng thời gian vài tiếng. Hoạt động mua bán (chủ yếu mua) đôla Mỹ những ngày sau Tết khá sôi động nhưng không như thời gian trước Tết. Vào lúc 10h sáng ngày 17/02/2011, giá đôla Mỹ chiều bán ra chính thức vượt 22.000 đồng Việt Nam/USD. Tỷ giá đôla Mỹ tại Hà Nội ở mức 21.900 – 22.000 đồng Việt Nam/USD. Sáng ngày 19/02/2011, tỷ giá đồng đôla Mỹ tại Hà Nội ở mức 22.100 – 22.300 đồng Việt Nam/USD. Diễn biến tỷ giá trên các thị trường trong quý 1 năm 2011. Nguồn: SBV, TVSC PHẦN 4. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Không giống như những năm trước đây, khi Tết đến các doanh nghiệp thường có nhu cầu rất lớn về lượng ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá sản xuất và tiêu thụ vào dịp Tết, nên áp lực tăng tỷ giá vào dịp cuối năm là rất lớn. Tuy nhiên, những ngày cận tết vừa qua tỷ giá có phần ổn định. Điều này làm cho có nhiều dự đoán rằng tỷ giá sẽ tăng trong tháng 2 . Ngoài ra vì thời gian tết cũng là thời gian mà người dân có lượng tiền mặt lớn hơn do nhận được các khoản tiền thưởng cuối năm để chi tiêu trong dịp tết nguyên đán và sẽ có lượng kiều hối từ nước ngoài chảy về trong nước lớn nên với việc dự đoán tỷ giá sẽ gia tăng như trên sẽ dẫn đến tâm lý người dân đi mua đô về tích trữ đợi tỷ giá tăng sẽ bán ra nhằm kiếm lời,việc này sẽ ảnh hưởng lượng tiền gửi trong ngân hàng bằng Việt Nam đồng sẽ giảm xuống. Trong khi đó việc mua ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại có rất nhiều khó khăn, nên người dân thường tìm mua nó ở trên thị trường tự do. Việc này đã đẩy tỷ giá trên thị trường tự do gia tăng và đã làm tăng thêm sự chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng. Đến tháng 2 của quý 1 năm 2011, ngân hàng nhà nước công bố tỷ giá mới tăng 9.3%, và khẳng định rằng từ thời điểm này cho đến cuối năm sẽ không có sự điều chỉnh nào nữa. Điều này đã gây một ảnh hưởng không nhỏ tới việc kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại. Việc tác động này không đi theo một chiều là tốt hay xấu mà nó còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Nếu trạng thái ngoại hối ròng của ngân hàng thương mại là âm ( điều này có nghĩa: tài sản có ngoại tệ trừ đi tài sản nợ ngoại tệ rồi cộng với doanh số mua vào của ngoại tệ và trừ đi doanh số bán ra của ngoại tệ nhỏ hơn không) thì việc nhà nước tăng tỷ giá lên 9,3% sẽ làm cho việc kinh doanh của ngân hàng sẽ bị lỗ. Vì khi tỷ giá tăng lên nó làm cho cả tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng khi tính bằng đồng Việt Nam đều tăng lên mà trạng thái ngoại hối ròng của ngân hàng đang âm ( có nghĩa :tài sản có ít hơn tài sản nợ), nên lượng tăng lên của tài sản có ít hơn tài sản nợ. Còn nếu trạng thái ngoại hối ròng của ngân hàng thương mại ròng mà dương thì ngươc lại làm cho tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng đều tăng lên nhưng viêc tăng lên của tài sản có nhiều hơn việc tăng lên của tài sản nợ nên làm cho việc kinh doanh của ngân hàng có lãi. Việc tăng tỷ giá cùng với sự khẳng định của ngân hàng nhà nước về việc sẽ không thay đổi tỷ giá cho đến cuối năm không chỉ ảnh hưởng đến việc kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại mà nó còn ảnh hưởng đến yếu tố lạm phát của nền kinh tế. Khi tỷ giá trong hệ thống liên ngân hàng tăng lên điều này đã đúng với dự đoán của nhiều chuyên gia và mọi người sẽ đem bán lượng ngoại tệ tích trữ trong gia đình và trong các ngân hàng nhằm ăn chênh lệch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBiến động tỉ giá USD-VND năm 2010 và 2011.doc
Tài liệu liên quan