Tiểu luận Thất nghiệp và những giải pháp tạo việc làm

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 2

A\ Những lý luận chung 2

I/ Khái niệm chung 2

1-Khái niệm về thất nghiệp 2

2-Tỉ lệ thất nghiệp 2

3-Các loại thất nghiệp: 2

4-Tác hại của thất nghiệp 4

II/Lý luận về việc làm 5

1-Khái niệm: 5

2-Các phạm trù: 5

B\Thực trạng về vấn đề thất nghiệp ở Việt nam 6

I-Khái quát về tình hình việc làm ở việt nam thời gian qua 6

II-Các giải pháp giải quyết vấn đề thất nghiệp 8

KẾT LUẬN 13

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thất nghiệp và những giải pháp tạo việc làm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Cùng với quá trình phát triển của bất kì nền kinh tế nào trên thế giới, thất nghiệp là một hiện tượng xã hội hết sức phổ biến và có những ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống kinh tế xã hội của quốc gia đó . ở nước nào cũng tồn tại một tỉ lệ thất nghiêpợ tự nhiên nhất định. Tỉ lệ thất nghiệp nhiều hay ít phụ thuộc vào nền kinh tế của mỗi quốc gia.Mức thất nghiệp là một trong những dấu hiệu cơ bản nhất phản ánh tình trạng kinh tế , xã hội của một nước.Mức thất nghiệp cao tức là tài nguyên bị lãng phí , không sử dụng hết nguồn nhân lực dẫn đến thu nhập của dân chúng giảm và làm trầm trọng nền kinh tế. Do những ảnh hưởng xấu của thất nghiệp tới nền kinh tế nên vấn đề hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp là moọt vấn đề cấp bách trong chiến lược phát triển của các quốc gia. ở nước ta, nền kinh tế bắt đầu từ nền kinht ế chỉ huy chuyển sang nền kinh tế thị trường nên vấn đề thất nghiệp và giải quyết việc làm càng trở thành vấn đề cấp thiết hơn hết. Chính phủ cũng như nhà nước quan tâm để làm sao đạt được mục đích khai thác một cách có hiệu quả nguồn tiềm năng này , giải phóng sức lao động, tạo nhiều công ăn việc làm đầy đủ cho người lao động để phù hợp với chính sách kinh tế thị trường hiện nay. Đối với nước ta là một nước có dân số đông thì vấn đề việc làm cho người lao động đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những vùng ở nông thôn. Việc giải quyết việc làm đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Trong bài viết này tôi muốn làm rõ thêm vấn đề: "Thất nghiệp và những giải pháp tạo việc làm ". Do lượng kiến thức và thời gian có hạn nên bài viết của tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót mong Học viện Hành chính Quốc gia và thầy cô giáo bổ sung thêm để bài tiểu luận hoàn thiện hơn.  Phần nội dung A\ Những lý luận chung I/ Khái niệm chung 1-Khái niệm về thất nghiệp Muốn hiểu rõ về thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp ta hãy phân biệt một số khái niệm sau: -Những người trong độ tuổi lao động là những người ở tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo qui định đã ghi trong hiến pháp. -Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm. -Người có việc làm là những người đang làm trong các cơ sở kinh tế , văn hoá xã hội... -Người thất nghiệp là những người hiện chưa có việc làm nhưng mong muốn và đang tìm việc làm. -Ngoài ra còn một bộ phận những ngừơi trong độ tuổi lao động nhưng không có khả năng lao động hoặc không muốn tìm việc làm với những lý do khác nhau Tóm lại: Thất nghiệp là một phạm trù kinh tế dùng để chỉ một bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không có việc làm hoặc đang chờ việc , không có điều kiện tạo ra thu nhập. 2-Tỉ lệ thất nghiệp Tỉ lệ thất nghiệp là % số người thất nghiệp trong tổng số người trong lực lượng lao động. Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia. 3-Các loại thất nghiệp: Phân loại theo loại hình thất nghiệp -Thất nghiệp chia theo giới tính ( nam-nữ ) -Thất nghiệp chia theo tuổi -Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ -Thất nghiệp chia theo ngành nghề -Thất nghiệp chia theo dân tộc , tôn giáo Phân loại theo lý do thất nghiệp -Bỏ việc : Tự ý xin bỏ việc vì những lý do khác nhau như: cho rằng lương thấp, không hợp nghề, hợp vùng... -Mất việc : Lần đầu bổ xung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm ( thanh niên đến tuổi lao động đang tìm việc , sinh viên tốt nghiệp đang chờ công tác...) -Quay lại : Những ngừơi đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm đựoc việc làm. c) phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp -Thất nghiệp cơ cấu : Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các loại lao động ( giữa các ngành nghề, giữa các khu vực ) . Loại này gắn với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao động ( tổ chức đào tạo, môi giới...) Khi sự biến động này là mạnh và kéo dài , nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn. -Thất nghiệp tạm thời : là thất nghiệp xảy ra khi có một số người lao động trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm tốt hơn, phù hợp hơn với ý muốn riêng ( lương cao hơn...) hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang tìm kiếm việc làm hoặc đang chờ việc...Mọi xã hội trong bất kì thời điểm nào đều tồn tại loại thất nghiệp này . Chỉ có sự khác nhau về qui mô số người và thời gian thất nghiệp. -Thất nghiệp do thiếu cầu : loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về số lượng lao động giảm xuống , nguồn gốc chính là sự suy giảm tổng cầu, loại này còn đựoc gọi là thất nghiệp chu kì bởi ở các nền kinh tế thị trường , nó gắn liền với thời kì suy thoái của chu kì kinh doanh . Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra lan tràn ở khắp mọi nơi , mọi ngành nghề. d)Thất nghiệp do yếu tố thị trường: Loại thất nghiệp này còn đựoc gọi là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển , nó xảy ra khi tiền lương đựơc ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động. Vì tiền lương không chỉ quan hệ đến sự phân phối thu nhập gắn liền với kết quả lao động mà còn quan hệ đến mức sống tối thiểu nên nhiều quốc gia có quy định cứng nhắc về mức lương tối thiểu, sự không linh hoạt của tiền lương dẫn đến một bộ phận lao động không có việc làm. 4-Tác hại của thất nghiệp Khi thất nghiệp ở mức quá cao, sản xuất sút kém, tài nguyên không đựoc sử dụng hết, thu nhập của dân cư giảm sút, khó khăn kinh tế tràn sang lĩnh vực xã hội , nhiều hiện tượng tiều cực phát triển.Tác hại của thất nghiệp là rõ ràng .Ngừơi ta có thể tính toán được sự thiệt hại kinh tế : Đó là sự giảm sút to lớn về sản lượng . sự thiệt hại về kinh tế do thất nghiệp gây ra ở nhiều nước to lớn đến mức không thể so sánh với thiệt hại do tính không hiệu quả của bất cứ hoạt động kinh tế vĩ mô nào khác, những kết quả điều tra xã hội học cũng cho thấy rằng thất nghiệp phát triển luôn gắn liền với sự gia tăng của các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, trộm cắp...làm xói mòn mối quan hệ truyền thống , gây tổn thương về mặt tâm lý và niềm tin của nhiều người. II/Lý luận về việc làm 1-Khái niệm: Việc làm là một phạm trù kinh tế tổng hợp phản ánh quá trình kinh tế xã hội.Việc làm là một việc gì đó được trả công và tạo ra thu nhập , không kể đến phạm vi những ngành mà bị pháp luật ngăn cấm 2-Các phạm trù: Việc làm đầy đủ : Là sự thoả mãn về nhu cầu làm việc. Một nền kinh tế dù ở mức sản lượng tiềm năng , không có nguy cơ lạm phát và tăng giá cả thì vẫn có tỉ lệ thất nghiệp nhất định- đó là tỉ lệ thất nghiệp tự nguyện. Nó thường chiếm từ 1-5% trong tổng số nguồn lao động. Việc làm hợp lý : Là việc làm đầy đủ và nó phù hợp với khả năng , trình độ nghề nghiệp, nguyện vọng của ngừoi lao động, nó có thể đảm bảo cho ngừoi lao dộng có năng và đem lại thu nhập cao Lựa chọn việc làm: Là việc tự do lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc sao cho phù hợp với khả năng , trình độ , nghề nghiệp của mình để từ đó người lao động làm việc có hiệu quả và mang lại thu nhập cao, góp phần ổn định chính trị, xã hội Giải quyết việc làm: Cùng với quá trình phát triển của xã hội, tốc độ gia tăng nhanh chóng của dân số, vấn đề giải quyết việc làm ở việt nam không chỉ là vấn đề bức xúc hiện nay mà còn là vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài.Hàng năm có một bộ phận dân số mới bước vào độ tuổi lao động, làm cho lực lượng lao động tăng lên. Số lao động này cũng cần được giải quyết việc làm . Vì vậy giải quyết việc làm là mối lo ngại cho nền kinh tế xã hội, là vấn đề cấp bách , bức xúc cần phải có những biện pháp cụ thể để có thể khai thác , sử dụng tối đa mọi tiềm năng của đất nước. ý nghĩa của vấn đề giải quyết việc làm: Giải quyết việc làm cho người lao động có ý nghĩa to lớn , xét cả về mặt kinh tế lẫn ý nghĩa chính trị xã hội .Xét về mặt kinh tế, lao động là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong đầu vào của sản xuất. Việc sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả hay không hiệu quả, có tận dụng được hết nguồn lực này vào sản xuất hay không... có ý nghĩa và ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất, sản lượng, thu nhập bình quân, tốc độ tăng trưởng... của nền kinh tế.Về mặt xã hội, nếu không giải quyết đựoc vấn đề việc làm thì trong xã hội sẽ xuất hiện nhiều tiêu cực, tệ nạn như : trộm cắp, cờ bạc, mại dâm, gây rối trật tự xã hội, làm xói mòn nếp sống lành mạnh...Do đó vấn đề giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. B\Thực trạng về vấn đề thất nghiệp ở Việt nam I-Khái quát về tình hình việc làm ở việt nam thời gian qua Hiện nay, Việt nam là nuớc đông dân thứ 13 trên thế giới, tỉ lệ tăng dân số 2,6%/năm, hàng năm có trên 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, và tốc độ tăng trưởng lao động bình quân khoảng 3%/năm. Việt nam cũng là nước có tỉ lệ thất nghiệp cao (6% ở các thành phố lớn). Dự kiến đến năm 2010 , chúng ta cần giải quyết việc làm cho khoảng 32-33 triệu người Thực tại, số lao động chưa có việc làm ở nước ta nói chung, ở thành thị nói riêng rất lớn. Trong số đó thì 80% thuộc lứa tuổi thanh niên, phần lớn là những ngừơi chưa có nghề , thiếu vốn để tổ chức làm ăn. Số còn lại là những người tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp và dạy nghề, là những ngừơi mất việc làm, bộ đội xuất ngũ, lao động ở nước ngoài trở về . Nông thôn là nơi tập trung 80% dân số và 70% dân số làm nghề nông. Phương thức lao động chủ yếu là lao động thủ công, chân tay. Nghèo đói và thiếu việc làm là nguyên nhân dẫn đến sự di cư của dân nông thôn ra thành thị, không những làm dân số thành thị tăng nhanh (bình quân khoảng 4,3%/ năm ) mà còn gây thêm những vấn đề khó khăn cho các vùng đô thị . Hiện nay đất canh tác bình quân trên một lao động ở nông thôn còn rất ít ( 0,3 ha /lao động) . Nếu làm thuần nông sẽ dư thừa ít nhất 1/3 số lao động, có nơi dư thừa tới gần một nửa số lao động. ở nhiều xã đồng bằng sông hồng ,với 20 nhân khẩu/ha thì dù năng suất 10-12 tấn/ha/năm t hì giỏi lắm cũng chỉ đủ ăn sau khi trừ thuế và chi phí . Nừu mùa màng thất bát thì nhiều người lao động sẽ lâm vào tình cảnh khó khăn Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, thời kì 1990-1997 nền kinh tế việt nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao, tăng trưởng ổn định, bình quân 8,3%/năm. Điều này đã tạo ra được những tiền đề hết sức căn bản trong giải quyết việc làm. Sang năm 1998, trong bối cảnh hầu hết các nước đông nam á , dưới tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ, đều có mức tăng trưởng âm hoặc bằng 0 thì việt nam vẫn đạt đựoc tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ( 6,83%). Nhờ đó, thời kì 1991-1998 , bình quân mỗi năm , số việc làm mới được tạo thêm tăng khoảng 2,95%, tương đương với số lao động mới tăng. Riêng năm 1998, giải quyết việc làm mới cho 1,3 triệu lao động. Tuy nhiên , sức ép của tình trạng thiếu việc làm vẫn rất lớn vì : Thứ nhất: Với mức tăng trưởng trên 7% cho thời kì 1991-1998,về cơ bản việt nam đã giải quyết được việc làm cho số lao động tăng thêm hàng năm khoảng 1,1 triệu người nhưng chưa đủ để giải toả số lao động thất nghiệp đã tồn đọng từ những năm trước và số lao động dôi ra từ các doanh nghiệp nhà nước do cơ cấu lại bộ máy sản xuất. Thứ 2 : Tỉ lệ thất nghiệp tại đô thị ở việt nam là tương đối cao và có xu hướng tăng lên Vd : năm 1998, hà nội tăng 9,09% TPHCM là 6,76% 1999 10,31% 7,01% Đưa tổng số người thất nghiệp ở các khu vực đô thị tăng gần 615000 người .Thêm vào đó, hiện tượng di dân tự phát từ nông thôn vào thành phố lớn với qui mô và tốc độ ngày càng tăng đã góp phần làm cho tỉ lệ thất nghiệp tại các đô thị tăng lên nhanh chóng. Thứ 3,ở nông thôn , diện tích đất canh tác trên đầu người ngày càng bị thu hẹp, tình trạng thiếu việc làm tại các làng quê cũng rất nghiêm trọng . Số người thiếu việc làm tập trung ở lứa tuổi 15-44 (chiếm 83,5% lực lượng lao động nông thôn). Nếu không phát triển việc làm phi nông nghiệp, lao động dư thừa ở nông thôn tính đến năm 2000 ước tính vào khoảng 10 triệu ngừơi. Thứ 4: Do tác động của cuộc khủng hoảng khu vực , đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam suy giảm nhanh. Điều này làm cho sản xuất bị giảm sút và đi kèm với nó là tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên, gây nhiều khó khăn cho công tác giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Thứ 5: Bên canh việc làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP, cuộc khủng hoảng còn tác động trực tiếp đến khả năng tiêu dùng và nhập khẩu của việt nam. Trong những năm 1998-1999, nền kinh tế có dấu hiệu của tình trạng thiểu phát, làm đình đốn sản xuất, gây sức ép sa thải công nhân trong các doanh nghiệp. Theo thống kê năm 1999, tỉ lệ thất nghiệp chiếm đến 7,4% lực lượng lao động, đưa con số thất nghiệp lên 2 triệu người trong tổng số 38,5 triệu lao động trong cả nước. II-Các giải pháp giải quyết vấn đề thất nghiệp Điểm qua một vài nét về tình hình thất nghiệp , lao động việc làm ở Việt Nam, ta có thể nhận thấy: tình hình lao động việc làm, thất nghiệp ở Việt Nam là tương đối nghiêm trọng, trong bối cảnh ngân sách nhà nước chưa được dự trù để trợ cấp cho ngừơi thất nghiệp, khả năng đầu tư tạo việc làm lại phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn vốn tài trợ phát triển quốc tế và việc thu hút vốn FDI. Vậy Việt Nam sẽ lựa chọn phương cách nào để giải quyết một cách có hiệu quả vấn đề việc làm trong tương lai? Trên cơ sở lý luận và điều kiện thực tiễn của tình hình lao động việc làm ở Việt Nam, ta có thể áp dụng các biện pháp để giải quyết vấn đề thất nghiệp bằng các cách sau: 1-Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích đầu tư trong nứoc nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên quốc gia, tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp cho xã hội -Đảm bảo cho mọi người, mọi thành phần kinh tế được tự do kinh doanh theo pháp luật, trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Nhà nước cần hướng dẫn , hỗ trợ cho mọi nỗ lực phát triển, có chính sách khuyến khích mọi cá nhân , tổ chức bỏ vốn đầu tư, ưu đãi về thuế, về vốn vay -Cần khuyến khích và tạo điều kiện cho người lao động tự tạo việc làm. Cần trợ vốn cho thanh niên, mở rộng tín dụng cho nông dân, người nghèo vay vốn lập nghiệp, khuyến khích dự án nhỏ với mức vay, thời hạn và lãi suất vay nhẹ. Sử dụng có hiệu quả quỹ xoá đói giảm nghèo, quỹ quốc gia giải quyết việc làm. ..Đây là chính sách hữu hiệu, khả thi , thực sự mang lại điều kiện sống bằng sức lao động của mình và cũng có thể sẽ tạo điều kiện lao động việc làm cho người khác. -Nhà nước cần khuyến khích , tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như:sản xuất , chế biến nông lâm thuỷ sản, may mặc... 2-Cần mở mang ngành nghề, phát triển mặt hàng mới, những lĩnh vực có triển vọng sử dụng nhiều lao động.Phát triển ngành dịch vụ để tạo việc làm cho người lao động. Các khu chế xuất , khu công nghiệp , các dự án đầu tư đã tạo nhiều việc làm cho người lao động. Nhà nước cần đầu tư xây dựng các công trình sử dụng nhiều lao động thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn. Các công trình công tránh được thực hiên sẽ đưa đến kết quả là gia tăng tổng quát số nhân dụng nhiều hơn số nhân công được sử dụng trong công trình ấy, tạo việc làm gián tiếp qua tác động dây chuyền. -Cần phát triển mạnh ngành dịch vụ, là ngành chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có khả năng sử dụng nhân lực đa dạng, sử dụng nhiều lao động trẻ, đặc biệt là lao động nữ ( chiếm 47% lao động của cả nước ). Việc mở mang ngành dịch vụ không đòi hỏi những vốn đầu tư về cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị như ngành công nghiệp mà chủ yếu sử dụng lao động sống -Cần đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, các ngành nghề thủ công truyền thống, dịch vụ ở các vùng nông thôn, vùng ven biển với các ngành nuôi trồng , đánh bắt thuỷ hải sản, 1 địa bàn đầy tiềm năng nhưng chưa được khai thác đúng mức để thu hút lao động giản đơn. Xây dựng các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội, đa dạng hoá ngành nghề, cây trồng vật nuôi, chuyển một số lao động trồng cây lương thực thực phẩm sang chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản, phát triển các cây có giá trị xuất khẩu, khắc phục tình trạng thuần nông và độc canh, khai thác tiềm năng lao động, đất đai, mặt nước và vốn liếng trong dân 3-Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại: phát triển ngoại thương, hợp tác đầu tư, thu hút vốn nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu lao động -Bảo hộ mậu dịch để bảo vệ sản xuất trong nước , giữ việc làm , đảm bảo thu nhập nhưng không thể cứ thục hiện mãi trước xu thế toàn cầu hoá, các nguồn lực kinh tế bị lãng phí xét về mặt phân công lao động quốc tế. Một khi nhân lực được gia tăng sử dụng làm cho sản lượng tăng,đòi hỏi phải có thị trường tiêu thụ nên tất yếu phải mở rộng ngoại thương. Cần mở rộng việc sản xuất và nhập khẩu các mặt hàng dùng nhiều lao động. Khả năng tiếp nhận lao động ở những ngành sản xuất hàng xuất khẩu sẽ rất lớn với điều kiện phải đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trước mắt cần tạo điều kiện về vốn liếng, về thị trường để phát triển những ngành xuất khẩu sử dụng nhiều lao động như may mặc, chế biến, thủ công mỹ nghệ. -Chúng ta xác định: nguồn vốn trong nước là quyết định, vốn từ bên ngoài là quan trọng. Vốn trong nước tương đương thì mới hấp thụ, đảm bảo sử dụng có hiệu quả vốn nước ngoài, tạo ra nhiều việc làm củng cố khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới...Cần tranh thủ các cơ hội đầu tư nước ngoài -Thực hiện chủ trương mở rộng và đẩy mạnh xuất khẩu lao động với cơ chế linh hoạt , làm tăng giá trị sức lao động, phát huy vai trò vốn nhân lực của sức lao động, thu ngoại tệ cho đất nước, tăng thu nhập cho người lao động. -Cần sửa đổi những qui định không còn phù hợp để tạo ra sự thông thoáng cho người lao động và doanh nghiệp làm xuất khẩu lao động.Cần giảm bớt những thủ tục hành chính, nhân sự và xuất nhập cảnh rườm rà. Cần phải hoàn thiện cơ chế quản lý lao động xuất khẩu và các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động. 4-Cần áp dụng phương thức chia sẻ việc làm bằng cách tăng cường sử dụng lao động bán thời gian, giảm thời gian lao động, giảm giờ làm việc trên cơ sở đảm bảo năng suất lao động cao Rút ngắn thời gian lao động một cách linh hoạt, tiền lương sẽ tương ứng với thời gian lao động, nhưng không đượ thấp hơn mức lương tối thiểu , để người lao động có việc làm thường xuyên. Đây là giải pháp cần đựoc tính đến nhằm khắc phục thất nghiệp cơ cấu vì trên thực tế, việc làm đựơc tạo ra từ các ngành kinh tế là có hạn, hơn nữa xu hướng cơ khí hoá, cơ giới hoá và tự động hoá làm giảm sử dụng nhân lực là phổ biến và ngày càng tăng. Với việc giảm giờ làm cho người lao động , sức khoẻ của người lao động được cải thiện, người lao động thật sự có trách nhiệm với công việc, có ý thức tổ chức kỉ luật cao. Họ nỗ lực làm việc chọn 8 giờ vàng ngọc mỗi ngày, phía doanh nghiệp cũng giảm đựơc chi phí đưa đón, chi trả chi phí ăn uống... 5-Các giải pháp nâng cao chất lượng sức lao động, nâng cao tay nghề cho người lao động cũng góp phần mang lại việc làm cho người lao động một cách chắc chắn. Tình hình thị trường lao động ở việt nam là: Dư thừa lao động chưa qua đào tạo và khan hiếm lao động có chất lượng cao. Thực trạng dư thừa sức lao động , gía cả sức lao động thấp là lợi điểm trước mắt giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra việc làm mới cho người lao động. Nhưng điều quan trọng là phải nâng cao chất lượng sức lao động. Trước mắt cũng như lâu dài cần đầu tư cho giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng sức lao động, trình độ tay nghề của người lao động, đồng thời với quá trình đổi mới công nghệ, giảm tỉ lệ lao động giản đơn, giảm bớt nạn thất nghiệp cơ cấu, làm cho lợi thế sức lao động của nước ta được khẳng định theo hướng tích cực, thực hiện phân công lại lao động xã hội phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Xu hướng chung hiện nay của các nhà sản xuất là sử dụng lao động ít hơn nhưng lành nghề hơn, tương ứng với công nghệ, thiết bị hiện đại. Điều mà các nhà quản lý kinh tế quan tâm hiện nay không phải là số lượng mà là chất lượng của có trong thời đại cơ khí hoá và tự động hoá. Nhà nước cần có chiến lược đào tạo nhân lực trước hoặc song song với quá trình phát triển kinh tế để nâng cao chất lượng sức lao động trước yêu cầu di chuyển sức lao động từ các ngành nghề truyền thống sang các ngành mới có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, sản xuất nhiều thành phần các ngành nghề đã khai thác đáng kể về nguồn nhân lực và giải quyết việc làm tại chỗ ở nông thôn và ở thành thị. Chúng ta đã biết lao động là vốn quí nhưng nhà nước phải có chính sách , kế sách,kế hoạch như thế nào để khai thác và sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả lao động một cách tốt nhất và cao nhất , góp phần làm tăng tổng sản phẩm quốc nội. Vì vậy giải quyết việc làm cho người lao động không chỉ mang lại thu nhập cho nền kinh tế mà còn làm cho xã hội phát triển, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp văn minh. - Những giải pháp để giải quyết việc làm của ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội (nơi học viên đang công tác). + Hiện ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội được thành phố giao và quản lý 16 Khu công nghiệp trong đó có 6 Khu công nghiệp tập trung và 10 khu (cụm) công nghiệp vừa và nhỏ. Kế hoạch quy hoạch và phát triển của Khu công nghiệp của thành phố đến năm 2010 sẽ mở thêm 4 khu công nghiệp. Vì vậy số thất nghiệp ngày càng tăng, người nông dân phải giao đất cho các khu công nghiệp để xây dựng và phát triển. + Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội, ban quản lý đã thành lập trung tâm dịch vụ việc làm mục đích để đào tạo hướng dẫn dạy nghề tuyển chọn để cung ứng cho các khu công nghiệp. Ngoài ra còn phối hợp với các trường đào tạo công nhân dạy nghề, đào tạo công nhân phục vụ trong nước và nước ngoài. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34554.doc
Tài liệu liên quan