Tiểu luận Thất nghiệp và những giải pháp tìm kiếm việc làm

Vấn đề giải quyết việc làm đã được coi như là một chương trình quốc gia và đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2002 như sau: “Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội là mục tiêu quan trọng hàng đầu của chiến lược, là một tiêu chuẩn để định hướng cơ cấu kinh tế và lựa chọn công nghệ .”.

Ở thời kỳ nền kinh tế được kế hoạch hoá tập trung, nhà nước đứng ra lo việc cho mọi người chủ yếu bằng cơ cấu thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể. Công dân có nghĩa vụ lao động nhưng không có quyền tạo việc làm và đã không được hưởng thoả đáng kết quả lao động. Những chính sách như vậy đã kìm hãm sự sáng tạo của người lao động, làm tăng tình trạng thất nghiệp và đặc biệt là tình trạng thất nghiệp trá hình càng cao. (Do thiếu nguyên vật liệu, công nhân chỉ đến nhà máy cho đủ giờ công mà không có việc làm; nông dân làm muộn nghỉ sớm là tình trạng phổ biến .).

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9433 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thất nghiệp và những giải pháp tìm kiếm việc làm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp cũng sử dụng các dạng thất nghiệp này nhưng phân loại chúng hơi khác nhau một chút để làm sáng rõ các khía cạnh hành vi và hậu qủa của chúng đối với chính sách của chính phủ .Ccách phân tích hiện tại nhấn mạnh về sự khác nhau giữa thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện . 4. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và các nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Mức lương thực tế Số lượng công nhân W2 W* N2 N1 N* AJ LF A B C E LD (hình 2) Hình 2 trên đây trình bày về thị trường lao động. Đường cầu về lao động LĐ dốc xuống cho thấy rằng các hãng sẽ thuê nhiều nhân công hơn khi tiền lương thực tế thấp hơn. Đồ thị LF cho biết có bao nhiêu người muốn tham gia lực lượng lao động tại mỗi mức lương thực tế. Chúng ta giả thiết rằng một mức gia tăng tiền lương thực tế sẽ làm tăng số người muốn làm việc. Đồ thị AJ cho biết có bao nhiêu người chấp nhận công việc sẵn có tại mỗi mức lương thực tế. Đồ thị này nằm bên trái đường LF vì luôn có một số người nằm trong giai đoạn chuyển công việc taị kỳ thời điểm nào, vừa vì một mức lương lao động mặc dù họ chỉ chấp nhận làm việc nếu họ tìm ra được việc mang lại mức lương cao hơn một ít so với mức trung bình. Cân bằng thị trường lao động xảy ra tại điểm E. Mức hữu nghiệp N* là mức cân bằng hay là mức hữu nghiệp toàn phần. Khoảng cách EF gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng. Con số thất nghiệp này là hoàn toàn tự nguyện. Tại mức tiền lương cân bằng thực tế W* có N1 người muốn ở trong lực lượng lao động nhưng chỉ có N* người chấp nhận công việc tại mức lương cân bằng thực tế. Có thể nói thất nghiệp tự nguyện bao gồm số người thất nghiệp tạm thời và số người thất nghiệp cơ cấu vì đó là những người chưa sẵn sàng làm việc với mức lương tương ứng, còn đang tìm kiếm những cơ hội tốt hơn. Nếu xã hội có chế độ quy định mức lương tối thiểu, giả sử ở W2 cao hơn mức lương cân bằng của thị trường lao động (W* ). Ở mức lương W2 cung lao động sẵn sàng chấp nhận việc làm (AJ) sẽ lớn hơn cầu lao động. Đoạn AB trên hình vẽ biểu thị sự chênh lệch này. Tổng con số thất nghiệp bây giờ được xác định bằng đoạn AC. Với tư cách cá nhân, một số AB công nhân vẫn muốn làm việc tại mức lương W2 nhưng không thể tìm được việc làm vì các hãng chỉ cần số công nhân tại mức của điểm A. Về cá nhân, này bị thất nghiệp một cách không tự nguyện. Một công nhân gọi là thất nghiệp không tự nguyện nếu họ vẫn muốn làm việc ở mức lương hiện hành. Tuy nhiên thông qua công đoàn các công nhân đã quyết định theo tập thể cho mức tiền lương W2 lớn hơn so với mức cân bằng, do vậy làm giảm mức hữu nghiệp. Vì vậy đối với công nhân nói chung, chúng ta phải coi con số thất nghiệp thêm như là tự nguyện. Do đó chúng ta cũng tính thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển vào con số của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Nếu như trong dài hạn công đoàn duy trì mức tiền lương W2 thì nền kinh tế sẽ vẫn tồn tại ở điểm A và AC là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Thất nghiệp do thiếu cầu hay thất nghiệp theo lý thuyết Keynes xảy ra khi tổng cầu suy giảm, sản xuất đình trệ, công nhân mất việc ... nên loại thất nghiệp này gọi là không tự nguyện. Thất nghiệp dạng này được gây ra bởi sự điều chỉnh chậm hơn của thị trường lao động so với sự điều khiển của các cá nhân hoặc của công đoàn. Cách phân chia như trên giúp chúng ta hiểu rõ các chính sách cần thiết của chính phủ để giải quyết các vấn đề thất nghiệp. Chúng ta đã biết rằng trong dài hạn, nền kinh tế có thể từ từ quay trở lại trạng thái hữu nghiệp toàn phần thông qua việc điều chỉnh dần dần tiền lương và giá cả, nên thất nghiệp theo lý thuyết Keynes cuối cùng rồi cũng mất đi. Nhưng trong ngắn hạn, thất nghiệp theo lý thuyết Keynes là một phần trong tổng số thất nghiệp mà chính phủ có thể góp phần giảm bớt bằng cách sử dụng chính sách tài khoá và tiền tệ để làm tăng nhanh tổng cầu chứ không phải ngồi chờ cho tiền lương và giá cả giảm để tăng mức cung ứng thực tế của tiền và giảm lãi xuất. Ngược lại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho chúng ta biết phần trăm con số thất nghiệp mà không thể khử bỏ được chỉ bằng cách phục hồi tổng cầu trở lại mức hữu nghiệp toàn phần. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp trong trạng thái hữu nghiệp toàn phần. Để giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ cần đến các chính sách trong cung tác động đến các động lực trên thị trường lao động. Các nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp tự nhiên: Có hai nhân tố chính ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là khoảng thời gian thất nghiệp và tần số thất nghiệp. Khoảng thời gian thất nghiệp Giả sử rằng thường xuyên có một lượng người nhất định bổ sung vào đội ngũ tìm kiếm việc làm và nêú mỗi người phải chờ đợi quá nhiều thời gian mới tìm được việc thì trong một thời kỳ nào đó số lượng người thất nghiệp trung bình tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp sẽ bị nâng cao. Thời gian chờ đợi nói trên được gọi là “Khoảng thời gian thất nghiệp” và nó phụ thuộc vào: Cách thức tổ chức thị trường lao động. Cấu tạo nhân khẩu của những người thất nghiệp (tuổi đời, tuổi nghề, ngành nghề ....). Cơ cấu việc làm và khả năng có sẵn việc. Mọi chính sách cải thiện các yếu tố trên sẽ dẫn đến rút ngắn khoảng thời gian thất nghiệp. Tần số thất nghiệp. Lần số trung bình một người lao động bị thất nghiệp trong thời kỳ nhất định (ví dụ trong một năm bị thất nghiệp hai lần). Tần số thất nghiệp phụ thuộc vào: Sự thay đổi nhu cầu lao động của các doanh nghiệp. Sự gia tăng tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động. Trong ngắn hạn, khi tổng cầu không đổi nhưng có sự biến động về cơ cấu của nó và khi có tỷ lệ tăng dân số cao thì tần số thất nghiệp bị đẩy lên nhanh. Tần số thất nghiệp lớn có nghĩa là thường xuyên có số thất nghiệp nhiều, tỷ lệ thất nghiệp cao. Hạ tỷ lệ tăng dân số và ổn định kinh tế là hướng đi quan trọng giữ cho tần số thất nghiệp ở mức thấp. Chú ý rằng, ở các nước có nền kinh tế đang phát triển, loại “dân số hoạt động kinh tế tự do” (buôn bán nhỏ, sản xuất nhỏ ... ) có số người tham gia đáng kể nhưng thu nhập rất thấp và không ổn định. Họ luôn mong muốn tìm kiếm việc làm mới có thu nhập cao hơn và ổn định hơn và như vậy họ là nguồn dự trữ lớn cho sự gia tăng lực lưọng lao động. Ở các nước phát triển khi có trợ cấp thất nghiệp cũng có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp do có điều kiện thuận lợi để kéo dài thời gian tìm việc. 5. Tác động của thất nghiệp tới đời sống kinh tế xã hội: Công ăn việc làm gắn liền với kinh tế thị trường. Khi không có công ăn việc làm người ta sẽ trở thành thất nghiệp. Nạn thất nghiệp là một thực tế nan giải của mọi quốc gia có nền kinh tế thị trường cho dù quốc gia đó có trình độ kém phát triển hay phát triển cao. Trước hết, thất nghiệp là đòn rất mạnh giáng vào tâm lý và đời sống của mọi người và từ đó ảnh hưởng mãnh liệt đến đời sống xã hội. Thanh niên mới lớn không có việc làm dễ sinh bi quan, chán nản hoặc hận đời, xung đột với gia đình, dần dần nhiễm các thói hư, tật xấu, làm trầm trọng thêm các tệ nạn xã hội như cướp của, mại dâm... Số người ngoài tuổi thanh niên bị thất nghiệp thường là nguyên nhân của các cuộc tan vỡ gia đình, sa sút nhân cách (nghiện hút, lừa đảo trộm cắp ...) gây suy thoái đời sống xã hội. Thứ hai là trong cơ chế thị trường nhiều thành phần, nếu nhà nước không có các thể chế chặt chẽ, số người không có việc làm sẽ phát triển sống bằng đủ cách, từ việc khai thác bừa bãi tài nguyên (vàng, đá quý, gỗ, than, quặng kim loại...) đến các băng đảng buôn lậu, làm hàng giả, trộm cắp đồ cổ ... làm hại nền kinh tế, văn hoá và môi trường tự nhiên của đất nước. Thứ ba là do thừa lao động và giải quyết việc làm, nước ta không thể tiến nhanh lên trình độ hiện đại hoá vì càng trang bị hiện đại, càng cần ít lao động.Trong một thời gian khá dài, chúng ta vẫn cần có nhiều việc dùng ít máy móc và nhiều lao động để cố gắng giải quyết một phần nạn thất nghiệp. Thứ tư là việc gia tăng đội quân thất nghiệp lên quá nhanh khiến nhà nước phải bỏ ra những khoản chi phí lớn để trợ cấp cho những người thất nghiệp, mở các lớp dạy nghề...làm cho ngân sách bị thu hẹp, không thể mở rộng đầu tư, xây dựng các dự án kinh tế khác. Như vậy tác hại của thất nghiệp là rất rõ ràng. Người ta có thể tính toán được sự thiệt hại kinh tế. Đó là sự giảm sút về to lớn về sản lượng đôi khi còn kéo theo nạn lạm phát nghiêm trọng. Sự thiệt hại về kinh tế do thất nghiệp mang lại ở nhiều nước lớn đến mức không thể so sánh với thiệt hại do tính không hiệu quả của bất cứ hoạt động kinh tế vĩ mô nào khác... I. CÁC LÝ THUYẾT NHẰM HẠ THẤP TỶ LỆ THẤT NGHIỆP 1.Loại bỏ thất nghiệp theo lý thuyết kinh tế học trọng cung Kinh tế học trọng cung là việc sử dụng các động lực kinh tế vi mô thay đổi mức hữu nghiệp toàn phần, mức sản lượng tiềm tàng và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Chúng ta nghiên cứu dưới đây các chính sách trọng cung để giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên: a) Cắt giảm thuế thu nhập: Thuế thu nhập làm cho tiền lương sau khi nộp thuế mà các hộ gia đình nhận được sẽ thấp hơn so với tiền lương ban đầu mà các hãng trả. Khi đoạn thẳng đứng AB đo số tiền mà mỗi công nhân nộp thuế thu nhập, thì con số hữu nghiệp cân bằng là N1, tức là số lượng công nhân mà các hộ gia đình muốn cung ứng tại mức tiền lương đã trừ đi thuế W3 và các hãng nhu cầu tại mức tiền lương ban đầu W1. Tại mức tiền lương sau khi nộp thuế W3 thì tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là đoạn thẳng nằm ngang BC, tức là số lượng công nhân trong lực lượng lao động không muốn làm việc tại mức lương hiện hành đem về nhà(đã trừ thuế). Giả sử thuế thu nhập được bãi bỏ, trạng thái cân bằng mới của thị trường lao động diễn ra tại điểm E. Khi đó mức hữu nghiệp sẽ tăng lên từ N1 đến N2; và mặc dù có nhiều người hơn muốn ở trong lực lượng lao động vì số tiền được đưa về nhà tăng lên từ W3 đếnW2, nhưng tỷ lệ thất nhiệp tự nhiên đã được giảm khoảng EF nhỏ hơn. Như vậy, đối với mức trợ cấp thất nghiệp cố định, mức gia tăng tiền lương sau nộp thuế từ W3 đến W2 sẽ làm giảm mức thất nghiệp tự nguyện. Tương tự, việc thay đổi các mức đóng góp của các hãng và và công nhân và công nhân vào bảo hiểm quốc gia sẽ làm thay đổi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. các khoản đóng góp này đóng vai trò như là thuế thu nhập, do đó việc cắt giảm các khoản đóng góp này sẽ làm tăng mức hữu nghiệp cân bằng, tăng mức tiền công cân bằng được đưa về và giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. b) Các chính sách nhằm vào cung ứng lao động Chúng ta đã biết bằng cách hạn chế mức cung ứng lao động, công đoàn có thể buộc các hãng đẩy đường cầu về lao động của họ lên cao hơn. Kết quả là mức tiền lương cân bằng thực tế sẽ cao hơn mức hữu nghiệp cân bằng sẽ thấp hơn. Chúng ta nói rằng khi nâng mức lương thực tế, các công đoàn đã tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Do vậy bất kỳ sự can thiệp nào của chính phủ vào thị trường lao động nhằm giảm sức mạnh độc quyền của công đoàn nên được coi là chính sách trọng cung nhằm mục đích giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tăng mức hữu nghiệp cân bằng. Các chính sách như vậy sẽ bao gồm những thay đổi về luật lao động của công đoàn, hoặc là các chính sách thu nhập-điều tiết trực tiếp tiền công. Như trên chúng ta đã thấy rằng thất nghiệp dai dẳng và thất nghiệp do cơ cấu là hai cấu phần quan trọng trong trong tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Các chính sách nhằm giảm thất nghiệp dai dẳng và thất nghiệp do cơ cũng nên đưa vào kinh tế học trọng cung. Mục tiêu của các chính sách này là nhằm chuyển dịch đường AJ sang phải so với một đường cung ứng lao động đã xác định LF. Trong số các chính sách này chúng ta tính đến các khoản trợ cấp do công nhân dư thừa để đào tạo lại tay nghề phù hợp, các biện pháp của nhà nước để giúp học sinh tốt nghiệp phổ thông có được tay nghề và kinh nghiệm làm việc lúc ban đầu và những biện pháp đặc biệt khuyến khích những người thất nghiệp lâu quay laị lực lượng lao động. Bằng cách làm cho lực lượng lao động có nghề nghiệp phù hợp hơn nhu cầu, những chính sách như vậy nhằm mục đích tạo điều kiện cho các hãng đưa ra các mức lương mà các công nhân đang thất nghiệp có thể chấp nhận được. Do vậy các biện pháp này là giảm con số thất nghiệp tự nhiên. c) Chính sách nhằm vào nhu cầu lao động: Đối với các hãng sản xuất, những cú sốc bất lợi về cung ứng sẽ làm giảm nhu cầu đối với lao động, làm cho đường ccầu về lao động dịch chuyển xuống phía dưới. Khi đó sẽ làm cho mức hữu nghiệp cân bằng giảm xuống. Đồng thời vì tiền lương thực tế cân bằng giảm làm cho một số người không muốn lao động nữa do đó khiến cho tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng lên. Kinh tế học trọng cung có mục tiêu làm đảo ngược ảnh hưởng này. Nếu các hãng được khuyến khích đầu tư thêm vào sản xuất thì đường cầu về lao động sẽ tăng lên. Do vậy mức lương cân bằng sẽ tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm xuống. Do nhu cầu đầu tư của các hãng phụ thuộc vào ba vấn đề: Sản lượng tương lai và triển vọng lợi nhuận, chi phí cho lao động và lãi xuất, nên để thực hiện được mục tiêu trên nhà nước có thể tác động đến giá cả của tư liệu lao động mới bằng các trợ cấp (trợ cấp đầu tư) hoặc giảm thuế. Ví dụ: Các hãng có thể được giá mua tư liệu lao động mới trên cơ sở lợi nhuận chưa đánh thuế, như vậy giảm trách nhiệm của chúng trong việc đóng thuế lợi tức. Thứ hai nhà nước có thể đưa lãi xuất xuống thấp hơn. Trong dài hạn, nếu nền kinh tế ở mức hữu nghiệp toàn phần thì mục tiêu của lãi xuất thấp không phải tăng tổng cầu mà là thay đổi thành phần của tổng cầu ở mức hữu nghiệp toàn phần, cho phép tăng phần đầu tư, tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là một số cấu phần khác của tổng cầu phải giảm xuống, nếu không, dư cầu về hàng hoá sẽ đẩy giá lên, làm giảm mức cung ứng tiền và lại nâng lãi xuất lên. 2-Loại bỏ thất nghiệp theo lý thuyết của Keynes Các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes cho rằng giá cả và tiền công danh nghĩa là không linh hoạt, thậm chí trong trường hợp cực đoan chúng không thay đổi. Tiền công thực tế do vậy cũng không thay đổi và thị trường luôn trong tình trạng thất nghiệp. đường tổng cung trong trường phái Keynes là đường nằm ngang. Đường này ngụ ý rằng các doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng mọi khối lượng sản phẩm cần thiết ở mức giá đã cho P*, đó là luôn có thất nghiệp nên các hãng có thể thuê mướn bao nhiêu nhân công cũng được theo mức lương đã cho. Vì vậy họ có thể cung cho mọi nhu cầu mà không phải tăng giá. Tại điểm E1 với sản lượng Y thấp hơn sản lượng tiềm năng, sản lượng thất nghiệp do đó sẽ tăng lên. Để giải quyết vấn đề này, một chính phủ theo quan điểm của Keynes sẽ thực hiện chính sách mở rộng tổng cầu(nới lỏng tiền tệ hoặc hàng hóa) đẻ dịch chuyển đường cầu sang phải về vị trí AD. Trong trường hợp này, các hãng cung cấp sẽ hài lòng sản xuất một mức sản lượng thêm và như vậy họ sẽ phải thuê thêm công nhân. Kết quả là làm cho tỷ lệ thất nghiệp giảm đi. Tuy nhiên việc chính phủ tăng tổng cầu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mức hữu nghiệp và thất nghiệp nếu như nền kinh tế khởi đầu với công suất nhàn rỗi và có thất nghiệp theo lý thuyết của Keynes, còn phụ thuộc vào ở chỗ những cấu phần nào trong tổng cầu được tăng lên. Việc chính phủ chi tiền để tăng thêm lực lượng cảnh sát để bổ sung thêm vào mức hữu nghiệp so vơí việc tăng chi tiêu tương tự cho nghành điện là ngành sản xuất bao gồm rất nhiều vốn. Tính trung bình thì tăng tổng cầu thêm 1% sẽ không làm tăng mức hữu nghiệp thêm 1% hoặc giảm con số thất nghiệp bớt 1%. Thực tế cho thấy lúc đầu quả trình tăng cầu làm tăng rất nhiều số giờ làm việc. Quá trình giảm cầu dẫn đến việc thôi làm thêm giờ, áp dụng chế độ làm việc không chọ ngày và giảm đáng kể số giờ làm việc. Do vậy, những thay đổi về nhu cầu và sản lượng dẫn đến những thay đổi nhỏ hơn về mức hữu nghiệp. Hơn nữa, những thayđổi về mức hữu nghiệp không dẫn đến những thay đổi về con số thất nghiệp. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến kết quả này là do “ảnh hưởng của công nhân không hứng thú làm việc” gây ra. Khi con số thất nghiệp cao và đang tiếp tục tăng lên, một số người thực sự muốn làm việc nhưng nhưng cảm thấy bi quan đến mức họ từ bỏ không muốn tìm việc nữa, do đó họ không được xếp vào con số thất nghiệp. Ngược lại, trong thời phồn thịnh, những người vốn trước đây đã thôi không tìm việc nữa nay quay trở lại lực lượng lao động vì bây giờ họ có cơ hội tốt để tìm được một công việc phù hợp. Do vậy, ở giai đoạn phồng thịnh và giai đoạn suy thoái, các số liệu ghi được về mức hữu nghiệp thường thay đổi nhiều hơn so với số liệu thất nghiệp ghi được. III- TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ CÁC GIẢI PHÁP TÌM KIẾM VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM 1.Tình trạng thất nghiệp: Hiện nay Việt Nam là một trong 13 nước đông dân nhất thế giới. Hàng năm nguồn lao động ở nước ta tăng nhanh và ở mức cao. Bình quân mỗi năm có khoảng một triệu thanh niên bước vào tuổi lao động và có nhu cầu làm việc. Bên cạnh đó là một bộ phận không nhỏ những người xuất cảnh trái phép hồi hương tự nguyện, bộ đội phục viên xuất ngũ, học sinh thôi, bỏ học, học sinh các trường chuyên nghiệp và dạy nghề...đang cần tìm việc làm. Số người chưa có việc làm tập trung ở các khu vực thành thị, khu công nghiệp tập trung và khoảng 80% ở lứa tuổi thanh niên, đại bộ phận có sức khoẻ, có trình độ văn hoá và chưa có nghề. Để hiểu rõ hơn tình trạng thất nghiệp trên, chúng ta hãy cùng xem xét bảng cân đối lao động xã hội ở nước ta trong 2 năm 1999 và 2000 dưới đây. Đơn vị : (Nghìn người) 1999 2000 A.Nguồn lao động(1.2+2) 1. Dân số trong độ tuổi lao động Không có khả năng lao động Có khả năng lao động 2. Số người ngoài độ tuổi có tham gia lao động 36.202 33.298 699 32.599 3.603 37.155 34.230 719 33.511 3.644 B. Phân phối nguồn lao động Lao động trong các ngành kinh tế quốc dân Học sinh trong tuổi lao động Số người trong tuổi lao động làm nội trợ và chưa có việc làm Trong đó chưa có việc làm 30.974 1.432 3.796 1.665 31.815 1.403 3.937 2.156 Như vậy, từ năm 1999 đến năm 2000 tốc độ tăng dân cư trong độ tuổi lao động là 2,8%; nguồn lao động đã được bổ sung thêm 935.000 người và tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng từ 4,6% lên 5,8%. Trong những năm tới, nguồn nhân lực vẫn tăng ở mức cao ( vì tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi chiếm khoảng 45%) và dự kiến đến năm 200 tốc độ tăng dân cư trong độ tuổi lao động là 2,2%/ năm. Tuy nhiên nếu chỉ căn cứ vào bảng cân đối lao động trên để nhận xét thì có thể thấy tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta không phải là quá cao so với nhiều nước trên thế giới. ( Tỷ lệ thất nghiệp năm 2000 ở Mỹ là7,4%; Pháp là 10,2%; Đức là 7,7%; Anh là 10,1% và các nước OECD là 7,9%. Nhưng trong thực tế không phải hoàn toàn như vậy. Một bộ phận lớn số người trong nguồn lao động chỉ có việc làm không đầy đủ hoặc là nhưng việc làm có thu nhập thấp, không đem lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân. Đó chính là tình trạng thất nghiệp trá hình cao, tập trung chủ yếu ở các khu vực nông thôn. Năm 1998 chúng ta có trên 30 triệu lao động, trong đó có 22 triệu lao động nông nghiệp, chiếm 37%. Nhưng tỷ lệ sử dụng lao động trong nông nghiệp chỉ khoảng 58%, còn lại là lao động dư thừa chiếm 42%, hay 9,24 triệu người. Như vậy, số lao động chưa có việc làm đầy đủ và chưa có việc làm ở nước ta vào năm 1998 là khoảng 10-11 triệu người. Tới năm 2002 Việt Nam có khoảng 43,5 triệu lao động. Đây là một khó khăn rất lớn và lâu dài đối với ngành kinh tế quốc dân. Việc giải quyết tĩnh trạng thất nghiệp trá hình trên đây thật sự là một vấn đề nan giải. Để giải quyết vấn đề này cần phải thực hiện quả trình đô thị hoá, mở rộng các thành phố, các khu công nghiệp để thu hút lực lượng lao động từ nông thôn; đưa công nghiệp hoá, cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm...Tuy nhiên do nhiều hạn chế về kinh tế cũng như về xã hội, hai mươi năm qua (1978-1998) tỷ lệ thị dân Việt Nam hầu như không thay đổi, chỉ dao động trong vòng 20% (trong khi đó tỷ lệ thị dân ở châu Phi tăng 23% lên 35,7% và tỷ lệ thị dân của thế giới hiện nay là 54,8%). Hình5: Phân bố nguồn nhân lực Việc phân bố nguồn nhân lực hết sức chênh lệch như vậy phản ánh trình độ phát triển của công nghiệp và các ngàh dịch vụ (những ngành có khả năng thu hút một số lượng lao động) ở đô thị nước ta còn thấp và tăng chậm. Do vậy việc giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn là một trong những hướng chính để giải quyết nạn thất nghiệp ở nước ta hiện nay. 2. Những thành công ban đầu trong việc giải quyết việc làm ở nước ta: Vấn đề giải quyết việc làm đã được coi như là một chương trình quốc gia và đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2002 như sau: “Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội là mục tiêu quan trọng hàng đầu của chiến lược, là một tiêu chuẩn để định hướng cơ cấu kinh tế và lựa chọn công nghệ ....”. Ở thời kỳ nền kinh tế được kế hoạch hoá tập trung, nhà nước đứng ra lo việc cho mọi người chủ yếu bằng cơ cấu thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể. Công dân có nghĩa vụ lao động nhưng không có quyền tạo việc làm và đã không được hưởng thoả đáng kết quả lao động. Những chính sách như vậy đã kìm hãm sự sáng tạo của người lao động, làm tăng tình trạng thất nghiệp và đặc biệt là tình trạng thất nghiệp trá hình càng cao. (Do thiếu nguyên vật liệu, công nhân chỉ đến nhà máy cho đủ giờ công mà không có việc làm; nông dân làm muộn nghỉ sớm là tình trạng phổ biến ...). Nhưng bước sang thời kỳ nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì người lao động đã được tự do lựa chọn nghề nghiệp và chọn nơi làm việc. Người sử dụng lao động ở mọi thành phần kinh tế đều được bình đẳng và được tự do tuyển dụng lao động theo yeeu cầu sản xuất, kinh doanh của mình và theo pháp luật quy định. Nhà nước chỉ tạo môi trường thuận lợi thông qua việc ban hành các luật lệ, chính sách, xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế xã hội dài hạn và ngắn hạn và hỗ trợ một phần nguồn lực. Nhờ đó mà số người tìm được việc làm có thu nhập cao ổn định ngày càng tăng. Ngày 11 tháng 4 năm 2000, Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ ) có Nghị quyết số 120/HĐBT về chủ trương, phương hướng và các biện pháp giải quyết việc làm. Đây là nghị quyết đầu tiên của Chính phủ xác định rõ trách nhiệm giải quyết việc làm của nhà nước, các cấp, các ngành và của người lao động, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực giải quyết việc làm chuyển từ thời kỳ kế hoạch hoá tập trung sang phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Tổ chức nghiên cứu xây dựng hệ thống chính sách, dặc bệt là các chính sách về đào tạo, dạy nghề và vay vốn từ quỹ quốc gia để giải quyết việc làm lần đầu tiên được Quốc hội thông qua. Những chính sách này đã tác động trực tiếp và phù hợp với nguyện vọng của người lao động. Trong hai năm 2000 – 2001 với hơn 7000 dự án vay vốn từ quỹ trên đã tạo việc làm cho gần 40 vạn lao động; hơn 70 trung tâm xúc tiến việc làm dạy nghề cho 12 vạn học viên, trong đó 70 % số học viêm sau khi tốt nghiệp đã tìm được việc làm. Riêng năm 2001 ở 53 tỉnh, thành phố đã duyệt 4570 dự án với 177,5 tỷ đồng, thu hút 17,4 vạn lao động và đầu tư thêm 30 trung tâm xúc tiến việc làm, nâng cấp 16 trung tâm; đã dạy nghề cho 41,778 lao động và tạo việc làm cho 39,680 người. Trong khu vực kinh tế quốc doanh, chính phủ đã ban hành các nghị điịnh, quyết định nhằm sắp xếp, tổ chức lại sản xuất và lao động, đã tạo việc làm đầy đủ, ổn điịnh và có thu nhập cao hơn cho phần lớn công nhân viên chức; chuyển một bộ phận lao động không có nhu cầu ra làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có khả năng tạo chỗ làm việc nhiều nhất cho người lao động đang phát triển mạnh mẽ. Nếu tính năm 1998, 770 xí nghiệp tư doanh thu hút khoảng 10 vạn lao động thì năm 2001 chỉ tính ở 6728 doanh nghiệp tư nhân, 2570 công ty trách nhiệm hữu hạn và 91 công ty cổ phần đã thu hút gần một triệu lao động thông qua các hợp đồng có thời hạn xác định từ một năm trở lên. ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 638 dự án đang triển khai hoạt động với khoảng 45000 lao động Việt Nam đang trực tiếp làm việc tại xí nghiệp và gần 10 vạn lao động làm công việc xây dựng cơ bản, sản xuất và cung ứng vật liệu, dịch vụ ... Chưa kể đến hàng năm thu hút khoảng 400 nghìn người có việc làm nhờ phát triển kinh tế gia đình.Gần đây vấn đề làm việc tại nhà đang phát triển và nhiều việc làm có thu nhập cao. Ngoài ra, các chương trình EC, xây dựng vùng kinh tế mới, chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc; xuất khẩu lao động... đã tạo việc làm cho hàng trăm nghìn người. Theo niên giám thống kê 2001, tính đến ngày 1 . 7. 2001 lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, bao gồm cả nông nghiệp, là 29,75 triệu người, chiếm gần 91 % tổng số lao động xã hội (32,72 triệu người). Trong ba năm 1999 – 2001 cả nước đã giải quyết việc làm cho khoảng 2,28 triệu người. Sáu tháng đầu năm 2001 giải quyết việc làm cho 0,5 triệu người và côn số này ở sáu tháng cuối năm 2001 còn cao hơn. Về phía người lao động kết quả rõ nét và quan trọng nhất là họ có nhận thức mới về vấn đề giải quyết việc làm, từ chỗ nhận thức chỉ có vào khu vực nhà nước mới coi là có việc làm, sang làm bất cứ việc gì có thu nhập hoặc góp phần tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật ngăn cấm thì đều coi là có việc làm; từ chỗ trông chờ, ỷ lại vào nhà nước sắp xếp, bố trí việc làm sang c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình trạng thất nghiệp & các Giải pháp tìm kiếm việc làm ở Việt Nam.doc