Tiểu luận Thiệt hại do dioxin gây ra cho dân cư và hệ sinh thái môi trường các điểm nóng: vùng Sa Thầy- Kon Tum, A Lưới, Quảng Trị

MỤC LỤC

SUMARY 2

I. MỞ ĐẦU 3

II. NỘI DUNG 5

1. Tổng quan về dioxin 5

1.1 Định nghĩa 5

1.2 Cấu trúc của dioxin : 5

1.3 Phân loại 6

2. Thiệt hại do chất độc da cam 8

3. Hiệu ứng với sức khỏe con người 9

4. Thiệt hại cho hệ sinh thái môi trường 14

5. Thiệt hại tính bằng tiền 27

III. KẾT LUẬN 31

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 7218 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thiệt hại do dioxin gây ra cho dân cư và hệ sinh thái môi trường các điểm nóng: vùng Sa Thầy- Kon Tum, A Lưới, Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệnh nội tiết (đái đường, bướu giáp trạng), ung thư (gan, đường hô hấp).... Dioxin khi vào cơ thể người sẽ làm các nhiễm sắc thể bị gẫy, biến dạng mà bản chất là sự thay đổi cấu trúc axit amin (ADN, ARN) dẫn tới hiện tượng dị tật, dị dạng và di truyền cho các thế hệ con cháu sau này. Bình thường, dị tật trong xã hội nào cũng có, nhưng dị tật ở vùng bị rải CDC có đặc điểm: Đa dị tật trong một cơ thể; xẩy ra ở nhiều trẻ trong một gia đình; tính chất dị tật nặng; có khả năng truyền cho các thế hệ sau. Trên thực tế ở Việt Nam mới chỉ quan sát được sự di truyền này ở đời con, cháu (F1, F2) của các cựu chiến binh vì chưa xuất hiện F3 (chắt) nên chưa quan sát được. Ở những vùng bị rải CDC, tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi tăng cao (đây là một trong những thước đo để đánh giá độ nhiễm Dioxin). Theo số liệu điều tra ở 2 xã bị rải là Tân Uyên (sông Bé), Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) và 1 xã không bị rải là Mỹ Thạnh (An Giang) thì tỷ lệ tử vong của các xã bị rải là 4-6%, xã không bị rải là 2% (năm 1966 đến năm 1970). Các nghiên cứu trên cựu chiến binh (đối tượng có nguy cơ cao) cho thấy tỷ lệ mắc các rối loạn hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên rất cao, thường biểu hiện đau tê bại 1 bên người, nhức đầu mãn tính, kinh niên.... Dị tật nứt gai cột sống ở những con của cựu chiến binh sống trong vùng bị rải ở tuổi trưởng thành cao gấp 1,5 đến 2 lần so với con những cựu chiến binh sống ở vùng không rải CDC. Đây là một DTBS đã được thế giới công nhận gây ra do ảnh hưởng của CDC. Có thể thống kê các loại DTBS thường gặp ở các nạn nhân bị hậu quả CDC là: Chậm phát triển trí tuệ; câm- điếc; hội chứng Down; điếc; lác mắt; câm; động kinh; chậm phát triển thể lực; không mọc tóc; sần mặt; bạc tóc; sứt môi- hở vòm miệng; sụp mi mắt; không có tai; dị dạng các chi (khoèo, teo cơ, liệt, dị dạng các chi, vẹo bàn chân, thừa ngón, thiếu ngón, thừa- dính ngón). Các loại ung thư: Phế quản, thanh quản, phổi, khí quản (trong vòng 30 năm kể từ ngày rời khỏi Việt Nam); tuyến tiền liệt, Hodgkin, Non Hodgkin lymphoma, da u tuỷ, ung thư mô mềm, phế nang, mạch máu, tế bào sáng của gân, biểu mô, ung thư trẻ em có tính di truyền, u ác người lớn... (không đòi hỏi thời gian). Những bệnh khác ngoài ung thư đòi hỏi thời gian: Thần kinh ngoại biên cấp và bán cấp (các triệu chứng xuất hiện sau 1 tháng tiếp xúc CDC và đã được điều trị trong vòng 2 năm kể từ khi có triệu chứng đầu tiên); bệnh nhiễm Chloracne (1 năm phục vụ ở Việt Nam); vàng da chậm (1 năm phục vụ ở Việt Nam); tật của trẻ em là con các cựu chiến binh có thời gian phục vụ ở Việt Nam; nứt gai đốt sống ( trẻ sinh sau khi cựu chiến binh lần đầu tới Việt Nam). Những bệnh và tật có nhiều khả năng được xác nhận trong tương lai: Không bình thường về số lượng và chất lượng tinh trùng; sinh con dị tật (ngoài nứt gai đốt sống); ung thư xương, máu, mũi, họng, thận, da, vú, gan mật, cơ quan sinh sản; rối loạn hệ thống thần kinh mãn tính, hô hấp, tuần hoàn, tinh thần kinh bẩm sinh, hệ miễn dịch, chuyển hoá và tiêu hoá; sẩy thai tự nhiên. Những người sống ở khu vực bị rải CDC và những người đi vào vùng bị rải trong khoảng thời gian từ 1961 đến 1971 đều bị nhiễm CDC, tức là nạn nhân của CĐHH, nhưng không phải tất cả đều bị hậu quả CDC. Bởi chất Dioxin chỉ có tác động trên một cơ thể đã có biến đổi sẵn, nghĩa là suy yếu hoặc có sẵn những yếu tố bất thường có thể phối hợp tác động với Dioxin, tác động như một chất gây ung thư cộng hưởng với một chất men gây ung thư có sẵn trong cơ thể. Còn trên một cơ thể khoẻ mạnh, tác động của Dioxin chưa rõ rệt. Các cựu chiến binh miền Nam và cựu chiến binh ở miền Bắc phục vụ chiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến, cũng như nhân dân sống trên các địa phương khác nhau ở miền Nam Việt Nam đều có nồng độ dioxin cao hơn rõ rệt so với người không bị tiếp xúc như cư dân ở các tỉnh miền Bắc không bị tác hại của cuộc chiến hóa học. Hơn 35 năm đã trôi qua kể từ khi Mỹ buộc phải dừng việc phun rải độc chất xuống lãnh thổ Việt Nam, mặc dù phải gánh chịu vô vàn sự đau khổ và bệnh tật, các nạn nhân CĐMDC Việt Nam vẫn không nhận được sự giúp đỡ nào từ phía Mỹ, đặc biệt là từ 37 công ty và tập đoàn sản xuất hóa chất dùng làm vũ khí bán cho Bộ Quốc phòng Mỹ. So sánh các làng không bị ảnh hưởng của Chất độc  da cam ở miền Bắc và các làng chịu ảnh hưởng ở miền Nam và cho thấy tại các làng chịu ảnh hưởng, lượng dioxin trong máu của người dân cao khoảng từ 25 đến 170 lần so với các làng ở phía Bắc. Hậu quả của chất độc hóa học– mà chủ yếu do chất do cam có chứa dioxin – do Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh hóa học ở Việt Nam không chỉ cho tác động trực tiếp, phải tính đến ảnh hưởng lâu dài đến môi trường sinh thái và những di chứng cho các thế hệ nạn nhân chất độc da cam, số nạn nhân ngày một tăng theo thời gian. Đối với dân thường, qua phân tích mô mỡ những người sống trong vùng bị nhiễm độc ở miền Nam Việt Nam, nồng độ dioxin cao hơn so với người thường là 3-4 lần. Do đó, nó là nguyên nhân gây nên xáo trộn về di truyền như: quái thai, ung thư, chết yểu…Thực tế sau chiến tranh, tại những vùng bị nhiễm chất độc dioxin, tỉ lệ sinh con quái thai cao gấp 10 lần, sinh con chết hay sẩy thai cao gấp 6 lần… Chất độc  da cam cũng là nguyên nhân của nhiều bệnh ung thư khác cũng như các bệnh như rối loạn chuyển hoá gây tử vong, tổn thương hệ thần kinh và rối lọan chức năng da. Sản phẩm phụ hình thành trong quá trình điều chế chất da cam, là nguyên nhân gây ra các bệnh hiểm nghèo. Chỉ cần 1g đioxin cũng đủ giết 8 triệu người. Thế nhưng chất da cam trải xuống đồng ruộng, làng mạc Việt Nam chiếm tới 60% (trên 40 triệu lít) tổng khối lượng chất độc diệt cây mà quân đội Mỹ sử dụngDioxin gây nhiễm độc qua đường hô hấp, tiêu hóa với các triệu chứng: da và niêm mạc mắt bị kích thích, nhức đầu, nôn mửa, tổn thương gan, phổi, hệ tim mạch, cơ thể suy nhược; biến loạn thể nhiễm sắc, tăng ung thư gan, nguyên phát và dị tật ở con cái, sẩy thai … Năm 2002, các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện một bộ phận dân số Việt Nam những người đã chịu đựng việc tiếp xúc nhiều với loại hóa chất này có hàm lượng dioxin cao hơn mức trung bình 33 lần và cao gấp 206 lần đối với một số cá nhân. Tại một số làng, cứ mười đứa trẻ em thì có một bị dị tật bẩm sinh, bao gồm cả chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ, mất hoặc biến dạng chi, hoặc gặp phải các bệnh khác như là gai đôi cột sống và bại não. Ngoài ra có rất nhiều giai thoại về hậu quả của Chất độc  da cam và bất kỳ một ai đến Việt Nam đều có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng dị tật bẩm sinh ở trẻ em rất cao, nhất là ở miền Trung và các tỉnh phía Nam Việt Nam. Rõ ràng cả về mặt vật chất và chính trị, di sản của cuộc chiến tranh vẫn như một bóng ma tiếp tục ám ảnh người dân Việt Nam. Thiệt hại cho hệ sinh thái môi trường Theo số liệu ban đầu, quân đội Mỹ đã sử dụng 72 triệu lít chất độc diệt cây nhưng mới đây có tài liệu công bố là 100 triệu lít, trong đó đáng chú ý là trên 40 triệu lít chất độc da cam có chứa dioxin. Kết quả, hơn 2 triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc, 3.340.000 ha đất bị hủy diệt, 44% đất canh tác hoang hóa. Những khảo sát của các nhà khoa học 20 năm sau chiến tranh cho thấy vẫn còn 22% rừng tự nhiên và 31% đất trồng thuộc vùng bị nhiễm chất độc hóa học. Dioxin-môi trường Nồng độ các chất được rải trong các phi vụ thường cao hơn gấp từ 20 - 40 lần nồng độ dùng trong nông nghiệp. Các chất diệt cỏ và phát quang thông thường được phân huỷ sau một tháng đến dưới một năm, riêng hợp chất điôxin có trong chất da cam rất bền vững, với thời gian bán phân huỷ được ước tính khoảng 15 đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Theo các nhà khoa học, việc phun các chất diệt cỏ trong chiến tranh gây ra các hậu quả lâu dài với môi trường thiên nhiên. Các CĐHH rải trên quy mô lớn với một nồng độ cao làm thay đổi thành phần của đất, tiêu huỷ các vi sinh vật có ích, làm cho đất khô cằn, chỉ còn tồn tại các loài cỏ dại hay một số loài thực vật thứ sinh, không có giá trị kinh tế; các loại gặm nhấm, trung gian truyền các dịch bệnh; chứng tích để lại là từ các rừng nhiệt đới xanh tươi um tùm rậm rạp, sinh học đa dạng, phong phú trở thành đồi núi trơ trụi hoặc đất phèn chua cằn cỗi; ngoài ra còn làm thay đổi về khí hậu do sự mất cân bằng sinh thái của thiên nhiên. Các CĐHH rải xuống đất sẽ bị phân huỷ và bị lôi cuốn xuống các vùng đất trũng, xa nơi được rải xuống. Sự tồn lưu của Dioxin trong thiên nhiên rất bền vững, chu kỳ bán huỷ khoảng 15 đến 20 năm và có thể hơn nữa. Việc khôi phục đất trồng và rừng cần phải hàng chục năm, thậm chí hàng thế kỷ và tốn kém khá nhiều tiền của. Với số lượng rất lớn chất độc hoá học đã rải, lặp đi lặp lại nhiều lần trong quãng thời gian dài với nồng độ cao, không những đã làm chết cây cối, động vật mà còn gây ô nhiễm môi trường trong một thời gian dài và làm đảo lộn các hệ sinh thái tự nhiên Hậu quả của chiến tranh hóa học đối với rừng Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh hoá học từ năm 1961 đến năm 1972 với quy mô lớn nhất trong mọi thời đại của lịch sử chiến tranh. Trong cuộc chiến tranh này, quân đội Mỹ đã rải khoảng hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang xuống một diện tích khoảng 24,67% tổng diện tích lãnh thổ Nam Việt Nam, trong đó phần lớn là chất độc da cam, là chất có chứa tạp chất độc điôxin. Hệ sinh thái bị tác động nghiêm trọng nhất của chiến tranh là rừng. Trước lúc chiến tranh, độ che phủ rừng Nam Việt Nam vào khoảng 10,30 triệu hecta, trong đó 60 - 70% ở Tây Nguyên. Trong thời kỳ chiến tranh, từ năm 1961 đến 1971, Mỹ đã sử dụng 72 triệu lít các loại chất độc hoá học ở Nam Việt Nam (Westing 1984), (IOM 1994). Tuy nhiên theo những tài liệu vừa được công bố thì Mỹ đã sử dụng khoảng 77.054.805 lít các loại chất độc (Stellman et al. 2003), 76.764.480 lít (Young, 2005), phần lớn là chất da cam có chứa dioxin (TCDD), một loại chất cực độc mà con người biết được. Diện tích bị rải chất độc hoá học chiếm khoảng 24,67% diện tích Nam Việt Nam. Khoảng 86% lượng chất độc đã được rải lên các vùng rừng rậm, 14% còn lại được dùng để phá huỷ ruộng vườn, hoa màu mà chủ yếu là đồng lúa và nương rẫy ở các vùng đồi núi. Chất độc hoá học đã được rải từ vĩ tuyến 17 cho đến tận Mũi Cà Mau. Nhiều loại rừng ở Nam Việt Nam đã bị hủy diệt, nhiều loại tài nguyên bị tiêu hủy, gây tác động bất lợi lớn cho sự phát triển bền vững của cả nước. Qua nhiều thập kỷ, diện tích rừng có nhiều biến đổi theo chiều hướng suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Riêng trong khoảng năm 1950 đến năm 1972, chiến tranh, nhất là chiến tranh hoá học của Mỹ, đã để lại một hậu quả tàn khốc lên tài nguyên rừng. Rừng nội địa bị phá vỡ cấu trúc, chức năng bị đảo lộn. Chỉ tính riêng rừng ngập mặn và ứng phèn, có đến 240.000 ha bị phá hủy. Đặc biệt là rừng Sác (Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh) gần như bị phá trụi không còn cả giống trồng. Phải cần 100 năm mới khôi phục lại hệ sinh thái ở đây. Chiến tranh hóa học làm cho tài nguyên lâm sản bị cạn kiệt, tính ra có tới 75 triệu m3 gỗ bị đốt cháy thành than. Sau chiến tranh, ở miền Nam chỉ còn 29,2% rừng dưới mức an toàn sinh thái, không đủ chức năng bảo vệ môi trường, hạn chế tác hại của thiên tai, như chống xói mòn, hạn hán, lũ lụt … Độ che phủ chung của rừng ở Việt Nam chiếm 43%, trong đó diện tích rừng miền Nam Việt Nam bao gồm: (Bảng IV.4) Bảng IV.4. Diện tích rừng miền Nam Việt Nam [Nguồn:Rollet,1956] Như vậy, tới năm 1956 đất rừng miền Nam Việt Nam có khoảng 10.300.000ha, chiếm 60% tổng diện tích tự nhiên. Rừng phân bố rộng khắp trên vùng Trung Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, và vùng ngập mặn ven biển Nam Bộ. Trong chiến dịch Ranch - Hand, rừng nội địa là đối tượng phải gánh chịu nặng nề nhất chiếm 86% tổng số phi vụ rải chất độc. Các phi vụ tập trung vào các khu rừng từ vùng núi cao tới vùng thấp ven biển, từ vùng ẩm ướt tới vùng khô hạn, trải dài từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau. Diện tích bị rải được phân bố trên các độ cao khác nhau (Bảng IV.5). Bảng IV.5. Phân bố diện tích bị rải theo độ cao tuyệt đối [Nguồn: Phùng Tửu Bôi, 2001] Vùng cao nhất bị rải chất độc hoá học đó là khu rừng thuộc Vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) ở độ cao trên 1.000m. Những hậu quả tức thời và lâu dài của chất độc hoá học đối với tài nguyên và môi trường rừng nội địa rất rõ ràng. Trong quá trình bị tác động, hàng trăm loài cây đã bị trút lá, đáng quan tâm nhất là những cây gỗ lớn thuộc tầng nhô và tầng ưu thế sinh thái thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae), họ đậu (Fabaceae). Nhiều loài cây gỗ quý hiếm như giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), gụ (Sindora siamensis), gõ (Afzelia xylocarpa), sao đen (Hopea odorata),... và một số cây họ dầu thuộc tầng cao trong rừng đã bị chết, dẫn đến khan hiếm nguồn hạt giống của một số loài cây quý. Chỉ có một số ít loài có khả năng chống chịu với chất độc như cây kơ nia (Irvingia malayana), cây cám (Parinari annamensis), cây cọ (Livistona). Tán rừng bị phá vỡ, môi trường rừng bị thay đổi nhanh chóng, những loài cây của rừng thứ sinh như tre, nứa, các loài cây gỗ ưa sáng mọc nhanh, kém giá trị kinh tế, chúng xuất hiện và lấn át cây gỗ bản địa. Nhiều khu rừng đã bị phá hủy nặng nề do quy mô phá hoại rộng lớn và lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài trong nhiều năm, kèm theo với các tác động khác của bom đạn, máy ủi... (cả lớp cây tái sinh tự nhiên bị thiêu cháy dưới tán rừng do bom napan). Hậu quả là cây rừng bị chết đi, các loài cây cỏ dại như cỏ Mỹ (Pennisetum polystachyon), cỏ tranh (Imperata cylindrica), lau lách xâm lấn. Đến nay rừng vẫn chưa được phục hồi, nhiều băng rải chất độc vẫn chỉ là những trảng cỏ được thể hiện rõ trên ảnh chụp từ vệ tinh và máy bay qua các thời kỳ khác nhau. Tính toán thiệt  hại do chiến tranh gây ra đối với tài nguyên rừng nội địa khá phức tạp, hoàn toàn không giống như rừng ngập mặn. Rừng nội địa chịu ảnh hưởng của chất độc hóa học ở nhiều mức độ khác nhau và do tính mẫn cảm của mỗi loài cây mà tác hại đối với từng loài cũng khác nhau. Trong nhiều năm qua đã có một số nhà khoa học chú ý nghiên cứu về tác động của chất diệt cỏ và làm rụng lá cây ở rừng miền Nam Việt Nam. Một số tác giả như Galston, Paul W. Richards, Arthur H. Westing, Peter S. Ashton,... đã có những công trình viết về ảnh hưởng của chiến tranh hoá học đối với thảm thực vật rừng. Tài liệu "The effects of herbicide in South Vietnam" của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ (National Academy of Sciences, Washington D.C., 1974) tiến hành phân tích sự thay đổi của tán cây rừng và rút ra những số liệu về độ che phủ rừng, về cây chết trên các băng rải chất độc. Phần lớn kết quả được dựa trên tài liệu ảnh chụp từ máy bay có tỷ lệ 1/30.000, 1/25.000,... Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam trong những năm qua đã bổ sung những thiếu sót của các nhà khoa học nước ngoài và đã nêu lên được một cách khá rõ ràng về hậu quả của chiến tranh hoá học của Mỹ lên rừng ở miền Nam Việt Nam. Những tư liệu chính được sử dụng trong các nghiên cứu là: Kết quả phân tích ảnh vệ tinh Landsat 73, Landsat TM.90, Landsat TM.96. Ảnh máy bay AMS. 58, AF.68,... Các loại bản đồ địa hình UTM, và các tư liệu nghiên cứu khoa học khác đã công bố. Điều tra trên thực địa những khu rừng bị tác động của chiến tranh hoá học. Kết quả bước đầu cho biết, trên 3,3 triệu ha đất đai tự nhiên bị rải chất độc (với chiều rộng băng rải là khoảng 1.000m), trong đó rừng nội địa bị tác động nặng nề với nhiều mức độ khác nhau, làm tổn thất trên 100 triệu m3 gỗ, trong đó vùng Đông Nam Bộ là một vùng có trên 50% diện tích tự nhiên bị tác động. Chiến khu D, Chiến khu C, rừng Bời Lời, rừng Củ Chi,... là những vùng đã bị rải hàng triệu lít chất độc cùng với hàng triệu tấn bom đạn, trong đó có nhiều khu rừng đã bị triệt phá hoàn toàn như khu Mã Đà, thuộc tỉnh Đồng Nai, khu Phú Bình, Bù Gia Mập thuộc tỉnh Bình Phước. Bảng IV.6. Diện tích bị rải chất độc hóa học Đơn vị: ha [Nguồn: Phùng Tửu Bôi] Chất độc hoá học còn được rải ở một số vùng trọng điểm khác như: khu vực hàng rào điện tử Mắc Namara thuộc tỉnh Quảng Trị, khu A Lưới, thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, khu Sa Thầy, thuộc tỉnh Kon Tum, khu Cần Giờ (Duyên Hải), thành phố Hồ Chí Minh và khu Cà Mau thuộc tỉnh Minh Hải. Theo tính toán sơ bộ bước đầu, tổng số gỗ thiệt  hại là 119.536.000m3, bao gồm lượng gỗ bị mất tức thời 90.284.000m3 và 29.252.000m3 gỗ tăng trưởng lâu dài do rừng bị phá huỷ. Lượng gỗ thương phẩm (60% trữ lượng gỗ cây đứng) là 70 triệu m3 gỗ thuộc nhóm 1 đến nhóm 4, trong đó nhiều loài gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra chất độc hoá học rải lên rừng còn gây thiệt  hại nhiều cho các loại tài nguyên khác ngoài gỗ chưa được tính đến, như dầu nhựa, cây thuốc, song mây, và các loài động vật rừng. Hậu quả của chiến tranh hoá học của Mỹ còn dẫn đến nhiều thiệt  hại khác về môi trường và tính đa dạng sinh học. Quá trình trút lá ồ ạt đã dẫn đến hiện tượng ứ đọng dinh dưỡng và có 10 đến 15 triệu hố bom chiếm khoảng 1% diện tích rừng Nam Việt Nam làm cho lớp đất mặt bị đảo lộn và thúc đẩy quá trình rửa trôi đất. Hậu quả trên cản trở trực tiếp đến diễn thế phục hồi rừng, và tác động xấu đến rừng phòng hộ đầu nguồn của 28 lưu vực sông, trong đó có: - 16 lưu vực có 30% diện tích lưu vực bị rải chất độc. - 10 lưu vực có 30 - 50% diện tích lưu vực bị rải chất độc. - 2 lưu vực có trên 50% diện tích lưu vực bị rải chất độc. Phần lớn các lưu vực trên có dòng sông ngắn, địa hình phức tạp, nhiều dốc, có dòng chảy ảnh hưởng trực tiếp tới vùng hạ lưu. Điển hình là lưu vực sông Hương, sông Thạch Hãn, sông Hàn, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Côn, sông Vệ, sông Cầu, sông Ba,... trong nhiều năm qua đã bị lũ lụt lớn tàn phá (Phùng Tửu Bôi, 2001). Một đặc tính của hệ sinh thái rừng là khả năng hồi phục tự nhiên. Nhưng những khu rừng bị tàn phá bởi chất độc hoá học có thể tự hồi phục được hay không?. Vào những năm 1980, vì chưa có đủ thời gian thử nghiệm để đánh giá hậu quả lâu dài của chất độc da cam, một số nhà khoa học đã dùng các dẫn chứng rút ra từ mô hình diễn thế của rừng nhiệt đới sau khi bị tác động của con người như đốt nương làm rẫy để suy ra diễn thế của rừng nhiệt đới sau khi bị phun rải chất độc da cam. Rừng nhiệt đới bị đốt thành nương rẫy, sau đó bỏ hoang do thoái hoá đất, có thể tự phục hồi theo chu trình: khởi đầu là những thực vật bậc thấp như lau lách xuất hiện, tiếp đó là chuối rừng và tre nứa, các loài cây gỗ mọc nhanh. Sau khoảng một vài chục năm sẽ xuất hiện những cây rừng và phát triển tiếp một thời gian sẽ thành rừng nhiệt đới. Nhưng thực tế cho thấy diễn thế của rừng nhiệt đới bị phá huỷ do chất da cam lại không diễn ra như vậy. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã xác định có khoảng 3,3 triệu hec ta diện tích đất tự nhiên Nam Việt Nam bị rải chất độc hoá học, trong đó có khoảng 2 triệu hec ta rừng nội địa, bị tác động với nhiều mức độ khác nhau, làm thiệt hại khoảng 100 triệu m3 gỗ. Khoảng một nửa diện tích vùng Đông Bắc sông Cửu Long bị tàn phá nặng nề. Rừng chiến khu Đ và C, vùng Bời Lời và Củ Chi đã phải chịu đựng hàng triệu lít chất độc hoá học và hàng triệu tấn bom, làm cho nhiều khu rừng như rừng Mã Đà của tỉnh Đồng Nai, Phú Bình, Bù Gia Mập của tỉnh Bình Phước hoàn toàn bị phá huỷ. Chất độc hoá học còn được tập trung rải dọc hàng rào điện tử Mc Namara ở tỉnh Quảng Trị, A Lưới ở Thừa Thiên – Huế, Sa Thầy thuộc tỉnh KonTum, Cần Giờ (Duyên Hải) thuộc thành phố Hồ Chí Minh, và Cà Mau thuộc tỉnh Minh Hải. Rừng bị huỷ diệt do chất độc hoá học đã tác động xấu lên 28 lưu vực sông, trong đó 16 lưu vực có 30% diện tích rừng bị phá huỷ, 10 lưu vực bị phá hủy 30 - 50% diện tích rừng và 2 lưu vực bị phá hủy trên 50% diện tích rừng. Phần lớn các con sông này đều ngắn, chảy qua những vùng núi rừng có cấu trúc phức tạp, độ dốc cao nên đã ảnh hưởng trực tiếp lên các vùng hạ lưu. Trong nhiều năm qua và cả năm 2007, lũ lụt đã tàn phá nghiêm trọng lưu vực các sông Hương, Thạch Hãn, Hàn, Thu Bồn, Trà Khúc, Côn, Vệ, Cầu, Ba, gây nhiều thiệt hại về người và của cho nhân dân trong vùng. Trong thời gian chiến tranh, rừng nhiệt đới nội địa và rừng ngập mặn miền Nam bị thiệt hại nặng nề nhất. Đến nay, gần 30 năm đã trôi qua, tuy có những biến đổi tại nhiều vùng do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, nhưng ở miền Nam Việt Nam vẫn còn nhiều hiện trường rộng lớn còn giữ lại các di chứng của cuộc chiến tranh hoá học cho phép chúng ta quan sát, nghiên cứu và đánh giá một cách đúng mực hơn hậu quả của chất độc da cam chứa dioxin lên môi trường và các hệ sinh thái. Rừng ở A Lưới là một ví dụ. Thung lũng A Lưới thuộc huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng chừng 65 km theo đường chim bay, sát với biên giới Lào - Việt. Đây là một thung lũng dài khoảng 30 km, rộng 2-6 km, nằm giữa dãy Trường Sơn ở độ cao hơn 600m so với mặt nước biển. Diện tích thung lũng khoảng 117.000 ha, trong đó trước năm 1945 có đến 107.000 ha rừng nguyên sinh. Đây nguyên là một vùng rừng mưa nhiệt đới gió mùa điển hình với chủng loại cây phong phú, xếp theo nhiều tầng, chủ yếu là các loài cây gỗ quí như tùng, huỳnh, dầu con quay, gụ, táu, kiền kiền. Đa số cây có đường kính thân trên 1 mét. Quần xã động vật trước kia cũng rất phong phú và điển hình cho hệ động vật rừng mưa nhiệt đới Đông Dương. Về chim ít nhất có khoảng 150 loài, trong đó có những loài quí hiếm như công, trĩ sáo... Về thú có voi, bò tót, hổ, báo, gấu chó, voọc vá, vượn, rất nhiều nai, hoẵng , lợn rừng v.v. Từ năm 1966 đến 1969, quân đội Mỹ đã thả bom và rải chất độc hoá học nhiều lần, chủ yếu là chất độc da cam. Trong thời gian này không một loài thực vật nào có thể sống sót vì hễ xuất hiện màu xanh thì nơi đây lại bị phun rải tiếp tục. Kết thúc chiến tranh đến nay, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã đến nghiên cứu vùng A Lưới và coi đây là một điển hình của hệ sinh thái rừng bị phá vỡ hoàn toàn bởi chất độc hoá học. Diễn thế của thảm thực vật vùng A Lưới trong 30 năm qua phần nào có thể nói lên được hậu quả lâu dài của chất độc da cam chứa dioxin lên môi trường rừng ở đây và cả các vùng khác ở miền Nam Việt Nam có điều kiện tương tự. Thung lũng A Lưới hơn 10 năm sau đó hầu như không có rừng, các thân cây gỗ to thuộc nhóm gỗ cứng đã chết khô. Phần lớn các loài cây rừng gỗ mềm hơn đã bị mục nát do nắng mưa. Trên nền rừng chủ yếu là các loài thực vật bậc thấp. Cho đến nay đã hơn 30 năm sau khi bị rải chất diệt cỏ, tại những khu rừng bị rải nhiều lần như khu vực A Lưới, Sa Thầy, Mã Đà khu hệ thực vật giới và tiếp theo là động vật giới đang được phục hồi nhưng hết sức chậm chạp và chuyển hướng theo một hệ sinh thái nghèo nàn - Hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới trước kia rất khó có điều kiện phục hồi một cách tự nhiên. Những vùng rừng khác từng bị phun rải chất độc hoá học nhiều lần, diễn thế cũng tương tự A Lưới. Rừng Sa Thầy cho thấy, nơi không bị rải chất độc hoá học, rừng cây rất rậm rạp; trong khi đó, ở nơi bị rải chất độc hoá học, hầu như không có thực vật bậc cao mà đến nay vẫn chỉ toàn cỏ dại và tre nứa che phủ. Rừng ngập mặn Nam Bộ cũng là đối tượng chịu tác động nặng nề của chất độc hoá học. 35.500 ha ở rừng Sác, hơn 40.000 ha ở ven biển Đồng bằng sông Cửu Long và tới 740.000 ha rừng ngập mặn Cà Mau bị tàn phá bởi chất độc da cam. Hơn 2 triệu ha rừng miền Nam Việt Nam đã bị rải chất độc hoá học với mức độ gây thiệt hại khác nhau. Việc đẩy mạnh hoạt động trồng rừng ở những nơi này là yêu cầu cấp thiết, cho dù vô cùng khó khăn và tốn kém, nhằm từng bước phục hồi thảm thực vật, tạo thêm độ che phủ cho các khu vực đầu nguồn, đồng thời khôi phục các hệ sinh thái. Chúng ta hy vọng rằng những vùng đất trơ trụi hôm nay, dưới bàn tay con người, sẽ dần xanh trở lại, để các loài động vật sẽ hội tụ về, phục hồi sự giàu có về đa dạng sinh học. Chất độc hóa học (CĐHH) đã rải xuống gần 17% diện tích rừng và đất nông nghiệp toàn miền Nam Việt Nam từ một cho đến nhiều lần, để lại hậu quả nặng nề và lâu dài đối với thiên nhiên, hủy hoại môi trường và các hệ sinh thái. Trong những năm trước chiến tranh, độ che phủ rừng tự nhiên từ Nam vĩ tuyến 17 trở vào là 60 - 70%. Tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng. Rừng tự nhiên có trữ lượng gỗ khoảng 200 - 300m3/ha. Cấu trúc rừng rất phức tạp, gồm nhiều tầng và có nhiều loài cây gỗ quý, đường kính 1-2m, cao 30-40m. Dưới tán rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật. Đây thực sự là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước. Trong chiến dịch Ranch Hand, các phi vụ tập trung vào các khu rừng từ vùng núi cao tới vùng ven biển, từ vùng ẩm ướt tới vùng khô hạn trải dài từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mau. Vùng cao nhất bị rải các chất hóa học là khu rừng thuộc Vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) ở độ cao trên 1.500 m. Các vùng bị rải là chiến khu D, chiến khu C, rừng Bời Lời, rừng Củ Chi, khu vực hàng rào điện tử Mac Namara (Quảng Trị), A Lưới (Thừa Thiên - Huế), khu Sa Thày (Kon Tum), khu Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) và khu Cà Mau tỉnh Cà Mau. Những vùng này bị rải hàng triệu lít CĐHH, cùng với hàng triệu tấn bom đạn. Nhiều khu rừng đã bị triệt phá hoàn toàn. Theo ước tính các vụ rải chất hóa học đã làm tổn thất trên 100 triệu m3 gỗ. Đến nay, rừng bị rải CĐHH vẫn chưa được phục hồi, chưa có dấu hiệu các cây rừng bản địa mọc trở lại. Hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới trước kia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThiệt hại do dioxin gây ra cho dân cư và hệ sinh thái môi trường các điểm nóng- Vùng sa thầy- kon tum, a lưới, quảng trị.DOC
Tài liệu liên quan