Tiểu luận Thời gian trong Sống đoạ thác đầy của Mạc Ngôn

Tiểu thuyết truyền thống thường tổ chức, sắp xếp câu chuyện theo thời gian tuyến tính. Mọi diễn biến của cuộc đời nhân vật phản ánh trong tác phẩm đều được đặt trên một trục thời gian theo trật tự từ trước đến sau, từ quá khứ đến hiện tại. Nhưng với tiểu thuyết hiện đại như “Sống đoạ thác đầy “, trật tự nhất quán này đôi khi bị đảo lộn hoàn toàn. Nhà văn có thể từ hiện tại quay ngược về quá khứ để hiện tại, quá khứ đan xen, trộn lẫn vào nhau. Giữa cốt truyện và kết cấu tác phẩm có độ lệch pha. ”Sống đoạ thác đầy “là hồi ức của Tây Môn Náo về sáu kiếp trầm luân của mình. Hồi ức ấy đầy xáo trộn tạo nên độ lệch pha đó. Lấy ví dụ trong tác phẩm, sau khi Tây Môn Lừa chết, nhân vật người kể chuyện quay ngược thời gian về thời điểm hiện tại : Lam Ngàn Năm (chuyển kiếp của Tây Môn Náo ) bàn luận chuyện cũ với Lam Giải Phóng, đôi khi trong dòng ký ức của Tây Môn Náo xuất hiện hình ảnh Lam Ngàn Năm, Giải Phóng, Mạc Ngôn (một nhân vật cùng tên với tác giả ) ở hiện tại

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thời gian trong Sống đoạ thác đầy của Mạc Ngôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ môn :Văn Học Pháp và Châu Âu Giảng viên : PGS. TS. Trưởng bộ môn Văn học Phương Tây Đào Duy Hiệp Sinh Viên :Lưu Thu Phương Lớp :Văn học K51 Bài tiểu luận “ Thời gian trong Sống đoạ thác đầy của Mạc Ngôn” Mạc Ngôn đã từng tuyên bố “ Mọi thứ tôi đều moi từ trong cái bao tải rách của vùng Đông Bắc Cao Mật “ vì vậy trong tất cả các sáng tác của ông, ta luôn nhìn thấy dấu ấn của quê hương Cao Mật. Nơi ấy theo ông “ là nơi đẹp đẽ nhất; siêu thoát nhất, thế tục nhất;trong trắng nhất, nhơ bẩn nhất “. Đọc “Sống đoạ thác đầy “, một lần nữa chúng ta lại có dịp trở lại vùng đất quê hương thân thiết của Mạc Ngôn. Nếu trước kia ta say sưa với cánh đồng cao lương bạt ngàn với những người đàn bà man dại nhà Thượng Quan thì giờ đây lại mê đắm giữa rừng hoa hạnh trắng xoá và những người đàn ông mang dòng máu Tây Môn …Khi đọc “Đàn hương hình, ta biết một Cao Mật trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tới tiểu thuýêt này, Cao Mật lại thuộc về nửa cuối thế kỷ XX. Và cũng như các tiểu thuyết khác, trong “Sống đoạ thác đầy “, Mạc Ngôn vẫn dạy cho người ta những bài học lịch sử qua những số phận, những con người, những mảnh đời rất nhỏ bé … Hơn 800 trang sách với 6 kiếp sinh tử luân hồi, qua gần 50 năm tưởng dài nhưng trôi qua cũng thật nhanh. Tây Môn Náo_một địa chủ của làng Tây Môn_sau khi bị bắn chết đã luân hồi đầu thai thành Tây Môn Lừa, Tây Môn Trâu, Tây Môn Lợn, Tây Môn Chó, Tây Môn Khỉ. Tây Môn Lừa đã gõ móng qua những năm cải cách ruộng đất rồi kháng Mỹ viện Triều và nhà nhà luyện thép, Tây Môn Trâu trong những năm đầu Đại Cách Mạng Văn Hoá, Tây Môn Lợn với “ Đại hội bàn về nuôi lợn toàn vùng Đông Bắc Cao Mật “ và những biến động của đất nước Trung Quốc sau sự ra đi của Mao chủ tịch (9/9/1976), Tây Môn Chó, Tây Môn Khỉ trong khủng cảnh phố huyện thời mở cửa. . Trong thân xác của loài vật, linh hồn của Tây Môn Náo thổn thức đối thoại với trần gian đầy rẫy bao nhiêu số phận con người buồn bã trong bối cảnh chính trị xã hội trải dài từ thuở cải cách ruộng đất, cách mạng văn hoá đến những năm đầu thế kỷ 20 diễn ra trên vùng đất Cao Mật. Tất cả nhân vật trong truyện đều lăn lội trong sự tranh chấp giữa tình yêu và quyền lực, danh lợi và lương tâm. Với triết lý “tất cả những gì được sinh ra từ đất đều quay về với đất, sau một kiếp sống đoạ đầy giữa tình yêu, dục vọng, lòng hận thù, bi hùng và bạc nhược, cả người lẫn vật đều vùi thân chính trên mảnh đất cá thể Lam Mặt Xanh. Đó là toàn bộ ý nghĩa được chuyển tải trong cuốn tiểu thuyết nhưng ở bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào cấp độ thời gian của tác phẩm. Truyện của Mạc Ngôn thường có kết cấu thời gian rất đặc sắc nói như GS Lê Huy Tiêu “nghệ thuật xử lý không gian và thời gian trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn giống như trong phim trường của trường phái hiện đại chủ nghĩa, vừa tồn tại một kết cấu nội tại, vừa có một kết cấu ngoại tại. Bản thân cốt truyện có thời gian tuyến tính, nhưng xuất phát từ điểm nhìn của”tôi”, ”tôi”cắt cốt truyện ra thành nhiều đoạn, sau đó dùng ký ức ảo mộng của “tôi” để tái tạo nên một thế giới hoàn toàn mới “. Điều này càng đc thể hiện rõ hơn trong “Sống đoạ thác đấy “. Với dung lượng của một bài tiểu luận nhỏ, để có thể phân tích kết cấu thời gian của một tiểu thuyết hơn 800trang chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu xót, vì vậy người viết chỉ có thể đề cập ở những khía cạnh như : thống kê niên biểu bên ngoài, thời gian đồng hiện, sự chuyển ngôi của người kể chuyện. Đọc xong một tác phẩm văn học, dù là một truyện ngắn hay một tiểu thuyết, khi hình dung về nhân vật, cốt truyện của tác phẩm người đọc sẽ hình dung qua các sự kiện gắn với từng mốc thời gian trong diễn biến cuộc đời nhân vật, trong sự phát triển của cốt truyện. Bởi vậy để thấy được nét đặc biệt về thời gian trong “Sống đoạ thác đầy “ trước hết chúng ta tiến hành thiết lập thời gian niên biểu của tác phẩm. Đó là thời gian niên biểu bên ngoài, tức là “niên biểu mang tính chất lịch sử rõ rệt_thời gian lịch sử “ (PGS. TS. Đào Duy Hiệp, TCVH ). Trong cuốn tiểu thuyết này, người ta có thể biết rõ sự kiện diễn ra trong khoảng thời gian lịch sử nào, bởi người kể chuyện rất chú trọng đến những cột mốc thời gian cụ thể như “ngày 1/1/1950”, “Ngày 23tháng Chạp “, ”Mùa đông 1972”, ”Sau Tết dương lịch năm 2000 mấy ngày “…. Các sự kiện chính S. trang S. trang hay s. dòng Niên Biểu Tây Môn Lừa (Quyển một _Kiếp lừa phóng đãng ) _ Tây Môn Náo ở dưới âm phủ kể kại cái chết của mình _Tây Môn Lừa (chuyển kiếp của Tây Môn Náo )và Giải Phóng ra đời. Những thay đổi ở làng Tây Môn và gia đình Tây Môn Náo _Thành lập HTX Đông Bắc Cao Mật, Mạc Ngôn ra đời _Mặt Xanh làm ăn cá thể không tham gia HTX, những thay đổi ở làng Tây Môn khi làm ăn tập thể _đêm Tây Môn Lừa gặp lại vợ (Bà Bạch ) _Tây Môn Lừa bỏ nhà Mặt Xanh trở thành lừa của huyện trưởng và bị mất 1chân _Tây Môn Lừa trở lại nhà Mặt Xanh và bị dân làng giết chết Tr11_tr20 Tr20_tr34 Tr48_98 Tr99_tr116 Tr 117_tr130 Tr 130_150 9trang 14trang 50trang 17trang 13trang 16trang 1948 “ trước cái ngày ấy 2năm “ 1/1/1950(thời điểm câu chuyện bắt đầu ) Từ 1/10/1954 đến ~tháng 10/1954 Ngày 24/1/1955 Tháng 5/1958 ~ 1958 _ 1960 Tây Môn Trâu (Quyển hai _Kiếp trâu quật cường ) _trở lại hiện tại :Giải Phóng nói chuyện với Lam Ngàn Năm (chuyển kiếp của Tây Môn Náo ) _Mặt Xanh mua con nghé Tây Môn Náo chuyển kiếp _Những mâu thuẫn trong gia đình Mặt Xanh : Mặt Xanh, Giải Phóng >< tập thể, phong trào luyện ganh thép của làng Tây Môn _Những năm Đại Cách Mạng Văn Hoá ở làng Tây Môn dưới sự chỉ đạo của Kim Long và Hồng Vệ Binh. Mặt Xanh vẫn theo con đường cá thể _Lam Giải Phóng (con trai Mặt Xanh ) nhập hợp tác xã, Tây Môn Trâu bị Kim Long đánh chết Tr153_tr154 Tr154_ tr163 Tr 163_tr196 Tr 197_tr275 Tr 294_tr315 1trang 9trang 33trang 78trang 21trang 2006 Ngày 1/10/1964 Từ tháng 4/1965 đến năm 1968 Mùa xuân năm 1969 1969_1970 Tây Môn Lợn (Quyển ba_Kiếp lợn hoan lạc ) Tây Môn Chó (Quyển bốn _Kiếp chó trung thành ) Tây Môn Khỉ và Lam Ngàn Năm đầu to (chuyển kiếp của Tây Môn Náo )(Quyển 5 _Mở đầu và kết thúc ) _Tây Môn Náo dưới âm phủ. , được đầu thai kiếp lợn. Phong trào nuôi lợn ở làng Tây Môn _ những sự kiện chính ở trại lợn _Bệnh dịch ở trại lợn _Mao chủ tịch qua đời, những biến động ở làng Tây Môn sau đó : Tây Môn Lợn bỏ trốn khỏi trại trở thành Vua Lợn _Vua Lợn sau 5năm trở lại thăm làng cũ và gây ra cái chết cho bà Bạch _phong trào diệt lợn hoang _Vua lợn cứu trẻ em và chết đuối _ Tây Môn Náo đầu thai thành con chó nhà Giải Phóng, cùng gia đình Giải Phóng về phố huyện _ tình yêu nảy nở giưã Xuân Miêu và Giải Phóng (lúc này đã là phó huyện trưởng ). Kim Long và Bàng Khánh Mỹ leo cao _Giải Phóng bỏ chức tước và gia đình đi theo Xuân Miêu. Tây Môn Chó trở lại Cao Mật. Kim Long trở thành triệu phú của Cao Mật, Bàng Kháng Mỹ thăng tiến _ Kim Long chết, Bàng Kháng Mỹ bị kết án tử hình vì tội tham nhũng _ Tây Môn Chó và Mặt Xanh chết, Hợp Tác chết. Tất cả đều đc chôn trên mảnh đất cá thể của Mặt Xanh _Giải Phóng và Xuân Miêu trở lại phố huyện. Xuân Miêu chết khi mang thai _Giải Phóng lấy Hỗ Trợ (vợ Kim Long ) Bàng Kháng Mỹ tự sát. Trường Thiên Hồng lấy Bảo Phượng( con gái Tây Môn Náo ) _ Tây Môn Khỉ xuất hiện cùng Phượng Hoàng (con gái Kim Long _Kháng Mỹ ) và Tây Môn Hoan (con nuôi Kim Long _Hỗ Trợ ). Tây Môn Hoan chết _ Khai Phóng yêu Phượng Hoàng. Khai Phóng giết chết Tây Môn Khỉ và tự sát khi biết mình và Phượng Hoàng có chung bà nội Nghinh Xuân _Lam Ngàn Năm đầu to ra đời (con của Khai Phóng và Phượng Hoàng ), Phượng Hoàng chết sau khi sinh _ Lam Ngàn Năm kể lại câu chuyện về sáu kiếp luân hồi của mình cho Giaỉ Phóng Tr 315_ tr 402 Tr 402_tr483 Tr 483_tr492 Tr 492_tr528 Tr 528_tr 575 Tr 575_584 Tr 584_tr590 Tr 608_tr613 Tr 613_tr 750 Tr 750_765 Tr765_781 Tr 781_788 Tr 789_794 Tr 794_810 Tr 811_tr814 Tr 814_hết 97trang 81trang 9trang 24trang 47trang 9trang 6trang 5trang 137trang 15trang 16trang 7trang 5trang 16trang 3trang 6dòng Mùa đông năm 1972 1973_1976 Ngày 20/8/1976 Ngày 9/9/1976 đến những năm 1976_1980 Tháng 4/1981 Ngày 3/1/1982 Tháng 4/1982 ~ 1989_1990 1990_1991 Mùa hè năm 1996 Tháng 5/15/1998 ~ 1999 “Sau tết dương lịch năm 2000 mấy ngày “ ~2000 Giao thừa năm 2000_2001 2006 Nhìn vào trật tự thời gian niên biểu của tác phẩm có thể thấy rất nhiều sự kiện biến cố. Với một cốt truyện như vậy nếu tác giả kể theo trật tự thời gian thông thường thì chắc hẳn tác phẩm sẽ gây lên sự nhàm chán bởi lẽ một cấu trúc như thế người đọc đã tìm thấy rất nhiều trong tiểu thuyết truyền thống. Như nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào đã viết “một định nghĩa đơn giản nhất về kể chuyện, người ta cho đó là chính là nghệ thuật xếp đặt những chuỗi tình tiết hoặc nghệ thuật trình bày các sự kiện trong mối liên hệ với thời gian “ Tiểu thuyết truyền thống thường tổ chức, sắp xếp câu chuyện theo thời gian tuyến tính. Mọi diễn biến của cuộc đời nhân vật phản ánh trong tác phẩm đều được đặt trên một trục thời gian theo trật tự từ trước đến sau, từ quá khứ đến hiện tại. Nhưng với tiểu thuyết hiện đại như “Sống đoạ thác đầy “, trật tự nhất quán này đôi khi bị đảo lộn hoàn toàn. Nhà văn có thể từ hiện tại quay ngược về quá khứ để hiện tại, quá khứ đan xen, trộn lẫn vào nhau. Giữa cốt truyện và kết cấu tác phẩm có độ lệch pha. ”Sống đoạ thác đầy “là hồi ức của Tây Môn Náo về sáu kiếp trầm luân của mình. Hồi ức ấy đầy xáo trộn tạo nên độ lệch pha đó. Lấy ví dụ trong tác phẩm, sau khi Tây Môn Lừa chết, nhân vật người kể chuyện quay ngược thời gian về thời điểm hiện tại : Lam Ngàn Năm (chuyển kiếp của Tây Môn Náo ) bàn luận chuyện cũ với Lam Giải Phóng, đôi khi trong dòng ký ức của Tây Môn Náo xuất hiện hình ảnh Lam Ngàn Năm, Giải Phóng, Mạc Ngôn (một nhân vật cùng tên với tác giả ) ở hiện tại … Đồng hiện thời gian cũng là một kỹ thuật được Mạc Ngôn sử dụng khá nhiều trong “Sống đoạ thác đầy “_đó là một thủ pháp bắt nguồn từ kỹ thuật điện ảnh đặt quá khứ và hiện tại song song bên cạnh nhau, khiến cho cùng 1sự kiện trong tiểu thuyết lại được soi chiếu từ hai thời điểm khác nhau, làm cho dòng hồi tưởng trộn lần, đan xen nhau mà không hề có sự phân tách hoặc chuyển tiếp nào. Kiểu đồng hiện thường gặp ở các tác phẩm khác là từ hiện tại nhớ về quá khứ và tưởng tượng đến tương lai. Nhưng ở “Sống đoạ thác đầy “ lại đồng hiện theo kiểu từ quá khứ gần đến quá khứ xa và ngược lại từ quá khứ nhớ đến hiện tại. Mở đầu tác phẩm là mốc thời gian của “ ngày 1/1/1950” tiếp đó là thời gian “trước cái ngày ấy hai năm. . ” nhằm giải thích sự chuyển kiếp của Tây Môn Náo dưới âm phủ, rồi “Ngày 23 tháng Chạp “ Tây Môn Náo bị xử bắn. Tây Môn Náo trở thành con lừa nhà Mặt Xanh, lại một lần nữa bánh lăn thời gian quay về quá khứ lúc Tây Môn Náo cứu Mặt Xanh và anh ta trở thành người làm công cho nhà Tây Môn, rồi hình ảnh quá khứ của Nghinh Xuân, Thu Hương _những người vợ bé của Tây Môn giờ trở thành vợ Mặt Xanh, vợ Hoàng Đồng…. Trang 488, vào thời điểm nhân vât Xuân Miêu 6tuổi, nhân vật người kể chuyện lại “đón trước “ khi Xuân Miêu 20tuổi say đắm trong mối tình với Giải Phóng…Hiện tại của nhân vật Mặt Xanh, Giải Phóng, Kim Long, Bảo Phượng …lại là quá khứ, thuộc về quá khứ so với hiện tại của nhân vật Lam Ngàn Năm. Vì vậy có hai hiện tại đồng hiện trong tác phẩm. Hiện tại của “tôi” Lam Ngàn Năm, Giải Phóng _thời gian mà “tôi” đang sống và kể chuyện, hiện tại của những nhân vật Mặt Xanh, Kim Long, Nghinh Xuân _thời gian mà họ đã sống và chết_cùng hoà lẫn vào nhau. Hiện tại được đan dệt với nhiều chiều ngược xuôi của quá khứ sâu thẳm và hiện tại xa vời ấy hội tụ tất cả những gì mà Mặt Xanh, Giải Phóng, Kim Long. . từng nếm trải, tất cả những gì mà “tôi” (nhân vật người kể chuỵện Tây Môn Náo )thấu suốt, chiêm nghiệm. Dòng tâm tư của nhân vật, quá khứ, hiện tại xuất hiện một lúc, không bị ngăn cách, liên tục như dòng chảy. Dòng kí ức cứ chảy luân phiên và chuyển tiếp giữa hai bờ quá khứ _ hiện tại và gắn với đó là sự chuyển ngôi người kể chuyện. ở đây có đến bốn lần diễn ra sự chuyển ngôi đồng thời diễn ra sự thay đổi về mặt thời gian. Hiện tại gắn với nhân vật Lam Ngàn Năm Đầu To, quá khứ lại gắn với lời kể của nhân vật “tôi”, nhân vật Tây Môn Náo. Sự chuyển tiếp, đồng hiện ấy không hề qua một bước trung gian nào, chồng chất lên nahu trong dòng kí ức của những nhân vật. Khảo sát toàn bộ tác phẩm, chúng ta có thể nhìn rõ sự chuyển ngôi người kể chuỵện qua sơ đồ sau : phần Q1 q2 q3 q4 q5 Cột mốc thời gian (thời điểm bắt đầu ) ~ 1948 _1950 1964 ~1972 ~ 1983 2000_2006 Nv Người kể chuyện Tây Môn Náo(Lam Ngàn Năm) Giải Phóng Tây Môn Náo Giải Phóng_Tây Môn Náo Mạc Ngôn Việc kéo dài và làm đồng hiện thời gian tâm lý nhân vật ở những phiến đoạn nói trên làm cho cốt truyện có độ căng về mặt thời gian. Mặt khác dù kí ức chiếm phần lớn tác phẩm nhưng với dòng ý thức của nhân vật, người đọc vẫn cảm nhận được sự hiện diện của “cảm giác thời gian hiện tại “. Mặc dù những sự kiện được tái hiện thuộc về quá khứ nhưng cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật thì vẫn là “cảm giác của thời gian hiện tại “ Nhà văn Mạc Ngôn đã từng trả lời phỏng vấn về cuốn “ Sống đoạ thác đầy “ : “ Thời gian đặt bút viết chỉ có 43ngày, nhưng thực ra tôi đã nghiền ngẫm nó suốt 43năm qua. Bởi câu chuyện và các nhân vật được miêu tả trong đó đều được tôi suy nghĩ suốt nhiều năm qua, gần như họ đã song hành với tôi, chiếm nửa thời gian trong cuộc đời tôi …một lần tới thăm một ngôi miếu ở Thừa Đức, tôi nhìn thấy một nhóm tượng phù điêu tượng trưng về sáu kiếp luân hồi, tôi vụt nảy ra ý tưởng dùng nó làm kết cấu cho cuốn “Sống đoạ thác đầy “. Tôi cảm thấy sáu kiếp luân hồi có thể biến thành một dạng phương pháp kết cấu tiểu thuyết và thông qua nó, thông qua đôi mắt của động vật để miêu tả con người và câu chuyện mà tôi muốn nói tới “ Chính sự sáng tạo của tác giả trong kết cấu thời gian đã tạo nên cái mới mẻ của tác phẩm, khiến cho tác phẩm như “có màu sắc, hương vị và âm thanh” Xin mượn lời nhận xét của PGS. TS Đào Duy Hiệp làm kết thúc cho bài viết này “Việc nghiên cứu nghệ thuật thời gian qua một số thủ pháp vào một tác phẩm cụ thể ở đây cho thấy tầm quan trọng của nó trong sáng tác nghệ thuật, thời gian có mặt ở khắp nơi mà trong tác phẩm, nhà văn luôn có tham vọng qua tiểu thuyết của anh ta nắm giữ toàn bộ những mạng nhện, thời gian của quá khứ…Chính thủ pháp nghệ thuật về thời gian đã dệt nên trong tác phẩm một mạng lưới tâm lí truyện kể đựoc xem như một ý thức về thời gian hoàn toàn rõ rệt và nhưng mối liên hệ không mập mờ giữa quá khứ, hiên tại …”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVHDOCS 20.doc