Tiểu luận Thực hiện các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam

MỤC LỤC

Lời mở đầu 4

Phần I: Cơ sở lý luận về các yêu cầu kế toán 5

I.1 Yêu cầu chung đối với Kế toán 5

I.2 Yêu cầu cơ bản đối với Kế toán 6

Phần II: Thực trạng thực hiện các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp VN. 8

II.1 Các luận điểm về tính hữu ích của bản báo cáo tài chính 8

II.2 Tính trung thực và hợp lý(1) 14

II.3 Động lực thổi phồng báo cáo tài chính(2) 15

II.4 Tình trạng chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán của nhiều DN(3) 17

II.5 Nguyên nhân lập báo cáo tài chính hợp nhất chưa thành công(4) 21

II.6 Các màn phù phép trong báo cáo tài chính 23

II.7 Tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận 29

II.8 Báo cáo tài chính cần nhất sự minh bạch 35

II.9 Báo cáo tài chính phơi bày hay che giấu(5) 38

II.10 Điểm ngoại trừ trong báo cáo tài chính(6) 41

II.11 Chất lượng các báo cáo tài chính chưa kiểm toán sai khá nhiều so với báo cáo kiểm toán(7) 43

II.12 Khó đo lường độ trung thực của bản cáo bạch 45

II.13 Tính trung thực báo cáo tài chính năm 2008 chưa được cải thiện(8) 46

II.14 Thực trạng công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại các tập đoàn kinh tế Việt Nam 49

II.15 Đối phó và hệ lụy trong công tác kế toán tại các DN Việt Nam 51

II.16 Ví dụ về báo cáo của HSBC chỉ mang tính minh họa 53

II.17 Tác hại của sự sai lệch trong báo cáo tài chính 55

II.18 Biện pháp hạn chế việc phù phép báo cáo tài chính 57

II.19 Cách tăng tính thuyết phục cho bản báo cáo tài chính 57

II.20 Tích cực của các màn phù phép trong báo cáo tài chính(9) 60

Phần III: Kết luận 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2118 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực hiện các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vượt mức công suất tối ưu: Trong điều kiện thông thường, mỗi doanh nghiệp thường xác định một mức công suất tối ưu, tuỳ thuộc nhiên, trong trường hợp cần tăng lợi nhuận, công ty có thể quyết định sản xuất vượt mức công suất tối ưu. Điều này cho phép công ty giảm giá thành đơn vị sản phẩm nhờ tận dụng chi phí cố định. Mặt trái của biện pháp này là máy mó, thiết bị phải làm việc quá mức ảnh hưởng tiêu cự tới năng suất và độ bền. Ngoài ra, sản phẩm làm ra nhiều, nếu không bán được, sẽ phát sinh chi phí bảo quản và hàng tồn kho lâu ngày sẽ bị giảm giá trị. Cả hai biện pháp phù phép báo cáo tài chính (dựa trên các ước tính kế toán hay các giao dịch thực), về bản chất, chỉ là chuyển lợi nhuận của các năm sau sang năm hiện tại. Điểm khác biệt l à ở chỗ: trong khi sử dụng các ước tính kế toán không làm thay đổi khả năng sinh lời đích thực của doanh nghiệp, thì việc sử dụng các giao dịch thực để phù phép lợi nhuận sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của công ty trong dài hạn. Xét về mặt này, làm tăng lợi nhuận thông qua các ước tính kế toán được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sử dụng các ước tính kế toán không đủ sức giúp các doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng và có thể sẽ gặp trở ngại từ phía kiểm toán viên. Do đó, doanh nghiệp có thể phải dùng đến các giao dịch thực để tăng lợi nhuận. Kiểm toán vi ên dù phát hiện các thủ thuật này nhưng vì nó tuân thủ các chuẩn mực kế toán, nên cũng không thể yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh lại.   Tóm lại, dù áp dụng biện pháp nào, về lâu dài đều không có lợi cho nhà đầu tư cũng như cho chính công ty. Xét trên phạm vi toàn xã hội, hậu quả còn nặng nề hơn, vì bê bối tài chính của một công ty không chỉ ảnh hưởng riêng đến công ty đó, mà còn làm xói mòn lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường. Để ngăn chặc những tác động tiêu cực của “Overvaluation”, các doanh nghiệp cần có ý thức cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng cần tỉnh táo để không đẩy mọi việc đi quá xa vượt tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nhiều khi lợi ích ngắn hạn của “Overvaluation” quá hấp dẫn khiến các doanh nghiệp khó có thể cưỡng lại được. Theo như nhận xét của Giáo sư M.C Jensen, Giám đốc công ty Tư vấn Quản trị doanh nghiệp Monitor Group: “Overvaluation cũng giống như một loại heroin. Nó mang cho ta cảm giác lâng lâng ban đầu, nhưng không lâu sau đó sẽ là những nối đau khôn cùng. II.7 Tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận Trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) tăng trưởng “phi mã” trong thời gian gần đây, liệu có hay không các nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận kế toán để thu hút nhà đầu tư (NĐT) và làm tăng giá trị thị trường của công ty? Bài viết xin đi sâu phân tích khả năng nhà quản trị thực hiện hành động điều chỉnh lợi nhuận và đề xuất vận dụng một cơ chế chặt chẽ hơn về trình bày và công bố báo cáo tài chính (BCTC) để thông tin tài chính phản ánh trung thực, khách quan hoạt động kinh tế. Sự bùng nổ của TTCK Việt Nam trong thời gian gần đây hối thúc các nhà quản lý can thiệp để giảm nhiệt cho thị trường bằng một số biện pháp hành chính. Các nhà chuyên môn đưa ra nhiều cách lý giải khác nhau về sự tăng giá “phi mã” của các cổ phiếu, như Việt Nam gia nhập WTO, Mỹ trao PNTR cho Việt Nam, môi trường đầu tư của Việt Nam được cải thiện, NĐT nước ngoài “mua mạnh”, hiệu quả và tăng trưởng cao của các công ty,… Bên cạnh đó, đầu tư theo hướng “phong trào” cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho chứng khoán (CK) sốt ảo đến ‘cả các bà nội trợ cũng mua cổ phiếu’. Hiện tượng này cho thấy NĐT cá nhân (và ngay cả một số NĐT thể chế) trên TTCK chưa lĩnh hội đủ các kiến thức cơ bản về đầu tư CK để có thể đánh giá các danh mục đầu tư. Việc các NĐT cá nhân đổ xô đi học các lớp CK cấp tốc minh chứng cho hiện tượng này. Một trong những nhân tố quan trọng góp phần “lôi kéo” các NĐT là hiệu quả kinh doanh và triển vọng tăng trưởng của các công ty niêm yết. Các NĐT có xu hướng đầu tư vào những công ty làm ăn có hiệu quả và có triển vọng tăng trưởng cao. Lợi nhuận (hay cổ tức) là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị thị trường của cổ phiếu. Và TTCK Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Vào thời điểm 19/01/2007, nhiều tờ báo đã nêu hiện tượng có một số cá nhân cung cấp thông tin “nội gián” giúp cho một vài NĐT trục lợi trên TTCK. Vì lợi nhuận là một nhân tố quyết định đến giá cổ phiếu nên các NĐT luôn băn khoăn câu hỏi liệu lợi nhuận có được báo cáo trung thực hay không? Trong bối cảnh của thị trường trong thời gian qua, liệu các công ty có “bắn tín hiệu” thuận lợi (báo cáo lợi nhuận cao hơn thực tế) cho NĐT để làm tăng giá trị thị trường của công ty. Một khi lợi nhuận được báo cáo không trung thực, NĐT sẽ bị đánh lừa và sẽ kéo theo những hệ lụy khó lường (như trường hợp của công ty năng lượng Enron ở Mỹ năm 2002). Vấn đề này không được các chuyên gia đưa ra trong giải thích biến động gần đây của TTCK VN. Khả năng thực hiện một báo cáo lợi nhuận “linh hoạt” Lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng được trình bày trong BCTC (báo cáo kết quả kinh doanh). Một cách chung nhất, lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ chi phí. Cũng như các chỉ tiêu khác, việc trình bày (tính toán) lợi nhuận phải tuân theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Tính linh hoạt của các chuẩn mực và chế độ kế toán cho phép nhà quản trị thực hiện một báo cáo lợi nhuận theo nhiều hướng khác nhau để mang lại lợi ích cho công ty (chẳng hạn nhằm thu hút vốn đầu tư trên thị trường) và cho chính họ (tiền thưởng tính trên hiệu quả kinh doanh), nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tuân thủ pháp lý. Hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý thường được biết đến (trong thực tế ở các TTCK phát triển cao) bằng những cụm từ “thổi phồng lợi nhuận”, “xào nấu số liệu”, “nghệ thuật tính toán kết quả”; trong khoa học, hành vi này thường được gọi là quản trị lợi nhuận. Việc làm “méo mó” số liệu lợi nhuận được thực hiện thông qua hành vi điều chỉnh doanh thu và chi phí. Dưới đây là tổng hợp các phương án có thể được vận dụng để tính toán lợi nhuận “hành vi”. Lựa chọn phương pháp kế toán: Lựa chọn phương pháp kế toán có ảnh hưởng đến thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí (và kết quả là ảnh hưởng đến thời điểm ghi nhận lợi nhuận). Lựa chọn một (hoặc một số) phương pháp kế toán cho phép ghi nhận doanh thu sớm hơn và chuyển dịch ghi nhận chi phí về sau sẽ làm tăng lợi nhuận báo cáo trong kỳ và ngược lại. Trong chế độ kế toán doanh nghiệp, tồn tại một số phương pháp có thể được vận dụng để ghi nhận doanh thu, chi phí: Ghi nhận doanh thu: doanh nghiệp có thể vận dụng phương pháp phần trăm hoàn thành để ghi nhận doanh thu và chi phí trong hoạt động cung cấp dịch vụ và hợp đồng xây dựng. Phương pháp này cho phép doanh nghiệp ghi nhận mức doanh thu lớn hơn hoặc nhỏ hơn thực tế theo tỷ lệ ước tính tiến độ thực hiện hợp đồng ; Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho (bình quân, nhập trước-xuất trước, nhập sau-xuất trước, đích danh) ảnh hưởng đế ghi nhận giá vốn hàng bán trong kỳ, và từ đó, ảnh hưởng đến lợi nhuận báo cáo trong kỳ; Lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ: Mỗi một phương pháp khấu hao (đường thẳng, tỷ lệ sử dụng, số dư giảm dần có điều chỉnh) cho chi phí khấu hao khác nhau. Cần lưu ý rằng, phạm vi của lựa chọn này khá hạn chế. Vận dụng các phương pháp kế toán: Chế độ kế toán cũng cho phép doanh nghiệp được phép vận dụng các phương pháp kế toán thông qua việc lựa chọn thời điểm ghi nhận chi phí. Việc chuyển dịch về sau (hoặc ghi nhận sớm hơn) một số loại chi phí sẽ làm giảm (hoặc tăng) chi phí của niên độ hiện hành. Các loại chi phí có thể chuyển dịch thời điểm ghi nhận bao gồm: chi phí bảo hiểm hỏa hoạn, giá trị công cụ, dụng cụ phân bổ nhiều kỳ, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí quảng cáo, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Những loại chi phí này có thể được ghi nhận vào niên độ phát sinh hoặc phân bổ cho một số kỳ (dựa vào nguyên tắc phù hợp). Lựa chọn thời điểm vận dụng các phương pháp kế toán và các ước tính các khoản chi phí, doanh thu: Nhà quản trị doanh nghiệp có thể lựa chọn thời điểm và cách thức ghi nhận các sự kiện có liên quan đến chỉ tiêu lợi nhuận trong kỳ. Chẳng hạn, thời điểm và mức dự phòng cần lập của hàng tồn kho, của CK và nợ phải thu khó đòi; thời điểm các khoản dự phòng này được hoàn nhập hay xóa sổ và mức hoàn nhập. Doanh nghiệp cũng có thể ước tính (trích trước) một số chi phí như chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí bảo hành công trình xây lắp, ước tính tỷ lệ hoàn thành hợp đồng xây lắp và cung cấp dịch vụ để ghi nhận doanh thu và chi phí, ước tính tỷ lệ lãi suất ngầm ẩn của hợp đồng thuê tài sản để vốn hóa tiền thuê trong một hợp đồng thuê tài chính. Ước tính thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ cũng có thể được thực hiện để điều chỉnh chi phí khấu hao (mặc dù phạm vi không lớn). Lựa chọn thời điểm đầu tư hay thanh lý TSCĐ: Lựa chọn thời điểm mua hay thanh lý, nhượng bán TSCĐ cũng có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán. Nhà quản trị doanh nghiệp có thể quyết định khi nào và mức bao nhiêu các chi phí quảng cáo, chi phí sửa chữa, nâng cấp cải tạo TSCĐ được chi ra. Nhà quản trị cũng có thể quyết định thời điểm thanh lý, nhượng bán TSCĐ để đẩy nhanh hoặc làm chậm lại việc ghi nhận lợi nhuận hay thua lỗ hoạt động khác. Đẩy nhanh hay làm chậm lại việc gửi hàng cho khách hàng vào thời điểm gần cuối niên độ cũng có ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận báo cáo trong kỳ. Các phương án trên có thể được vận dụng tổng hợp để điều chỉnh lợi nhuận mục tiêu của một hoặc một vài kỳ kế toán. Điều hiển nhiên là mức biến động lợi nhuận phụ thuộc vào giới hạn cho phép (hay mức linh hoạt) của các phương pháp kế toán. Mặt khác, hướng điều chỉnh (tăng, giảm) lợi nhuận không thể không có giới hạn vì việc điều chỉnh tăng doanh thu và giảm chi phí trong một (hoặc một số kỳ) kỳ này sẽ làm giảm doanh thu và tăng chi phí trong một vài kỳ kế tiếp sau đó (số trung bình của toàn bộ số lợi nhuận điều chỉnh qua các năm phải bằng 0 trong một khoảng thời gian hữu hạn, thường là vài ba năm). Ví dụ sau sẽ mô phỏng hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị thông qua việc vận dụng các phương pháp kế toán: Giả sử, công ty A hoạt động trong lĩnh vực xây lắp có doanh thu thuần trong năm N là 100 tỷ đồng (doanh thu được ghi nhận theo phương pháp 100 % hoàn thành). Chi phí được tập hợp như sau : - Giá vốn hàng bán (được tính theo phương pháp nhập sau - xuất trước): 56 tỷ - Chi phí bán hàng: 13 tỷ đồng, trong đó chi phí bảo hành sản phẩm 5 tỷ (bằng 5% doanh thu) - Chi phí quản lý doanh nghiệp: 22 tỷ đồng; - Hoạt động tài chính và hoạt động khác không có Lợi nhuận trước thuế là: 100 – (56+13+22) = 9 tỷ đồng Vì chuẩn bị niêm yết trên TTCK, ban giám đốc công ty muốn “tăng” lợi nhuận lên để thu hút vốn trên TTCK và quyết định khai thác tối đa các công cụ tài chính, kế toán để có được lợi nhuận báo cáo trong năm là cao nhất. Kế toán trưởng của công ty thử tính toán lợi nhuận theo các phương án khác nhau trong điều kiện cho phép và bảo đảm tính pháp lý của phương án được lựa chọn. Giả sử phương án dưới đây cho lợi nhuận cao nhất : - Ước tính một phần doanh thu theo tỷ lệ phần trăm hoàn thành. Giải pháp này làm tăng doanh thu thêm 2 tỷ đồng; - Giá vốn hàng bán giảm so với phương án cũ 160 triệu đồng khi chuyển từ phương pháp nhập sau - xuất trước sang phương pháp nhập sau trước - xuất trước (?) (giả sử việc thay đổi này là hợp lý); - Tỷ lệ chi phí bảo hành sản phẩm được ước tính lại theo mức 3,5 % trên doanh thu (102 tỷ * 3,5% = 3,57 tỷ đồng). So sánh lợi nhuận của hai phương án: Khoản mục Phương án cũ Phương án mới 1. Doanh thu 100 102 2. Giá vốn hàng bán 56 56 – 0,16 3. Chi phí bán hàng 13 13 - 5 + (5-3,57) 4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 22 5. Lợi nhuận trước thuế 9 12,27 Như vậy, sau khi vận dụng các phương pháp kế toán có thể có, lợi nhuận được điều chỉnh tăng lên 3,27 tỷ đồng. Có thể thấy rằng, 3,27 tỷ đồng này là lợi nhuận kế toán, không phải là lợi nhuận kinh tế. Hay nói cách khác, lợi nhuận được “thổi phồng” thêm 3,27 tỷ đồng và có thể gây nhầm lẫn cho NĐT nếu họ không am hiểu đủ bản chất của thông tin kế toán và nếu doanh nghiệp không giải thích đầy đủ cách thức tính toán lợi nhuận. Để hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý, nhiều chuyên gia gợi ý sử dụng chỉ tiêu dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi các phương pháp kế toán, và đây là một trong các lý do biện hộ cho yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay “giá trị gia tăng kinh tế”. Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận vẫn được sử dụng phổ biến để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Sự cần thiết phải tăng cường kiểm tra tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận Một khi chỉ tiêu lợi nhuận kế toán được báo cáo không phản ánh thực tế, khách quan (như yêu cầu của thông tin kế toán), NĐT có thể bị đánh lừa và hậu quả có thể khó lường. Sự kiện một số công ty hàng đầu của Mỹ phải phá sản (như trường hợp của công ty năng lượng Enron năm 2002) do “xào nấu” số liệu kế toán đã đòi hỏi Ủy ban Chứng khoán của Mỹ thực hiện một số biện pháp cấp bách nhằm quản lý chặt chẽ chất lượng của thông tin tài chính của các công ty niêm yết cung cấp cho NĐT trên TTCK (luật Sarbannes-Oxley). Sự tăng tốc “phi mã” gần đây của TTCK Việt Nam đặt ra vấn đề phải xem xét lại một cách nghiêm túc chất lượng của thông tin tài chính của các công ty niêm yết. Mặc dù chế độ kế toán đòi hỏi các doanh nghiệp phải cung cấp bản giải trình (thuyết minh) số liệu BCTC, trong thực tế, bản thuyết minh của các doanh nghiệp quá vắn tắt, không cung cấp đủ thông tin cho phép NĐT đánh giá đầy đủ tính trung thực của BCTC. Mặt khác, kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết chủ yếu tập trung vào kiểm toán tuân thủ, xem nhẹ hoặc bỏ qua kiểm toán tính trung thực của BCTC. Từ thực tế này, thiết nghĩ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần có một quy chế chặt chẽ hơn về mặt trình bày BCTC của các công ty niêm yết (nguyên tắc ghi nhận và đo lường kế toán vẫn tuân theo chuẩn mực và chế độ kế toán) theo hướng sau: Một là, bắt buộc các công ty phải chi tiết hóa bản thuyết minh BCTC quy định trong chế độ kế toán. Chi tiết được thực hiện theo hướng nhấn mạnh đến giải trình việc vận dụng các phương pháp kế toán. Công ty niêm yết phải cung cấp bản giải trình chi tiết này. Phải có một chế tài đủ mạnh nếu một công ty không tuân thủ; Hai là, yêu cầu kiểm toán tính trung thực của BCTC. Kiểm toán tính trung thực cần tập trung vào các ước tính kế toán. Báo cáo kiểm toán phải chỉ rõ biến động lợi nhuận do thay đổi các phương pháp kế toán. Ba là, đảm bảo tính độc lập của các thành viên của ban kiểm toán các công ty niêm yết. Trong bối cảnh, mọi người đều tham gia TTCK, kiểm toán viên của các công ty kiểm toán độc lập đầu tư vào CK không phải là một trường hợp ngoại lệ mà ngược lại có thể khá phổ biến vì họ hiểu khá rõ đặc điểm và tình trạng tài chính của các công ty. Một khi kiểm toán viên mua cổ phiếu của một công ty mà họ tham gia kiểm toán, báo cáo kết quả kiểm toán BCTC của công ty do kiểm toán viên đó kiểm toán sẽ có xu hướng không làm tổn hại đến lợi ích của họ (với tư cách là một NĐT) và từ đó, tính trung thực của báo cáo kiểm toán bị ảnh hưởng (kiểm toán tuân thủ luôn đảm bảo). Vì vậy, cần phải loại trừ các thành viên ban kiểm toán là NĐT vào công ty được chính họ kiểm toán hoặc giới hạn tỷ lệ phần trăm cổ phần tối đa mà họ nắm giữ trong công ty được kiểm toán để báo cáo kiểm toán không chịu sự chi phối bởi khoản đầu tư của chính họ. Công việc này không dể dàng trong thực tế vì rất khó kiểm soát được thông tin của NĐT. Làm được điều này đòi hỏi có sự phối hợp của các cơ quan có liên quan. Chế độ kế toán cho phép doanh nghiệp thực hiện một số lựa chọn các phương pháp kế toán để hạch toán và báo cáo lợi nhuận. Mỗi một phương án lựa chọn khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến mức lợi nhuận báo cáo trong kỳ. Tuy nhiên, việc vận dụng các phương pháp kế toán cũng có thể bị tác động bởi lợi ích chủ ý của chính doanh nghiệp nhằm làm tăng lên giá trị thị trường của công ty và có thể đẩy giá thị trường của cổ phiếu lên một giá trị ảo. Nếu không có các biện pháp đảm bảo tính trung thực của thông tin tài chính thì hậu quả thật khó lường. II.8 Báo cáo tài chính cần nhất sự minh bạch Việt Nam hiện đã công bố 26 chuẩn mực kế toán trên cơ sở vận dụng có chọn lọc chuẩn mực kế toán quốc tế, nhưng mức độ tuân thủ cũng như cách hiểu lại có nhiều điểm khác nhau. Vì sao lại có tình trạng này và đến khi nào chúng ta có thể hội nhập toàn bộ chuẩn mực kế toán, kiểm toán với quốc tế? ĐTCK đã phỏng vấn PGS.TS Đặng Văn Thanh, Phó chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), Chủ tịch Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc. Ông đánh giá thế nào về việc có sự chênh lệch lợi nhuận lên đến hàng chục tỷ đồng giữa BCTC trước và sau kiểm toán của một số DN niêm yết vừa qua? Theo tôi, khi lập và công bố BCTC, ngoài những công ty thực hiện nghiêm túc và phản ánh đúng thực trạng tài chính thì có hai khả năng (tình huống) xảy ra. Để giảm bớt số lãi thực tế, giảm bớt thuế thu nhập DN phải nộp hoặc quá thận trọng với các diễn biến của thị trường, không ít công ty đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá các khoản đầu tư nói chung quá lớn, vượt quá mức cần thiết. Khả năng thứ hai, ngược lại có nhiều công ty trích lập dự phòng giảm giá quá ít so với mức độ giảm giá thực tế của các khoản đầu tư để che dấu tình trạng làm ăn yếu kém, tạo ra bức tranh giả tạo về thực trạng hoạt động của công ty. Tôi cho rằng, hiện nay ở Việt Nam đã có tương đối đầy đủ quy định mang tính pháp lý và hướng dẫn về trích lập các khoản dự phòng. Tuy nhiên, không ít DN vẫn thực hiện không đúng, không đầy đủ vì nhiều nguyên nhân. Trước hết, đó là ý thức tuân thủ của các công ty, sau nữa là năng lực và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát. Có một thực tế, việc đánh giá, khai thác thông tin trên BCTC của các công ty, kể cả báo cáo nộp cho các cơ quan chức năng (Tài chính, Thuế, UBCK), đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng đã không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ. Không ít trường hợp BCTC của DN chậm nộp, chậm công bố, công bố không đầy đủ, không chính xác theo quy định vẫn không bị phát hiện hoặc có phát hiện nhưng không có thái độ xử lý đúng mức. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, vẫn còn một số quy định chưa rõ ràng, chưa đúng và còn phức tạp trong nội dung, trong diễn đạt, dẫn đến các cách hiểu khác nhau khi thực hiện.  Ông đánh giá thế nào về mức độ tuân thủ các chuẩn mực kế toán quốc tế mà Việt Nam đã ban hành? Yêu cầu các DN áp dụng chuẩn mực kế toán đã được đặt ra từ lâu, từ khi bắt đầu công cuộc cải cách kế toán (1994). Nhưng do đặc điểm của cơ chế quản lý ở Việt Nam đã quá quen với thực hiện và tuân thủ các chế độ kế toán, mà chủ yếu lại là các văn bản hướng dẫn chế độ hoặc cụ thể hóa chính sách, chế độ vào từng lĩnh vực, từng ngành nghề cụ thể; trong khi đó, nhiều DN của Việt Nam thuộc sở hữu Nhà nước hoặc DNNN được cổ phần hóa; hơn 90% là DN nhỏ và vừa, nên việc áp dụng chuẩn mức kế toán còn lúng túng và chưa được sự quan tâm đúng mức. Theo nhìn nhận của tôi thì các DN sẵn sàng nhập cuộc để công khai BCTC chủ yếu là các DN có hoạt động liên doanh, liên kết, DN niêm yết, ngân hàng, DN có vốn đầu tư nước ngoài. Các DN khác có nghiên cứu, áp dụng song song chuẩn mực và chế độ kế toán, nhưng mức độ hiểu biết và sẵn sàng tuân thủ chuẩn mực kế toán chưa cao lắm. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, thách thức lớn nhất đối với việc lập và công bố BCTC là gì thưa ông? Đó là tính minh bạch. Công khai, minh bạch là phương thức hữu hiệu để công chúng, mà trước hết là NĐT có sự nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng của DN, trong đó có thực trạng tài chính. Lâu nay, vấn đề công khai, minh bạch đã được quan tâm, có nhiều quy chế, nhưng chưa có sự ràng buộc thật chặt chẽ về mặt pháp lý, nên rất nhiều trường hợp mới chỉ là công khai và dừng lại ở yêu cầu công khai, trong khi cái cần hơn lại là sự minh bạch. Không ít DN công bố BCTC và các thông tin còn nặng về hình thức, công bố cho có, không đầy đủ, thiếu chi tiết cần thiết và có DN chưa muốn có sự đánh giá đúng mức về thực trạng tài chính của mình. Ở nhiều nước, các chuẩn mực kế toán do hội nghề nghiệp ban hành, nhưng ở Việt Nam lại do Bộ Tài chính. Điều này có làm giảm tính sát thực của các chuẩn mực đối với từng ngành nghề? Hiện Bộ Tài chính vẫn là cơ quan quản lý nhà nước về kế toán và thực hiện công bố các chuẩn mực kế toán. Giá trị pháp lý của các quyết định về chuẩn mực kế toán không cao hơn các văn bản pháp luật Nhà nước, nhưng nó mang tính chỉ dẫn và mực thước cho DN lựa chọn trên cơ sở các quy định pháp lý và các chế độ kế toán của Nhà nước. Do đó, cùng với các chuẩn mực kế toán, Việt Nam vẫn có các quy định về chế độ kế toán vừa mang tính bắt buộc vừa mang tính hướng dẫn dưới hình thức các quyết định, các thông tư do Bộ Tài chính ban hành. Về lâu dài, để phù hợp với thông lệ quốc tế và cách thức quản lý của nhà nước pháp quyền trong nền kinh tế thị trường mở, cần có sự nhận thức đúng hơn về chuẩn mực kế toán và kiểm toán. Nhà nước ban hành luật pháp và các văn bản quy phạm pháp luật để điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội. Các chuẩn mực nghiệp vụ sẽ do các tổ chức nghề nghiệp soạn thảo và công bố. Việc quản lý nghề nghiệp và hành nghề của các chuyên gia kế toán, các kiểm toán viên sẽ do tổ chức nghề nghiệp kế toán đảm nhiệm, cả về tuân thủ quy định của nghề nghiệp và đạo đức hành nghề. Đó cũng là thông lệ trên thế giới và nhiều quốc gia thực hiện hàng chục năm nay. II.9 Báo cáo tài chính phơi bày hay che giấu(5) Hoàn toàn lặng im khi nghe bồi thẩm đoàn đọc cáo trạng, Bernard Ebbers, cựu giám đốc điều hành tập đoàn viễn thông World Com, Mỹ đã bị buộc tội gian lận và cung cấp các số liệu không chính xác tại các báo cáo tài chính liên quan đến khoản tiền 11 tỷ USD trong vụ phá sản của một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất nước Mỹ. Với các tội danh trên, Ebbers có thể phải chịu hình phạt lên đến 85 năm tù giam. Lúc đó, phản ứng duy nhất của mọi người trong phiên toà là từ phía vợ Ebbers, bà ngồi khóc lặng lẽ với sự an ủi của cô con gái. Ebbers và gia đình đã rời khỏi toà mà không có bình luận gì. Với họ những sai phạm tài chính đã quá rõ ràng. Từ trước đến nay, báo cáo tài chính là công cụ được sử dụng để công bố những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy mà, nhiều công ty đã sử dụng chính công cụ này để “che dấu” những thua lỗ trong kinh doanh, lừa dối các nhà đầu tư. Điều này đã dẫn đến “một nghịch lý đáng buồn đối với báo cáo tài _________________________ (5) www.bwportal.com chính, một công cụ vốn được xem là cái gậy của các cơ quan quản lý nhằm duy trì tính minh bạch trong các hoạt động kinh doanh”, như lời John Patosa, cựu giám đốc Uỷ ban chứng khoán và hối đoái Mỹ (SEC) đã từng nhận xét, “đó là càng che dấu tài chính bao nhiêu thì lại càng dễ phơi bày những lỗi lầm bấy nhiêu”. Bernie Ebbers, một cựu huấn luyện viên bóng rổ, đã góp công lớn trong việc đưa Worldcom từ một công ty nhỏ tại vùng Mississippi hẻo lánh trở thành một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất trên thế giới trong vòng chưa đầy 15 năm. Ông chỉ là một trong 6 cựu thành viên ban lãnh đạo của Worldcom bị truy tố sau những bê bối tài chính dẫn đến sự sụp đổ Worldcom, một thời là biểu tượng của ngành viễn thông Mỹ. Đã có thời điểm, giá trị của Worldcom trên thị trường chứng khoán vượt qua con số 100 tỷ USD. Điều đáng ngạc nhiên là mặc dù được đánh giá như một trong những thành viên năng động và nhạy bén nhất của Worldcom trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh vào thập kỷ 90 nhưng tại toà án Ebber luôn nói là mình không biết gì về các chi tiết tài chính của tập đoàn. Và khi công việc kinh doanh sa sút, Worldcom đã che dấu khó khăn với các cổ đông bằng những gian lận kế toán trong báo cáo tài chính lên đến trên hàng chục tỷ USD. Suốt thời gian xét xử, Ebbers luôn bác bỏ các tội danh do tòa đưa ra và tự bào chữa rằng chỉ ông nắm được rất ít tin tức về tình hình tài chính của Worldcom, những sai phạm trong báo cáo tài chính chủ yếu thuộc về cựu giám đốc tài chính Worldcom, Scott Sullivan. Trước khi quyết định rằng Ebber có phạm tội hay không, bồi thẩm đoàn đã cân nhắc rất kỹ lời khai của Ebber và Scott Sullivan, người luôn cho rằng những gian lận của mình là làm theo lệnh của Ebbers. Việc Worlcom sụp đổ đã kéo theo phản ứng dây chuyền khiến giá cổ phiếu của nhiều hãng viễn thông khác cũng tụt dốc thê thảm và chính phủ Mỹ đã phải cải cách lại toàn bộ các quy định hiện hành về kế toán. Trong khi những gian lận tại Enron liên quan tới các thủ thuật kế toán tinh vi thì tại Worlcom các gian lận diễn ra rất đơn giản. Worlcom khi đó đã tăng giả mạo các chỉ số kế toán hiện hành và bỏ đi các số liệu về vốn theo thời gian mà nhẽ ra phải công bố công khai. Về bản chất, Worlcom đã chuyển dịch một loạt các con số từ cột này sang cột khác trong báo cáo tài chính. Những gian lận tài chính của Worldcom được đưa ra ánh sáng chưa đầy một năm sau việc Enron phá sản do những scandal tài chính hàng chục tỷ USD. Vụ việc của Worldcom và Enron đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực hiện các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan