Tiểu luận Thực hiện nếp sống văn hóa văn minh trong trường học

Cuộc điều tra về giáo dục học tại thành phố Hồ Chí Minh mới đây đã cho thấy thực trạng: 60% sinh viên sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội; 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ và chỉ có 30% sinh viên say mê học tập.

60% sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội!

Kiểu sống của nhóm sinh viên này chiếm tỷ lệ cao nhất trong các kiểu sống của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Họ vẫn chú ý đến học tập và thường gặp gỡ, thăm hỏi bạn bè và người thân nhưng thường trong phạm vi hẹp. Ngoài ra họ còn xem ti vi, đọc sách báo.

Có điều họ ít tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị, sinh hoạt tập thể. Đây là cách sống thiếu năng động, thiếu tích cực, ít hòa nhập vào đời sống xã hội. Trước những sự kiện đang xảy ra xung quanh mình, họ luôn tỏ thái độ bàng quan. Ngay cả lửa cháy như cháy Trung tâm Quốc tế ITC cũng không hề tác động “xi nhê” gì đến họ!

Kết quả nghiên cứu trên còn cho thấy môi trường sống đã ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống của sinh viên. Chẳng hạn, sinh viên sống cùng với gia đình thể hiện một lối sống chăm lo bản thân và người thân, nhưng thiếu tích cực hòa nhập vào đời sống xã hội chung.

Trong khi đó, những sinh viên sống xa nhà lại gắn bó với cuộc sống tập thể và xã hội hơn. Do vậy, lối sống tích cực ở họ cũng cao hơn hẳn những sinh viên cùng sống với gia đình. Đặc biệt môi trường sống ở ký túc xá đã ảnh hưởng lớn đối với việc hình thành kiểu sống này.

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10361 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực hiện nếp sống văn hóa văn minh trong trường học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, văn hóa giúp hạn chế lối sống chạy theo ham muốn quá mức của "xã hội tiêu thụ", dẫn đến chỗ làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường sinh thái.  Văn hóa cổ vũ và hướng dẫn cho một lối sống có chừng mực, hài hòa, nó đưa ra mô hình ứng xử thân thiện giữa con người với thiên nhiên vì sự phát triển bền vững của hiện tại và tương lai. Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc  Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu vì con người. Tiên tiến về nội dung, hình thức biểu hiện và các phương tiện chuyển tải nội dung.  Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp trong quá trình dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; đó là lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống,...Bản sắc dân tộc còn đậm nét trong cả hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. Bản sắc dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng cơ bản thuộc về sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo giúp cho dân tộc đó giữ được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán trong quá trình phát triển.   Bản sắc dân tộc là sức sống bên trong của dân tộc, là quá trình dân tộc thường xuyên tự ý thức, tự khám qua tự vượt qua chính bản thân mình, biết cạnh tranh và hợp tác để tồn tại, phát triển. Bản sắc dân tộc thể hiện trong tất cả các mặt của đời sống xã hội: Cách tư duy, cách sống, cách dựng nước, giữ nước, cách sáng tạo trong văn hoá, khoa học và nghệ thuật… Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hoá phải được thấm đượm trong mọi hoạt động sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, giáo dục… sao cho trong mọi lĩnh vực chúng ta có tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại vừa mang sắc thái Việt Nam. Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước phải tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn phát huy giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc. Ba là, nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Nét đặc trưng của nền văn hoá Việt Nam là sự thống nhất mà đa dạng, là sự hoà quyện bình đẳng, sựt phát triển độc lập của văn hoá các dân tộc sống trên cùng lãnh thổ Việt Nam. Mỗi thành phần dân tộc có truyền thống và bản sắc của mình, cả cộng đồng dân tộc Việt Nam có nền văn hoá chung nhất. Sự thống nhất bao gồm cả tính đa dạng- đa dạng trong sự thống nhất. Không có sự đồng hoá hoặc thôn tính, kì thị bản sắc văn hoá của các dân tộc. Bốn là, xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng Mọi người Việt Nam phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh đều tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá nước nhà. Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp chung của toàn dân. Giai cấp công nhân, nông dân, trí thức là lực lượng chủ lực, nòng cốt trong việc xây dựng và phát triển và phát triển văn hoá nước nhà. Năm là, văn hoá là mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng Bảo tồn và phát huy những di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào cuộc sống, trở thành tâm lý, tập quán tiến bộ, văn minh là một cuộc cách mạng đầy khó khăn, phức tạp. Trong cuộc sống đó xây đi đôi với chống, lấy xây làm chính. Cùng với việc giữ gìn và phát huy những di sản quý báu của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá, sáng tạo vun đắp những giá trị mới, kiên trì đấu tranh bài trừ các hủ tục, các thói hư tật xấu, chống âm mưu lợi dụng văn hoá để thực hiện diễn biến hoà bình. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG 2.1 Thực trạng nếp sống của học sinh, sinh viên ở các trường học hiện nay 2.1.1 Đạo đức, lối sống văn hoá của học sinh hiện nay Trước hết là điều kiện sống và sinh hoạt của học sinh, sinh viên đã tốt hơn trước rất nhiều. Học sinh, sinh viên được tiếp cận nhiều kênh thông tin hết sức phong phú và đa dạng, được tiếp cận với nhiều phương tiện giáo dục nên điều kiện của các em trong học lý thuyết cũng như thực hành được tốt hơn. Có một thực tế không ai có thể phủ nhận: ngày nay các em có tri thức rộng hơn, tư duy năng động, sáng tạo hơn; đại đa số các em ham mê tìm hiểu khám phá những thành tựu khoa học mà kinh tế tri thức đã mang đến cho con người trên toàn thế giới và chính học sinh, sinh viên đã đóng góp được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực Hiện nay, nước ta có hơn 22 triệu học sinh, sinh viên theo học tập trung tại các trường đại học và cao đẳng sinh hoạt trong một cộng đồng với những quan hệ khá gần gũi (trường, lớp); với đặc điểm trẻ tuổi; có trình độ và năng lực sáng tạo, lại được trang bị ngoại ngữ, tin học; cộng với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đại, nên khả năng tiếp nhận cái mới nhanh và linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, đa dạng hóa tiến trình hội nhập giao lưu quốc tế. Nhưng thực tế, dù học cao đến đâu, các em cũng khó tự ý thức, kiềm chế được bản năng và đôi khi có những hành vi, thái độ, cử chỉ, hành động thiếu lịch sự, thiếu văn minh. Rất nhiều học sinh, sinh viên đều xử lý rác theo cách... tiện đâu vứt đó. Sau mỗi buổi học, trong hộc bàn, trên ghế, trên nền nhà… các phòng học đều có giấy, ly nhựa, túi nylon... Ngoài giờ học, các em thường ghé vào những xe đẩy bán hàng rong trước cổng trường ăn uống rồi vô tư vứt rác ngay tại chỗ. Sự thiếu ý thức đó xảy ra rất thường xuyên và thường lặp đi lặp lại ở bất cứ nơi đâu. Hiện tượng học sinh, sinh viên hút thuốc lá trong lớp, trong trường cũng khá phổ biến. Những người hút thuốc lá thường vứt tàn thuốc bừa bãi, hoặc thản nhiên biến hộc bàn thành nơi gạt tàn thuốc nếu đang ngồi trong lớp học. Tình trạng sinh viên đi học trễ xảy ra thường xuyên. Với một số sinh viên, việc đi học trễ trở thành căn bệnh kinh niên khó chữa. Nhiều giảng viên đã có kỷ luật sắt với những sinh viên đi trễ bằng cách không cho vào lớp tiết giảng đó, hoặc đánh vắng buổi học, hoặc trừ điểm trong cột chuyên cần... Tuy nhiên, sinh viên không quan tâm lắm, miễn sao không phải thi lại, học lại là được. Tại nhà vệ sinh các trường học đều ghi: “Xin giữ gìn vệ sinh nơi công cộng”, “vui lòng đi xong xin xả nước”… để mỗi học sinh, sinh viên tự ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh, sinh viên thiếu ý thức không xả nước sau khi đi vệ sinh nên mùi hôi bốc lên làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Chửi thề, văng tục là câu nói cửa miệng của không ít học sinh, sinh viên. Thế nhưng chửi thề, văng tục trong môi trường giáo dục là điều không thể chấp nhận vì đây là nơi đào tạo con người cả về tri thức lẫn nhân cách. Tình trạng học sinh, sinh viên viết bẩn lên mặt bàn, hộc bàn, trên tường, cửa ra vào, cửa sổ là điều dễ thấy ở bất cứ ngôi trường nào. Ta có thể bắt gặp trên mặt bàn một bài thơ, một câu ca dao- tục ngữ, một đoạn bài hát, công thức toán… Đa số nội quy của mỗi trường đều ghi rõ: “Không được chạy xe máy trong sân trường”, “Phải để xe đúng nơi quy định”... Thế nhưng nhiều học sinh, sinh viên vẫn chạy xe ào ào vào bãi, đôi khi đụng vào xe bên cạnh dẫn đến đổ xe hàng loạt. Một số khác vẫn phóng nhanh, vượt ẩu ngay trong khuôn viên trường. Học sinh, sinh viên ngày nay rất quan tâm đến cách ăn mặc, làm đẹp. Họ rất quan tâm đến vẻ đẹp, trang phục của nhau, của những người nổi tiếng mà họ cho là thần tượng. Từ đó, họ thường ăn mặc giống như thần tượng ngay cả khi đi học. Điều đáng nói là những bộ cánh các sinh viên nữ khoác trên mình đôi khi hở hang hoặc ngắn đến mức làm người đối diện đỏ mặt vì ngượng dù một số trường đã có nội quy cấm sinh viên mặc quần áo không phù hợp với thuần phong mỹ tục, với môi trường giảng đường.  Một vài năm gần đây đã xuất hiện việc mặc đồng phục ở các khoa và một số lớp, việc thực hiện này rất đáng được phát huy, vì nó tạo cho môi trường sư phạm và học đường của chúng ta được trang nghiêm và lịch sự. Nhưng bên canh đó vẫn còn tồn tại trong số sinh viên chúng ta một bộ phận không nhỏ các bạn chưa thực hiện tốt nếp sống văn minh, văn hóa học đường. Được biểu hiện như: Không mặc trang phục theo đúng qui định khi đến trường, một số bạn nam và nữ mặc áo không cổ, áo bỏ ngoài quần, đi dép lê đến lớp; điều này không những mất thẩm mỹ nơi học đường, mà còn thể hiện sự thiếu tôn trọng của sinh viên đối với thầy, cô giáo. Việc ăn mặc theo kiểu tự do này nhiều khi gây phản cảm đối với thầy cô. Văn hoá giao tiếp qua điện thoại của học sinh, sinh viên cũng là một trong những vấn đề đáng bàn. Tình trạng học sinh, sinh viên gọi điện thoại nói chuyện ngay tại lớp gây mất trật tự, ảnh hưởng đến nhiều người và làm gián đoạn lời giảng của thầy cô xảy ra không hiếm. Có em tự nhiên đi ra khỏi lớp để nghe điện thoại rồi lại trở vào lớp mà không xin phép thầy cô. 2.1.2 Lối sống thực dụng, buông thả của học sinh, sinh viên. Cuộc điều tra về giáo dục học tại thành phố Hồ Chí Minh mới đây đã cho thấy thực trạng: 60% sinh viên sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội; 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ và chỉ có 30% sinh viên say mê học tập... 60% sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội! Kiểu sống của nhóm sinh viên này chiếm tỷ lệ cao nhất trong các kiểu sống của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Họ vẫn chú ý đến học tập và thường gặp gỡ, thăm hỏi bạn bè và người thân nhưng thường trong phạm vi hẹp. Ngoài ra họ còn xem ti vi, đọc sách báo. Có điều họ ít tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị, sinh hoạt tập thể. Đây là cách sống thiếu năng động, thiếu tích cực, ít hòa nhập vào đời sống xã hội. Trước những sự kiện đang xảy ra xung quanh mình, họ luôn tỏ thái độ bàng quan. Ngay cả lửa cháy như cháy Trung tâm Quốc tế ITC cũng không hề tác động “xi nhê” gì đến họ! Kết quả nghiên cứu trên còn cho thấy môi trường sống đã ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống của sinh viên. Chẳng hạn, sinh viên sống cùng với gia đình thể hiện một lối sống chăm lo bản thân và người thân, nhưng thiếu tích cực hòa nhập vào đời sống xã hội chung. Trong khi đó, những sinh viên sống xa nhà lại gắn bó với cuộc sống tập thể và xã hội hơn. Do vậy, lối sống tích cực ở họ cũng cao hơn hẳn những sinh viên cùng sống với gia đình. Đặc biệt môi trường sống ở ký túc xá đã ảnh hưởng lớn đối với việc hình thành kiểu sống này. 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ! Gồm những sinh viên hướng hoạt động của mình vào việc vui chơi mang tính hưởng thụ, nhiều khi vô bổ, ít chú ý đến việc mở mang kiến thức và hoàn thiện nhân cách. “Tớ chỉ thích điện thoại nào đời mới...”, “phim Hàn Quốc đang chiếu tới tập...”, “hàng hiệu hợp thời ở chỗ...”. Đó là những điều quan tâm thường trực trong đời sống hàng ngày của nhóm sinh viên này. Tuy vậy, họ là những con người rất năng động, hứng thú với những hoạt động vui chơi, giải trí, hưởng thụ những thú vui của sinh viên, thể hiện một lối sống tiêu dùng "sành điệu". Lắm khi “ăn chơi” kiểu bạt mạng đến… quên cả lối về! 30% sinh viên say mê học tập Và ai cũng biết rằng trách nhiệm của người sinh viên hôm nay đến giảng đường là để học hỏi, tìm kiếm một ngành nghề nào đó cho cuộc sống tương lai, hoặc để tự nâng cao kiến thức hiểu biết…Nhưng điều đáng tiếc đã xảy ra: chỉ có 30% trong số họ thực hiện được công việc này. Đây là nhóm sinh viên có thái độ sống tích cực, năng động, có chí hướng và say mê học tập. Những hoạt động của nhóm sinh viên này nhằm mục đích phát triển và hoàn thiện cá nhân như học thêm, làm thêm, đọc sách, đi thư viện. Đồng thời họ cũng thích xem biểu diễn nghệ thuật, tham gia vào các hoạt động xã hội, câu lạc bộ, các lễ hội truyền thống… Nhóm sinh viên này hướng những hoạt động của mình vào mục đích thỏa mãn nhu cầu phát triển cá nhân, đồng thời cũng có những hoạt động hướng ngoại tích cực như hướng đến những nơi giao tiếp công cộng, đại chúng. Nơi họ đến và tham gia hoạt động là những tổ chức hoạt động chính quy với mục đích lành mạnh. Một đặc điểm rất đáng chú ý đang xuất hiện trong những người trẻ hôm nay, liên quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin với tư cách là một cuộc cách mạng, đó là sự hình thành một môi trường ảo, hình thành một lối sống ảo. Đặc điểm này chỉ biểu hiện trong giới trẻ, đặc biệt những người có tri thức như sinh viên. Hình thành một phương pháp tư duy của thời đại công nghệ thông tin: Ngôn ngữ ngắn gọn, viết bằng bàn phím thay vì cây bút, có tính lắp ghép chính xác, hệ thống, hạn chế sự bay bổng về mặt hình tượng trực quan. Con người vì thế sống trong một môi trường ảo, và cái hiện thực ở đây là cái hiện thực ảo, giao tiếp ảo. Về môi trường sống, sinh viên thường theo học tập trung tại các trường đại học và cao đẳng sinh hoạt trong một cộng đồng gồm chủ yếu là những thành viên tương đối đồng nhất về tri thức, lứa tuổi, với những quan hệ có tính chất bạn bè khá gần gũi Tình trạng “sống thử” được coi là biểu hiện đáng lo ngại thứ hai trong đời sống văn hóa của sinh viên, chỉ xếp sau “không chịu học hành, xin điểm, quay cóp’’. Hơn 30% sinh viên cho biết đã từng vào các trang web sex  Cuộc sống càng ngày càng hiện đại kéo theo đó là cả một hệ lụy, con người cũng phải hiện đại theo. Hiện đại về phong cách và lối sống để theo kịp với cuộc sống thời @ của những người trẻ tuổi hiện nay. Tình yêu là thứ tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng của lứa đôi nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự hiện đại của phong cách và lối sống, sự du nhập của văn hóa phương Tây mà mỹ từ “ tình yêu” đang dần mất đi ý nghĩa đích thực của nó. Ngày nay không ít bạn trẻ cho rằng cần phải cho đi "cái ngàn vàng" thì mới chứng tỏ được tình yêu của mình Những cặp đôi vụng trộm nắm tay và “mi nhau” ngay trong lớp học, các anh chị lớn hơn thì kéo nhau “tìm chỗ riêng tư” ngay nơi công cộng. Hè về khi trời chiều đã dịu mát, đi trong bất cứ công viên, ven hồ nào ta cũng có thể bắt gặp cảnh “âu yếm” của những đôi bạn trẻ. Yêu nơi công cộng Tình yêu trẻ vốn đẹp và lãng mạn, nhưng ngày nay không còn những cảnh đôi bạn chở nhau trên chiếc xe đạp dạo phố, không còn những lá thư gửi ngăn bàn với lời lẽ đáng yêu trong sáng. Thế hệ @ hiện nay tranh thủ tận dụng từng xentimet từng chiếc ghế đá công viên để làm nơi trú chân cho những buổi yêu nơi công cộng. Sống thử” để… tiết kiệm   Trong bản kết luận này nhận thức về tình yêu của sinh viên nói riêng và thanh niên nói chung cũng đã có những thay đổi theo chiều hướng “tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc.”  Theo một khảo sát của viện khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh và trung ương Đoàn thanh niên cộn sản Hồ Chí Minh tại 5 trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh và 3 trường đại học tại Hà Nội, chỉ có khoảng 28,9% sinh viên kiên quyết phản đối quan hệ tình dục trước hôn nhân. Số còn lại chấp nhận, coi đó là việc bình thường hoặc đánh giá đó là việc không tốt nhưng cũng không phản đối.  Một trong các lý do phổ biến được sinh viên đưa ra để giải thích cho việc “góp gạo thổi cơm chung” là “mỗi người ở một nơi thì tốn kém quá, chi bằng 2 người chung 1 phòng”.  Mức sinh hoạt phí và tiền thuê nhà ở các thành phố lớn tương đối cao như hiện nay khiến không ít cặp sinh viên chọn giải pháp “tiết kiệm” như vậy. Học sinh, sinh viên sa ngã, lao vào các tệ nạn xã hội Bác Hồ kính yêu đã dạy "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đòi hỏi tuổi trẻ chúng ta phải rèn luyện, phấn đấu gắng sức thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng của tuổi trẻ là phải quyết tâm phòng chống, ngăn ngừa các loại tội phạm, tệ nạn xã hội để góp phần tạo một môi trường sống lành mạnh, văn minh và một lớp người trẻ có bản lĩnh, đủ sức làm chủ đất nước trong tương lai. Tình trạng hút, hít, tiêm chích Heroin và sử dụng các chất ma túy tổng hợp ngày càng gia tăng trong xã hội nhất là trong lớp trẻ, tỉ lệ người nhiễm HIV/AIDS, tăng mạnh trong đối tượng tiêm chích ma túy, các vụ buôn bán ma túy, tàng trữ, vận chuyển ma túy xảy ra nhiều nơi và rất nghiêm trọng. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm nảy sinh và phát triển nhanh chóng các tệ nạn xã hội. Ma túy đã và đang là một thách thức, nguy cơ đối với mỗi cá nhân, gia đình và cả xã hội. Đặc biệt giới trẻ vẫn là đối tượng, là nạn nhân chủ yếu của ma túy, nếu không kịp thời ngăn chặn, ma túy sẽ tiếp tục tấn công vào chính chúng ta. Tệ nạn ma túy đã thực sự trở thành nỗi lo lắng của mỗi gia đình, của toàn xã hội, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của con người, nhất là với tuổi trẻ, ảnh hưởng lớn đến kinh tế, trật tự an toàn xã hội, hạnh phúc của gia đình, đến sự bền vững của đất nước. Theo thống kê năm 2000 thì có đến 44% các em mới ở độ tuổi 15 đến 18 và còn ngồi trên ghế nhà trường đã từng sử dụng chất gây nghiện, trong đó 0,2% sử dụng heroin và thuốc phiện. Theo kết quả điều tra, khoảng 2/3 số học sinh được hỏi cho biết là các em có biết ít nhất một loại ma tuý nào đó, đặc biệt là thuốc phiện và heroin. Gần 10% học sinh biết đến amphetamin, thứ hồng phiến đang ngày càng trở nên phổ biến ở các nước trong khu vực. Thực tế là đã có khoảng 44% học sinh được khảo sát cho biết các em đã từng sử dụng chất gây nghiện nói chung, trong đó 4,2% đã sử dụng ma tuý, phổ biến là các loại gardenal, secondal, diazepam, cần sa..., đặc biệt có 0,2% sử dụng thuốc phiện và heroin. Với các loại chất an thần, các chất gây ảo giác hay các dạng hồng phiến, chủ yếu các em sử dụng bằng cách uống. Với thuốc phiện và heroin, các em chủ yếu hút, hít và 25% tiêm chích (đáng ngại hơn là có 50% trong số này thường xuyên dùng chung kim tiêm).  2.1.3 Bạo lực học đường Bạo lực học đường không chỉ là những hiện tượng cá biệt mà giờ đây đã trở thành vấn nạn của toàn xã hội. Trên tất cả các trường học đều xuất hiện bạo lực học đường. Tuy mức độ có khác nhau nhưng cả thành thị và nông thôn, cả đồng bằng và miền núi thì các vụ liên quan đến bạo lực học đường đều gia tăng. Vị thành niên là đối tượng của nhiều bộ môn khoa học quan tâm nghiên cứu đáng chú ý là trong sinh lý học, tâm lý học, xã hội học…Ở mỗi thời kỳ trong đời sống con người, sự phát triển về thể chất và tâm lý và cả nhân cách có quy luật riêng. Tuổi vị thành niên là lứa tuổi thiếu niên nhưng đây là giai đoạn phát triển rất cao về thể chất và có những biến chuyển tâm lý hết sức phức tạp. Chính yếu tố tâm lý cũng như thể chất và nhân cách chưa hoàn thiện một cách đầy đủ này khiến cho trẻ em trong lứa tuổi vị thành niên hay bị khủng hoảng về tâm lý, dần đến những suy nghĩ và hành động sai lệch. Mức độ bạo lực trong nữ sinh là 44,7% rất thường xuyên; 38% thường xuyên; và 17,3% không thường xuyên. Việc nữ sinh đánh nhau có lẽ đã trở nên quen thuộc với nhiều học sinh. Chính vì vậy, khi được hỏi “quan niệm về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ” thì có đến 45,3% cho rằng, điều đó là “bình thường”; 30,7% trả lời có thể chấp nhận được; và chỉ có 24% học sinh “không chấp nhận” hành vi bạo lực trong nữ sinh. Trong số các nữ sinh đã từng có hành vi hành hung người khác, hầu hết đều biết bạo lực gây nên tổn thương về tinh thần và thể xác, làm mất đi thiện cảm của mọi người đối với con gái. Nhưng vẫn còn gần 1/4 cho rằng, hành vi bạo lực không gây ra hậu quả gì Khảo sát cho thấy, có những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cớ gây ra xung đột, như không ưa thì đánh (24%); bị khiêu khích nên đánh (16%); đánh vì lí do tình cảm (13,3%). Đáng lo ngại là, có những lý do không thể hình dung được, ví dụ: người khác nhờ đánh (20%) và chẳng có lý do gì cũng đánh (12%). Còn phải kể thêm một yếu tố thúc đẩy hành vi bạo lực học đường, đó là sự cổ vũ của bạn bè, trong đó có các nam sinh Về phương tiện sử dụng khi đánh nhau, có 1/3 không sử dụng phương tiện nào, các em có thể túm tóc, cào cấu, xé áo, và lăng nhục ... Cách hành hung này tuy không gây nên những thương tích nghiêm trọng về thể chất, nhưng lại gây ra những tổn thương về tâm lý, tinh thần đối với nạn nhân. Một điều đáng sợ nữa là, có những nữ sinh sử dụng hung khí trong khi hành hung bạn. Vật hành hung có thể là dép, guốc (28%); gậy gộc (8%), gạch đá (4%), thậm chí là dao lam, ống tuyp nước (0,7%). Những phương tiện này, tùy mức độ mà có thể gây nên thương tích, thậm chí gây tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạn học cùng trường Còn một phương tiện nữa, mang tính chất bạo lực về tinh thần, đó là sử dụng điện thoại di động để ghi hình vụ hành hung, sau đó đưa lên mạng Internet như là cách để làm nhục nạn nhân và thậm chí là để khoe thành tích của mình. Tuy khảo sát không đề cập đến vấn đề này, nhưng thông qua số lượng các video clip xuất hiện trên mạng, có thể thấy cách thức này ngày càng được sử dụng phổ biến. Nguyên nhân dẫn đến những việc bạo lực học đường là do cha mẹ bận rộn không quan tâm: 46%, cha mẹ nêu gương xấu: 4%, cha mẹ nuông chiều: 9%, cha mẹ tạo chấn thương tâm lí: 4% và 37% là ý kiến khác. 2.2 Kết quả Những năm gần đây học sinh Việt Nam đã đoạt nhiều giải thưởng tại các kỳ thi Olympia quốc tế các môn toán, vật lý, hoá học, tin học, ngoại ngữ: Cuộc thi Olympic quốc tế các môn Toán học, Vật lý, Hóa học và Sinh học, 19 thí sinh dự thi đã có 18 em đoạt giải với 6 Huy chương Vàng, 8 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng và 2 Bằng khen; Cuộc thi Olympic Vật lý quốc tế lần thứ 38 (diễn ra tại Iran), 5 học sinh tham dự đã đạt 4 huy chương: 2 Vàng, 2 Bạc và 1 giải khuyến khích (đứng thứ 5 trong gần 70 nước tham dự) Trong phong trào Thanh niên tình nguyện do Trung ương Đoàn phát động, thanh niên sinh viên luôn là lực lượng nòng cốt, đi đầu. Các em đã đem tri thức, lòng quyết tâm, mối quan tâm đến cộng đồng đến mọi miền của Tổ quốc, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, giúp đỡ nhân dân cải thiện môi trường sống, môi trường văn hoá... Phong trào “Hiến máu nhân đạo”, “Tiếp sức mùa thi”… được nhiều sinh viên quan tâm hưởng ứng. Sống buông thả, ăn chơi sa đọa không quan tâm đến việc học hành sẽ dẫn đến kết quả học tập ngày càng sa sút, đạo đức, nhân cách ngày càng mai mòn. Đối với các bạn trẻ không biết giữ mình mà cứ lao vào ăn chơi thì rất có thể một ngày nào đó sẽ lao vào các tệ nạn xã hội tiêm chích ma túy, trộm cắp, … Gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế của gia đình và xã hội. Nếu như nhà nước và xã hội không kịp thời quan tâm, giúp đỡ thì sẽ là mầm mống của tội phạm sau này. Bạo lực học đường có thể dẫn đến tội phạm sau này Chính sự thay đổi quá nhanh của xã hội, trẻ không kịp thích ứng, trong khi người lớn dần ít quan tâm hơn đến đời sống con cái mà chạy theo sự chuyển biến của xã hội; tâm lý trẻ trong giai đoạn vị thành niên lại thiếu ổn định, xốc nổi nên dẫn đến thái độ sống không đúng đắn và những hành vi xấu của trẻ. Nếu không kịp uốn nắn, đó chính là căn nguyên tội phạm Làm cho xã hội bất ổn, gây hoang mang cho gia đình và xã hội. Xã hội này sẽ xuống cấp trầm trọng khi nạn bạo lực học đường cứ tiếp tục diễn ra mỗi lúc một tăng Sống thử gây ra những nỗi đau vô cùng to lớn về thể xác và tinh thần. Sau những việc cào xé, đánh nhau nhẹ thì gây ra thương tích, nặng thì dẫn đến tử vong. Trước tiên ta nên nói đến lối sống tốt đẹp mang đậm chất Á Đông của các thế hệ người Việt nam đi trước để thấy rằng từ bao đời nay người Việt ta thường ngượng ngùng, né tránh khi đề cập đến vấn đề về giới tính, tình dục và cho rằng chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân là một việc rất nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến thanh danh của gia đình Hậu quả của những chuyện như vậy là cảnh video sex xuất hiện trên mạng cho mọi người bình phẩm, chuyện lừa bán người yêu vào động mại dâm, chuyện ngày càng có nhiều bà mẹ tuổi teen, nhiều cô gái mất đi quyền làm mẹ vĩnh viễn do hậu quả của việc nạo phá thai nhiều lần.. Hậu quả, tác hại của tệ nạn ma tuý đối với trẻ em Đối với trẻ em, ma tuý để lại những hậu quả không thể lường hết được. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các em nghiện ma túy thể chất phát triển không bình thường chậm lớn, gầy còm, trí nhớ kém, trí thông minh giảm, lười biếng, ngủ nhiều, thích nằm, không thích lao độn, khả năng hoạt động kém. Khi đã tiêm chích ma túy sẽ gây ra nghiện và đó là con đường ngắn nhất dẫn đến nhiễm HIV. 2.3 Nguyên nhân Do điều kiện sống thiếu thốn, sinh viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực hiện nếp sống văn hóa văn minh trường học.doc
Tài liệu liên quan