Tiểu luận Thực trạng các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối tại Việt Nam

Các nhà xuất nhập khẩu là chủ thể tham gia chỉ mới để đáp ứng vai trò thanh toán. Hiện nay các nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối còn hạn chể do thị trường ngoại hối chưa phát triển cũng như cơ chế điều tiết chưa linh hoat, công cụ còn ít. Ngoài các nhà xuất nhập khẩu còn một số ít các nhà đầu cơ tạo nên các đợt sóng ngoại tệ. Doanh nghiệp và người dân đều nhận thức sâu sắc rằng năm 2009 nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục phải đương đầu với những khó khăn, thách thức của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu. Xuất khẩu, đầu tư nước ngoài cả trực tiếp lẫn gián tiếp, kiều hối, du lịch, khả năng vay vốn nước ngoài hay nói một cách khác các nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế đều giảm sút và thậm chí một số lĩnh vực còn giảm sút rất mạnh. Từ suy nghĩ đó đã tạo ra tâm lý lo ngại sự mất giá mạnh của VND dẫn đến găm giữ ngoại tệ. Các doanh nghiệp xuất khẩu hay các doanh nghiệp có nguồn thu bằng ngoại tệ thì găm giữ trên tài khoản hoặc chỉ bán nhỏ giọt cho thị trường.

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2228 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Nguyễn Duy Toàn Lớp: Thị trường chứng khoán k49 MSSV: CQ492802 Đề tài: Thực trạng các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối tại Việt Nam Bài làm Để hiểu rõ về thực trạng các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối Việt Nam , trước hết chúng ta cần biết thị trường ngoại hối là gì và các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối. Ngoại hối là một khái niệm dùng để chỉ  các phương tiện có giá trị dùng để thanh toán giữa các quốc gia. Tùy theo quan niệm của luật quản lý ngoại hối của mỗi nước mà khái niệm ngoại hối có thể là không giống nhau. Tại VN theo pháp lệnh Số: 28/2005/PL-UBTVQH11 của UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI ban hành Ngày 13 tháng 12 năm 2005   Ngoại hối bao gồm:  a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực;  b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;  c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;  d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;  đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Thị trường ngoại hối được viết tắt là FOREX , đây là thị trường tài chính lớn nhất thế giới , với số lượng tiền giao dịch mỗi ngày lên đến khoảng 3 nghìn tỉ USD ( thị trường chứng khoán New York là 25 tỉ USD giao dịch mỗi ngày ). Thị trường trao đổi ngoại tệ (Forex) là thị trường tiền tệ giữa các ngân hàng được thành lập vào năm 1971 khi tỷ lệ trao đổi trôi nổi được cụ thể hoá. Thị trường là một phạm vi hoạt động trong đó tiền tệ của mỗi quốc gia được trao đổi với nhau và là nơi để thực hiện việc kinh doanh quốc tế. Thị trường ngoại hối đã vượt lên tất cả các thị trường khác để trở thành thị trường tài chính lớn nhất và phổ biến nhất trên thế giới, được giao dịch bởi hàng triệu cá nhân và tổ chức quốc tế. Tại đây, nguời tham gia sẽ quyết định chủ thể giao dịch, tùy vào điều kiện, giá cả và uy tín của đối tượng. Đối tượng đầu tiên đóng vai trò quan trọng đối với thị trường ngoại hối tại Việt Nam chính là các Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là chủ thể tham gia quan trọng trên thị trường ngoại hối. Đây là chủ thể có tác động lớn trong việc điều tiết và bình ổn thị trường ngoại hối. Có thể thấy qua việc ngày 3/12/2009 vừa qua, 8 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam đã cùng hưởng ứng kêu gọi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc tham gia bình ổn thị trường ngoại tệ.Đó là 8 thành viên: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).Cam kết được đưa ra: Kể từ ngày 3/12/2009, 8 ngân hàng nói trên cam kết sẽ đáp ứng đủ, kịp thời các nhu cầu mua ngoại tệ, nhưng những nhu cầu đó phải chính đáng, như đối với cá nhân đi công tác, du học, khám chữa bệnh…, đối với các doanh nghiệp để nhập khẩu phục vụ sản xuất, xuất khẩu... sau khi thông tin 8 ngân hàng lớn tham gia bình ổn thị trường ngoại hối đến với thị trường, tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng giảm rất mạnh; buổi sáng, tỷ giá giao dịch giữa các ngân hàng lên tới khoảng 19.100 VND thì tới cuối giờ chiều, con số này đã giảm mạnh về 18.600 VND. 2. Các nhà xuất nhập khẩu là chủ thể tham gia chỉ mới để đáp ứng vai trò thanh toán. Hiện nay các nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối còn hạn chể do thị trường ngoại hối chưa phát triển cũng như cơ chế điều tiết chưa linh hoat, công cụ còn ít. Ngoài các nhà xuất nhập khẩu còn một số ít các nhà đầu cơ tạo nên các đợt sóng ngoại tệ. Doanh nghiệp và người dân đều nhận thức sâu sắc rằng năm 2009 nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục phải đương đầu với những khó khăn, thách thức của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu. Xuất khẩu, đầu tư nước ngoài cả trực tiếp lẫn gián tiếp, kiều hối, du lịch, khả năng vay vốn nước ngoài… hay nói một cách khác các nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế đều giảm sút và thậm chí một số lĩnh vực còn giảm sút rất mạnh. Từ suy nghĩ đó đã tạo ra tâm lý lo ngại sự mất giá mạnh của VND dẫn đến găm giữ ngoại tệ. Các doanh nghiệp xuất khẩu hay các doanh nghiệp có nguồn thu bằng ngoại tệ thì găm giữ trên tài khoản hoặc chỉ bán nhỏ giọt cho thị trường. Các doanh nghiệp nhập khẩu thì vội vã bằng mọi cách và bằng mọi giá đi mua ngoại tệ. Một bộ phận người dân cũng chuyển từ tiền gửi nội tệ sang tiền gửi ngoại tệ. Theo số liệu thống kê của NHNN số dư tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế tăng liên tục trong suốt 4 tháng đầu năm 2009. Tiền gửi ngoại tệ của cả nền kinh tế tăng 3,35%. Đây là hiện tượng không bình thường. Hàng năm, số dư tiền gửi của tổ chức kinh tế lên xuống khá mạnh theo chu kỳ xuất, nhập khẩu, tạo ra sự lưu thông của nguồn ngoại tệ nhằm tự điều tiết cung - cầu ngoại tệ trên thị trường. Bốn tháng đầu năm nay số ngoại tệ này hầu như đóng băng. Bên cạnh đó, hoạt động đầu cơ trên thị trường chợ đen cũng thừa cơ trỗi dậy. Nắm được tâm lý của doanh nghiệp và người dân, giới đầu cơ chủ động đưa ra các tin đồn thất thiệt, thậm chí còn tự tạo ra các đợt sóng trên thị trường ngoại tệ để mua bán kiếm lời với thủ đoạn ngày càng tinh vi. 3.  Các tổ chức tín dụng khác như các tập đoàn than khoáng sản, xăng dầu, dệt may, điện lực cũng tham gia vào thị trường ngoại hối với vai trò khách hàng chủ yếu của các ngân hàng thương mại.Bên cạnh đó các tập đoàn trên còn tham gia bình ổn thị trường ngoại tệ bằng cách bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại khi có chỉ thị của Ngân hàng nhà nước.Liên tiếp trong thời gian vừa qua Ngân hàng nhà nước yêu cầu các tập đoàn nhà nước bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại , Hôm 30/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký ban hành Thông tư số 26/2009/TT-NHNN quy định việc mua – bán ngoại tệ của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo quy định tại văn bản số 2578/TTg-KTTH ngày 23/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Nội dung của thông tư này tập trung ở 8 quy định cụ thể: Thứ nhất, Thông tư quy định phạm vi điều chỉnh là bao gồm 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, bao gồm cả các doanh nghiệp thành viên có vốn nhà nước trên 50% theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005 và không phải là tổ chức tín dụng (gọi chung là tổ chức) thực hiện nghĩa vụ bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối và được quyền mua lại ngoại tệ trong phạm vi số ngoại tệ đã bán từ tổ chức tín dụng để phục vụ nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp lý. Thứ hai, quy định về các nguồn ngoại tệ các tổ chức trên phải bán cho tổ chức tín dụng là ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn và không kỳ hạn của tổ chức gửi tại tổ chức tín dụng tại thời điểm ngày 31/12/2009; ngoại tệ thu được từ nguồn thu vãng lai từ ngày 1/1/2010. Thứ ba, quy định về các nguyên tắc, thủ tục, quy trình thực hiện việc mua ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng và các tổ chức trên, được phân chia theo từng đối tượng cụ thể như mua ngoại tệ trên số dư tài khoản tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn; mua ngoại tệ trên số dư tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn; và mua ngoại tệ từ các nguồn thu vãng lai từ 1/1/2010. Thứ tư, Thông tư quy định về vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc xử lý mua – bán ngoại tệ của tổ chức tín dụng với các tổ chức, kể cả các trường hợp tổ chức tín dụng mua – bán với Ngân hàng Nhà nước số ngoại tệ đã mua của các tổ chức trên. Thứ năm, quy định về các nguyên tắc, thủ tục tổ chức mua lại ngoại tệ từ tổ chức tín dụng trong phạm vi số ngoại tệ đã bán cho tổ chức tín dụng để phục vụ nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp lý của mình. Thứ sáu, quy định về trách nhiệm của các tổ chức, tổ chức tín dụng trong việc thực hiện mua – bán ngoại tệ vơi tổ chức đặc biệt về việc xuất trình, kiểm tra, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, chứng từ có liên quan đến việc mua bán ngoại tệ của tổ chức đó và tổ chức tín dụng. Thứ bảy, quy định về cơ chế báo cáo áp dụng với các tổ chức tín dụng thực hiện mua – bán ngoại tệ với các tổ chức trên. Thứ tám là các quy định về công tác kiểm tra, xử lý vi phạm và tổ chức thực hiện Thông tư. Trước đó, ngày 23/12, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 2578/TTg-KTTH yêu cầu 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước bán ngay số ngoại tệ dưới dạng tiền gửi và các nguồn thu vãng lai cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. 7 tập đoàn, tổng công ty này bao gồm: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam và Tổng công ty Hóa chất Việt Nam. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả của các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối Việt Nam : 1.Đối với các ngân hàng thương mại , Ngân hàng nhà nước cần giám sát chặt chẽ lượng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại . Ngân hàng nhà nước cũng cần có những biện pháp kịp thời và hiệu quả giúp đỡ các ngân hàng thương mại khi họ xảy ra việc khủng hoảng ngoại tệ ,chú trọng sử dụng hệ thống lãi suất của Ngân hàng Trung ương như là công cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoái ngoài việc mua vào, bán ra qua dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước. Để làm được điều đó lãi suất của Ngân hàng Trung ương phải phản ánh đầy đủ mức độ tăng giảm của cung tiền nội tệ. Đến lượt nó mức tăng giảm cung tiền phụ thuộc vào dự báo lạm phát. Ngân hàng Nhà nước chỉ mua vào và bán ra ngoại tệ trong trường hợp cung cầu không cân bằng tại mức tỷ giá cân bằng trung tâm. 2.Đối với các nhà xuất nhập khẩu , phải tạo cho họ những điều kiện thuận lợi về mọi mặt để họ có thể bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại chứ không phải thị trường chợ đen.Bên cạnh đó nhà nước cũng cần giám sát chặt chẽ lượng ngoại tệ ở các nhà xuất nhập khẩu để tránh việc mua bán trên thị trường chợ đen dẫn đến tình trạng bất ổn nền kinh tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25672.doc
Tài liệu liên quan