Tiểu luận Thực trạng của vẫn đề minh bạch tài chính đối với công ty cổ phần đại chúng ở nước ta hiện nay

Đối với công ty cổ phần đại chúng, vấn đề minh bạch tài chính không chỉ là trách nhiệm của Ban giám đốc đối với Ban quản trị và các cổ đông được quy định trong Điều lệ công ty, mà đó còn là nghĩa vụ pháp lý của Doanh nghiệp theo yêu cầu của pháp luật. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, vấn đề này đến nay vẫn bị coi là khoảng tối của các doanh nghiệp trong quan hệ nội bộ cũng như quan hệ của doanh nghiệp với bên ngoài. Có thể nêu lên một vài bất cập hiện nay liên quan đến vấn đề này như:

1).Hiện nay, hệ thống khai báo thuế và chính sách thuế của nước ta còn nhiều bất cập. Việc các cơ quan thuế "bị" giao chỉ tiêu thu thuế cao là áp lực chính đẩy nhiều cán bộ thuế ép DN, bóc tách các chi phí để tận thu. Ngược lại, DN luôn muốn khai thấp doanh thu, tăng chi phí. nhằm giảm lợi nhuận chịu thuế, giảm khoản thuế TNDN phải nộp. Từ đó, môi trường kinh doanh trở nên thiếu minh bạch. Tính minh bạch tài chính DN bị bóp méo, cổ đông không được thông tin đầy đủ về giá trị, khả năng tạo lợi nhuận của DN.

2). Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN cũng khiến các chủ DN phải dè chừng đối thủ, quyết không để lộ "nội tình" của DN cho nhà đầu tư, nhằm tránh bất lợi về thông tin.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3147 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng của vẫn đề minh bạch tài chính đối với công ty cổ phần đại chúng ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC KHÁI QUÁT CHUNG Khái niệm về công ty cổ phần đại chúng: Điều 25, khoản 1 Luật chứng khoán qui định: Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau đây: a) Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng; b) Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán; c) Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên" Như vậy, công ty đại chúng là công ty cổ phần đã phát hành chứng khoán ra công chúng. Sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành trở thành công ty đại chúng (có đăng ký). Công ty đại chúng có nghĩa vụ phải công khai thông tin về hoạt động của mình theo quy định của pháp luật, Ủy ban Chứng khoán Nhà nuớc và Sở Giao dịch chứng khoán nhằm đảm bảo cho nhà đầu tư có đuợc thông tin đầy đủ về hoạt động thuờng xuyên cũng như những sự kiện bất thuờng của công ty. Đặc điểm của công ty đại chúng: Ưu điểm của hình thức tổ chức công ty đại chúng: Công ty được xã hội biết đến do có tên tuổi xuất hiện công khai trên thị truờng chứng khoán, trên báo chí, công ty đã khẳng định được danh tiếng uy tín thì khi cần huy động vốn ngoài xã hội, công ty dễ dàng có thể tiếp tục phát hành cổ phiếu, trái phiếu với chi phí phát hành thấp hơn lần phát hành truớc. Công ty phải báo cáo công khai hoạt động của mình cho công chúng, nên chịu sự giám sát của công chúng, xã hội. Thêm vào đó, Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc phải công khai các hoạt động quản lý và điều hành công ty. Ban giám đốc phải chăm lo việc phát triển công ty cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý, cơ cấu hợp lý vốn, nếu không thì các giám đốc sẽ bị sa thải; nhu vậy hoạt động công ty đại chúng đã ràng buộc các giám đốc phải tuân thủ pháp luật, điều hành công ty theo đúng luật công ty. Tuy nhiên hình thức công ty đại chúng cũng tồn tại một số nhược điểm: Sau khi hoàn tất việc phát hành công ty sẽ chịu áp lực giám sát của xã hội, chịu áp lực phải duy trì đuợc giá cổ phiếu của mình trên thị truờng chứng khoán để thu hút nhà đầu tư. Trong hoạt động của mình, công ty sẽ phải bỏ ra nguồn lực lớn về tài chính và con nguời để chuẩn bị các báo cáo tài chính thuờng niên, báo cáo các sự kiện bất thuờng xảy ra đối với công ty, báo cáo khi Uỷ ban Chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán (Trung tâm giao dịch chứng khoán) yêu cầu. Khi phát hành, công ty sẽ phải chịu các chi phí đợt phát hành: chi phí thuê hãng kiểm toán độc lập để lập báo cáo kiểm toán hoạt động của công ty, chi phí thuê nguời bảo lãnh phát hành, chi phí chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để xin phép phát hành, chi phí quảng cáo cho đợt phát hành. Cơ cấu cổ đông thuờng xuyên thay đổi dẫn đến sự biến đổi và bất ổn định trong quá trình quản lý công ty, và có thể đe doạ đến quyền kiểm soát của các cổ đông lớn. Minh bạch tài chính trong công ty cổ phần đại chúng Khái niệm TCDN là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp. Các mối quan hệ tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp với các chủ thể thị trường Quan hệ tài chính nội bộ doanh nghiệp Doanh nghiệp với Nhà nước Doanh nghiệp với các chủ sở hữu Minh bạch tài chính là việc làm sáng tỏ quá trình vận động của cơ cấu tài sản của doanh nghiệp thông qua chế độ báo cáo, giải trình và các hoạt động khác của doanh nghiệp trước yêu cầu của các chủ thể có liên quan tới doanh nghiệp. Ý nghĩa Minh bạch tài chính trong doanh nghiệp, đặc biệt là đối với công ty cổ phần đại chúng có ý nghĩa rất lớn đối với các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan đến công ty Đối với quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: tạo được sự công bằng và minh bạch trong nội bộ doanh nghiệp Đối với thị trường: giúp cho người dân và những nhà đầu tư hiểu đúng và giám sát về vấn đề tài chính của công ty THỰC TRẠNG CẢU VẪN ĐỀ MINH BẠCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Đối với công ty cổ phần đại chúng, vấn đề minh bạch tài chính không chỉ là trách nhiệm của Ban giám đốc đối với Ban quản trị và các cổ đông được quy định trong Điều lệ công ty, mà đó còn là nghĩa vụ pháp lý của Doanh nghiệp theo yêu cầu của pháp luật. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, vấn đề này đến nay vẫn bị coi là khoảng tối của các doanh nghiệp trong quan hệ nội bộ cũng như quan hệ của doanh nghiệp với bên ngoài. Có thể nêu lên một vài bất cập hiện nay liên quan đến vấn đề này như: 1).Hiện nay, hệ thống khai báo thuế và chính sách thuế của nước ta còn nhiều bất cập. Việc các cơ quan thuế "bị" giao chỉ tiêu thu thuế cao là áp lực chính đẩy nhiều cán bộ thuế ép DN, bóc tách các chi phí để tận thu. Ngược lại, DN luôn muốn khai thấp doanh thu, tăng chi phí... nhằm giảm lợi nhuận chịu thuế, giảm khoản thuế TNDN phải nộp. Từ đó, môi trường kinh doanh trở nên thiếu minh bạch. Tính minh bạch tài chính DN bị bóp méo, cổ đông không được thông tin đầy đủ về giá trị, khả năng tạo lợi nhuận của DN... 2). Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN cũng khiến các chủ DN phải dè chừng đối thủ, quyết không để lộ "nội tình" của DN cho nhà đầu tư, nhằm tránh bất lợi về thông tin. 3).DN cũng chưa sẵn sàng trả chi phí cho việc kiểm toán độc lập, bởi chi phí để thuê hãng kiểm toán độc lập bị các doanh nghiệp phản ánh là rất tốn kém, trong khi trước đây công việc này do ban kế toán trong công ty đảm nhiệm. 4).Tình hình tài chính thường bị làm sai lệch khi thể hiện trên các báo cáo tài chính khiến cho DN chưa đáp ứng đủ điều kiện khi vay vốn, thậm chí là bị từ chối tài trợ, đầu tư... Một ví dụ điển hình là nhà đầu tư tìm thông tin về tình hình tài chính qua trang web của DN nhưng khi truy cập vào thì chỉ thấy thành tích, khen thưởng và không thấy bất cứ số liệu và thuyết minh nào về báo cáo tài chính. 5).Thách thức lớn nhất của DN hiện nay là vấn đề kiểm toán. Cụ thể nếu muốn lên sàn ở Mỹ, đầu tiên là các DN Việt Nam phải đảm bảo được tính minh bạch tài chính thông qua một công ty kiểm toán có uy tín. Nhưng số DN Việt Nam đáp ứng được yêu cầu này chưa nhiều. Để tìm hiểu thông tin, trước lúc quyết định đầu tư, bắt tay hợp tác với các DN Việt Nam, thông thường các nhà đầu tư nước ngoài lấy báo cáo tài chính làm căn cứ. Thế nhưng, sự thiếu minh bạch ở của báo cáo tài tài chính đã khiến nhà đầu tư trở nên e ngại và nhiều cơ hội làm ăn lớn đã tuột khỏi tầm tay. Hơn nữa, trình độ của các kiểm toán viên ở Việt Nam hiện nay cũng bị đặt một dấu hỏi lớn trong một nền kinh tế ngày càng biến động và phức tạp. 6).Ở nhiều nước, các chuẩn mực kế toán do hội nghề nghiệp ban hành, nhưng ở Việt Nam lại do Bộ Tài chính. Điều này làm giảm tính sát thực của các chuẩn mực đối với từng ngành nghề. 7).Những thông tin được đa số DN công bố đều là những thông tin tối thiểu mà pháp luật bắt buộc phải công bố như báo cái tài chính năm, mục tiêu và chính sách thực hiện mục tiêu doanh nghiệp… Trong khi, những thông tin cần thiết cho cải thiện quản trị doanh nghiệp nhà nước như chính sách quản lý rủi ro, các giao dịch với người có liên quan, lương thưởng của cán bộ quản lý cấp cao, giao dịch nội bộ… thì tỷ lệ DN trả lời “có công bố” được cho biết là tương đối thấp. Thực trạng công khai báo cáo tài chính với các cơ quan nhà nước (báo cáo thông tin định kỳ, thông tin bất thường, thông tin theo yêu do pháp luật quy định) cho thấy các quy định này không được các DN thực hiện đầy đủ. Có tới 80% DN không gửi báo cáo tài chính năm cho cơ quan đăng ký kinh doanh. 8).Theo quy định của pháp luật cũng như thông lệ của Việt Nam và quốc tế, các công ty niêm yết trên TTCK phải công khai thông tin theo các CMKT và bị kiểm tra chặt chẽ. Do đó, các BCTC năm của các công ty niêm yết phải được kiểm toán và báo cáo kiểm toán phải được công khai kèm theo BCTC của doanh nghiệp. Song, ở cả Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (VSE) và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HSE), phần lớn BCTC của các công ty niêm yết không có báo cáo kiểm toán đính kèm. Đối với các công ty đại chúng chưa niêm yết, có rất nhiều công ty không công khai BCTC năm trên các phương tiện thông tin đại chúng cho các nhà đầu tư được biết. Một số BCTC công khai trên các website của các công ty đại chúng không có chữ ký của người lập biểu, kế toán trưởng và giám đốc công ty. Như vậy, các công ty đại chúng chưa --lên sàn-- chưa thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định của Luật Chứng khoán và Thông tư 38, còn rất mập mờ và thiếu trách nhiệm với cổ đông. Trong khi đó, nếu không công bố thông tin về BCTC năm hoặc quý chỉ bị phạt vi phạm hành chính từ 10 đến 20 triệu đồng (mục 3b, điều 10 của Nghị định 36/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK). Mức phạt này còn khá nhẹ, không có tính chất --răn đe-- đối với các công ty đại chúng. Còn thiệt hại xảy ra cho nhà đầu tư, nếu thông tin công khai không chính xác, sẽ là vô cùng lớn và khôn thể lượng hóa được. 9).Một thực tế khá phổ biến và đáng buồn ở nhiều Đại hội cổ đông của các Công ty cổ phần là thái độ bàng quan, thụ động của nhiều cổ đông. Ngoài các cổ đông là cán bộ công nhân viên của công ty , vì sợ phát biểu chính kiến có thể đụng chạm "nồi cơm" của họ, thì đa phần các cổ đông vẫn còn thụ động trong việc đóng góp ý kiến xây dựng Công ty, quan soát nội bộ, kiểm toán độc lập... phần nhiều vẫn chỉ quan tâm đến lợi nhuận, cổ tức được chia như thế nào mà thôi. Điều này, khiến phần lớn những quyết định quan trọng của Công ty như bầu Ban kiểm soát, kiểm toán diễn ra hình thức, mặc cho HĐQT quyết đinh. Vô tình, cổ đông đã không sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề quan trọng của Công ty. Giả sử HĐQT là những người ích kỷ, thu vén lợi ích cá nhân, thực hiện các quyết định TCDN không minh bạch, cấu kết với kiểm toán, cơ chế kiếm soát lỏng lẻo... thì nạn nhân cuối cùng vẫn là cổ đông, thường là những người không được tiếp cận đầy đủ với thông tin của doanh nghiệp, đặc biệt là tình hình TCDN. III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LÝ Ở Việt Nam hiện nay, những vi phạm trong Quản trị công ty có rất nhiều, từ việc chủ tịch Hội đồng quản trị bỏ qua ý kiến cổ đông, Đại hội cổ đông được tổ chức qua loa, hình thức đến chuyện chủ tịch Hội đồng quản trị, tổng giám đốc lấy tiền của công ty chi dùng cá nhân, đầu tư vào những dự án có lợi cho cá nhân… Điều đáng nói là, trong khi ở nhiều nước như Mỹ, các nước trong Liên minh châu Âu và cả Trung Quốc đã có những quy định riêng về các chuẩn mực Quản trị công ty để hạn chế bớt vấn đề vi phạm lợi ích của cổ đông thì pháp luật Việt Nam hầu như không có một điều luật nào quy định rõ ràng về chế tài đối với các hành vi vi phạm lợi ích cổ đông. Vấn đề cơ bản trong Quản trị công ty ở Việt Nam, theo các nghiên cứu cho thấy, nằm ở sự mâu thuẫn lợi ích của người đại diện cho toàn bộ cổ đông (chủ tịch, các thành viên Hội đồng quản trị, tổng giám đốc) với chính các cổ đông trong công ty. Những người này có thể hành động vì lợi ích của bản thân mình, gia đình mình, hay vì lợi ích của một bộ phận cổ đông có thế lực nào đó mà phương hại đến quyền lợi của một số cổ đông hay toàn bộ cổ đông trong công ty. Hoà cùng làn sóng thiết lập cơ chế Quản trị công ty ở các nước trên thế giới, qua nghiên cứu thực trạng Quản trị công ty ở Việt Nam, có thể đưa ra một số khuyến nghị sau: 1. Cổ đông nên thể hiện quyền kiểm soát của mình một cách mạnh mẽ hơn nữa. Đế biết được tình hình TCDN có lành mạnh hay không, ngoài việc phân tích (một cách thụ động) các thông số TCDN được công bố, so sánh với các Công ty trong cùng lĩnh vực hoặc các Công ty đang niêm yết (nếu có số liệu), phần còn lại là phải có sự tìm hiểu (một cách chủ động) các bản giải trình báo cáo kiểm toán. Hơn nữa, cổ đông phải giành lấy quyền được phản biện, chất vấn Ban lãnh đạo doanh nghiệp, HĐQT, quyền được xem xét số sách TCDN, quyền được chọn lựa các Công ty kiểm toán tin cậy, uy tín, quyền được đè cử các ưng viên Ban kiểm soát có đức, có tài thay mặt mình kiểm soát hoạt động của HĐQT, đánh giá, kiểm soát tình hình TCDN. Tất cả các quyền trên đều là quyền được pháp định, ghi nhận trong Luật doanh nghiệp, điều còn lại chỉ là cổ đông sử dụng quyền của mình như thế nào mà thôi. 2.Áp dụng kiểm toán bắt buộc, chế tài có tính răn đe hơn Thông tin kiểm toán giúp cho việc tổng hợp, đánh giá chính xác thực lực hoạt động của các doanh nghiệp, là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế để Nhà nước có những quyết sách đúng, khắc phục được tình trạng lợi giả, lỗ thật hoặc lợi thật, lỗ giả gây nhiễu loạn trên thị trường đầu tư và làm sai lệch chính sách điều hành vĩ mô. UBCKNN cần bắt buộc các công ty niêm yết và các công ty đại chúng khi công bố BCTC năm đã kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp đã được công ty kiểm toán độc lập đủ tiêu chuẩn và điều kiện kiểm toán xác nhận. Ngoài ra, chế tài xử phạt các công ty đại chúng về vi phạm công bố thông tin cần phải “mạnh tay” hơn nữa để hạn chế sự tiêu cực, không minh bạch trong việc công bố thông tin. 3. Tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) Hầu hết các Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) đều được xây dựng dựa trên các CMKT quốc tế tương ứng (IAS - International Accounting Standards). Nội dung của VAS 21 - Trình bày BCTC, về căn bản là xây dựng trên nền tảng IAS 01 - Presentation of Financial Statements. Các IAS khác và IAS 01 nói riêng khách quan hơn các Chuẩn mực kế toán (CMKT) Việt Nam (do Bộ Tài chính của một quốc gia ban hành) bởi nó phản ánh bản chất kinh tế không hoặc ít phụ thuộc vào ý chí giai cấp. Do đó, IAS 01 có tính toàn cầu hóa, uyển chuyển, tính thống nhất cao hơn VAS 21. Mặt khác, nếu VAS 21 không tương thích với IAS 01 thì các BCTC của Việt Nam không đưa ra được nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ thoái lui đầu tư khi các BCTC không cung cấp được các thông tin mà họ muốn. Vì vậy, trong tương lai gần, VAS 21 cần được hoàn thiện hơn nữa theo hướng tiếp cận IAS 01, để có thể đáp ứng tính toàn cầu hóa và cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư nước ngoà. 4.Với chính công ty: Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về Quản trị công ty, trong bối cảnh mới, các công ty tự mình hoặc với sự trợ giúp của các chuyên gia, công ty tư vấn cần rà soát hệ thống Quản trị công ty của mình, phát hiện những thiếu sót, lỗ hổng, từ đó đề ra biện pháp khắc phục: Phải cử chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, tổng giám đốc và những người quản lý công ty khác tham dự các hội thảo, tập huấn, khoá học về Quản trị công ty nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong Quản trị công ty; Từ nhà đầu tư, cổ đông Nhà nước đến cổ đông đại chúng trong công ty đại chúng, tự mình hoặc với sự trợ giúp của các chuyên gia, công ty tư vấn cần thiết lập một chuẩn mực quản trị và điều hành riêng cho công ty và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền luật hóa nó để có cơ sở chế tài các hành vi lệch lạc trong Quản trị công ty. 5.Các nhân tố giúp ngăn ngừa hành vi phù phép báo cáo tài chính tiêu cực Lợi ích dài hạn của Giám đốc doanh nghiệp Trong các công ty cổ phần, thông thường các vị trí lãnh đạo quan trọng như Giám đốc được yêu cầu nằm giữ một số cổ phiếu hạn chế (restricted stocks). Ngoài ra, trong một số công ty Giám đốc có thể có quyền mua cổ phần (stock options), thường đi kèm với yêu cầu phải phục vụ công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Mục đích của việc cung cấp các cổ phiếu và quyền chọn mua cổ phiếu này là nhằm gắn lợi ích của người nắm vận mệnh công ty với lợi ích của cổ đông. Do giá trị tài sản của Giám đốc (dưới hình thức cổ phiếu hạn chế và quyền mua cổ phiếu) phụ thuộc vào kết quả hoạt động trong dài hạn của công ty, ông ta sẽ ít có động cơ phù phép báo cáo tài chính để lừa gạt các nhà đầu tư. Ngoài lợi ích trực tiếp liên quan tới cổ phiếu và quyền chọn mua cổ phiếu, các giám đốc cũng quan tâm tới giá trị thị trường của mình (human capital value). Việc thực hiện các hành vi phù phép báo cáo tài chính nhằm mục đích gian lận nếu bị phát hiện sẽ huỷ hoại uy tín của người giám đốc, theo đó giá trị thị trường của ông ta cũng sẽ giảm sút nặng nề. Ở mức độ ít nghiêm trọng, sẽ không có nhiều công ty muốn thuê một giám đốc có tiền lệ lừa gạt các nhà đầu tư. Ở mức độ độ nghiêm trọng hơn, hành vi gian lận báo cáo tài chính có thể phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Vai trò của Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban Kiểm soát (BKS) Một trong những chức năng quan trọng của HĐQT là thay mặt cổ đông giám sát hoạt động của Công ty. HĐQT một mặt có trách nhiệm hỗ trợ, tư vấn cho Giám đốc công ty trong các quyết định quan trọng, mặt khác có trách nhiệm phát hiện và ngăn ngừa những hành vi đi ngược lại lợi ích của cổ đông. Vì vậy, HĐQT chính là một cơ chế kiểm soát quan trọng ngăn ngừa việc bóp méo thông tin tài chính nhằm lừa gạt các nhà đầu tư. Tính độc lập của HDQT nên được phát huy tối đa. Hỗ trợ cho hoạt động của HĐQT có BKS. Thông thường BKS bao gồm một hoặc một số thành viên có am hiểu về Kế toán-Tài chính. Những thành viên này đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và ngăn ngừa các hành vi phù phép báo cáo tài chính đi ngược lại lợi ích của cổ đông. Mức độ am hiểu về Tài chính của các thành viên BKS tỷ lệ nghịch với tình trạng phù phép báo cáo tài chính. Vai trò của Kiểm toán độc lập Một nhân tố không thể thiếu để bảo đảm tính minh bạch của thông tin tài chính là kiểm toán độc lập. Thông thường các kiểm toán viên chuyên nghiệp có kiến thức sâu hơn về Tài chính-Kế toán so với các thành viên BKS và HĐQT, cho phép họ có thể phát hiện ra những thủ thuật tinh vi nhằm bóp méo thông tin tài chính. Kiểm toán viên cũng có tính độc lập cao hơn so với các thành viên HĐQT và BKS (dù sao HĐQT và BKS cũng vẫn mang tính chất “người nhà” hơn). Tất nhiên, những lợi ích do kiểm toán độc lập mang lại cũng phụ thuộc nhiều vào năng lực, uy tín của kiểm toán viên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề minh bạch tài chính trong công ti cổ phần đại chúng- thực trạng và đề xuất giải pháp bằng chính sách pháp lý.doc
Tài liệu liên quan