Tiểu luận Thực trạng quá trình tích luỹ vốn ở Việt Nam

 Từ thực tiễn của những quốc gia phát triển nhanh trên thế giới đã khẳng định rằng tích luỹ,tích tụ và tập trung vốn trong nước có một vị trí đặc biệt trong sự nghiệp hiện đại hoá đất nước.Và ở Vịêt nam tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung và sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước nói riêng trong tương lai tất nhiên là phải dựa vào vốn tích luỹ trong nước.Chỉ trên cơ sở đó mới có thể có điều kiện để trang bị cho các ngành công nghiệp có kỹ thuật cao,sử dụng nhiều công nhân và khai thác một cách hữu hiệu các nguồn tài nguyên của đất nước.

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5874 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng quá trình tích luỹ vốn ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị thặng dư ngày càng tăng lên. Nếu như sự phân tích quá trình sản xuất giá trị thặmg dư đã chỉ ra nguồn gốc của giá trị thặng dư là do công nhân làm ra và bị nhà tư bản chiếm không thì việc phân tích quá trình tích luỹ tư bản giúp ta nhận thức rõ tư bản lại được sinh ra từ giá trị thặng dư như thế nào .Nói cách khác,toàn bộ của cải của gia cấp tư sản đều do lao động của công nhân tạo ra.Giai cấp công nhân có quyền chiếm hữu số số của cải do mình làm ra-đó là kết luận của sự phân tích tích luỹ tư bản chủ nghĩa. 1.2-Động cơ của tích luỹ tư bản Như nghiên cứu ở trên thì tích luỹ tư bản là nhằm tăng thêm tư bản phụ thêm để tiến hành tái sản xuất mở rộng .Với mục đích của nhà tư bản là thu được mức lợi nhuận ngày càng cao. 2-NhữNg nhân tố ảnh hưởng đến qui mô tích luỹ tư bản Có hai nhân tố chủ yếu quyết định qui mô tích luỹ tư bản là :tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng,và khối lượng giá trị thặng dư. 2.1-Tỷ lệ phân chia m Giá trị thặng dư chính là nguồn gốc của tích luỹ.Nếu như tích luỹ tăng thì tiêu dùng giảm và ngược lại tích luỹ giảm thì tiêu dùng tăng.Như vậy giữa tích luỹ và tiêu dùng mâu thuẫn với nhau. 2.2-Khối lương m Khối lượng m là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới qui mô tích luỹ.Nếu như m càng lớn thì khả năng tích luỹ càng nhièu .Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng m 2.2.1-Trình độ bóc lột giá trị thặng dư Khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư,cần giả định rằng,tiền công bằng giá trị sức lao động .Thông thường ,muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư ,nhà tư bản phảI tăng thêm máy móc thiết bị và công nhân.Nhưng ở đây ,nhà tư bản không tăng nhân mà bắt số công nhân hiện có cung cấp thêm một lượng lao động đồng thời tận dụng triệt để công suất của máy móc hiện có và chỉ tăng thêm nguyên liệu tương ứng. Không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp ,mà trong ngành sản xuất nông nghiệp tình hình cũng tưng tự.Với số công cụ và vật tư như cũ độ phì của đất và sản lượng sẽ tăng lên nếu như một số công nhân như cũ lại cung cấp một lượng lao động lớn hơn.Vì vậy C.Mác kết luận :một khi nắm được hai nguồn gốc đầu tiên tạo ra của cảI là sức lao động và đất đai thì tư bản có một sức bành trướng cho phép nó tăng những yếu tố tích luỹ của nó lên những giớ hạn dường như được qui định bởi đại lượng của bản thân tư bản. 2.2.2-Năng suất lao động Năng suất lao động xã hội tăng thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng giả.Sự giảm này đem lạI hai hệ quả cho tích luỹ:một là ,với khối lượng giá trị thặng dư nhất định phần dành cho tích luỹ có thể lấn sang phần tiêu dùng,trong khi sự tiêu dùng của nhà tư bản khôNg giảm mà vẫn có thể bằNg hoặc cao hơn trước;hai là ,một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ cũng có thể chuyển hoá thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sứ lao động phụ thêm nhiều hơn trước. Như vậy ,qui mô tích luỹ không chỉ phụ thuộc vào khối lưọng giá trị thặng dư tích luỹ đựợc,mà còn phụ thuộc vào khối lượng hiện vật do khối lượng giá trị thặng dư đó chuyển hoá thành.Cho nên ,sự giàu có của xã hội và khả năng không ngừng tái sản xuất mở rộng sự giàu có đó không phải chủ yếu do độ dài lao động thặng dư mà chủ yêú do năng suất của lao động thặng dư quyết định. Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đã tạo ra nhiều yếu tố phụ thêm cho tích luỹ nhờ việc sử dụng vật liệu mới và tạo ra công dụng mới của vật liệu hiện có như những phế thải trong tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân của xã hội,những vật vốn không có giá trị .Cuối cùng ,năng suất lao động tăng sẽ làm cho giá trị của tư bản cũ tái hiện dưới hình thái hữu dụng mới càng nhanh. 2.2.3-Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng Tư bản sử dụng là khối lượng gía trị những tư liệu lao động mà toàn bộ qui mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm ;còn tư bản tiêu dùng là phần giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm dưới dạng khấu hao.Do đó ,có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.Sự chênh lệch này là thước đo sự tiến bộ của lực lượng sản xuất sau khi trừ đi những tổn phí hàng ngày trong việc sử dụng máy móc và công cụ lao động -nghĩa là sau khi trừ đi giá trị hao mòn của chúng đã chuyển vào sản phẩm,nhà tư bản sử dụng những máy móc và công cụ lao động đó mà không đòi hỏi một chi phí nào khác. Tư liệu lao động là những thứ được dùng để tạo ra sản phẩm,tuy được sử dụng toàn bộ ,nhưng chỉ được chuyển từng phần giá trị của nó vào sản phẩm.Cho nên ,các tư liệu lao động có đặc tính là phục vụ không công giống như lực lượng tự nhiên .Kỹ thuật càng hiện đại ,sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn,thì sự phục vụ không công của tư liệu lao động càng lớn.Sự phụ vụ không công đó của lao động quá khứ xảy ra là nhờ có lao động sống nắm lấy và làm cho nó sống lại .Chúng cũng sẽ được tích luỹ lại cùng với qui mô ngày càng tăng như của tích luỹ tư bản . 2.2.4-ĐạI lượng tư bản ứng trước Đại lượng tư bản ứng trước càng lớn thì qui mô sản xuất càng được mở rộng theo chiều rộng và theo chiều sâu.Do đó,các nhân tố làm tăng qui mô tích luỹ tư bản nói trên càng có điều kiện để thực hiện. Từ bốn nhân tố ảnh hưởng đến qui mô tíh luỹ tư bản có thể rút ra nhận xét chung là:để nâng cao qui mô tích luỹ,cần khai thác tốt nhất lực lượng lao động xã hội,tăng năng suất lao động,sử dụng triệt để năng lực sản xuất của máy móc,thiết bị và tăng qui mô vốn đầu tư ban đầu. 3-Mối quan hệ giữ tích luỹ -tích tụ và tập trung Giữa tích luỹ tích tụ và tập trung tư bản có mối quan hệ khăng khít và là kết quả của nhau.Để hiểu rõ mối quan hệ này chúng ta hãy tìm hiểu thế nào là tích tụ và tập trung tư bản? Tích tụ tư bản là việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng tích luỹ của từng nhà tư bản riêng rẽ ,nó là kết quả tất nhiên của tích luỹ.Tích tụ tư bản ,một mặt,là yêu cầu của việc mở rộng sản xuất,ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất;mặt khác,sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa lại tạo khả năng hiện thực cho tích tụ tư bản. Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bản cá biệt lớn.Đây là sự tích tụ những tư bản đã hình thành,là sự thủ tiêu tính độc lập riêng biệt của chúng,là việc nhà tư bản này tước đoạt nhà tư bản khác,là việc biến nhiều tư bản nhỏ thành một số ít tư bản lớn. Tích tụ và tập trung tư bản giống nhau ở chỗ đều làm tăng qui mo tư bản cá biệt,nhưng khác nhau ở chỗ nguồn tích tụ tư bản là giá trị thặng dư tư bản hoá,còn nguồn tập trung là các tư bản đã hình thành trong xã hội.Do tích tụ tư bản mà tư bản cá biệt tăng lên làm cho tư bản cũng tăng theo.Còn tập trung tư bản chỉ là sự bố trí lại các bộ phận tư bản xã hội đã có,quy mô tư bản xã hội vẫn như cũ.Tích tụ tư bản biểu hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động,còn tập trung tư bản thì bểu hiện mối quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau. Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa.Nhờ có tập trung tư bản mà có thể tổ chức được một cách rộng lớn lao động hợp tác,biến quá trình sản xuất rời rạc,thủ công thành quá trình sản xuất phối hợp theo quy mô lớn và được xếp đặt một cách khoa học,xây dựng được những công trình công nghiệp lớn,sử dụng được kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Tập trung tư bản không những dẫn đến sự thay đổi về lượng của tư bản mà còn làm cho tư bản có một chất lượng mới,làm cho cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên,nhờ đó năng suất lao động tăng lên nhanh chóng.Chính vì vậy,tập trung tư bản trở thành đòn bẩy mạnh mẽ của tích luỹ tư bản. Quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng,do đó nền sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng ngày càng trở thành nền sản xuất xã hội hoá cao độ,làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng sâu sắc thêm. Như vậy ta thấy rằng,tích luỹ tư bản tạo tiền đề cho tích tụ và tập trung tư bản.Tích luỹ càng nhiều càng đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất,và ngược lại nhờ có tích tụ và tập trung tư bản mà sản xuất ngày càng được mở rộng hơn ,khối lượn giá trị thặng dư tạo ra ngày càng nhiều hơn do vậy lại tạo điều kiện tăng mức tích luỹ. chươNg II -tích luỹ ở việt nam vai trò -thực trạNg và giải pháp I-VAI TRò CủA TíCH LUỹ TƯ BảN ĐốI VớI VIệT NAM 1-Sự khác nhau giữa tích luỹ tư bản chủ nghĩa (TBCN)và tích luỹ xã hội chủ nghĩa (XHCN) 1.1-Khác nhau về mục đích Cùng là tích luỹ vốn đẻ tạo tin đề cho tái sản xuất mở rộng và phát triển sản xuất lâu dàI nhưNg lạI có sự khác nhau cơ bản trong mục đích giữa tích luỹ TBCN và tích luỹ XHCN. Tích luỹ của chế độ TBCN nhằm thu được ngày càng nhiều giá trị thặng dư :sản xuất mở rộng thì chúng càng tăng cường bóc lột công nhân,thu được thêm nhiều giá trị thặng dư,bọn tư bản càng có vốn mở rộng sản xuất chúng càng bóc lột thêm công nhân và lại thu được thêm giá trị thặng dư.Sở dĩ như vậy là vì trong chế độ TBCN cạnh tranh không hoàn hảo dẫn đến tình trạng độc quyền.Vì vậy để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển,mỗi nhà tư bản phải tìm cách làm tăng thêm tích luỹ của mình để mở rộng sản xuất và giành phần thắng.Tích luỹ TBCN là làm cho của cải ngày càng tập trung vào tay giai cấp tư sản,đời sống công nhân ngày càng bị bóc lột nặng nề,càng tăng thêm thất nghiệp và nghèo đói,do đó làm cho mâu thuẫn giữa gia cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày càng sâu sắc. Trái lại dưới chế độ XHCN có quy luật tích luỹ XHCN, "nó quy định việc sử dụng có hệ thống một phần thu nhập quốc dân để không ngừng mở rộng sản xuất và tăNg thêm tàI sản quốc dân nhằm mục đích nâng cao không ngừng phúc lợi của nhân dân".Dưới chế độ XHCN,tích luỹ và tiêu dùng của nhân dân không hề có mâu thuẫn đối kháng mà CNTB vốn có,trái lại sản xuất của ta là vì mục đích tiêu dùng và ngày càng mở rộng tiêu dùng của nhân dân.Mức tiêu dùng của nhân dân càng mở rộng càng có khả năng mở rộng tích luỹ và sản xuất,đặc biệt là trong điều kiện hiện nay:tích luỹ để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước.qua hơn 10 năm đổi mới kinh tế,đời sống nhân dân ta đã được cải thiện rõ rệt.Tuy nhiên,nước ta vẫn là một nứơc nghèo, mức sống còn thấp,điều kiện lao động còn vất vả vì Thế một mặt chúng ta vừa phải tích luỹ để phát triển kinh tế,đồng thời chúng ta vẫn phải chăm lo cải thiện đời sống nhân dân.Điều này là hoàn toàn trái ngược với CNTB.Dưới chế độ CNTB,trên cơ sở tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất,mục đích sản xuất của bọn tư bản là tối đa hoá lợi nhuận,về mặt tiêu dùng chúng chỉ để cho Người lao động một phần tối thiểu để khôi phục sức lao động,đảm bảo cho bọn tư bản tiếp tục bóc lột sức lao động của họ.Đó là điều khác biệt rõ rệt giữa mục đích sản xuất dưới chế độ XHCN và chế độ TBCN.Sản xuất XHCN càng phát triển càng nâng cao mức tiêu dùng của nhân dân lao động và ngược lại tiêu dùng càng lớn càng kích thích sản xuất phát triển,mở rộng,càng tăng nhanh tích luỹ. 1.2-Khác nhau về cách thức thực hiện. Do giữa CNTB và CNXH có sự khác nhau cơ bản vì vậy việc tiến hành tích luỹ tư bản cũng khác nhau. Để có vốn thực hiện công nghiệp hoá,các nước TBCN trước đây thường dựa vào bóc lột nhân dân trong nước và đi xâm lược các nước khác như Anh ,Đức...Để quỹ tích luỹ của mình ngaỳ càng tăng lên,bọn chúng bóc lột dã man sức lao động của công nhân.Bọn chúng chỉ trả cho công nhân một mức tiền lương tối thiểu để nuôi sống họ,phần còn lại bọn chúng chiếm dụng thành của mình.Những phương pháp tích luỹ này đều trái ngược hoàn toàn với nguyên tắc XHCN.ở các nước XHCN,một mặt không ngừng tích luỹ vốn,mặt khác vẫn phải đảm bảo cho tiêu dùng cho nhân dân.Điều đó chính là thể hiện bản chất XHCN mà chỉ có dưới chế độ XHCN chúng ta mới có khả năng kết hợp điều đó,kết hợp chặt chẽ giữa tích luỹ và tiêu dùng. 2-Vai trò cuả tích luỹ tư bản đối với Việt Nam Từ thực tiễn của những quốc gia phát triển nhanh trên thế giới đã khẳng định rằng tích luỹ,tích tụ và tập trung vốn trong nước có một vị trí đặc biệt trong sự nghiệp hiện đại hoá đất nước.Và ở Vịêt nam tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung và sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước nói riêng trong tương lai tất nhiên là phải dựa vào vốn tích luỹ trong nước.Chỉ trên cơ sở đó mới có thể có điều kiện để trang bị cho các ngành công nghiệp có kỹ thuật cao,sử dụng nhiều công nhân và khai thác một cách hữu hiệu các nguồn tài nguyên của đất nước. Hơn nữa chúng ta đều biết rằng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào,mục tiêu theo đuổi cuả họ là tối đa lợi nhuận và làm sao có thể đạt được mức lợi nhuận ngày càng nhiều.Điều này chỉ có thể đạt được khi sản xuất được mở rộng,có nghĩa là phải có một lượng tư bản bổ sung cho việc mở rộng sản xuất sau mỗi một chu kỳ kinh doanh.Vậy vốn đó được lấy từ đâu,doanh nghiệp có đi vay,có thể liên doanh góp vốn,nhưng nguồn vốn quan trọng nhất là nguồn vốn chủ sở hữu của chính doanh nghiệp,đó chính là một phần lợi nhuận của doanh nghiệp để lại để tái sản xuất mở rộng. Giống như các doanh nghiệp,bất kỳ một nền kinh tế nào cũng muốn tối đa hoá tổng thu nhập quốc dân(GDP) của mình.Và để kinh tế tăng trưởng với tốc độ ngày càng cao thì đồng nghĩa với sản xuất phải không ngừng đưọc mở rộng,vốn không ngừng được tích luỹ.Như vậy trong tổng GDP bao giờ cũng phải dành một phần cho tái sản xuất mở rộng.Từ đó ta thấy rõ ràng vốn có vai trò quyết định trong việc tạo ra mọi của cải vật chất và những tiến bộ của xã hội.Vốn là tiền đề quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất,tạo điều kiện để thực hiên quá trình ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất,chuyển dịch cơ cấu và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.Nhờ đó đời sống của nhân dân lao động ngày càng được nâng cao,các nguồn lực về con người tài nguyên và các mối bang gia cũng được khai thác hiệu quả hơn,từ đó tạo khả năng và điều kiện thuận lợi để tăng mức tích luỹ,đẩy mạnh sản xuất xã hội và đặc biệt trong thời kỳ hiện nay khi cả nước ta đang dồn toàn công sức để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước,đưa Việt Nam thành một nước công nghiệp hiện đại đến năm 2020 thì vai trò tích luỹ vốn lại càng quan trọng hơn lúc nào hết.Chỉ có vốn ta mới có thể hiện đại hoá đất nước trang bị máy móc thiết bị,áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong cả lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp đặc biệt là công nghiệp khai thác và chế biến.Với máy móc hiện đại sẽ cho phép chúng ta chế biến những sản phẩm sơ chế nông nghiệp hay thuỷ sản nên nâng cao hiệu quả xuất khẩu và cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế theo hướng xuất khẩu. Như vậy,trong quá trình tạo các điều kiện và tiền đề cho công nghiệp hoá ,hiện đại hoá cũng như để triển khai công nghiệp hoá hiện đại hoá không thể thiếu vai trò của vốn.Mặt khác muốn phát huy nguồn nhân lực nâng cao dan trí,đào tạo bồi dưỡng nhân tài để phát huy tối đa cho công cuộc công nghiệp hoá,hiện đại hoá cũng phải có vốn đầu tư cao cho sự nghiệp giáo dục,đẩy nhanh ứng dụng khoa học kỹ thuật,công nghệ vào sản xuất,cũng như việc xây dựng cơ sở hạ tầng càng không thể thiếu vai trò của vốn.Chính những điều đó có thể rút ra kết luân rằng :tích luỹ vốn sẽ hình thành nên tích tụ và tập trung vốn,đó chính là điều kiện tiên quyết cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Nhịp độ công nghiệp hoá nhanh hay chậm chính là do nguồn vốn quyết định. II-thực trạng quá trình tích luỹ vốn ở việt nam 1-Thực trạng về nhu cầu vốn và các nguồn vốn có thể huy động hiện nay Như đã nói ở phần trên,tích luỹ XHCN là để nhằm mục đích tái sản xuất mở rộng,tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của người dân lao động.Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay khi cả nước đang phấn đấu thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước thì nhu câù về vốn để phát triển sản xuất là vô cùng lớn. Trước hết ta hãy xét đến nhu cầu vốn của các doanh nghiệp.Hiện nay tại các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và trong công nghiệp nói riêng không những thiếu gay gắt về vốn đầu tư mà thiếu cả vốn kinh doanh khoảng từ 30% đến 60% so với nhu cầu,trong đó vốn đầu tư vẫm là yếu tố có tính quyết định. đối với các doanh nghiệp nhà nước.Hiện nay vốn lưu động của các doanh nghiệp nhà nước đang là vấn đề nổi cộm keó dài trong nhiều năm.Mặc dù nhà nước đã có nhiều biện pháp giả quyết,tháo gỡ về vốn nhưng hiện nay vẫn chưa khắc phục được.Đến nay vốn của nhà nước cho mỗi doanh nghiệp bình quân trên 17tỷ đồng ,trong đó vốn lưu động chiếm khoảng 20% nhưng có tới 50%là vật tư ứ đọng ,kém,mất phẩm chất ,công nợ kéo dài khó đòi và lỗ ,chỉ có 10% là có thể hoạt động được.Theo một tài liệu công bố năm 1997 thì nhà nước đã hỗ trợ 100 nghìn tỷ đồng vốn lưu động cho doanh nghiệp nhà nước.Số doanh nghiệp được hỗ trợ khảng 35%(trên 2000 doang nghiệp ).Trong đó tổng công ty nhà nước 65%,3 vùng kinh tế trọng điểm 54%,bình quân 49 triệu đồng một doanh nghiệp,thật là quá nhỏ bé so với yêu cầu và nhiệm vụ được giao.Vì vậy vốn lưu động đã thiếu lại càng thiếu hơn và công nợ vượt quá mức bình thường.Thực tế vốn ngân sách mới đáp ứng được 20% vốn lưu động cho doanh nghiệp trong khi đó thực tế vốn ngân sách và vốn tự tạo của doanh nghiệp chưa được một nưả vốn lưu động cần thiết.Chính vì vậy mà doanh nghiệp nhà nước phải đi vay vốn để sản xuất kinh doanh với số lượng vốn lớn.Đến nay vốn đi vay của doanh nghiệp không còn là vốn bổ sung mà chiếm tỷ lệ từ 85% đến 90%vốn lưu động.Trong khi đó nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước chỉ bằng 8% GDP,vốn tự tích luỹ không đáng kể...nên vốn kinh doanh đều trông chờ vào ngân hàng cả vốn ngắn hạn và trung dài hạn. Còn đối với doanh nghiệp tư nhân,nguồn vốn tự có ban đầu còn rất ít,chủ yếu phải đi vay của ngân hàng hoặc thu hút vốn thông qua các biện pháp như :thu hút vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán,liên doanh với công ty khác... Có thể nói thực trạng ngành công nghiệp hiện nay là quy mô nhỏ phân tán,trình độ kỹ thuật thấp kém .Số xí nghiệp lớn và vừa chỉ chiếm 2% trên tổng số 377 nghìn cơ sở sản xuất công nghiệp,hầu hết tập trung vào các doang nghiệp quốc doanh,nhưng số vốn bình quân mỗi xí nghiệp chỉ trên 9 tỷ đồng,trong đó có tới hơn 50% số xí nghiệp có số vốn là 1 tỷ đồng và chỉ có 5% số xí nghiệp có số vốn kinh doanhtừ 50 tỷ đồng.Số cơ sở sản xuất nhỏ chiếm tới 985 tổng số cơ sở.Qua đó đủ nói lên trình độ trang bị kỹ thuật về cơ bản là thủ công lạc hậu,không đủ sức cạnh tranh với nước ngoài, mà còn bị nước ngoài cạnh tranh trên chính thị trường nước ta là không thể tránh khỏi. Để khắc phục tình trạng đó,cần phải có sự đổi mới và hiên đại hoá kỹ thuật công nghệ,sắp xếp lại qui mô và phân bố lại cơ cấu lớn.Điều đó có nghĩa là phải có vốn,không chỉ vốn của nhà nước mà phải huy động nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế. Vậy thì thực tế việc huy động vốn của ta trong vòng 10 năm (1991-2000)qua diễn ra như thế nào?Theo số liệu thống kê cho biết tổng số vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội năm 1995 khoảng trên 62000 tỷ đồng tăng 19% so với năm 1994,trong đó vốn doanh nghiệp tự tích luỹ là hơn 5000 tỷ đồng(riêng khấu hao cơ bản là 2500 tỷ đồng)nhân dân và các công ty tư nhân đầu tư khoảng 16000 tỷ đồng,còn các công ty nước ngoài gần 1,9 tỷ USD tương đương 20000 tỷ đồng.Xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội và để thực hiện thành công các chương trình quan trọng cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước,nhu cầu vốn dự định từ năm 1996 đến năm 2000là khoảng 45 đến 50 tỷ USD trong đó nguồn vốn tích luỹ trong nước khoảng 15% GDP,đạt khoảng 50% nhu cầu vốn,vốn tích luỹ từ các doanh nghiệp từ 8 đến 10 tỷ USD,vốn tiết kiệm từ các hộ gia đình các tổ chức taì chính từ 6 đến 8 tỷ USD.Số vốn còn lại cần phải huy động từ bên ngoài mà chủ yếu là nguồn ODA và FDI(khoảng 50% nhu cầu vốn của nền kinh tế).Và thực tế việc huy động vốn đã diễn ra như thế nào? Năm 1996:tổng số vốn là 79367 tỷ đồng Năm 1997:tổng số vốn là 96.870.Trong 2 năm này tốc độ tăng trưởng kinh tế cao vì thế tích luỹ vốn lớn,tốc độ tích luỹ vốn đầu tư càng nhanh. Nhưng chuyển sang năm 1998 vốn đầu tư tăng chậm lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở khu vực Châu á .Hầu hết các dự án đang hoạt động cầm chừng đầy khó khăn vì thiếu vốn,thiếu thị trường và biến động tỷ giá (đồng Việt Nam giảm so với đô la Mỹ) vì thế mà đã giảm lượng đáng kể lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.Bên cạnh đó chúng ta lại phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới và khu vực trong việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.Tuy nhiên một dấu hiệu đáng mừng là sang năm 2000 tổng số vốn đầu tư của ta đã tăng khá đạt 125.000 tỷ đồng,trong đó vốn nhà nước là 74.000 tỷ đồng,vốn ngoài quốc doanh 29.000 tỷ đồng,vốn trực tiếp nước ngoài là 29.000 tỷ. Để tiếp tục phát triển sản xuất đẩy nhanh tốc độ công nghiệp,hiện đại hoá đất nước,dự báo nhu cầu về vốn của chúng ta từ năm 2001 đến năm 2005 cần khoảng 100 tỷ USD (trong đó 45 tỷ là của vốn FDI),tức là mỗi năm của thời kỳ này cần có khoảng 9 tỷ USD FDI đưa vào thực hiện.Do đó chúng ta cần phải có nhận thức và chiến lược đúng đắn trong việc phát triển kinh tế nói chung và trong việc huy động vốn FDI nói riêng,không chỉ đánh giá đúng tình hình đã diễn ra mà còn phải dự báo đúng những diễn biến tình hình sắp tới ở trong nước cũng như tình hình khu vực và thế giới để đưa ra những chính sách kinh tế tối ưu nhất nhằm đạt được hiệu quả cao nhất có thể. 2-Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn Thực trạng trong những năm vừa qua cho thâys,vấn đề bức súc của nền kinh tế nước ta là thiếu vốn để mở rộng sản xuất,trang bị và đổi mới những công nghệ hiện đại.Tuy vâỵ hiệu quả sử dụng vốn chưa cao đặc biệt là trong các DNNN.Hiệu quả sử dụng vốn được biểu hiện tổng hợp qua hệ số ICOR(hệ số giữa tỷ lệ vốn đầu tư phát triênr của toàn xã hội/GDP so với tốc độ tăng trưởng GDP).HHệ số này càng thấp thể hiện hiệu quả vốn đầu tư càng thấp .Nếu như ở các nước phát triển hệ số ICOR thường khoảng 4-5 thì hệ số này ở Việt Nam chỉ khoảng 2,5-3.Và một đặc điểm nữa là số lợi nhuận tạo ra từ một đồng vốn thấp.Nguyên nhân một phần là do việc phân bổ nguồn vốn cho các ngành chưa hợp lý.Thêm vào đó,hiện nay ở nước ta nạn lãng phí và tiêu dùng quá mức so với điều kiện và sức phát triển kinh tế trong cán bộ đẩng viên,trong một bộ phận tầng lớp dân cư rất đáng báo động.Hàng nghìn hàng chục tỷ đồng bị thất thoát do tham ô,lãng phí trong xây dựng,mua sắm thiết bị tiêu dùng đắt tiền,xây dựng trụ sở trang bị nội thất,trong làm ăn kinh tế liên doanh với nước ngoài...Đây thật sự là một điều không thể chấp nhận được trong khi đất nước còn nghèo,dân còn khổ,khi toàn Đảng toàn dân dồn mọi nỗ lực,tiết kiệm từng đồng xu từng giờ để tích luỹ vốn,tái sản xuất tạo vốn để tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá. III-bi ện pháp tăng cường tích luỹ ở việt nam 1-xác định rõ tỷ lệ tích luỹ và tiêu dùng Như dã biết nguồn gốc của tích luỹ XHCN là giá trị thặng dư xã hội do người lao động tạo ra.Vì mục tiêu phát triển mở rộng sản xuất đồng thời đảm bảo đời sống cho người lao động để có thể có tích kuỹ chúng ta cần phải xác định cho được giữa quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng.Tỷ lệ cụ thể giữa tích luỹ và tiêu dùng phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong xã hội ,hiệu quả của kỹ thuật mới sử dụng hợp lý các nguồn vật tư ,lao động và các yếu tố khác nữa. Tương quan giữa tích luỹ và tiêu dùng được coi là tối ưu khi sử dụng đươc các tài sản hiện có,thực hiện được mức tích luỹ có thể đảm bảo phát triển sản xuất với tốc độ cao và ổn định mà cuối cùng vẫn đảm bảo tăng tiêu dùng và tích luỹ không đến mức cao nhất.Vởi tỷ lệ giữa tích luỹ và tiêu dùng sắp xếp như thế nào là thích đáng?Tỷ lệ này có phải cố định không và dựa trên nguyên tắc nào để sắp xếp tỷ lệ đó?Đây là vấn đề trung tâm của việc phân phối xã hội chủ nghĩa,nó thể hiện cụ thể mối quan hệ giữa xây dựng kinh tế và cải thiện đời sống giữa lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt,giữa lợi ích của nhân dân và lợi ích của toàn xã hội...Việc phân chia tỷ lệ này không cố định mà thay đổi tuỳ thuộc vào nhu cầu của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.Đồng thời chúng ta phải không ngừng khuyến khích tất cả mọi người dân đều ra sức tiết kiêm,tích luỹ.Như vậy có thể nói tỷ lệ giữa tíh luỹ và tiêu dùng không chỉ đơn thuần là tỷ lệ về kinh tế mà là thể hiện đường lối chính sách của Đảng trong từng thời kỳ nhất định. 2-phải sử dụng hiệu quả các nguồn vốn Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn,trước hết chúng ta phải xác định rõ từng đối tượng được cấp vốn,từ đó phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý cho các ngành nhằm tạo ra hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Đối với các doanh nghiệp nhà nước,chính phủ không nên cấp vốn toàn bộ mà nên tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp ,nhờ vậy doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm hơn với đồng vốn của mình,đồng thời chính nhờ có cổ phần hoá mà tạo điều kiện cho các chủ doanh nghiệp phát huy mọi năng lực cũng như khả năng quản lý của họ từ đó sẽ nâng cao rất nhiều hiệu quả sử dụng vốn. Trong lĩnh vực sử dụng đồng vốn cho công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước chúng ta cần sử dụng bố trí vốn cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất,xây dựng những cơ sở công nghiệp có khả năng thu hồi vốn nhanh,công nghệ hiện đại tiên tiến.Đặc biệt ưu tiên cho những ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28313.doc
Tài liệu liên quan