Tiểu luận Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu của bài nghiên cứu. 1

CHƯƠNG I: BẢN CHẤT VÀ YÊU CẦU VỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM. 3

I Những yêu cầu đối với chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam. 3

1.Chức năng của đào tạo đại học trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. 3

2. Tiêu chí của dịch vụ đào tạo đại học. 3

II. Quản lý chất lượng đào tạo đại học . 3

1. Thực chất của quản lý chất lượng đào tạo đại học 3

2. Nội dung cơ bản của quản lý chất lượng đào tạo đại học. 3

3. Công tác tổ chức quản lý chất lượng đào tạo đại học. 3

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 3

I.Thực trạng chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay. 3

1.1. Chất lượng đào tạo đại học. 3

1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học. 3

II.Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay. 3

2.1.Những điểm đã đạt được trong công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay. 3

2.2. Những mặt còn tồn tại trong quản lý chất lượng đào tạo đại học nước ta: 3

2.3. Hệ thống quản lý chất lượng đào tạo ở Việt Nam hiện nay. 3

2.4. Những nhân tố tác động tới công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay. 3

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 3

3.1. Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam. 3

3.2. Các biện pháp khác. 3

3.2.1. Thực hiện việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý của các trường. 3

3.2.2. Thực hiện phân cấp trong quản lý chất lượng đào tạo đại học. 3

3.2.3. Sắp xếp lại mạng lưới các trường. 3

3.2.4. Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý đào tạo đại học. 3

3.2.5. Kiểm định chất lượng đào tạo đại học. 3

KẾT LUẬN 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO 3

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9561 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, nội dung, kế hoạch giáo dục. Tiêu chuẩn (Nhà giáo, thành lập trường, trường…) Quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ. Phân công phân cấp đào tạo theo hướng tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Đổi mới quản lý đào tạo đại học của các trường Thực hiện tốt chức năng, đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn. Đối với đào tạo: tổ chức quản lý tốt quá trình dạy và học để đảm bảo và nâng cao chất lượng đi đôi với tăng quy mô và đảm bảo hiệu quả. Nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường. 2. Nội dung cơ bản của quản lý chất lượng đào tạo đại học. * Xây dựng chiến lược, mục tiêu đào tạo đại học: Chiến lược, mục tiêu đào tạo đại học cần được xây dựng thống nhất, rõ ràng và phù hợp, giúp cho các trường có phương hướng trong công tác giảng và dạy hoc, mỗi người hiểu rõ họ được và phải làm gì để thực hiện được chiến lược và mục tiêu do trường đề ra. * Hoàn thiện chương trình, giáo trình, học liệu: là phần quan trọng trong việc giảng dạy ở các trường đại học hiện nay. Nhờ có chương trình, giáo trình thống nhất mà có dễ dàng trong việc quản lý chất lượng đào tạo. Nó cũng góp phần trong việc giúp sinh viên có sự say mê trong học tập và nghiên cứu, sinh viên và giáo viên có thể có những cách dạy khoa học, tìm ra những cách giảng dạy có hiệu quả và dễ tiếp thu nhất, nâng cao chất lượng đào tạo. * Hoàn thiện cơ cấu đào tạo và hình thức đào tạo. * Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý đào tạo đại học: đó là việc quan trọng không thể thiếu trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học và quản lý chất lượng đào tạo đại học,. * Xây dựng và quản lý cơ sở vật chất: trường lớp khang trang, các trang thiết bị đầy đủ được trang bị hiện đại, nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên. * Đổi mới phương tiện và phương pháp đào tạo đại học. 3. Công tác tổ chức quản lý chất lượng đào tạo đại học. Việc xây dựng tiêu chuẩn: Bộ GD-ĐT đã xây dựng các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng đào tạo đại học. Các tiêu chuẩn được xây dựng đưa ra các tiêu chí rõ ràng và cụ thể hơn. Các tiêu chuẩn về tổ chức quản lý, chương trình giáo dục, hoạt động đào tạo, đội ngũ cán bộ và nhân viên, người học, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và triển khai công nghệ, hoạt động về hợp tác quốc tế và các tiêu chuẩn và tài chính và quản lý tài chính. Một số biện pháp thực hiện quản lý chất lượng đào tạo đại học hiện nay: Để nâng cao chất lượng quản lý đào tạ đại học hiện nay nhà nước cần xây dựng các tiêu chuẩn cho các trường để thực hiện nhất quán chủ trương đề ra và có phương hướng cho các trường phát triển. Một số biện pháp như: * Nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học. Nhà nước nên để các trường tự hoạch định về tài chính, tự chủ về các mặt và có thể nâng cao tính hiệu quả, chất lượng trong giáo dục đào tạo đại học ở các trường. * Đào tạo theo nhu cầu: Các trường đại học cần xác định nhu cầu đào tạo, và công bố đầu ra, đưa ra những tiêu chuẩn của một sinh viên sau khi ra trường có được kỹ năng, kiến thức cần thiết cho nhu cầu tuyển dụng như thế nào. * Gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo, giúp sinh viên tiếp cận vói những kiến thức khoa học mới,phù hợp với sự phát triển toàn cầu hóa hiện nay. * Kiểm định chất lượng đào tạo đại học là việc không thể thiếu và ngày càng trở nên quan trọng trong quản lý chất lượng đào tạo đại học hiện nay. Nhờ kiểm định chất lượn mà nhà nước có thể đánh giá chất lượng các trườn và có biện pháp với các thiếu sót. * Đào tạo theo tín chỉ thay cho đào tạo theo niên chế nhờ đó mà sinh viên có thể chủ động về thời gian và phưỡng pháp học, lấy người học là trung tâm, nâng cao tinh thần tự học tự rèn luyện cho sinh viên, từ đó khác sâu thêm hiểu biết và khả năng tự tu duy. * Sắp xếp lại mạng lưới các trường. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM I.Thực trạng chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay. 1.1. Chất lượng đào tạo đại học. Theo Bộ GD- ĐT thì “Chất lượng đào tạo đại học là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của trường Đại học” Chất lượng giáo dục đại học là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng nhu cầu xã hội. Các đặc tính vốn có đó là: Phẩm chất đạo đức, sức khỏe, kiến thức, phương pháp, kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên ra trường Để đánh giá chất lượng đào tạo đại học thường căn cứ vào nhiều chỉ tiêu như kết quả học tập,khả năng của sinh viên sau khi ra trường có thể đáp ứng nhu cầu công việc, có kiến thức kỹ năng, phẩm chất, kiến thức sức khỏe đảm bảo các kỹ năng nghề nghiệp....đáp ứng nhu cầu của đội ngũ lao động chất lượng cao của đất nước. Chất lượng trường đại học là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của trường đại học, nhưng mục tiêu này phải đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế-xã hội đất nước. Người hưởng lợi chất lượng đại học ở đây chính là người học (học sinh, sinh viên), phụ huynh và người tài trợ học phí cho việc học của sinh viên, và người sử dụng lao động. Tuy nhiên chất lượng đó còn tùy thuộc vào chất lượng của người hưởng lợi như đã nêu.  Trong giáo dục đại học (GD ĐH), đảm bảo chất lượng được xác định như các hệ thống, chính sách, thủ tục quy trình, hành động và thái độ được xác định từ trước nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng. Nói cách khác, đảm bảo chất lượng GD ĐH là toàn bộ các chủ trương, chính sách, mục tiêu, cơ chế quản lí, các hoạt động, điều kiện nguồn lực, cùng những biện pháp khác để duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra. 1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam như: + Nhân tố bên ngoài: - Kinh tế thế giới :sự phát triển của kinh tế thế giới có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của các thành phần trong nền kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của các doanh nghiệp và cơ hội cũng như nhu cầu việc làm. Do đó cũng tác động mạnh mẽ tới chương trình giảng dạy hay nâng cao chất lượng học tập của người học, giảng dạy những chương trình đáp ứng nhu cầu khách hàng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong nước và nền kinh tế toàn cầu. - Sự phát triển của khoa học công nghệ : sự phát triển của kinh tế toàn cầu kéo theo khoa học công nghệ ngày một phát triển và yêu cầu các trường cần nhanh chóng ứng dụng khoa học công nghệ, giúp sinh viên tiếp cận với công nghệ khoa học nhanh chóng, xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ cao. - Toàn cầu hóa : do sự toàn cầu hóa, sự hòa nhập của nền kinh tế thế giới, chất lượng của các trường đại học trên thế giới ngày càng được nâng cao, do đó các trường đại học ở Việt Nam cần được quản lý và nâng cao, phấn đấu đạt chuẩn quốc tế và không bị lạc hậu so với các trường trên thế giới. - Văn hóa xã hội : Ảnh hưởng tới việc ra quyết định quản lý của Bộ GD và việc thực hiện các quy định đó tại các trường. Nó còn ảnh hưởng tới cách làm việc của các cán bộ quản lý đào tạo đại học, cách học và dạy trong các trường đại học hiện nay. Ví như truyền thống hiếu học và coi việc học là con đường duy nhất để thoát khỏi đói nghèo, để làm giàu cho bản thân và cho đất nước. Với tư tưởng đó, cả sinh viên và giáo viên sẽ dạy và học say mê, nhiệt tình, chất lượng đào tạo đại học cũng được nâng cao. - Cơ chế chính sách : buộc các trường phải tuân theo và tác động mạnh mẽ tới phương hướng phát triển của các trường, các trường đại học cần theo dõi cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra để có hướng phát triển phù hợp. + Nhân tố bên trong: - Chiến lược đào tạo: Mục tiêu, mô hình đào tạo: các trường đại học cần đề ra cho mìnhchiến lược mục tiêu đào tạo cụ thể để từ đó có thể có con đường phát triển cho riêng mình, không bị đi vào những mục tiêu chung chung, khó xác định. - Nội dung, chương trình giáo trình: chương trình, giáo trình của trường có ảnh hưởng tới chất lượng học của sinh viên. Nội dung, chương trình, giáo trình cần phải được bố trí, giảng dạy phù hợp với việc dạy và học, phù hợp với nhu cầu mà sinh viên đang cần được giảng dạy. Đặc biệt, chương trình, giáo trình của nhà trường cần phải thống nhất, có chương trình phù hợp tạo thuận tiện cho sinh viên theo học các trường khác nhau trong cùng một khối ngành. - Tổ chức đào tạo: Mạng lưới các trường, sắp xếp các trường theo một trình tự phù hợp, đảm bảo cho việc học va quản lý dễ dàng, việc ra quyết định và thực hiện quyết định có hiệu quả hơn. - Phương pháp đào tạo: các trường có những phương pháp đào tại tiên tiến, tạo được sự thu hút, hứng thú trong học tập với sinh viên sẽ tạo động lực cho sinh viên trong việc hăng say học tập, ham học hỏi và nghiên cứu khoa học, khả năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ,kỹ năng và tư duy. Từ đó mà góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học. - Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo: cơ sở vật chất góp phần quan trọng trong việc giảng dạy hiện nay ở các trường, đặc biệt là các trường đại học, giúp cho giáo viên và sinh viên áp dụng những phương pháp học mới có hiệu quả trong học tập, giúp sinh viên tiếp thu bài giảng nhanh hơn, nâng cao chất lượng học. - Trình độ, năng lực đội ngũ thầy giáo:ảnh hưởng lớn tới chất lượng học của sinh viên trong kinh nghiệm giảng dạy, việc áp dụng những phương pháp dạy mới hay khả năng cung cấp cho sinh viên những kiến thức mới có tính toàn diện. - Cơ chế quản lý giáo dục (quản lý nhà nước tự chủ, tự chịu trách nhiệm các trường): cơ chế quản lý giáo dục có ảnh hưởng tới phương hướng hoạt động của các trường, ngày càng cho phép các trường hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm, và họa động có hiệu quả và giúp các trường nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo sinh viên ngày một đáp ứng nhu cầu xã hội. II.Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay. 2.1.Những điểm đã đạt được trong công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay. Khi nhìn lại những hoạt ðộng ðã ðýợc triển khai trong những nãm vừa qua, có thể nói hệ thống ðảm bảo chất lýợng giáo dục ðại học còn rất non trẻ của Việt Nam ðã ðạt ðýợc khá nhiều thành tựu. Chất lýợng ðào tạo ðại học ngày càng ðýợc chú ý quan tâm phát triển, chú trọng vào mục tiêu ðào tạo ra sinh viên sau khi ra trýờng có chất lýợng cao, ðáp ứng nhu cầu công việc, hòa mình vào nền kinh tế ðang ngày càng phát triển mạnh mẽ, hội nhập với kinh tế tri thức, công nghệ cao. Bên cạnh ðó, việc quản lý ðào tạo ðại học ngày càng ðýợc các trýờng và Bộ GD-ÐT chú ý và quản lý chặt chẽ, nâng cao công tác ðào tạo quản lý với việc kiểm tra, kiểm ðịnh chất lýợng ðào tạo ở các trýờng, thiết lập hệ thống quản lý ðào tạo ðại học ðồng bộ, phát huy tốt nhất nãng lực của các trýờng. Ðồng thời cũng tạo cho các trýờng cõ chế tự hoạch ðịnh, tự chủ, tự quản lý phù hợp với nền kinh tế thị trýờng ngày một phát triển mạnh ở Việt Nam. Thật vậy, ðầu thế kỷ 21, toàn ngành giáo dục Việt Nam còn hoàn toàn xa lạ với ðảm bảo chất lýợng và kiểm ðịnh.Nhýng chỉ vài nãm sau, yêu cầu kiểm ðịnh chất lýợng bắt buộc ðối với tất cả các trýờng ðại học và cao ðẳng ðã ðýợc thể chế hóa. Năm 2004, Bộ GD - ÐT đã thành lập Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục. Ðến nay, 138 trường ÐH, CР thực hiện tự đánh giá về chất lượng (chiếm 37% số trường ÐH, CÐ), trong đó 20 trường ÐH (chiếm 5%) đã được đánh giá từ bên ngoài. Bộ giáo dục ðã thành lập cõ quan ðảm bảo chất lýợng cấp quốc gia (Cục Khảo thí và Kiểm ðịnh chất lýợng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Ðào tạo), xây dựng các quy ðịnh về kiểm ðịnh chất lýợng trýờng ðại học, býớc ðầu thiết lập và tiếp tục hoàn thiện hệ thống dọc cho hoạt ðộng ðảm bảo chất lýợng quốc gia nhý Cục Khảo thí và Kiểm ðịnh chất lýợng giáo dục, các trung tâm ðảm bảo chất lýợng của hai ðại học quốc gia và các ðại học vùng, và bộ phận ðảm bảo chất lýợng của các trýờng. Một số biện pháp thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo đại học đã được Bộ GD-ĐT đã ban hành quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường Đại học ngày 02/12/2004: “Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường.Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ và đối với từng cơ sở giáo dục” (Điều 17, Luật Giáo dục 2005). Ngoài ra Bộ GD- ÐT còn xây dựng và býớc ðầu triển khai kế hoạch kiểm ðịnh chất lýợng trýờng ðại học cho toàn hệ thống giáo dục ðại học của Việt Nam ðến nãm 2010, phát triển nãng lực cho ðội ngũ chuyên gia và các nhân sự chủ chốt của hệ thống ðảm bảo chất lýợng quốc gia, tham gia vào các mạng lýới ðảm bảo chất lýợng khu vực: AUN (Mạng ðại học Ðông Nam Á), APQN (Mạng ðảm bảo chất lýợng châu Á-Thái Bình Dýõng), và INQAAHE (Hiệp hội các cõ quan ðảm bảo chất lýợng quốc tế). Trong hơn 20 năm đổi mới, quản lý GDÐH nước ta đang trong quá trình đổi mới cơ bản và toàn diện giai đoạn 2006 - 2020. Trong việc quản lý chất lượng đào tạo đại học, ngành GD và ÐT đang triển khai cuộc vận động "Hai không" với nội dung là "Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội".Và việc quản lý chất lượng đào tạo đại học đã và đang được đặt ra thành tiêu chuẩn với các trường để thực hiện việc quản lý tốt hơn với các trường và nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở đại học Việt Nam hiện nay, đặc biệt là đào tạo đại học đang hướng tới việc lấy phương châm đào tạo theo nhu cầu xã hội, đào tạo cái mà xã hội cần chứ không phải nhà trường có, để đánh giá chất lượng đào tạo,nhà nước đang áp dụng cho các trường đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc giảng dạy, tự xác định nhu cầu để đề ra biện pháp và việc tuyển sinh đáp ứng nhu cầu xã hội. Từ năm 2007 đến nay, Bộ GD - ÐT đã cùng các bộ, ngành và các doanh nghiệp tổ chức nhiều hội thảo quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội. Mỗi hội thảo ngành GD và ÐT phối hợp cùng một bộ chuyên ngành tổ chức và mời các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đó để cùng các trường ÐH, CÐ ngồi lại với nhau xem doanh nghiệp cần gì, nhà trường đáp ứng được gì, để đổi mới chương trình, phương pháp và tăng cường lực lượng giảng viên cho đào tạo. Việc đầu tư ngân sách cho giáo dục và quản lý chất lượng đào tạo đại học hiện nay ngày càng được quan tâm và đầu tư đáng kể. Nhà nước đặc biệt quan tâm đến chất lượng đào tạo sinh viên, thạc sĩ, tiến sĩ, lực lượng lao động chất lượng cao nhằm áp dụng hơn nữa khoa học kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu lao động hiện nay nhằm đưa đất nước phát triển theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài ra công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý chất lượng đào tạo đại học đang được chú trọng, cung cấp kiến thức, kỹ năng, cử cán bộ đi học ở nước ngoài, áp dụng những phương pháp quản lý tiên tiến,có hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay. Nhà nước ngày càng chú trọng tới việc nâng cao chất lượng quản lý đào tạo đại học, giúp các trường đại học hiện nay tự chủ về mọi mặt, phát huy hơn nữa tính đọc lập của các trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên và chất lượng học cho sinh viên qua việc tự hoạch định con đường phát triển cho trường mình, nâng cao tính chủ động, giúp sinh viên có thể vừa học vừa thực hành,được trực tiếp tiếp xúc với tình huống thực tế để nâng cao kinh nghiệm và không bỡ ngỡ khi ra trường. Nhờ việc thực hiện quản lý chất lượng đào tạo đại học trong thời gian vừa qua,ngành giáo dục đã cung cấp cho đất nước hàng triệu lao động có trình độ đại học, cao đẳng (ÐH, CÐ). Ðây là lực lượng quan trọng tiếp thu và ứng dụng các tri thức, công nghệ  mới ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, góp phần làm nên thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đáng tự hào của đất nước. 2.2. Những mặt còn tồn tại trong quản lý chất lượng đào tạo đại học nước ta: Trong những năm qua, Bộ giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đã chỉ đạo triển khai nhiều hoạt động và đã có tác dụng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo còn thấp và yếu. "Thực tế, gần 30 năm chúng ta chưa thực sự quản lý được chất lượng giáo dục đại học vì chưa có chuẩn đầu ra của các trường; chưa giữ được chuẩn của giáo viên, chương trình, cơ sở vật chất...; chưa có cơ quan chuyên trách quản lý chất lượng; hằng năm chưa có đánh giá thực tế và có báo cáo về chất lượng đào tạo của các trường và cả hệ thống giáo dục đại học", theo Phó thủ tướng, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân . Việc thành lập trường, triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới trường ĐH, CĐ còn bộc lộ nhiều hạn chế. Khoảng 20% trường được thành lập mới hoặc nâng cấp lên đại học từ năm 2005 chưa thực hiện đầy đủ cam kết trong đề án khả thi thành lập trường và mở ngành, chưa chuẩn bị đồng bộ về đất đai, giảng viên, vốn đầu tư và điều kiện đảm bảo chất lượng khác. nhất. Chưa trường nào công bố chuẩn năng lực sinh viên tốt nghiệp nên hiện chưa có đủ cơ sở để đánh giá chất lượng giáo dục của các trường một cách khách quan, toàn diện. Hiện nay, chúng ta vẫn thực hiện quản lý tập trung, chưa phân cấp đáng kể cho chính quyền địa phương cũng như chưa có quy chế phối hợp các bộ, ngành. Khả năng kiểm soát, đánh giá chất lượng đào tạo, việc chấp hành luật pháp của các trường và hiệu quả đầu tư của Nhà nước ngày càng khó khăn hơn. Với 376 trường trong cả nước, nếu mỗi tuần Bộ GD - ÐT tổ chức kiểm tra hai trường thì phải mất hơn ba năm rưỡi mới kiểm tra hết một lượt. Và như vậy, bộ không thể theo sát hoạt động cụ thể trong từng trường. Trong khi đó, ý thức chấp hành kỷ luật của nhiều trường ÐH, CÐ còn chưa tốt. Được biết, hằng năm, gần một nửa số trường ÐH, CÐ không gửi báo cáo tổng kết về hoạt động của nhà trường cho Bộ GD - ÐT dù được bộ yêu cầu và nhắc nhở. Ngoài ra, hiện chưa có quy định bắt buộc về kiểm tra thực tế điều kiện cần thiết khi cho phép mở ngành đào tạo và tuyển sinh; chế tài xử lý các trường không thực hiện đúng cam kết chưa đủ mạnh; chưa có quy định các trường phải xây dựng chuẩn năng lực người tốt nghiệp (chuẩn đầu ra) nên chưa có cơ sở đánh giá đúng chất lượng đào tạo. Các trường ĐH, CĐ vẫn tập trung chủ yếu ở 5 thành phố lớn. Cho đến nay Bộ GD- ĐT chưa ban hành được quy chế về giáo trình đại học, cao đẳng và hàng năm cũng chưa có đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo đại học trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Chúng ta chưa có đủ cơ sở để đánh giá chất lượng giáo dục của các trường một cách khách quan, toàn diện và cũng chưa có trường nào công bố chuẩn năng lực sinh viên tốt nghiệp trường mình. Thêm vào đó, hiện nay việc quản lý và chịu trách nhiệm của cơ quan nhà nước về các trường đại học, cao đẳng rất phân tán. Trong tổng số 376 đại học, cao đẳng trên cả nước, Bộ GD&ĐT chỉ quản lý 54 trường (14%); các Bộ, ngành khác quản lý 116 trường (31%); UBND các tỉnh, thành phố là cơ quan chủ quản của 125 trường (33%); và có 81 trường dân lập, tư thục (22%). Trong khi Bộ GD&ĐT là cơ quan duy nhất được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giáo dục cấp Bộ nhưng hiện nhiều Bộ, ngành khác cũng như UBND các tỉnh tự ý ban hành các văn bản chồng chéo. Ngoài ra, chưa có quy chế phối hợp giữa Bộ GD&ĐT và các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố về quản lý các trường này. Một số điểm đó đã và đang được Bộ GD- ĐT cùng các trường thực hiện khắc phục .Tuy còn nhiều điểm thiếu sót nhưng với nỗ lực hiện nay, chất lượng và việc quản lý chất lượng đào tạo đại học hiện nay đang ngày được nâng cao, đội ngũ lao động tốt nghiệp đại học từ các trường đang ngày càng góp phần quan trọng trong cơ cấu lao động của đất nước và góp phần đáng kể là lực lượng lao động chất lượng cao. 2.3. Hệ thống quản lý chất lượng đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Hệ thống quản lý chất lượng đào tạo ở nước ta hiện đã được quan tâm xây dựng hợp lý, được chỉ đạo theo các cấp từ trên xuống, nhà nước đang xây dựng mạng lưới các cấp từ bộ tới cơ sở, địa phương. Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo đại học đang ngày càng được chú trọng và xây dựng để hoạt động có hiệu quả. Trong đó, Bộ GD- ĐT đề ra chủ trương, chính sách, phương hướng phát triển cho các trường và chỉ đạo cho các trường Đại học trên cả nước, việc quản lý các trường đại học ở cơ sở đã và đang được thực hiện phân cấp quản lý. Tuy nhiên, hệ thống quản lý GD ĐH còn nặng theo hướng chỉ đạo từ trên xuống, xin từ dưới lên, chưa có cơ chế buộc lãnh đạo cấp trên phải nghe cấp dưới ở mức cần thiết. Ngoài ra, chưa có cơ chế sàng lọc cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ. Trong khi Bộ là cơ quan duy nhất theo luật pháp được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giáo dục cấp bộ, thì việc kiểm tra chấp hành các văn bản đó ở 30,8% tổng số cơ sở đào tạo do các bộ khác là cơ quan chủ quản, 33,2% cơ sở thuộc UBND các tỉnh quản lý còn hạn chế. Thậm chí có bộ còn ban hành các văn bản chồng chéo lên chức năng quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT. Thêm nữa, có rất nhiều quy định Bộ GD-ĐT muốn đặt ra để tạo thuận lợi cho các nhà trường nhưng phải chịu sự chi phối của các quy định của các ngành khác, nhất là về tài chính và nội vụ. Trong khi đó, khi có những vụ việc xảy ra thì trách nhiệm đều quy về ngành giáo dục. Và thực tiễn đó dường như đã tác động không nhỏ đến việc xây dựng các quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của cơ sở đào tạo theo hướng "trói chặt", thậm chí trong nhiều việc Bộ đã đóng vai trò như một trường ĐH, để dễ quản hơn. Lo lắng cho quyền lợi của người học, trách nhiệm với chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, cho nên thay vì xây dựng hành lang pháp lý thì Bộ lại cầm tay chỉ việc; hệ thống quản lý nặng chiều chỉ đạo từ trên xuống, xin từ dưới lên và cần được điều chỉnh, xây dựng hợp lý đảm bảo hoạt động có hiệu quả, và nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay. 2.4. Những nhân tố tác động tới công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay. Có nhiều nhân tố tác động đến chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên em xin nêu ra một vài nhân tố sau: - Cung cách quản lý của Bộ GD-ĐT đã hạn chế quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường. Cho đến nay, trong nhiều hoạt động tác nghiệp, các trường ĐH không được tự điều hành quản lý mọi công việc của mình và vẫn đang chịu sự chi phối của Bộ GD-ĐT. Do bộ thực hiện các hoạt động tác nghiệp của các trường ĐH nên các trường trở nên thiếu chủ động. Các quy định, quy chế này chưa đầy đủ nên việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở còn hạn chế. Các quy định về tài chính chậm đổi mới, còn nhiều bất hợp lý, hạn chế sự năng động, sáng tạo của nhà trường. Việc quy hoạch, đánh giá đội ngũ hiệu trưởng chưa bảo đảm cho việc có đội ngũ giảng viên giỏi, có năng lực quản lý, sẵn sàng tham gia lãnh đạo nhà trường ngày càng cao". Trong tổng số 376 ĐH, CĐ cả nước hiện nay, Bộ GD-ĐT quản lý 54 trường (chiếm 14,4%); các bộ, ngành khác quản lý 116 trường (30,8%); UBND các tỉnh, TP là cơ quan chủ quản của 125 trường (33,2%); có 81 trường dân lập, tư thục (21,5%).Mặc dù, Bộ GD-ĐT là cơ quan duy nhất được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý GD cấp bộ, thì việc kiểm tra chấp hành các văn bản đó ở các trường ĐH, CĐ lại thuộc các bộ, ngành khác là cơ quan chủ quản. Thậm chí có bộ còn ra văn bản chồng chéo lên chức năng quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT... - UBND các địa phương chưa được phân cấp quản lý các trường ĐH, CĐ ngoài công lập trên địa bàn. Mọi nội dung quản lý nhà nước về GD ĐH đối với các ĐH này đều thuộc Bộ GD-ĐT, trong khi khả năng kiểm soát hoạt động của các trường trong cả nước của Bộ rất hạn chế .Các trường ĐH trong cả nước đang ở tình trạng bị động trong công tác tuyển sinh, ở hầu hết các khâu: ngày tổ chức kỳ thi, việc phát hành hồ sơ đăng ký dự thi, nhận hồ sơ, hình thức ra đề, xây dựng điểm chuẩn, xét tuyển... đều do bộ qui định, điều hành.Các trường không được tự thiết kế và ấn hành văn bằng và nhiều loại giấy tờ, hồ sơ khác cho SV. Hệ thống quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam còn nhiều điểm chưa phù hợp như khi ban hành ra cơ chế, chính sách thì việc chỉ đạo thực hiện ở các cấp cơ sở chưa được triển khai hoạt động nghiêm túc và còn để xảy ra nhiều sai sót do việc kiểm soát của Bộ còn hạn chế. - Các bộ quản lý chất lượng đào tạo đại học hiện đã được quan tâm bồi dưỡng, tuy nhiên việc phát triển kỹ năng quản lý cho các cán bộ quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Chúng ta chưa đào tạo quản lý giáo dục thật sự bài bản và chưa thấy hết tầm quan trọng của quản lý giáo dục. Vẫn còn một số cán bộ trong ngành không được đào tạo chính quy, chỉ đào tạo qua sử dụng mà thôi. Cán bộ quản lý của ngành giáo dục từ trước tới nay phần nhiều là từ những giáo viên dạy lâu năm, tuy có được đào tạo giáo viên trẻ nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Bên cạnh đó, dấu ấn quản lý tập trung bao cấp vẫn còn in đậm trong cách nghĩ, cách làm của nhiều cán bộ quản lý ĐH - Việc kiểm định chất lượng đào tạo đại học hiện nay đã được đặt ra với các trương nhằm kiểm định việc đào tạo tại các trường và có biện pháp nâng cao việc đào tạo. Tuy nhiên việc thực hiện chưa được quán triệt, còn lỏng lẻo trong nhiều khâu, và chưa đem lại kết quả như mong muốn. CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 3.1. Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam. Việc hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay đang trở nên quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Các quy chế của Bộ GD – ĐT và của nhà nước cần được cụ thể, ban hành rõ ràng từng với từn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay.doc
Tài liệu liên quan