Tiểu luận Thực trạng quản lý đối tượng tham gia Bảo hiễm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận Cầu Giấy giai đoạn 2007 – 2010

MỤC LỤC

Thuật ngữ viết tắt

Lời mở đầu .1

Chương I: Một số lý luận chung về BHXH và quản lý đối tượng tham gia BHXHBB .3

I. Sự cần thiết khách quan của BHXH .3

II.Khái niệm .4

1.Khái niệm BHXH .4

2.Khái niệm quản trị 5

3. Khái niệm quản trị BHXH .5

III. Vai trò của BHXH .5

1.Đối với người lao động .5

2. Đối với người sử dụng lao động .6

3.Đối với xã hội .6

IV. Một số vấn đề về quản lý đối tượng tham gia BHXHBB 6

1. Đối tượng và phạm vi quản lý . .6

2. Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXHBB .8

3. Vai trò của quản lý đối tượng tham gia BHXHBB .9

4. Công cụ quản lý đối tượng tham gia BHXHBB .9

Chương II: Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn Quận Cầu Giấy giai đoạn 2007 – 2010 .11

I.Lịch sử ra đời và phát triển của quận Cầu Giấy và cơ quan BHXH quận Cầu Giấy . 11

1. Quận Cầu Giấy .11

2. BHXH quận Cầu Giấy .12

II. Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH

tại Quận Cầu Giấy.14

1.Tình hình thực hiện quản lý đối tượng tham gia tại BHXH quận Cầu Giấy giai đoạn 2007 – 2010.14

2. Đánh giá tình hình thực hiện.14

a. Kết quả đạt được.14

b. Hạn chế và nguyên nhân . 18

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại Quận Cầu Giấy giai đoạn 2007 – 2010 21

I. Phương hướng thực hiện quản lý đối tượng tham gia BHXHBB trong những năm tiếp theo 21

II. Một số giải pháp và kiến nghị . .21

1. Giải pháp .21

2. Một số kiến nghị .25

Kết luận .27

Mục lục .28

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12196 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng quản lý đối tượng tham gia Bảo hiễm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận Cầu Giấy giai đoạn 2007 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã + Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang + Sỹ quan, quân nhân, công an nhân dân + NLĐ theo quy định nói trên được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công ở trong nước + NLĐ đã tham gia BHXHBB mà chưa nhận BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bao gồm: Ÿ Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài có đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Ÿ Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình ở nước ngoài. Ÿ Hợp đồng cá nhân * NSDLĐ tham gia BHXHBB - NSDLĐ tham gia BHXHBB, bao gồm: + Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật Doanh nghiệp; + Các công ty Nhà nước thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước đang trong thời gian chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty Cổ phần theo Luật Doanh nghiệp; + Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; + Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác’ + Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật; + Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp khác; + HTX, Liên hiệp HTX thành lập, hoạt động theo Luật HTX; + Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và các nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho NLĐ theo quy định của pháp luật lao động; + Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. b. Phạm vi quản lý - Quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXHBB trên địa bàn quản lý theo sự phân cấp quản lý. - Quản lý NLĐ thuộc diện tham gia BHXHBB trong từng đơn vị SDLĐ thuộc diện tham gia BHXHBB trên địa bàn quản lý theo sự phân cấp quản lý. - Quản lý tiền lương, tiền công đóng BHXH của những NLĐ tham gia BHXHBB và tổng quỹ tiền lưong, tiền công đóng BHXHBB của các đơn vị SDLĐ tham gia BHXH. 2. Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXHBB - Quản lý danh sách lao động tham gia BHXHBB trong từng đơn vị SDLĐ, danh sách điều chỉnh lao động và mức lương đóng BHXHBB. - Quản lý tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN. Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hoặc mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH do đơn vị SDLĐ và người tham gia lập theo mẫu quy định của BHXH VN. - Quản lý mức đóng BHXH của từng đơn vị và từng người tham gia trên cơ sở danh sách tham gia BHXH của từng đơn vị và Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hoặc mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH do đơn vị SDLĐ lập. - Cấp, quản lý sổ BHXH cho người tham gia BHXH và hàng năm ghi bổ sung vào sổ BHXH theo các tiêu thức ghi trong sổ và theo quy định của pháp luật về BHXH. - Tổ chức thu BHXH. 3. Vai trò của quản lý đối tượng tham gia BHXHBB - Làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH đúng đối tượng, đủ số lượng theo đúng quy định của pháp luật về BHXH và đúng thời gian quy định. - Là điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tham gia BHXH của NLĐ, của đơn vị SDLĐ và của công dân theo quy định của pháp luật về BHXH. - Góp phần khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH nhằm thực hịên mục tiêu mở rộng phạm vi “che phủ” của BHXH, tiến tới thực hiện BHXH cho mọi người vì sự an sinh và công bằng xã hội theo chủ trương của Nhà nước. - Làm cơ sở giải quyết quyền lợi hưởng BHXH cho các đối tượng tham gia theo đúng quy định của pháp luật về BHXH. - Góp phần tích cực vào việc phòng ngừa, hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH của tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện pháp luật về BHXH. 4. Công cụ quản lý đối tượng tham gia BHXHBB - Cơ sở pháp lý: + Hệ thống pháp luật là công cụ cơ bản và quan trọng để thực hiện việc quản lý đối tượng tham gia BHXH. + Hệ thống pháp luật bao gồm: pháp luật về lao động, pháp luật về BHXH và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật HTX,… Thông qua hệ thống tổ chức bộ máy BHXH và các nhà quản trị BHXH làm việc trong từng cấp quản trị của hệ thống tổ chức BHXH từ Trung ương đến địa phương. Hồ sơ tham gia và thủ tục thực hiện: là những quy định về các loại văn bản, giấy tờ cần thiết và các thủ tục hành chính mà đối tượng tham gia BHXH phải thực hiện. Trong đó, quy định rõ hồ sơ và thủ tục thực hiện đối với cá nhân người tham gia và hồ sơ tham gia đối với các đơn vị SDLĐ. Đây là một trong những công cụ không thể thiếu đối với bất kỳ một hệ thống BHXH nào. Công nghệ thông tin: Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản trị BHXH nói chung, quản lý đối tượng tham gia BHXH nói riêng là một việc làm tất yếu. Khi CNTT được sử dụng làm công cụ quản lý đối tượng tham gia, thì các thủ tục hành chính được cải cách, hiệu quả quản trị của tổ chức BHXH sẽ tốt hơn. Các cơ quan, tổ chức hữu quan: + Việc quản trị đối tượng tham gia BHXH đòi hỏi cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa tổ chức BHXH với các cơ quan, tổ chức hữu quan khác trong việc kiểm soát sự tuân thủ pháp luật của NLĐ và các đơn vị SDLĐ. + Các cơ quan hữu quan thường bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, các tổ chức đại diện NLĐ và đại diện NSDLĐ, các cơ quan thanh tra BHXH, ngân hàng, kho bạc… CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXHBB TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY GIAI ĐOẠN 2007-2010 I.Lịch sử ra đời và phát triển của quận Cầu Giấy và cơ quan BHXH quận Cầu Giấy 1. Quận Cầu Giấy Cầu Giấy là một quận của thủ đô Hà Nội, được thành lập theo Nghị định số 74 – CP của Chính phủ Việt Nam ngày 22/11/1996 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hoà, Trung Hoà. Vì trùng tên với quận nên thị trấn Cầu Giấy phải đổi tên thành phường Quan Hoa. Quận Cầu Giấy khi mới thành Lập gồm 7 phường: Quan Hoa, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Dịch Vọng, Yên Hoà và Trung Hoà. Hiện nay, quận có diện tích 12,04 km2 , bao gồm 8 phường với dân số là 236981 người (thời điểm 2010). Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây nội thành Hà Nội. Phía Đông giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình; phía Tây giáp huyện Từ Liêm; phía Nam giáp quận Thanh Xuân; phía Bắc giáp quận Tây Hồ. Từ một vùng đất ven đo, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế còn nghèo nàn, cơ sở hạ tầng yếu kém, giờ đây Cầu Giấy là quận nội thành với kết cầu hạ tầng đô thị ngày càng văn minh hiên đại, an ninh quốc phòng được đảm bảo.. Trong những năm gần đây, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của quận Cầu Giấy bình quân đạt 30%, thu ngân sách bình quân tăng 64% làm cho đời sống tinh thần nhân dân cũng được cải thiện đáng kể. Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, quận Cầu Giấy là một trong những địa bàn sinh tụ của cư dân đất Việt, đã từng góp phần làm nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Dù ở thời kỳ nào, Cầu Giấy cũng luôn gắn bó với đất thành Thăng Long, là một phần của những con đường thuỷ, bộ chính nối thành Thăng Long với mọi miền đất nước, do vậy vùng đất này đã đóng góp một phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế - quân sự của thành Thăng Long xưa cũng như Hà Nội nay. 2. BHXH quận Cầu Giấy BHXH quận Cầu Giấy là đơn vị trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội. Hiện nay cơ quan BHXH quận Cầu Giấy có 27 cán bộ với 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Trong 27 cán bộ có 6 nam và 21 nữ ở độ tuổi trung bình là 38 tuổi, với trình độ chuyên môn: 21 đại học, 6 trung cấp, trình độ lý luận chính trị: 3 cao cấp và có 19/27 đảng viên. BHXH quận Cầu Giấy quản lý hơn 1500 đơn vị với 68150 lao động thuộc các thành phần kinh tế khác nhau: cơ quan Nhà nước, tư nhân, các công ty liên doanh,… BHXH quận có chức năng giúp Giám đốc BHXH Thành phố tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn. BHXH quận chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH thành phố, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của UBND quận. Sơ đồ bộ máy tổ chức BHXH quận Cầu Giấy Ban giám đốc Bộ phận kế toán Bộ phận thu Bộ phận giám định chi BHXH quận Cầu Giấy Bộ phận hồ sơ 1 cửa Ø Ban giám đốc: - Làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. - Là người chịu trách nhiệm trước nhà nước và cơ quan cấp trên về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ kế hoạch được giao. - Tổ chức, chỉ đạo và đề ra các biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện kế hoạch được giao. Bộ phận kế toán, có chức năng: Tiếp nhận chuyển đến, chuyển đi của các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH. - Duyệt chế độ ốm đau, thai sản - Duyệt hồ sơ hưu trí - Duyệt chế độ tử tuất. Bộ phận thu: Thu BHXH các đơn vị trực thuộc thành phố, tổ chức thực hiện để hoàn thành kế hoạch hàng năm và phấn đấu thu năm sau cao hơn năm trước, tận thu các đơn vị tồn đọng nợ… Bộ phận giám định chi: - Lập dự toán chi hàng năm tích duyệt cấp trên - Tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH, chế độ thai sản, nghỉ dưỡng sức - Đầu mối ngân hàng để tiền mặt chi trả hàng tháng theo kế hoạch cụ thể và thực hiện thanh quyết toán với BHXH cấp trên. Ø Bộ phận hồ sơ một cửa có chức năng: Tiếp nhận hồ sơ. Kiểm tra tính pháp lý. Chuyển hồ sơ đến các phòng nghiệp vụ. Trả hồ sơ đã được giải quyết đến hạn Từ ngày mới thành lập cho đến nay, BHXH quận Cầu Giấy đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, các cán bộ trong cơ quan đã đoàn kết, nỗ lực hết mình để từng bước vượt qua khó khăn, ổn định công việc. Trong những năm qua họ đã không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị,… và đã đạt được nhiều kết quả như: số đơn vị và số NLĐ tham gia BHXH ngày càng tăng, luôn luôn cố gắng chi trả cho các đối tượng đúng, đủ và kịp thời,… Hàng năm cơ quan BHXH luôn hoàn thành chỉ tiêu và kế hoạch được giao. Từ năm 2000 đến nay BHXH quận Cầu Giấy đã đạt được những thành tích đáng kể như: + Năm 2005, 2008 được BHXH Việt Nam tặng bằng khen. + Năm 2003, 2005, 2006 được Ủy ban Nhân dân thành phố tặng bằng khen và cờ. + Năm 2007 được Bảo hiểm xã hội thành phố Hà nội tặng giấy khen và được Ủy ban nhân dân Quận tặng cờ + Nhiều năm đạt tập thể lao động giỏi, tiên tiến của Ủy ban Nhân dân Quận. II. Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tại Quận Cầu Giấy 1.Tình hình thực hiện quản lý đối tượng tham gia tại BHXH quận Cầu Giấy giai đoạn 2007 – 2010 Trong những năm qua, BHXH quận Cầu Giấy đã không ngừng đề ra phương hướng nhiệm vụ, các biện pháp và bước đi cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của từng giai đoạn để mở rộng đối tượng tham gia BHXH theo mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Theo đó, BHXH quận Cầu Giấy trong những năm qua đã tổ chức thực hiện một số hoạt động như sau: - Phối hợp với các ngành, các cấp, đoàn thể địa phương để tuyên truyền vận động NSDLĐ và NLĐ tích cực tham gia. - Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện BHXH cho NLĐ. - Tham mưu cho các cơ quan cấp trên về công tác quản lý thu BHXH, giải quyết các chế độ chính sách BHXH nhằm giảm thiểu bớt những thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ và NSDLĐ. 2. Đánh giá tình hình thực hiện a. Kết quả đạt được Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang dần ổn định và phát triển, kéo theo đó là sự xuất hiện của các khu công nghiệp mới, các khu đô thị mới, vì vậy các thành phần tham gia vào nền kinh tế cũng ngày càng đa dạng và phong phú hơn làm cho số lượng đơn vị thuộc diện tham gia BHXHBB cũng gia tăng đáng kể. Số đơn vị tham gia BHXHBB của Quận Cầu Giấy giai đoạn 2007 – 2010 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Số đơn vị tham gia BHXHBB, trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn 2007 - 2010 Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 Lượng tăng giảm % tăng giảm 2008 so với 2007 2009 so với 2008 2010 so với 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 2010 so với 2009 Tổng số đơn vị tham gia 998 1062 1292 1635 74 230 343 +6.41 +21.66 +26.55 Khu vực DNNN 66 66 66 66 0 0 0 0 0 0 Khu vực HCSN 196 196 196 196 0 0 0 0 0 0 Khu vực xã, phường 8 8 8 8 0 0 0 0 0 0 Khu vực ngoài quốc doanh 675 733 952 1279 58 219 327 +8.59 +29.88 +34.35 Cơ sở ngoài công lập 42 48 59 75 6 11 16 +14.29 +22.92 +27.12 Khu vực LLVT 11 11 11 11 0 0 0 0 0 0 (Nguồn BHXH quận Cầu Giấy) Theo bảng số liệu trên thì số đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn 2007- 2010 có xu hướng tăng. Nếu năm 2007 chỉ có 883 đơn vị tham gia BHXH thì đến năm 2010 con số này đã lên tới 1635 đơn vị. Con số này có được là do số đơn vị tham gia BHXH tăng dần qua các năm. Cụ thể như sau: Năm 2008 tăng 74 đơn vị so với năm 2007, tương ứng tăng 6.41%. Năm 2009 tăng 230 đơn vị, tương ứng tăng 21.66%. Năm 2010 số đơn vị tham gia BHXH tăng đột biến lên tới 1635 đơn vị, tăng 343 đơn vị so với năm 2009, tương ứng tăng 26.55%. Sở dĩ có điều này chủ yếu là do năm 2008, kinh tế Việt Nam và toàn thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng nên số đơn vị tăng mới là không nhiều. Nhưng đến năm 2009, 2010 nền kinh tế dần phục hồi và phát triển, vì vậy các đơn vị ngoài quốc doanh và cơ sở công lập đã không ngừng tăng lên. Mặt khác do sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ trong cơ quan mà người lao động cũng như người sử dụng lao động đã dần hiểu rõ tầm quan trọng của BHXH và sẵn sàng tham gia đóng BHXH cho nên số lượng lao động tham gia BHXH ngày càng gia tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này được thể hiện rất rõ qua bảng số liệu sau: Bảng 2: Số lao động tham gia BHXHBB tại quận Cầu Giấy trong giai đoạn 2007 - 2010 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Lượng tăng giảm % tăng giảm 2008 so với 2007 2009 so với 2008 2010 so với 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 2010 so với 2009 Tổng số lao động tham gia 46726 50543 57078 68150 3817 6535 11072 +8.17 +12.93 +19.4 SLĐ tham gia trong DNNN 7088 7776 9336 12033 688 1560 2697 +9.71 +20.06 +28.89 SLĐ tham gia trong khu vực HCSN 18722 18857 19288 19873 135 431 585 +0.72 +2.29 +3.03 SLĐ tham gia trong khu vực xã, phường 139 164 195 224 25 31 29 +17.99 +18.9 +14.87 SLĐ tham gia trong khu vực ngoài quốc doanh 18338 20985 25010 32071 2647 4025 7061 +14.43 +19.18 +28.23 SLĐ tham gia trong cơ sở ngoài công lập 1314 1407 1519 1767 93 112 248 +7.08 +7.96 16.33 SLĐ tham gia trong khu vực LLVT 1125 1354 1730 2182 229 376 452 +20.36 +27.77 +13.06 (Nguồn BHXH Quận Cầu Giấy) Bảng số liệu trên cho thấy số đối tượng tham gia BHXH đã có sự gia tăng. Năm sau cao hơn năm trước. Số lao động tham gia BHXHBB năm 2007 là 46726 người, năm 2008 là 50543 người, tăng lên 3871 người, tương ứng tăng 8.17%. Năm 2009, số lao động tham gia BHXHBB là 57078 lao động, tăng lên 6535 người so với năm 2008, tương ứng tăng 12.93%. Đến năm 2010, số đối tượng tham gia BHXHBB đột biến lên tới 68150 người, tăng 11702 người, tương ứng với 19.4%. Theo bảng số liệu trên ta thấy, số lao động tham gia BHXHBB tập trung chủ yếu ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, doanh ngiệp nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp. Trong đó, khu vực ngoài quốc doanh là tăng một cách rõ rệt nhất. Lượng tăng tuyệt đối số lượng lao động tham gia ở khu vực này năm 2008 so với 2007 là 2647 người, tương ứng tăng 14.43%, năm 2009 so với 2008 là 4025 người, tương ứng với 19.18%. Còn lượng tăng tuyệt đối năm 2010 so với năm 2009 là 7061 người, tương ứng tăng 28.23%. Kết quả này có được là do năm 2009, 2010 nền kinh tế đã dần phục hồi và phát triển sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Hai khu vực được xem như là có ít biến động nhất về số đối tượng tham gia BHXHBB tại địa bàn Quận Cầu Giấy là khu vực xã, phường và khu vực cơ sở ngoài công lập. Cụ thể như sau: số lao động tham gia BHXHBB năm 2010 tăng so với năm 2007 ở khu vực xã, phường là 85 người, tương ứng với 61.15%. Còn ở khu vực cơ sở ngoài công lập là 453 người tương ứng với 34.47%. Kết quả này có được là do các đơn vị sử dụng lao động hai khu vực này chủ yếu là hoạt động với quy mô nhỏ. Vì vậy, số lượng lao động trong đơn vị cũng không nhiều và thường ít biến động. b. Hạn chế và nguyên nhân * Hạn chế còn tồn tại Bên cạnh một số kết quả đã đạt được như trên BHXH quận Cầu Giấy vẫn còn tồn tại một số vấn đề như: - Số lượng đơn vị không tham gia BHXH hoặc tham gia không đủ số lượng NLĐ vẫn còn khá nhiều. Hầu hết những người lao động này đều chưa nhận thức được ý nghĩa của việc đóng BHXH, chưa hiểu được trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia BHXH. - NSDLĐ chưa có nhận thức đúng đắn về việc tham gia BHXH cho NLĐ. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn cố tình lách luật bằng cách ký hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng, thậm chí không ký hợp đồng, ký quyết định lương thấp hơn thực tế để giảm mức đóng hoặc thực hiện việc đóng BHXH ở mức tượng trưng nhằm đối phó. - Một số doanh nghiệp còn lấy lý do nọ, kia để kéo dài thời gian nộp BHXH, thậm chí lãnh đạo cơ quan còn cố tình không tiếp cán bộ thu BHXH nên cũng gây không ít khó khăn cho cán bộ thu BHXH - Công tác quản lý chưa đồng bộ, cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cơ quan có thẩm quyền để xác định đối tượng thuộc diện tham gia BHXHBB, nhất là khu vực ngoài Nhà nước còn nhiều khó khăn. Cho đến nay vẫn chưa nắm bắt được cụ thể số đơn vị và số lao động ngoài nhà nước thuộc diện tham gia BHXHBB. - Địa bàn quận rộng lớn, số đơn vị đóng trên địa bàn nhiều, số lao động đông trong khi số cán bộ làm việc tại quận còn ít. Các đơn vị sử dụng lao động thường ỷ vào cán bộ BHXH không thể kiểm soát được trong việc tăng giảm và đối chiếu mức đóng nên cố tình vi phạm. - Công tác thông tin tuyên truyền về chính sách BHXH tới NLĐ và mọi tầng lớp nhân dân còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu và mang tính hình thức. * Nguyên nhân của những tồn tại - Cơ chế, chính sách ban hành chưa có sự đồng bộ, một số quy định về thực hiện chế độ BHXH trong các văn bản quy định của pháp luật, của BHXH: còn bất cập, chưa nhất quán, chưa phù hợp với yêu cầu thực tế … nên còn ảnh hưởng nhiều đến việc nhận thức của người tham gia, vì vậy đã hạn chế rất nhiều trong việc thực hiện theo đúng những quy định mà pháp luật đã đề ra. - BHXH quận chưa tranh thủ được sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự hỗ trợ của các cấp, ngành ở địa phương. Sự phối hợp hoạt động giữa cơ quan BHXH với cơ quan hữu quan dù đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa thường xuyên và chặt chẽ. -Việc kiểm tra, giám sát và xử lý đối với những hành vi vi phạm luật BHXH của NSDLĐ còn hạn chế. Chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, do đó nhiều chủ sử dụng lao động vẫn còn tìm cách lách luật, không thực hiện BHXH cho NLĐ, chậm nộp, nợ đọng, trốn đóng. - Một số doanh nghiệp cố tình chiếm dụng quỹ đóng BHXH để quay vòng làm ăn, mặc dù họ biết là phải chịu phạt nhưng những doanh nghiệp này vẫn cố tình chiếm dụng và chấp nhận chịu phạt - Nhận thức của NSDLĐ và NLĐ về nghĩa vụ và quyền lợi đối với việc tham gia BHXH cho người lao động còn hạn chế, chưa nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nhà nước về BHXH. Nhiều doanh nghệp ngoài quốc doanh chưa có tổ chức công đoàn hoặc có nhưng hoạt động yếu kém vì thế mà chưa bảo vệ được quyền lợi về BHXH cho người lao động. Hơn nữa là NSDLĐ thường đặt mục tiêu kinh tế, lợi nhuận nên hàng đầu nên đã trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH theo đúng luật định, không quan tâm đến quyền lợi của NLĐ. Hơn nữa NLĐ làm việc trong khu vực này chủ yếu là lao động phổ thông, phần lớn bọn họ đều chưa qua đào tạo nghề, tay nghề thấp, chất lượng lao động không cao, thường xuyên thay đổi nơi làm việc nên việc tuyên truyền vận động họ tham gia BHXH gặp rất nhiều khó khăn. Chính từ những mặt còn hạn chế của NLĐ đã tạo ra những kẽ hở cho NSDLĐ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với NLĐ mà bản thân họ cũng không biết. - Cán bộ chuyên thu, đốc thu khi thực hiện nhiệm vụ của mình đi kiểm tra đôn đốc việc thu nộp còn thiếu chủ động, vẫn chưa được kiên quyết trong các trường hợp NSDLĐ khất nộp, chậm nộp. Nhiều cán bộ còn e dè, nể nang do quen biết từ trước hoặc do NSDLĐ là chỗ thân quen của mình nên thường xuyên né tránh sự va chạm, đốc thúc thu nộp BHXH,… Có nhiều lúc còn nhầm lẫn dẫn đến đối chiếu xác nhận sai, không thu hồi được nợ. - Thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHXH cho NLĐ và NSDLĐ chưa rộng rãi, chưa thường xuyên, chưa xây dựng được mạng lưới tuyên truyền sâu rộng đến từng cơ sở, từng cơ quan, đơn vị về BHXH. Bên cạnh đó nội dung và hình thức tuyên truyền còn khô cứng, thiếu sinh động nên chưa thu hút được sự quan tâm của đại đa số nhân dân. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXHBB TẠI QUẬN CẦU GIẤY GIAI ĐOẠN 2007 – 2010 I. Phương hướng thực hiện quản lý đối tượng tham gia BHXHBB trong những năm tiếp theo. - Tăng cường kiểm tra, xử lý các đơn vị vi phạm Luật BHXH - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú nhằm nâng cao nhận thức của người dân vê chính sách BHXH, thu hút đông đảo đối tượng tham gia - Nắm bắt, cập nhật thường xuyên các đối tượng thu, chi thông qua các hệ thống thương binh xã hội và chính quyền cơ sở - Đẩy mạnh CCHC và CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ, đồng thời trong năm 2011 phải triển khai bộ phận “một cửa” để giảm các thủ tục phiền hà tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân - Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ không những có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà còn có phẩm chất đạo đức tốt với tinh thần nhiệt huyết trong công việc. Tăng cường đào tạo kiến thức về ngoại ngữ, tin học và công tác xã hội cho cán bộ BHXH - Tham mưu cho cơ quan cấp trên để hoàn thiện hệ thống BHXH Việt Nam và hoàn thiện chế tài xử lý khi các đơn vị vi phạm quy định về việc tham gia BHXH cho NLĐ góp phần giúp cho việc quản lý đối tượng tham gia được hiệu quả hơn II. Một số giải pháp và kiến nghị 1. Giải pháp a. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH Việt Nam cần mở rộng đối tượng tham gia BHXH tới mọi người lao động dù họ tham gia lao động trong bất cứ ngành nghề nào, thuộc thành phần kinh tế nào, miễn là họ tham gia đóng góp đầy đủ vào quỹ BHXH như luật định. b.Tăng cường sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Mọi hoạt động của các lĩnh vực kinh tế xã hội đều cần đến sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Vì thế, để chính sách BHXH ở Việt nam được hoàn thiện hơn đáp ứng được yêu cầu của người tham gia BHXH thì cũng không thể nằm ngoài phương hướng hoạt động của Nhà nước và sự chỉ đạo của Đảng Để công tác thu BHXH có thể thực hiện được tốt hơn nữa: không có tình trạng thất thu, không có tình trạng chiếm dụng quỹ hoặc sử dụng sai mục đích hoặc giảm tỷ lệ nợ đọng trốn đóng nộp tiền BHXH… thì cần được các cấp uỷ Đảng chính quyền đưa vào nghị quyết, được cụ thể hoá vào nội dung nhiệm vụ cùng với phương hướng sản xuất kinh doanh tại đơn vị, đồng thời tạo mọi điều kiện để công tác thu BHXH được tiến hành một cách thuận tiện, trước hết mỗi cán bộ Đảng viên phải gương mẫu thực hiện chính sách, chế độ BHXH. c. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các ngành, đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH cấp trên, của cấp uỷ và chính quyền địa phương Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành sẽ giúp cơ quan BHXH thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Hàng tháng phải báo cáo kịp thời tình hình thực hiện công tác BHXH cho cấp uỷ và chính quyền địa phương để tranh thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo. Việc phối hợp hoạt động với cơ quan quản lý hành chính địa phương sẽ giúp cơ quan BHXH quận thu được những thông tin chính xác, đầy đủ về số lao động và số đơn vị đang hoạt động trên địa bàn quận. Đối với những đơn vị nợ đọng có thể thông qua cấp uỷ và công đoàn của các đơn vị quản lý trực tiếp để đôn đốc nhắc nhở thường xuyên. d. Kiện toàn cơ cấu tổ chức thực hiện Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH muốn đạt hiệu quả cao thì phải thực hiện tốt ở mọi mặt. Cụ thể như sau: - Phải bố trí, phân công cán bộ có trình độ chuyên môn và sức khỏe phù hợp để quản lý tốt từng bộ phận. - Lập kế hoạch, chương trình làm việc cụ thể của từng bộ phận chuyên môn. Đề ra mục tiêu phấn đấu cho từng giai đoạn. - Khi phát hiện có vi phạm: nợ đọng, trốn đóng,… thì cơ quan BHXH phải kịp thời báo cáo và kết hợp với các cơ quan ban ngành có thẩm quyền để xử lý. - Cần có sự phối hợp giữa các ban, ngành với cơ quan BHXH nhằm kiểm tra những thay đổi của các đơn vị tham gia BHXHBB, giúp cơ quan BHXH thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng đó là: xác định đúng, đủ số lượng lao động tham gia BHXH, tránh tình trạng trốn đóng, đóng không đủ số lượng lao động hay đóng không đúng mức quy định, gây thiệt thòi cho NLĐ. e. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về BHXH Việc tuyên truyền, giải thích nhằm nâng cao nhận thức về BHXH của người lao động và chủ sử dụng lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp bách trong giai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu luan QTBHXH.doc
Tài liệu liên quan