Tiểu luận Thực trạng sống độc thân của giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Trước khi nói về thực trạng sống độc thân, hãy thử nhìn lại xã hội của nước ta khi còn là nền kinh tế nông nghiệp là chính. Khi đó, câu thành ngữ: “trai lớn lên lấy vợ, gái lớn lên lấy chồng” là một lẽ tất yếu trong xã hội nước ta mà mọi người có nghĩa vụ là phải làm theo, nam nữ lấy nhau khi đã đủ tuổi kết hôn (nam 20 và nữ 18) hoặc thậm chí là nhỏ hơn tuổi luật định (lấy chồng từ thuở mười ba đến năm mười tám thiếp đà năm con). Một trong những vai trò chính của việc kết hôn đó là duy trì nòi giống, tạo ra lực lượng sản xuất cho gia đình.

docx16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2888 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng sống độc thân của giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I – Thực trạng sống độc thân của giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 1 – Giới thiệu chung về quận Bình Thạnh và đặc điểm mẫu nghiên cứu. 1.1 Giới thiệu chung về quận Bình Thạnh. Diện tích : 2076 ha Dân số : 464397 người Dân tộc : 21 dân tộc, đa số là người Kinh Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, ở vị trí cửa ngõ thành phố, là vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng. Phía Đông Bắc giáp với quận 2 và Thủ Đức; ở phía Nam, Bình Thạnh và quận 1 cách nhau bởi con rạch Thị Nghè; về phía Tây - Tây Bắc giáp với quận Gò Vấp và Phú Nhuận. Quận Bình Thạnh có sông Sài Gòn bao quanh mạn Đông Bắc. Cùng với sông Sài Gòn các kinh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc... đã tạo thành một hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh, thông thương với các địa phương khác. Kinh Thanh Đa được khởi đào vào năm 1897 đã biến bán đảo Thanh Đa- Bình Quới trở thành “vùng sâu” có 3 mặt giáp với sông. Chính địa thế này đã tạo nhiều thuận lợi cho phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Bình Hòa-Thạnh Mỹ Tây trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hiện nay, bán đảo Thanh Đa - Bình Quới xinh đẹp với khí hậu tươi mát là một khu du lịch nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Quận Bình Thạnh được xem là một nút giao thông quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh bởi vì Bình Thạnh là điểm đầu mối gặp gỡ các quốc lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 13; là cửa ngõ đón con tàu thống nhất Bắc Nam qua cầu Bình Lợi vào ga Hòa Hưng và lại có Bến xe khách Miền Đông. Kinh tế Từ thuở khai hoang lập ấp cho đến khi nhà Nguyễn trực tiếp cai quản, nông nghiệp lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Bình Hoà - Thạnh Mỹ Tây, bên cạnh chăn nuôi và đánh cá. Dưới thời Pháp thuộc, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo. Nhưng do ở vị trí địa lý thuận lợi có nhiều đường giao thông thủy bộ quan trọng lại ở trung tâm tỉnh lỵ . Gia Định, thủ công nghiệp, thương nghiệp lại có điều kiện phát triển và mở rộng, đã xuất hiện một số cơ sở công nghiệp nhỏ. Trong thập niên 60, kinh tế Bình Hoà - Thạnh Mỹ Tây chưa có sự thay đổi .Nhưng vào thập niên 70, các nhà tư bản trong và ngoài nước đã có đầu tư, nhất là lĩnh vực công nghiệp. Vì thế, trong 5 năm trước giải phóng , sản xuất công nghiệp tăng lên đáng kể. Nông nghiệp tụt hậu do đất đai bị thu hẹp để xây dựng nhà cửa và thương nghiệp phát triển tăng vọt nhằm phục vụ cho một số lượng đông dân cư do quá trình đô thị hoá và quân sự hoá cưỡng chế. Sau năm 1975 , trong quá trình khôi phục, cải tạo và xây dựng kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa , cơ cấu kinh tế Bình Thạnh có sự chuyển dịch . Kinh tế nông nghiệp đã lùi về vị trí thứ yếu và hiện nay chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ - du lịch trở thành ngành kinh tế chủ yếu, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh chóng, làm thay đổi diện mạo kinh tế - văn hóa xã hội của quận huyện trong hiện tại và tương lai. Văn hóa —xã hội Bình Thạnh là một trong những khu vực có người cư trú khá cổ xưa của thành phố, nơi qui tụ của nhiều lớp cư dân qua các thời kỳ lịch sử hình thành Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Ở Bình Thạnh, cho đến nay, hầu như có mặt nhiều người từ Bắc, Trung, Nam đến sinh sống lập nghiệp .Chính vì vậy mà các hoạt động văn hóa vừa phong phú vừa đa dạng. Những lớp dân cư xưa của Bình Thạnh đã đến đây khai phá, sinh nhai, trong hành trang của mình, văn hóa như một nhu cầu quan trọng để sống và tồn tại. Mặt khác, trong buổi đầu chinh phục vùng đất Bình Thạnh hôm nay, những người Bình Thạnh xưa đã phải chống chọi với bao nổi gian nguy, khắc nghiệt của thiên nhiên, sinh hoạt văn hóa đã trở nên chỗ dựa cần thiết. Bên cạnh nền văn hóa vốn có, những lớp dân cư xưa ấy đã có thêm những nét văn hóa mới nảy sinh trong công cuộc khai phá, chinh phục thiên nhiên và rồi để truyền lại cho con cháu hôm nay như một truyền thống văn hóa. 1.2 Đặc điểm mẫu nghiên cứu. Tổng thể của mẫu là 152 người. Trong đó: Về giới tính: nam là 91 người chiếm 59,9%, nữ là 61 người chiếm 40,1%. Bảng 1.1 giôùi tính Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid nam 91 59.9 59.9 59.9 nöõ 61 40.1 40.1 100.0 Total 152 100.0 100.0 (nguồn:số liệu nghiên cứu của đề tài) Về độ tuổi: độ tuổi từ 25 đến 29 có 125 người chiếm 82,2%, độ tuổi từ 30 đến 34 có 27 người chiếm 17,8%. Bảng 1.2 nhoùm tuoåi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid töø 25-29 125 82.2 82.2 82.2 töø 30-34 27 17.8 17.8 100.0 Total 152 100.0 100.0 (nguồn:số liệu nghiên cứu của đề tài) Về thành phần tôn giáo: phật giáo có 41 người trong tổng số 152 người chiếm 27%, Thiên Chúa giáo có 22 người chiếm 14,5%, tin lành có 3 người chiếm 2%, Hoà Hảo có 2 người chiếm 1,3%, còn lại là thành phần không theo tôn giáo nào và theo tôn giáo khác có 84 người, chiếm 55,3%. Theo như trên có thể kết luận rằng: số người không theo tôn giáo nào và tôn giáo khác chiếm đa số (55,3%), trong 4 loại tôn giáo như trên, số người theo Phật giáo có tỷ lệ người theo lớn hơn (27%), các tôn giáo còn lại có số người theo ít hơn nên chiếm tỷ lệ ít hơn. Bảng 1.3 toân giaùo Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid coâng giaùo 22 14.5 14.5 14.5 tin laønh 3 2.0 2.0 16.4 phaät giaùo 41 27.0 27.0 43.4 hoøa haûo 2 1.3 1.3 44.7 khaùc 84 55.3 55.3 100.0 Total 152 100.0 100.0 (nguồn:số liệu nghiên cứu của đề tài) Về trình độ học vấn: số người được hỏi có trình độ học vấn cấp I chỉ có 3 người chiếm 2%, trình độ học vấn cấp II có 6 người chiếm 3,9%. Còn lại là trình độ học vấn cấp III có 143 người, chiếm 94,1%. Như vậy, mặt bằng chung về trình độ học vấn của những người được hỏi tương đối cao (trình độ học vấn cấp III chiếm đa số: 94,1%). Bảng 1.4 trình ñoä hoïc vaán Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid caáp 1 3 2.0 2.0 2.0 caáp 2 6 3.9 3.9 5.9 caáp 3 143 94.1 94.1 100.0 Total 152 100.0 100.0 (nguồn:số liệu nghiên cứu của đề tài) Về trình độ chuyên môn: (nguồn:số liệu nghiên cứu của đề tài) Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu Căn cứ vào biểu đồ như trên chúng ta có thể kết luận: Số người có trình độ cao đẳng (phần màu tím) chiếm tỷ lệ lớn nhất (42,8%), sau đó là màu xanh da trời chiếm 22,37% , đây là tỷ lệ số người có trình độ đại học. Sau đó, số người được đào tạo trung cấp thể hiện bằng phần có màu xanh lá chiếm tỷ lệ 13,2%. Trong 152 người được hỏi, số người có trình độ chưa qua đào tạo về chuyên môn là ít nhất (chiếm 5,3%), sau đó là trình độ chuyên môn được đào tạo sau bậc đại học chiếm 6,6% trong tổng thể. Như vậy có thể kết luận rằng: về trình độ học vấn, những người được hỏi không những có trình độ học vấn tương đối cao mà trình độ chuyên môn cũng tương đối cao (trong đó trình độ cao đẳng và đại học chiếm đa số). Cuối cùng là nghề nghiệp của tổng thể những người được hỏi: Về nghề nghiệp, chúng tôi chia nghề nghiệp của 152 người được hỏi ra thành 5 nhóm nghề, bao gồm: Nhóm nhân viên văn phòng, bao gồm các nghề thuộc khối văn phòng như: nhân viên kinh doanh, kế toán, nhân viên hành chính nhân sự, thư ký… và có 46 người, chiếm 30,3% trong tổng thể thuộc nhóm nghề này. Nhóm kỹ thuật thuộc khối kỹ thuật, bao gồm các nghề như: công nghệ thông tin, kỹ sư, giám sát công trình…, trong tổng thể mẫu nghiên cứu nhóm nghề này có 35 người chiếm 23%. Nhóm giáo dục là các ngành nghề thuộc khối giáo dục, bao gồm các nghề như: giáo viên, giảng viên, trợ lý khoa, giáo vụ khoa… và trong tổng thể mẫu nghiên cứu, nhóm nghề này có 11 người đang làm việc, chiếm 7.2%. Nhóm y tế, bao gồm các ngành nghề như: dược sỹ (Trung y , Tây y), bác sỹ, thú y… và trong tổng thể, nhóm nghề này có13 người chiếm 8.6%. Nhóm nghề khác bao gồm các nghề như: bán hàng, bảo vệ, nhà hàng, thợ cắt tóc… trong tổng thể, nhóm nghề này có 47 người và chiếm 30,9% tổng số người được hỏi. Bảng 1.5 Bảng tỷ lệ nghề nghiệp (nguồn:số liệu nghiên cứu của đề tài) 2. Thực trạng sống độc thân tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trước khi nói về thực trạng sống độc thân, hãy thử nhìn lại xã hội của nước ta khi còn là nền kinh tế nông nghiệp là chính. Khi đó, câu thành ngữ: “trai lớn lên lấy vợ, gái lớn lên lấy chồng” là một lẽ tất yếu trong xã hội nước ta mà mọi người có nghĩa vụ là phải làm theo, nam nữ lấy nhau khi đã đủ tuổi kết hôn (nam 20 và nữ 18) hoặc thậm chí là nhỏ hơn tuổi luật định (lấy chồng từ thuở mười ba đến năm mười tám thiếp đà năm con). Một trong những vai trò chính của việc kết hôn đó là duy trì nòi giống, tạo ra lực lượng sản xuất cho gia đình. Vì vậy, việc nam nữ lập gia đình khi đã đến tuổi hoặc chưa đến tuổi kết hôn được xem như là một quy luật của xã hội, mọi người đều có ý thức chấp hành đúng những quy luật đó. Mặt khác, nếu nam hoặc nữ đã đến tuổi nhưng chưa lập gia đình là điều rất hiếm khi xảy ra, và nếu có thì xã hội cũng không dễ dàng chấp nhận những cá nhân này, người ta gán ghép cho những người đến tuổi mà không lập gia đình bằng những cái tên như: ế, giá… đây được xem là một điều đáng xấu hổ cho bản thân và gia đình. Vì vậy, cứ đến tuổi là nam và nữ lại lập gia đình như cha, mẹ, anh, chị của họ. Tuy nhiên, quay lại với thời điểm hiện tại, có một thực tế đang diễn ra – đó là tình trạng hôn nhân của những người được hỏi. Chúng ta cùng nhìn vào bảng tình trạng hôn nhân bên dưới để thấy rõ hơn về thực trạng này. Bảng 1.6 Tình traïng hoân nhaân cuûa anh/chò Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid ñang coù gia ñình 24 15.8 16.3 16.3 chöa coù gia ñình 118 77.6 80.3 96.6 ly hoân 2 1.3 1.4 98.0 Goùa 3 2.0 2.0 100.0 Total 147 96.7 100.0 Missing System 5 3.3 Total 152 100.0 (nguồn:số liệu nghiên cứu của đề tài) Theo như bảng trên ta có thể kết luận: Trong 152 người được hỏi, có 5 người không trả lời, còn lại 147 người. Trong 147 người còn lại, có 118 người chưa có vợ/ chồng (chưa lập gia đình), chiếm 77,6%. Số người đang có vợ/ chồng chiếm 15.8%. Thành phần còn lại, ly hôn chiếm 1,3% và goá chiếm 2%. Thực trạng cho thấy, có 77,6% người được hỏi chưa lập gia đình, đây cũng là một con số đáng kể. Tuy nhiên, như thế cũng chưa đủ kết luận về tình trạng hôn nhân của giới trẻ hiện nay, chúng ta cùng nhìn vào bảng tiếp theo để biết được 118 người đó - họ là ai và đang ở độ tuổi nào. Bảng 1.7.1 Tình traïng hoân nhaân cuûa anh/chò * nhoùm tuoåi Crosstabulation nhoùm tuoåi Total töø 25-29 töø 30-34 tình traïng hoân nhaân cuûa anh/chò ñang coù gia ñình Count 17 7 24 % within nhoùm tuoåi 14.0% 28.0% 16.4% chöa coù gia ñình Count 102 15 117 % within nhoùm tuoåi 84.3% 60.0% 80.1% ly hoân Count 0 2 2 % within nhoùm tuoåi .0% 8.0% 1.4% Goùa Count 2 1 3 % within nhoùm tuoåi 1.7% 4.0% 2.1% Total Count 121 25 146 % within nhoùm tuoåi 100.0% 100.0% 100.0% Bảng 1.6.2: Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 14.215(a) 3 .003 Continuity Correction Likelihood Ratio 11.282 3 .010 Linear-by-Linear Association .013 1 .909 N of Valid Cases 146 a 5 cells (62.5%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .34. (nguồn:số liệu nghiên cứu của đề tài) Đây là kết quả kiểm định Chi – Square cho 2 biến định tính là tình trạng hôn nhân với độ tuổi. Trong kiểm định này, chúng tôi chấp nhận độ sai số là 0.005 tức là độ tin cậy của số liệu là 95%. Gía trị missing (nhỡ, không trả lời) ở đây là 5 người chiếm 3,3%. Dựa vào kết quả Sig. (ở bảng 1.7.2) = 0.003 nhỏ hơn 0.005 .Như vậy, chúng ta có thể bác bỏ Hₒ (Hₒ là không có mối liên hệ giữa tình trạng hôn nhân và nhóm tuổi) để khẳng định H¹ chứng tỏ là có mối liên hệ giữa tình trạng hôn nhân và nhóm tuổi. Cụ thể như sau: l Nhìn vào bảng 1.7.1, xét theo dòng colum (cột dọc) thì nhóm tuổi từ 25 đến 29 có tình trạng hôn nhân là đang có vợ chồng chiếm 14%, trong khi đó, những người chưa có vợ chồng chiếm đến 84,3%, goá là 1,7% và không có trường hợp ly hôn. Tóm lại, trong độ tuổi từ 25 đến 29 tỷ lệ chưa lập gia đình là khá cao (84,3%). Còn với nhóm tuổi từ 30 đến 34, tỷ lệ những người đang có vợ chồng là 7 trong tổng số 25 người được hỏi, tỷ lệ này chiếm 28%, tỷ lệ người chưa có vợ/ chồng là 60%, còn lại ly hôn là 8% và goá là 4%. Tóm lại, nhóm tuổi từ 30 đến 39 có tỷ lệ chưa lập gia đình khá cao (60%), tỷ lệ đang có gia đình cũng không phải là thấp (28%). Như vậy, có thể kết luận rằng: độ tuổi từ 25 đến 34 tuổi, đây là nhóm tuổi đang tham gia tích cực nhất vào quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đóng góp tích cực nhất vào nền kinh tế quốc dân, đồng thời, họ cũng có tình trạng hôn nhân là chưa lập gia đình khá cao. Trước đây những người trong độ tuổi này (25 đến 34) đa phần đã có một gia đình ổn định với đầy đủ vợ/ chồng và con cái, ruộng vườn ổn định và tích cực lao động sản xuất để lo cho gia đình, con cái của họ. Giờ đây, sau nhiều thế hệ, những thanh niên nam nữ trong độ tuổi như trên, đa phần vẫn chưa lập gia đình. Mặc khác, không có sự khác biệt giữa độ tuổi và tình trạng hôn nhân, điều đó có nghĩa là, nhìn vào hàng ngang thứ 2 (chưa có vợ/chồng), ở 2 độ tuổi đều có tỷ lệ này tương đối lớn. Từ đó có thể kết luận rằng, dù là bao nhiêu tuổi đi nữa thì tỷ lệ chưa lập gia đình vẫn cao hơn cả những người đã có gia đình, điều đó có thể nói, ở bất cứ tuổi nào trong khoảng 25 đến 34 tuổi, giới trẻ vẫn không quan trọng về tình trạng hôn nhân của mình, tức là đã lập gia đình hay chưa. Với thực trạng hiện tại giới trẻ chưa có vợ/chồng, từ đây có hai giả thuyết được đặt ra, một là giới trẻ ngày nay họ sẽ tạm thời không kết hôn trong thời điểm hiện tại, và sẽ kết hôn trong tương lai, ít nhất là năm năm nữa. Hai là họ sẽ không kết hôn trong vòng năm năm nữa hoặc hơn, tức là họ sẽ sống độc thân. Để làm rõ điều này, chúng ta sẽ đến với kết quả nghiên cứu tiếp theo được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1.8 döï ñònh laäp gia ñình trong naêm naêm tôùi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid coù 74 49.0 58.3 58.3 khoâng 22 14.6 17.3 75.6 khoâng bieát 31 20.5 24.4 100.0 Total 127 84.1 100.0 Missing System 24 15.9 Total 151 100.0 (nguồn:số liệu nghiên cứu của đề tài) Đây là kết quả xử lý mô tả biến dự định lập gia đình trong năm năm tới của 152 người được hỏi, tuy nhiên chỉ có 127 người trả lời và kết quả như sau: Số người trả lời trong vòng năm năm tới sẽ lập gia đình là 74 người chiếm 49%, không lập gia đình có 22 người chiếm 14,6% và không biết là 31 người chiếm 20,5%, không biết cũng sẽ có hai giả thuyết hoặc là có lập gia đình, hai là không lập gia đình trong cùng khoảng thời gian như trên. Với tỷ lệ người sẽ không lập gia đình trong năm năm tới hoặc lâu hơn nữa (tức là họ sẽ có nguy cơ sống độc thân) là 14,6% đây là con số không phải là lớn, nhưng thử đặt lại vấn đề, 100% người được hỏi có 14,6% số người cho rằng họ sẽ không kết hôn (hay họ sẽ sống độc thân), thử ví dụ, cũng tỷ lệ này nhưng không phải là 127 người mà rộng hơn là 1000 người hoặc 10.000 người hoặc nhiều hơn nữa, rõ ràng đây lại là một con số buộc chúng ta phải đáng quan tâm. Trong kết quả kiểm định Chi – Square tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét mối tương quan giữa hai biến định tính, dự định lập gia đình và giới tính, để xem xét có sự khác biệt về dự dịnh này ở nam và nữ hay không? Bảng 1.9.1 döï ñònh laäp gia ñình trong naêm naêm tôùi * giôùi tính Crosstabulation giôùi tính Total nam nöõ döï ñònh laäp gia ñình trong naêm naêm tôùi coù Count 41 33 74 % within giôùi tính 51.9% 68.8% 58.3% khoâng Count 20 2 22 % within giôùi tính 25.3% 4.2% 17.3% khoâng bieát Count 18 13 31 % within giôùi tính 22.8% 27.1% 24.4% Total Count 79 48 127 % within giôùi tính 100.0% 100.0% 100.0% Bảng 1.9.2 Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 9.391(a) 2 .009 Continuity Correction Likelihood Ratio 11.127 2 .004 Linear-by-Linear Association .655 1 .418 N of Valid Cases 127 a 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 8.31. (nguồn:số liệu nghiên cứu của đề tài) Đây là kết quả kết quả kiểm định Chi – square giữa hai biến dự định lập gia đình trong vòng năm năm và giới tính, vẫn chấp nhận độ sai số là 0.05 tức là độ tin cậy của số liệu là 95%. Nhìn vào bảng số 2, kết quả Sig. là 0.009 lớn hơn 0.005 chúng ta có thể chấp nhận Hₒ, tức là không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong dự định sẽ kết hôn trong năm năm tới. Thật vậy, nhìn vào bảng số 1.9.1, cả nam và nữ đều cho rằng sẽ lập gia đình trong vòng năm năm tới, và với dự định là không thì đứng hàng thứ hai về tỷ lệ người chọn ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, ở cột thứ 2 này chúng ta có thể thấy, tỷ lệ nam chọn phương án “không” nhiều hơn nữ, chứng tỏ một điều rằng nam có nguy cơ sống độc thân cao hơn nữ. Quay lại phép so sánh với điều kiện kinh tế xã hội cách đây nhiều năm về trước, khi đất nước ta còn là nền kinh tế nông nghiệp là chính. Khi đó, người con trai đóng vai trò rất quan trọng và được xem như là một trụ cột trong gia đình. Nhiệm vụ của người con trai rất quan trọng, tục ngữ ngày xưa có câu: “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà; trong ba việc đó thật là khó thay”, đây là trách nhiệm của người đàn ông được xã hội lúc bấy giờ quy định. Đọc câu tục ngữ chúng ta thấy rất rõ, nhiệm vụ “tậu trâu” và “làm nhà”, đối với xã hội nông nghiệp”con trâu đi trước cái cày đi sau”, con trâu là một con vật rất quan trọng trong nền nông nghiệp lúa nước, tậu trâu, tức là mua trâu để làm nền tảng xây dựng cơ nghiệp, vấn đề nhà cửa cũng là một việc quan trọng ở mọi thời đại, ông bà ta có câu: “an cư lạc nghiệp”, phải có một chổ ở ổn định thì mới có thể xây dựng gia đình và cơ nghiệp ổn định, phát triển. Khi nói đến gia đình thì phải nói đến người vợ - người phụ nữ, ông bà ta lại có câu: “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” nhấn mạnh đến vai trò của người nam giới và phụ nữ trong gia đình, người nam giới lo những việc to lớn trong gia đình và các mối quan hệ ngoài xã hội, còn nữ giới lo các việc nhỏ trong gia đình, chăm sóc con cái… thế nên, người nam giới khi đến tuổi (trên dưới 20 tuổi) là phải cưới vợ, vì vậy việc cưới vợ cũng được xếp ngang hàng với những việc hệ trọng là tậu trâu và làm nhà, cưới vợ để xây dựng sự nghiệp, để đến khi họ khoảng 25 tuổi trở đi, đa phần họ đều đã có vợ, con đầy đủ và một cơ nghiệp tương đối vững vàng. Đây chính là những trách nhiệm, vai trò và nghĩa vụ của người đàn ông nhằm ổn định cuộc sống, phát triển cơ nghiệp, thực hiện tốt những chức năng của họ đối với gia đình và xã hội đương thời. đáp lại sự mong đợi mà xã hội đã gán ghép cho họ. Tuy nhiên, quay trở lại với kết quả xử lý trong bảng 1.9.1, đây là kết quả dựa trên những câu trả lời của thanh niên nam nữ khi họ đã ở tuổi từ 25 trở đi nhưng không phải là những năm trước mà là ở thời điểm hiện tại – năm 2011, khi đất nước chúng ta đã gia nhập vào tổ chức WTO (tổ chức kinh tế Thế Giới) được 5 năm, đất nước ta hiện tại đã chuyển sang công nghiệp hoá và hiện đại hoá, có đến 25,3% nam cho biết họ sẽ không lấy vợ ít nhất là trong năm năm tới và 4,2% nữ cho biết họ sẽ không lấy chồng trong thời điểm tương tự. Rõ ràng, ở đây có sự khác biệt về độ tuổi lập gia đình, khác biệt trong suy nghĩ, quan điểm, thái độ của giới trẻ trong việc lập gia đình và ổn định cơ nghiệp, và một phần nữa đó là quan niệm về các hệ giá trị mà xã hội theo đuổi đã có sự khác biệt qua thời gian. Hay nói cách khác hơn, chính những điều kinh tế xã hội khác nhau đã ảnh hưởng đến suy nghĩ, quan điểm và hành vi của con người. Chúng ta sẽ tìm hiểu phần này rõ hơn trong chương hai – những yếu tố tác động đến xu hướng sống độc thân của giới trẻ. Tiếp theo, khi được hỏi: “anh chị có biết về xu hướng sống độc thân của giới trẻ hiện nay không?” có đến 84,1% người được hỏi trả lời là có biết và chỉ 12,6% trả lời là không biết. Bảng 1.10 anh/chò coù bieát veà xu höôùng soáng ñoäc thaân cuûa giôùi treû hieän nay Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid coù 127 84.1 87.0 87.0 khoâng 19 12.6 13.0 100.0 Total 146 96.7 100.0 Missing System 5 3.3 Total 151 100.0 (nguồn:số liệu nghiên cứu của đề tài) Có sự khác biệt giữa việc biết đến xu hướng sống độc thân và nghề nghiệp, bảng 1.11 thể hiện rõ điều này. Bảng 1.11.1 anh/chò coù bieát veà xu höôùng soáng ñoäc thaân cuûa giôùi treû hieän nay * ngheà nghieäp Crosstabulation ngheà nghieäp Total nhaân vieân vaên phoøng kyõ thuaät giaùo duïc y teá ngheà khaùc anh/chò coù bieát veà xu höôùng soáng ñoäc thaân cuûa giôùi treû hieän nay coù Count 39 27 11 9 41 127 % within ngheà nghieäp 88.6% 79.4% 100.0% 75.0% 91.1% 87.0% khoâng Count 5 7 0 3 4 19 % within ngheà nghieäp 11.4% 20.6% .0% 25.0% 8.9% 13.0% Total Count 44 34 11 12 45 146 % within ngheà nghieäp 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Bảng 1.11.2 Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 5.674(a) 4 .225 Continuity Correction Likelihood Ratio 6.677 4 .154 Linear-by-Linear Association .254 1 .615 N of Valid Cases 146 a 3 cells (30.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 1.43. (nguồn:số liệu nghiên cứu của đề tài) Dựa vào giá trị Sig. = 0.225, tuy không có sự khác biệt giữa các nhóm nghề về việc có biết về xu hướng này hay không, tuy nhiên nhìn vào bảng 1.11.1 chúng ta có thể thấy, với nhóm nghề giáo dục là nhóm nghề có nhiều người biết về xu hướng sống độc thân nhất, sau đó là nhóm nghề khác và kế tiếp là nhóm nhân viên văn phòng, và sau nữa là nhóm kỹ thuật. Trên đây là những kết quả trả lời khi người được hỏi trả lời về chính bản thân họ, nhưng khi chúng tôi hỏi về sự đánh giá của họ về xu hướng sống độc thân của giới trẻ ngày nay thì kết quả như sau: Bảng 1.13 Thực trạng về xu hướng sống độc thân của giới trẻ hiện nay tại TP.HCM. ( nguồn: số liệu nghiên cứu của đề tài). Có đến 39,5 % người được hỏi trả lời là xu hướng sống độc thân hiện nay rất phổ biến, số người cho rằng xu hướng này bình thường chiếm tỷ lệ 35,7% và không phổ biến chỉ chiếm 11,6%. Như vậy, đa phần những người được hỏi theo quan sát và sự hiểu biết của họ, họ cho rằng xu hướng này hiện nay rất phổ biến trong giới trẻ. “ xu hướng này ngày càng tăng, đó là xu hướng tất yếu của xã hội đang ngày càng phát triển. chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố, tâm lý con người cũng thay đổi. trước kia thì cha ông mình chỉ có việc làm ruộng rồi xây dựng gia đình hầu như mục đích của mọi người là như vậy. Bây giờ xã hội phát triển, kinh tế, văn hóa, chính trị mở cửa làm cho mục đích của con người nhiều hơn, rõ ràng hơn, lớn lao hơn. Khi mà vấn đề đó bị chi phối nhiều giá trị nên thời gian giành cho tình cảm của con người của cá nhân cũng bớt nên theo mình xu hướng này là tất yếu và ngày càng tăng”.( mẫu 1, nam, 26 tuổi, giáo viên). Tóm lại, xu hướng sống độc thân của giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay rất phổ biến, độ tuổi kết hôn của giới trẻ hiên nay cao hơn những năm trước đây rất nhiều. Theo kết quả điều tra quốc gia lần đầu tiên về gia đình của Tổng cục Thống kê, Ủy ban Dân số – gia đình và trẻ em, Viện Gia đình và giới, Unicef công bố sáng ngày 27 tháng 06 năm 2010 trên báo Tuổi trẻ: so với năm 1975, tuổi kết hôn trung bình giai đoạn 2000 – 2006, đã tăng 2,9 tuổi lên gần 26 tuổi ở nam, và tăng 2,2 tuổi lên gần 23 tuổi ở nữ. Và chỉ tính riêng cho quận Bình Thạnh, số người trong độ tuổi từ 25 đến 29 chưa lập gia đình là rất cao (77,6%), trong đó đang có gia đình chỉ có 15,8% (số liệu từ bảng 1.6). Như vậy, từ những số liệu trên đủ để kết luận rằng tuổi kết hôn của giới trẻ hiện nay ngày càng tăng, những người dự định không lập gia đình trong vòng năm năm tới chiếm 14,6%. Điều này cho thấy có một bộ phận giới trẻ đang do dự trước việc lập gia đình của chính họ, mà điều này rất hiếm xảy ra trong xã hội truyền thống. Vậy những nguyên nhân nào thực sự tác động đến khác biệt này. II. Những yếu tố tác động đến xu hướng sống độc thân của giới trẻ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbao_cao_ket_qua_cuoi_cung_9472.docx
Tài liệu liên quan